THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNGTHIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNG
Trang 1PHẦN IV
THIẾT KẾ
TỔ CHỨC THI CÔNG
Trang 2CHƯƠNG I THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG
I THI CÔNG MỐ CẦU:
I.1 Cấu tạo mố gồm có:
- Toàn cầu gồm có 02 mố chữ U BTCT đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi (gồm 6 cọc), đường kính mỗi cọc là 1m, chiều dài cọc là 35 m
- Cọc được bố trí 3 hàng theo phương dọc cầu và 2 hàng theo phương ngang cầu, khoảng cách giữa các cọc theo phương dọc cầu 4 m, theo phương ngang cầu là 5.5m
- Móng mố có cấu tạo đối xứng
I.2 Thiết kế phương án thi công mố M1(M2):
Mố cầu có cấu tạo là mố chữ U, bệ mố là bệ BTCT có chiều dày là 2m nằm trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính 1000mm
Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng thi công
- San phẳng mặt bằng, làm đường di chuyển của máy khoan cọc, xây dựng đường công vụ để phục vụ thi công và làm đường tạm để cho các phương tiện vận chuyển, phương tiện máy móc phục vụ thi công đi lại đảm bảo cho quá trình thi công luôn được liên tục
Bước 2 : Thi công cọc
- Định vị tim cọc : Do mố cầu nằm ở vị trí không có nước nên định vị trí mố
ta phải căn cứ vào đường tim dọc cầu và các cọc mốc quy định cho từng hố móng Đầu tiên ta xác định trục dọc trục ngang cho mỗi móng, các trục này cần phải đánh
Trang 3dấu cố định bằng các cọc mốc chắc chắn nằm tương đối xa nơi thi công công trình
để tránh sai lệch vị trí sau này Các cọc này dùng để theo dõi thường xuyên sự sai lệch trong khi thi công móng, mố trụ và kết cấu bên trên Để xác định cao độ của đáy móng, đỉnh móng ta có thể dùng máy thuỷ bình hoặc máy kinh vĩ
- Quá trình khoan cọc : Quá trình khoan cọc bao gồm các bước sau : Di chuyển máy khoan hoặc cần trục đến vị trí khoan cọc:
+ Tiến hành hạ ống vách đến cao độ thiết kế
+ Sử dụng máy khoan theo kiểu gầu xoắn tiến hành khoan tạo lổ trong khi khoan ổn định thành vách hố khoan bằng vữa bentonit
+ Dùng thí nghiệm Koden-Test để kiểm tra độ thẳng đứng của lỗ khoan + Làm sạch đáy lỗ khoan
+ Tiến hành đổ bêtông cọc theo phương pháp ống dịch chuyển thẳng đứng cho đến cao độ thiết kế
+ Tiến hành khoan cọc tiếp theo cho tới khi hoàn thành tất cả các cọc + Dùng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng cọc khoan nhồi
Bước 3 : Thi công bệ mố
- Đào đất hố móng bằng cơ giới kết hợp thủ công tới cao độ thiết kế
- Đào rãnh thoát nước, hố tụ nước
- Đập đầu cọc (phần ngàm vào bệ mố là 1m), làm vệ sinh hố móng chuẩn bị bước tiếp theo
Bước 4 : Đổ bêtông bệ mố
- Đầm chặt đáy hố móng, rải một lớp bê tông đệm là lớp bê tông nghèo M100 dày 10 cm để thay ván khuôn đáy bệ và để bê tông bệ đạt được cường độ thiết kế
- Lắp dựng ván khuôn thành bệ mố: Dùng ván khuôn thép định hình, các tấm ván được liên kết bằng bu lông vào khung bằng thép định hình chữ C
Yêu cầu khi lắp đặt ván khuôn: Bề mặt ván khuôn phải phẳng, liên kết giữa các tấm ván khuôn phải khít và đảm bảo đúng kỹ thuật
