1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

87 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 891 KB

Nội dung

Trong chương này, luận văn đi sâu nghiên cứu tổng quan về lý thuyết liên quan đến vấn đề chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp xây lắp nói chung. Bao gồm các đặc điểm của XDCB tác động tới kế toán chi phí và tính giá thành, lý thuyết về khái niệm, phân loại chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm. Luận văn còn trình bày mối quan hệ của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Luận văn cũng nghiên cứu nội dung hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong xây lắp bao gồm : Đối tượng hạch toán và phương pháp quy nạp chi phí sản xuất XDCB, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành, trình tự ghi sổ kế toán theo các hình thức kế toán. Bên cạnh đó, luận văn giới thiệu một số tài liệu, luận văn có liên quan tới đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tất cả những vấn đề nghiên cứu trên đều được tóm tắt lý thuyết và đánh giá giá trị trong việc xác lập nội dung, đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần TM XD REDSTAR.

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Côngnghệ Vạn Xuân, các anh chị Phòng Kế toán – Tài chính Công ty cổ phần Thương mại

và Xây dựng REDSTAR đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận

Cửa Lò, ngày …………

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 5 Kết cấu khoá luận CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 2

1.1 Cơ sở lí luận chung 2

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp 2

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 2

1.1.3 Mối quan hệ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp 3

1.1.4 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp 4

a Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 4

b Đối tượng tính giá thành sản phẩm 4

c Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 5

1.2 Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài 4

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG REDSTAR 8

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar 8

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển Công ty 8

2.1.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 8

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 8

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Công ty 9

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar 10

a Đặc điểm chung 10

b Sơ lược bộ máy kế toán 10

c Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 11

2.2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty 13

Trang 5

2.2.1 Đặc điểm về hạch toán chi phí, sản xuất sản phẩm tại Công ty 13

a Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp 13

b Phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành 13

2.2.2 Thực trạng kế toán chi phí tại Công ty 13

a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13

b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 24

c Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 32

d Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37

2.2.3 Tính giá thành sản phẩm 41

a Đánh giá sản phẩm dở dang 42

b Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thương mại và Xây dựng Redstar 41 2.3 Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá giá thành sản phẩm tại Công ty CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TM & XD REDSTAR………… ……… 44

3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty 44

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 46

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp trên 46

3.3.1 Thuận lợi 42

3.3.2 Khó khăn 42

KẾT LUẬN 48

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 2.12 Bảng thanh toán lương thợ thuê ngoài

Trang 7

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung

Sơ đồ 1.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ tại công ty theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Hoà chung với sự đổi mới sâu sắc và toàn diện của đất nước, hệ thống cơ sở hạtầng nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong đó có sự đóng góp của ngành xây dựng cơbản – ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp xây dựng đang có những bướcphát triển và tăng trưởng cao, đó là những hạng mục công trình quy mô hơn và hiệnđại hơn Đi kèm đó là sự cạnh tranh gay gắt của môi trường kinh doanh bắt buộc cácdoanh nghiệp phải luôn chủ động trong hoạt động sản xuất của mình nhằm đạt đượcmục tiêu, tạo uy tín và đứng vững trên thị trường Giải quyết được vấn đề này phụthuộc rất nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả ở đâyđược hiểu là với một lượng vốn đầu tư đầu vào cố định, doanh nghiệp phải tạo mộtđầu ra chất lượng cao nhất với mức lợi nhuận tối đa Và một trong những công cụ đắclực mà nhà quản trị của doanh nghiệp xây lắp nói chung, Công ty cổ phần Thương mại

và Xây dựng Redstar nói riêng là luôn nắm rõ thông tin về chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác kếp hợp tính đúng vàtính đủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Tuy nhiên do đặc thù của ngành xâydựng khác các ngành khác, ví dụ như chi phí sản xuất ra không giống nhau, chu kì sảnxuất từ chu kì này sang chu kì sau nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành rất phứctạp