- Lắp đặt cốt thép : Cốt thép bệ được chế tạo trước thành các lưới, dùng cẩu cẩu vào và hàn liên kết chúng lại thành cốt thép bệ
Chú ý : Đặt cốt thép chờ tường thân và tường cánh
- Đổ bê tông bệ móng : Yêu cầu đổ bê tông phải đồng nhất và liên tục, chiều cao đổ bê tông phải nhỏ hơn 1,5m để bê tông không bị phân ly cốt liệu Thời gian
đổ phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của bê tông ( 4 giờ )
Trang 4- Phương pháp đổ bê tông : Dùng xe bơm bêtông Đổ bêtông theo lớp ngang dày từ 20-30cm, đầm chặt theo yêu cầu rồi mới đổ lớp tiếp theo
- Phương pháp đầm : Dùng đầm dùi
- Bảo dưỡng bê tông : Phải đảm bảo các yêu cầu bảo dưỡng đối với bê tông thi công trong điều kiện bình thường
Bước 5 : Thi công tường thân
- Lắp dựng cốt thép : Các cốt thép phải được hàn thành từng lưới theo tính toán và cấu tạo Các lưới thép này được hàn vào với nhau Khoảng cách giữa cốt thép và ván khuôn phải đảm bảo theo cấu tạo
- Lắp dựng ván khuôn : Sau khi bê tông bệ móng đạt cường độ, người ta tháo
dỡ ván khuôn bệ, sử dụng ván khuôn bệ và các ván khuôn khác đã chuẩn bị trước
để thi công tường thân
Yêu cầu lắp dựng ván khuôn : Đảm bảo các kích thước của tường mố Chú
ý, ngoài các tấm thép trên còn các tấm có hình dạng được cấu tạo ngoài công trường
- Đổ bê tông : Đổ bê tông dùng cần cẩu kết hợp với hệ thống vòi voi
Bước 6 : Thi công tường đỉnh, tường cánh, vai kê
Bố trí cốt thép, lắp đặt ván khuôn đổ bêtông tường đỉnh, tường cánh, vai kê
Bước 7 : Hoàn thiện mố
- Tháo dỡ đà giáo ván khuôn và có thanh chống
- Đắp đất sau mố
- Xây dựng nón mố theo độ dốc 1:1
- Lát ta luy nón mố bằng đá hộc
Trang 5II THI CÔNG TRỤ T3(T4)
II.1 Thông số kỹ thuật của trụ
Toàn cầu có 6 trụ, trong quá trình tính toán thiết kế đồ án chỉ thiết kế và thiết
kế thi công trụ T3 (T4) Vì 2 trụ có cấu tạo giống nhau và điều kiện thi công như
nhau nên ở đây chỉ trình bày quá trình thi công trụ T3
Trụ T3 là dạng trụ dặc thân hẹp toàn khối, BTCT đổ tại chỗ dặt trên nền móng cọc khoan nhồi gồm 12 cọc đường kính 1.5 m
II.2 Đề xuất phương án thi công
Trụ T3 có cao độ đáy móng thấp hơn MNTC là 6.45m đáy móng được đặt ngay trên mặt đất tự nhiên Phương án thi công như sau:
Bước1:chuẩn bị mặt bằng thi công:
- Xác định tim cầu, vị trí tim móng trụ, chiều rộng và chiều dài của móng trụ sau đó định vị các vị trí đó lại bằng các cọc và các cọc định hướng được bố trí xung quanh móng
- Rung hạ cọc định vị và cọc ván thép bằng búa rung trên hệ nổi, vận chuyển đất đắp bên trong vòng vây cọc ván thép
- Dải sàn bằng các tấm BTCT dầy 20cm để cho máy khoan đi lại, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện về vật tư, máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công cọc khoan nhồi.(cần cẩu, cốt thép, máy hàn, xăng dầu )
Bước 2: khoan tạo lỗ cọc:
- Chuẩn bị vật tư máy móc thiết bị
- Định vị chính xác tim cọc cần khoan
- Đóng cọc định vị, lắp khung dẫn hướng, tiến hành rung hạ ống vách
- Khoan tạo lỗ cọc, trong lúc khoan kết hợp bơm bữa bentonite để ổn địn thành vách
- Vệ sinh lỗ khoan
Bước 3:Đổ bêtông cọc
- Dùng cần cẩu hạ lồng cốt thép
- Kiểm tra lồng thép sau khi hạ đến vị trí
- Lắp ống dẫn tiến hành đổ bêtông bằng ống trimie
Bước 4 :Đào đất trong hố móng:
- Di chuyển máy móc thiết bị ra khỏi hố móng
- Đòa đất hố móng bên trong vòng vây đến cao độ cần bằng máy xúc gầu ngoạm kết hợp xói hút
Trang 6- Đổ BT đá kê gối
- Hoàn thiện trụ
II.3 Phương án thi công chi tiết trụ T3(T4)
II.3.1 Chuẩn bị mặt bằng thi công:
Chuẩn bị vật tư máy móc thi công, xác định phạm vi, xác định tim trụ, lắp dựng các thiết bị trên hệ nổi, rung hạ cọc định vị và cọc ván thép bằng búa rung trên hệ nổi, vận chuyển đất đắp bên trong vòng vây cọc ván thép, xác định vị trí tim trụ được tiến hành như trong quá trình xác định tim móng mố cầu
II.3.2 Thi công cọc khoan nhồi:
Máy khoan được đặt trên đảo nổi, tiến hành khoan cọc và đổ bê tông cọc khoan nhồi tương tự như trong quá trình thi công cọc khoan nhồi của mố M1
II.3.3 Đào đất hố móng:
Dùng máy xúc kết hợp với xói hút và thủ công để đào đất hố móng đến cao
độ thiết kế Tiến hành lắp dựng các thanh chống trong, đổ lớp bêtông bịt đáy dày 1m
II.3.4 Hút nước trong hố móng:
Tiến hành đặt máy bơm ly tâm công suất lớn để hút cạn nước trong hố móng Luôn có một lượng nước trong hố móng Để khắc phục vấn đề này, sau khi hút cạn nước trong hố móng ta bố trí một máy bơm công suất nhỏ đủ để hút nước đảm bảo
hố móng luôn ráo trong quá trình thi công móng bệ trụ
II.3.5 Thi công bệ trụ :
Trang 7Tiến hành đập lộ cốt thép đầu cọc cắm sâu vào bệ 1m, vệ sinh hố móng Tiếp theo ta lắp dựng cốt thép, ván khuôn, bố trí mặt bằng đổ bê tông và đổ bê tông Công tác chuẩn bị phải tiến hành thận trọng, khẩn trương để trong quá trình đổ bê tông không có sự cố xảy ra Để đảm bảo tốt các điều kiện trên phải có dự phòng về thiết bị, nhân lực
II.3.6 Xây dựng thân trụ cầu :
Dùng ván khuôn thép chế tạo sẵn để thi công thân trụ Ở đây ta chỉ dùng một loại mã hiệu của tấm lắp ghép đó là hình chữ nhật kích thước 1x2m dày 4mm Mỗi trụ bao gồm 3 tấm ván khuôn cong ghép lại, các tấm này được bắt chặt bằng bu lông với nhau Sau khi đổ bê tông xong và bê tông đủ cường độ thì ta tháo bu lông
và dỡ ván khuôn
*Lưu ý: Trước khi đổ bê tông thì mặt ván khuôn cần quét chất tháo ván
khuôn SEPARON để sau này dễ tháo ván khuôn
III THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP
III.1.THI CÔNG KHỐI ĐỈNH TRỤ KO
- Khối đỉnh trụ là khối lớn nhất trong dầm nằm trên đỉnh của thân trụ Với loại khối đỉnh trụ có bố trí gối cầu (Có thể là gối trượt, gối cố định, gối bán cố định và nút chặn) ở đáy khối (Trên đỉnh thân trụ), để giữ ổn định tạm thời cho dầm hẫng trong quá trình đúc hẫng cân bằng, người ta dùng các khối kê tạm bằng bê tông và các thanh ứng suất PC38 neo khối đỉnh trụ xuống thân trụ Giữa các khối