Nhận thức được vấn đề nêu trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phầnThương mại và Xây dựng Redstar với những công trình và hạng mục công trình lớn vàthời gian dài Vì vậy công việc theo dõi, tính toán giá thành các công trình, hạnh mụccông trình chiếm phần lớn trong công việc kế toán của doanh nghiệp Cùng sự hướngdẫn nhiệt tình của Giảng viên Đặng Thị Thanh Nga cùng các anh chị phòng kế toán

trong công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Công tác hạch toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp sẽ hạn chế được việc lãng phí, thất thoát

và là cơ sở để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Nghiên cứu đề tài để hiểu rõ về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giáthành sản phẩm từ lý thuyết với thực tế trong Công ty cổ phần Thương mại và Xâydựng Redstar Trên cơ sở đó đánh giá và hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá

Trang 11

sang ứng dụng với các công ty cùng ngành có qui trình sản xuất và qui trình quản lígần giống Công ty nói chung.

Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu và phươngpháp xử lí số liệu

 Phương pháp thu thập số liệu (Sử dụng số liệu thứ cấp):

- Thu thập số liệu từ phòng kế toán (Chủ yếu số liệu năm 2011, 2012 và quý Inăm 2013 )

- Tham khảo sách báo, những tài liệu liên quan

 Phương pháp xử lí số liệu:

- Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu

- Phương pháp tổng hợp và kết hợp các phương pháp khác để làm rõ đối tượng

nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp xây lắp Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng công tác tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar.Từ đóđóng góp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu đề tài gồm 3 chương :Chương 1 : Tổng quan lý thuyết về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩmxây lắp

Chương 2 : Phân tích thực trạng công tác hạch toán chi phí sản phẩm và tính giáthành sản phẩm tại Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar

Chương 3 : Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar

Trang 12

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng,sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ Các công trình thi công theo yêu cầu củakhách hàng, mỗi đối tượng xây lắp thường có yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức, đặcđiểm riêng do vậy mà việc tổ chức thi công, biện pháp thi công phải luôn thay đổi chophù hợp với từng đối tượng xây lắp, đáp ứng được những yêu cầu của đơn đặt hàng.Sản xuất sản phẩm xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp củacác yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên Do vậy thi công xây lắp đôi khi những rủi rotạo nên những khoản thiệt hại bất ngờ nên cần phải có những phương pháp hạch toánphù hợp đối với những khoản thiệt hại này

Sản xuất sản phẩm xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động, sản phẩmmang tính ổn định, gắn liền với điểm xây dựng Khi hoàn thành không nhập kho nhưcác ngành sản xuất vật chất khác mà nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ

Những đặc điểm trên đây có ảnh hưởng rất lớn tới việc tập hợp chi phí sản xuất

để tính giá thành sản phẩm xây lắp

Bên cạng đó, đối tượng sản xuất xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị cao,thời gian thi công dài Do đặc điểm này mà kế toán xác định đối tượng và kỳ tính giáthành phù hợp sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý kịp thời và chặt hẽ chi phí, tránh tìnhtrạng căng thẳng về vốn cho Doanh nghiệp xây lắp

1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp

a Khái niệm chi phí sản xuất

Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạt độngsản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người, tư liệu lao

Trang 13

động và đối tượng lao động Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũngđồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng chiphí khấu hao TSCD, chi phí NVL và trong nền kinh tế thị trường các yếu tố chi phítrên được biểu hiện bằng tiền.