bê tông kê tạm và đỉnh trụ là một lớp vữa mác 400kg/cm2 Lớp vữa này chính là vị trí sau này xẽ khoan phá để tháo các khối bê tông kê tạm Sau khi hợp long các nhịp dầm hẫng các thanh ứng suất PC38 và các khối bê tông kê tạm sẽ được tháo
ra, lúc đó gối chính của cầu mới bắt đầu chịu lực
Trang 8- Khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo Đà giáo để thi công khối này cấu tạo
từ thép hình được gia công trong công xưởng và được lắp đặt sau khi thi công xong thân trụ Khi có yêu cầu đà giáo thi công khối đỉnh trụ sẽ phải thử tải trước khi sử dụng
- Công việc đổ bê tông thi công khối đỉnh trụ được chia ra thành 4 đợt như sau:
+ Đợt 1 : Đổ bê tông bản đáy và một phần tường thành (cao khoảng 20cm)
+ Đợt 2 : Đổ bê tông cho tường ngăn
+ Đợt 3 : Đổ bê tông cho tường thành
+ Đợt 4 : Đổ bê tông cho bản mặt
- Việc phân đợt đổ bê tông cho khối đỉnh trụ như trên là hợp lý đảm bảo nguyên tắc không đổ đồng thời những phần của kết cấu có khối lượng bê tông lớn
và dày với những phần bê tông có khối lượng nhỏ và mỏng, điều này tránh được nứt vì sự co ngót khác nhau do tỏa nhiệt không giống nhau giữa các bộ phận đó
Thi công khối đỉnh trụ có bố trí gối cầu:
a.Lắp đặt thanh ứng suất tạm thời PC38
- Thanh ứng suất PC38 là thanh thép dự ứng lực làm nhiệm vụ neo tạm khối đỉnh trụ xuống thân trụ để giữ ổn định cho dầm hẫng trong quá trình đúc hẫng Thanh ứng suất là loại thanh tròn trơn theo tiêu chuẩn JIS G 3109 – 1988, cấp B loại 2 có ký hiệu SBPR 95/120 và có độ tự chùng thấp
- Các đặc tính của thanh ứng suất PC38:
Đường kính danh định của thanh ứng suất : 38mm
Khối lượng danh định : 6.31kg/m
Tải trọng phá hoại tối thiều : 96.5T
- Đi kèm đồng bộ với thanh ứng suất PC38 còn có:
Đai ốc phẳng hoặc đai ốc hình cầu
Vòng đệm phẳng hoặc vòng đệm hình cầu
Trang 9 Đai ốc hãm
Cút nối thanh ứng suất
- Các chi tiết đi kèm đồng bộ với thanh ứng suất phải phù hợp với tiêu chuẩn
kỹ thuật yêu cầu Trong các chi tiết trên, hiện nay có thể gia công bản đệm thép và vòng đệm phẳng ở tronng nước
Khi sử dụng các thanh ứng suất phải chú ý những điểm sau đây:
Không được hàn
Không được uốn cong thanh
Không va chạm mạnh vào các thanh vì điều này có thể làm cho thanh bị nứt hoặc bị vỡ ren
Không được để thanh bị gỉ hoặc bị ăn mòn
Thanh chỉ chịu lực kéo đúng tâm
- Trước khi đặt thanh vào vị trí, cần phải kiểm tra bằng mắt thường để không dùng các thanh có khuyết tật cơ học trên thanh như: cong, các vết khía….Khi có yêu cầu tất cả các thanh ứng suất trướckhi đưa vào sử dụng phải được kéo thử trên giá tại hiện trường tới lực kéo bằng 60% lực kéo đứt của thanh (Vật liệu vẫn làm việc trong giai đoạn đàn hồi) theo trình tự được quy định Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được sử dụng thanh ứng suất quá 80% tải trọng phá hoại tối thiểu Tiêu chuẩn nghiệm thu vị trí các ống bọc các thanh ứng suất:
Sai lệch trên mặt bằng tại vị trí đỉnh trụ = 5mm
Độ nghiêng theo phương thẳng đứng: không vượt quá 1/1000
Sai lệch vị trí theo phương thẳng đứng(cao độ) của bản đệm neo thanh là 0 10mm
- Trình tự lắp đặt các thanh ứng suất theo các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
+ Trước tiên hàn ống thép bảo vệ cút nối với ống thép bảo vệ thanh ứng suất bằng đường hàn cao 4mm, hàn 100% bằng đường hàn tiếp xúc
+ Sau đó hàn ống thép bảo vệ thanh ứng suất với bản đệm bằng đường hàn cao 4mm, hàn 100% bằng đường hàn tiếp xúc
+ Hàn ống bơm vữa (phần thép) với ống thép bảo vệ thanh ứng suất, lắp ống bơm vữa bằng nhựa cũng nối với các ống thép này Dùng thép 2mm buộc chặt mối nối
+ Cắt nối được vệ sinh sạch sẽ, được bối mỡ vào ren Xoay cút nối vào đầu trên của thanh ứng suất, khi đỉnh thanh chạm vào chốt định vị tại cút nối thì dừng
Trang 10lại và dùng băng dính đen rộng bản quấn chặt xung quanh thanh và cút nối (việc quấn băng dính có tác dụng cố định không cho cút nối xoay theo khi tháo thanh ứng suất sau này)
Bước 2 : Lắp đặt ống thép vào vị trí thiết kế
+ Xác định vị trí tim ống thép từ tim dọc và tim ngang cầu
+ Đặt các ống thép vào vị trí (có thể dùng cần cẩu hoặc dùng tay) Để cố định vị trí ống thép theo phương thẳng đứng (độ nghiêng không vượt quá 1/1000), cần phải bố trí các lưới thép định vị 12, theo chiều cao cứ 0.5m bố trí một lưới Các lưới thép này kẹp chặt ống thép và được cố định vào cốt thép chủ của kết cấu
+ Đặt các thanh thép chịu lực cục bộ tại hai đầu thanh
Bước 3 : Đặt các thanh ứng suất vào vị trí thiết kế
+ Dùng tay nhấc từng thanh ứng suất thả vào trong ống thép Khi cút nối gần đỉnh ống thép tì thả thanh rơi xuống đồng thời với đỡ đầu dưới thanh chống tạo ra lực xung kích Đặt rong đen và xoay đai ốc vào đầu dưới thanh
+ Dùng các nêm gỗ nhỏ định vị sao cho cút nối không chạm vào ống thép bảo vệ nó (mục đích để tránh hiện tượng “chạm mát” do quá trình chúng ta hàn các chi tiết khác nếu có của đỉnh trụ)
+ Dùng nút gỗ bịt đầu trên của ống thép tránh bê tông lọt vào bên trong trong lúc đổ bê tông
Bước 4: Lắp các đoạn thanh ứng suất
+ Các đoạn thanh ứng suất nằm trong khối đỉnh trụ sẽ được nối với các đoạn thanh đã được neo trong thân trụ
+ Cút nối phải được liên kết với thanh ứng suất đã đặt trong thân trụ bằng 1/2 chiều dài của nó nghĩa là 52mm
+ Kiểm tra mức độ gỉ của ren Các rỉ sắt nếu có phải được loại bỏ hết, điều này sẽ tào điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt thanh u trên dài 3.8m được dễ dàng
+ Lắp đặt ống thép (sẽ nằm trong khối Ko ) cho đoạn thanh ứng suất
+ Phía đỉnh của thanh ứng suất phải có giá đỡ để giữ ổn định Để giữ cho ống thép thẳng đứng theo yêu cầu ta dùng các lưới thép 12 kẹp chặt vào thành ống, theo chiều cao cứ 0.5m bố trí một lưới Các lưới này được liên kết (bằng buộc hoặc hàn) vào cốt thép chủ của khối đỉnh trụ
MỐI NỐI THANH ỨNG SUẤT
Trang 11THANH DUL D38
¤ng thÐp D43 ThÐp b¶n dµy 4mm
THANH DUL D32
A A
b.Thi công các khối bê tông kê tạm (gối kê tạm):
+ Cùng với các thanh ứng suất, các khối bê tông kê tạm làm nhiệm vụ giữ
ổn định cho dầm hẫng trong quá trình đúc hẫng Các khối bê tông kê tạm này sẽ được tháo ra khi quá trình đúc hẫng được hoàn thành
+ Các khối bê tông kê tạm chính là các vị trí để sau này khoan phá các khối
bê tông kê tạm
+ Mặt trên của các khối bê tông kê tạm được phủ một lớp vải nhựa cứng dầy 2mm để ngăn cách với khối bê tông của khối đỉnh trụ
Khi đúc các thanh khối bê tông kê tạm cần chú ý đến ống thép bảo vệ thanh ứng suất
Trình tự thi công các khối bê tông kê tạm qua các bước sau:
Bước 1: Đổ lớp vữa dầy 3 cm trên đỉnh trụ
Thí nghiệm cấp phối vữa trong phòng thí nghiệm
Vệ sinh bề mặt bê tông trụ
Xác định vị trí, lắp ngép ván khuôn, ống thép cho thanh ứng suất và buộc cốt thép căn cứ vào tim dọc và tim ngang cầu
Trộn và đổ vữa vào vi trí : Vữa được trộn bằng máy và đổ vào vị trí bằng
xô
Bảo dưỡng: Lớp vữa được bảo dưỡng liên tục trong thời gian 7 ngày
Bước 2 : Thi công các khối bê tông kê tạm dày 22cm
Trang 12Lắp ván khuôn, cốt thép: Ván khuôn cho các khối bê tông kê tạm dược lắp vào các vị trí và định vị theo tim dọc và tim ngang của cầu
Đổ bê tông : Vì khối lượng bê tông của khối kê tạm không lớn Nên có thể dùng biện pháp đổ bê tông bằng cần cẩu kết hợp với các gầu chứa bê tông Cao độ
có sai số cho phép trong khoảng 5mm
Bảo dưỡng bê tông của các khối kê tạm được bảo dưỡng trong thời gian 7 ngày
c Phương pháp lắp đặt gối chính:
- Gối chính dùng cho cầu gồm có : Gối bán cố định, gối trượt và nút chặn Cấu tạo của gối gồm có 3 bộ phận chính là thớt trên, thớt dưới và gối cao su Tại mỗi vị trí mố trụ gối chính được bố trí ở hai bên còn có các nút chặn được bố trí tại tim dọc cầu
- Thí nghiệm và nghiệm thu các thông số kỹ thuật (như lực đứng, lực ngang, chuyển vị, góc xoay, mô đun trượt, là biến theo thời gian của phần cao su…)
- Trình tự lắp đặt gối chính qua các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh, đục nhám bề mặt trụ và các lỗ chân neo trong trụ:
Bước 2: Lắp đặt gối
Việc lắp đặt gối phải tuân theo bản vẽ thiết kế và theo trình tự sau:
+ Xác định tim dọc và tim ngang của trụ
+ Lắp đặt gối cao su cần chú ý mặt trên và mặt dưới của bộ phận này
+ Lắp đặt thớt trên của gối
+ Xiết chặt 4 bu lông liên kết hai khớp gối và kiểm tra cao độ cuối cùng tại khớp trên của gối
+ Tháo hai bu lông ở phía trong ra (hai bu lông gần tim dọc cầu)
Bước 3 : Bơm vữa vào đáy gối và các lỗ chân neo
- Vữa gối được đổ để lấp đầy các chân neo và khe hở giữa thớt dưới gối với đỉnh trụ Vữa dùng có thể là loại SIKA-GROUT 214-11 hoặc FIVE- STARS (5 sao)
- Việc bảo dưỡng vữa gối làm liên tục trong thời gian 7 ngày
d Phương pháp lắp đặt ván khuôn đáy, ván khuôn thành ngoài, ván khuôn dầy bản đáy và đổ bê tông đợt 1
- Các ván khuôn để thi công khối đỉnh trụ được đặt trên đà giáo đã được xây dựng từ khi thi công trụ
Trang 13- Công việc đổ bê tông nên tiến hành theo trình tự từ tim ngang của khối đỉnh trụ ra hai phía
e Phương pháp lắp đặt ván khuôn cho các lỗ thi công, ván khuôn vách ngăn và đổ
f Phương pháp lắp đặt ván khuôn thành trong và đổ bê tông thành hộp
Cần bố trí các cửa sổ thi công ở ván khuôn thành trong để có thể kiểm tra và đầm bê tông trong quá trình đổ bê tông Bê tông được đổ vào vị trí qua các vòi voi, các cửa sổ và phải đổ đối xứng giữa các thành tránh hiện tượng lệch tải Do khối lượng bê tông đổ cho đợt này nhỏ nên có thể thay bằng cần cẩu kết hợp với các gầu chứa bê tông
g Phương pháp lắp ván khuôn nóc trong, ván khuôn nóc ngoài, ván khuôn chặn đầu và ván khuôn biên đổ bê tông đợt 4
Ván khuôn nóc trong, ván khuôn nóc ngoài được chia thành từng tấm để tiện lắp ráp và điều chỉnh cao độ Khi lắp ráp nên dùng các pa lăng xích kết hợp với các cẩu để điều chỉnh sơ bộ, sau đó dùng kích thủy lực loại nhỏ để điều chỉnh chính xác
Bê tông đợt 4 sẽ được đổ theo từng vệt 2m theo phương ngang cầu từ phía thấp hơn của khối đỉnh trụ
Công tác bảo dưỡng được làm liên tục trong thời gian 7 ngày kể từ lúc đổ bê tông xong
h Phương pháp căng cáp dự ứng lực, căng thanh ứng suất
- Căng dự ứng lực cho cáp khi bê tông đạt cường độ yêu cầu (bằng 90% cường độ bê tông thiết ke) Ngày trước khi căng cáp dự ứng lực dọc bản mặt cho khối đỉnh trụ, các ván khuôn thành ngoài, thành trong và các ván khuôn nóc phải tách rời khỏi mặt bê tông Ván khuôn đáy chỉ được tách rời khỏi bê tông sau khi
đã căng xong bó cáp dọc trên đỉnh
- Các thanh ứng suất tạm PC38 giữ ổn định cho dầm trong quá trình đúc hẫng và các thanh ứng suất khác của dầm liên tục sẽ được căng theo từmg cấp lực (50kg/cm2) và đối xứng đến lực yêu cầu
Trang 14III.2 Thi công các khối của dầm liên tục theo phương pháp đúc hẫng cân bằng
a.Lắp xe đúc
Trình tự lắp xe đúc như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Để lắp các bộ phận của xe đúc cần một cần cẩu hoặc một thiết bị mang sức nặng khoảng 25T với chiều cao nâng 20 25 m là đạt yêu cầu
- Xác định tim dọc, tim ngang tại khối đỉnh trụ
- Chuẩn bị nêm gỗ các loại để kê dầm ray và đặt ở bản đệm của thanh ứng suất treo ván khuôn (nêm gỗ để triệt tiêu độ dốc ngang mặt cầu)
- Chuẩn bị 4 pa lăng xích từ 0.5 1T và 4 pa lăng xích từ 3 5T
Bước 2 : Lắp đặt dầm ray
Dùng cần cẩu lắp đặt dầm ray vào vị trí của nó và cố định dầm xuống mặt cầu
bằn các dầm ngang và thanh ứng suất
Bước 3: Lắp đặt các dầm ngang phía trước và phía sau lên đỉnh dầy ray,
gông các dầm ngang phía sau xuống mặt cầu và xiết chặt các đai ốc
Bước 4: Lắp ván khuôn
- Ván khuôn nóc ngoài được lắp cùng với dầm trượt và dầm ngang đỡ dầm trượt ngoài Đối với ván khuôn nóc trong, trước tiên phải lắp các khung đã có ổ trượt và các dầm đỡ ván khuôn nóc, sau đó mới đặt ván khuôn nóc vào vị trí
- Ván khuôn thành trong và ván khuôn thành ngoài được lắp vào vị trí liên kết với ván khuôn nóc trong và ván khuôn nóc ngoài
b Chỉnh xe đúc
- Kiểm tra vị trí của xe đúc đúng ở vị trí để đổ bê tông
- Có hai yêu cầu để chỉnh xe đúc:
Tim dọc của xe phải trùng với tim dọc của cầu
Cao độ của dàn chính xe đúc đo tại 4 điểm: Hai điểm chân trước và hai điểm chân sau, cao độ 4 điểm này phải bằng nhau
c Chỉnh cao độ ván khuôn
- Cao độ tính toán phải tính đến dộ vồng của cầu tương ứng với giai đoạn thi công, biến dạng của dàn chính xe đúc và độ dãn dài của các thanh ứng suất treo ván khuôn
d Buộc cốt thép và ống gen tạo lỗ, đặt các thanh dự ứng lực PC38
Trang 15Cốt thép của khối được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế theo trình tự: Bản đáy, hai bên thành, bản mặt Đặc biệt chú ý cốt thép tăng cường cục bộ tại các đầu neo
f Đổ bê tông
- Bê tông có thể đổ bằng cần cẩu hoặc kết hợp với gầu chứa bê tông hoặc bằng máy bơm tùy thuộc vào điều kiện thi công của công trường Tốt nhất là nên dùng máy bơm
Trình tự đổ bê tông (theo mặt cắt ngang dầm) xem hình vẽ
Trình tự đổ bê tông
1
2 3
- Luồn cáp vào máy đẩy, đẩy cáp vào trong ống gen
h.Căng cáp
- Lắp đầu neo: Dùng hai chạc dẫn sỏ chéo nhau định vị các tao cáp thành từng
hàng tương ứng với các hàng lỗ của đầu neo, sau đó đầu neo được xỏ vào các tao cáp
CẮT ĐẦU CÁP TRƯỚC KHI LẮP NEO
Trang 165 0 50 Nªm
+ Các bó cáp dọc (12 sợi) được kéo cùng một lúc cho tất cả 12 sợi,
+ Đo áp lực bơm có tính đến mất mát ở kích và neo
+ Trình tự tăng áp lực là 50kg/cm2 một lần cho đến áp lực thiết kế
- Đo độ dãn dài của bó cáp
- Rửa ống gen và bó cáp đã căng
- Bơm vữa vào ống: vữa sau khi được trộn đạt yêu cầu phải được sàng qua một sàng có mắt sàng tối đa là 1.2mm
+ Tách tất cả các ván khuôn rời khỏi mặt bê tông
+ Hạ kích trước tại chân trước
+ Hạ ứng suất tháo các thanh ứng suất gông dầm ngang phía sau rời khỏi mặt bêtông sao cho các gông hãm ngắn ở đầu ngang tiếp xúc với mặt dưới của cánh trên của dầm ra
+ Bôi mỡ vào các mặt tiếp xúc giữa dầm ray với các trượt để giảm ma sát
Trang 17DI CHUYỂN XE ĐÚC
- Thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng
Việc thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng lặp lại các bước đã được trình bày ở trên tương ứng với kích thước hình học của dầm theo thiết kế
III.3.Thi công đoạn dầm dài 10m
Theo công nghệ thi công, đoạn dầm này được đúc trực tiếp trên dàn giáo Về tiến độ, đoạn đầm này nên hoàn thành trước khi khối cuối cùng của dầm hẫng tương ứng (K9) được bắt đầu đúc để tránh hiện tượng ván khuôn đáy của xe đúc vướng vào đà giáo đang thi công khối này
a Lắp dựng đà giáo thi công và thử tải:
- Đà giáo thi công đoạn dầm được đúc bằng thép hình hoặc dầm quân dụng
- Móng của đà giáo là móng cọc Tại vị trí móng có bố trí hệ thống kích để điều chỉnh cao độ khi hợp long đoạn dầm này với dầm hẫng
- Thử tải để khử lún tại gối cũng như để xác định độ võng của nó khi chịu lực
b Phân đợt đổ bê tông :
Đoạn dầm 10 m được đổ làm 2 đợt :
Đợt 1 : Bê tông được đổ cho bản đáy và hai bên thành hộp, được đổ hết chiều cao
mố neo của các bó cáp đáy
Đợt 2 : Đổ phần còn lại (phần thành còn lại và toàn bộ mặt dầm)