Do đó, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằngtiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ

ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định

b Giá thành sản phẩm xây lắp

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vậthoá và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoànthành khối xây lắp, công trình, hạng mục công trình theo quy định Sản phẩm xây lắp

có thể là công trình, hạng mục công trình 1 giai đoạn thi công xây lắp có thiết kế vàtính dự toán riêng Công trình hay khối xây lắp khi đã hoàn thành đều có giá riêng Giáthành sản phẩm xây lắp là chi tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sảnxuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã

sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành

1.1.3 Các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành sản phẩm xây lắp, phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

a Các khoản mục chi phí cấu thành sản phẩm xây lắp

Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thicông xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu phụ,

phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ … sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trịdùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực)

Chi phí nhân công trực tiếp : Là toàn bộ tiền công, tiền lương phải trả, phụ cấp

của công nhân xây dựng và lắp đặt thiết bị Cụ thể bao gồm:

- Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp, kể cả công nhânphụ

- Các khoản phụ cấp theo lương như làm đêm, thêm giờ,…

- Các khoản phải trả cho lao động thuê ngoài tham gia thi công công trình

Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy

thi công : Tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao máy thicông, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy thi công …

Chi phí máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ

lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công – khoản này đượctính vào chi phí sản xuất chung Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồmcác khoản : Lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy ngừng sản xuất,các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy thi công

Trang 14

Chi phí sản xuất chung: Là chi phí trực tiếp khác ( ngoài các chi phí liệt kê trên)

và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chấtchung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công Gồm : Chi phí nhânviên phân xưởng, chi phí vật liệu cho đội xây dựng, chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp,chi phí khấu hao TSCĐ

b Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá thì giá thành cũng nhưnhư yêu cầu xây dựng giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm xây lắp được phân loạidựa trên thời điểm tính và nguồn số liệu để tính như sau:

Giá thành dự toán: Là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối

lượng xây lắp, hạng mục công trình Được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kĩthuật và đơn giá của nhà nước

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Lãi định mức

Trong đó, giá trị dự toán là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho các doanh nghiệp xâylắp xây dựng kế hoạch sản xuất của đơn vị, đồng thời làm căn cứ cho các cơ quan quản

lý nhà nước giám sát hoạt động xây lắp Lãi định mức là chỉ tiêu Nhà nước quy địnhngành xây dựng cơ bản phải tạo ra để tích luỹ cho xã hội

Giá thành kế hoạch: Là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn

liền với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán

Giá thành kế hoạch của sản phẩm xây lắp là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp,

là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kếhoạch hạ giá thành của DN

Giá thành thực tế : Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực

tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt địnhmức và các chi phí khác Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kếtquả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổchức – kĩ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu các loại giá thành trong sản xuất xây lắp có ý nghĩa lớn trongviệc nghiên cứu luận văn Đây là một phần cơ sở để đưa ra các nhận định, nhật xét vềCồng ty trong việc hạ giá thành, dự định khả năng trong tương lai … Cụ thể:

- So sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thànhcủa Công ty

- So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán phản ánh chỉ tiêu tích luỹ củaCông ty

- So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho thấy mức độ hoàn thànhđịnh mức đã đề ra của Công ty

Trang 15

1.1.4 Mối quan hệ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhautrong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm xây lắp Chúng là 2 mặt khác nhau của quátrình sản xuất Chi phí sản xuất phản ánh hao phí của quá trình sản xuất còn giá thànhsản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất

Chúng giống nhau về chất: Giá thành và chi phí đều bao gồm các chi phí về laođộng sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất Tuynhiên chúng có sự khác nhau về lượng

- Chi phí sản xuất biểu hiện chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất Giá thànhsản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một công trình, hạng mục công trình hay khốilượng công việc xây lắp hoàn thành theo qui định Giá thành sản phẩm có thể bao gồmchi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được kết chuyển sang kì sau

- Chi phí là cái để tính giá thành sản phẩm lao vụ, công việc hoàn thành

- Tính giá thành sản phẩm xây lắp dựa trên hạch toán chi phí sản xuất xây lắp

a Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuấtphát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầutính giá thành

Đối tượng tập hợp chi phí trong từng doanh nghiệp xây lắp cụ thể có thể đượcxác định là từng sản phẩm, loại sản phẩm, chi tiết công trình, hạng mục công trình,đơn đặt hàng

b Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do doanh nghiệp sảnxuất ra cần phải tính được tổng giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việctính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng là căn cứ để kế toán mở bảng chitiết tính giá thành và tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểmtra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành

Trong doanh nghiệp xây lắp, do sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩmđều có một dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành được xác định là cáccông trình, hạng mục và các giai đoạn công việc, các khối lượng xây lắp có tính dựtoán riêng đã hoàn thành

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kì

Trang 16

Đồng thời với việc xác định đối tượng tính giá thành thì phải xác định được kỳtính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ được xác định như sau:

- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thànhhoặc theo đơn đặt hàng thời thời điểm tính giá thành là khi công trình hoàn thành

- Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được qui định thanhtoán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoànthành

- Nếu đối tượng tính giá thành và hạng mục công trình được qui định thanh toánđịnh kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở dự toán kỳ tính giá thành theotháng (quý)

c Phương pháp quy nạp chi phí sản xuất trong sản xuất XDCB

Phương pháp quy nạp chi phí sản xuất là phương pháp hay hệ thống phương pháp,được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn củađối tượng hạch toán chi phí

Quy nạp chi phí sản xuất theo sản phẩm hoặc đơn đặt hàng

Do đặc điểm của tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm của loại hình sản xuất,cũng như yêu cầu tính toán chi phí theo đơn đặt hàng nên hàng tháng, các chi phí sảnxuất phát sinh có liên quan đến sản phẩm hoặc đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp vàphân loại chi phí vào sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đó Khi sản phẩm hoàn thành thìtoàn bộ các chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thànhsản phẩm

Các chi phí trực tiếp gồm chi phí NVL trự tiếp, chi phí NCTT được tập hợp trựctiếp cho từng đơn hàng Còn chi phí SD MTC được tập hợp từng công trình, cuối kìphân bổ cho từng đơn hàng hay từng sản phẩm Cho phí SXC được tập hợp chung chotất cả các đơn đặt hàng, cuối kỳ tính phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thứcthích hợp

Phương pháp tính giá thành áp dụng là phương pháp trực tiếp

Quy nạp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm

Phương pháp này áp dụng khi tất cả các hạng mục công trình, các sản phẩm đượctiến hành thi công một lúc Tất cả chi phí phát sinh gồm các chi phí trực tiếp và giántiếp được phân loại và tập hợp theo giới hạn là nhóm sản phẩm Khi sản phẩm hoànthành, để tính giá thành của từng hạng mục công trình, từng sản phẩm kế toán áp dụngphương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số

Quy nạp chi phí sản xuất theo khu vực thi công hoặc theo bộ phận thi công

Trang 17

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ, độisản xuất hoặc các khu vực thi công Các chi phí sản xuất được phân loại và tập hợptheo các đối tượng là tổ, đội sản xuất hay công trường, phân xưởng,… nhưng yêu cầutính giá thành theo từng sản phẩm

Để tính giá thành sản phẩm, kế toán áp dụng phương pháp kết hợp (như phươngpháp hệ số kết hợp phương pháp tỷ lệ, phương pháp tính cộng chi phí kết hợp phươngpháp tỷ lệ hoặc hệ số)

d Kế toán chi phí sản xuất

Kế toán chi phí nguyên vật liệu

Khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào các phiếu nhậpkho, xuất kho và các hoá đơn chứng từ có liên quan đến nguyên vật liệu để tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán phản ảnh lên tài khoản 621: “Chi phínguyên vật liệu trực tiếp”

Nội dung kết cấu

Bên Nợ:

- Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụtrong kỳ

Bên Có:

- Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập kho

- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu thực tế cho SX-KD vào TK 154 (TK 631theo KK đ.kỳ)

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632

Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 621

TK 111, 112, 331 TK 621 TK 154

NVL mua ngoài ( giá không thuế ) K/c chi phí NVL cho

TK 133 đối tượng chịu chi phí

VAT được khấu trừ

Trang 18

Phế liệu thu hồi nhập kho

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân thuộcdanh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài trực tiếp sản xuất sảnphẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như tiền lương, tiền công, phụ cấp có tínhchất lương

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí

nhân công trực tiếp”

Nội dung kết cấu:

Bên Nợ:

- Tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

Bên Có:

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào Nợ TK 154

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 622

TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả công nhân

trực tiếp xây lắp

TK 335 Kết chuyển chi phí nhân

Trang 19

Trích trước tiền lương nghỉ phép công trực tiếp

của công nhân trực tiếp xây lắp

Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 623 “chi phí sử

dụng máy thi công”.

Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục

vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thựchiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợpbằng máy

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phươngthức bằng máy thì không sử dụng Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” màhạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627

Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinhphí công đoàn tính trên lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công Phần chiphí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành côngtrình xây lắp mà được kết chuyển ngay vào TK 632

Nội dung kết cấu:

Bên Nợ:

 Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công (Chi phí vật liệucho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của côngnhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy thi công .) Chiphí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công vào bên Nợ TK 154

- Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào TK 632

Trình tự hạch toán

TH1 : Tổ chức thành các tổ đội máy thi công và hạch toán riêng.

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 623

Trang 20

TH2 : Không tổ chức đội máy thi công riêng và không hạch toán riêng.

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 623

dụng máy thi công

Trả lương CN lái máy

TK 214

Khấu hao máy thi công

TH3 : Trường hợp máy thi công thuê ngoài.

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 623

TK 331, 111, 112, … TK 623 TK 154

Giá thuê máy Kết chuyển hoặc phân bổ

TK 133

VAT

Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất, quản lý sảnxuất trong quá trình chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi các phân xưởng, bộ phậnhay tổ đội sản xuất như: Chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, công cụ choquá trình quản lí sản xuất sản phẩm; khấu hao TSCĐ cho sản xuất sản phẩm; chi phí

Trang 21

phân bổ dần, chi phí trích trước ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền mặt chosản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ

Hạch toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

Nội dung kết cấu:

Bên Nợ:

 Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có:

 Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

 Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi vào giá vốn hàng bán(Nợ Tk 632)

 Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào Nợ TK 154

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 627

TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm CPSXC

TK 152,153

TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ

e Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trìnhsản xuất, thi công trên các giai đoạn của quy trình công nghệ chưa đạt tới điểm dừng

Trang 22

kỹ thuật hợp lý đã quy định hoặc đã hoàn thành nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quy định đểbàn giao.

Để xác định chính xác giá thành các loại sản phẩm, laovụ, dịch vụ cần phải đánhgiá chính xác giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Đó là việc tính toán phân bổchi phí cho số sản phẩm chưa hoàn thành phải chịu Muốn đánh giá chính xác giá trịsản phẩm dở dang trước hết phải tổ chức kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang, sau đótuỳ đặc điểm tình hình chi phí sản xuất , tính chất sản xuất để sử dụng phương phápđánh giá thích hợp

Các phương pháp xác định:

Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệuchính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp Còn các chi phí khác tính toàn bộ cho sản phẩmhoàn thành trong kỳ phải chịu (kế toán phải theo dõi chi tiết khoản chi phí này).Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các DN có chi phí nguyên vật liệu chínhchiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

*Cách tính:

C d + C nvl

D c = - x Q đ

Q tp + Q d

Trong đó : D c : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

C d : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Q t p : Số lượng sản phẩm hoàn thành

Q d : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

C nvl : chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ

Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tuơng đương

Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dởdang thành sản phẩm hoàn thành Do vậy, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm

dở dang và mức độ chế biến của chúng để đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khốilượng sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó, tính toán xác định từng khoản mụcchi phí cho SPDD Vì vậy, Phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chếbiến còn các CP NVL phải xác định theo số thực tế đã dùng Áp dụng với DN có tỷtrọng CP NVL trong tổng giá thành sản xuất không lớn, khối lượng SPDD cuối kỳkhông nhiều

*Công thức:

Trang 23

Giá trị SPDD cuối kỳ = Chi phí NVLC nằm trong SPDD cuối kỳ + Chi phí chế biến tính cho SPDD cuối kỳ

Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến

Theo phương pháp này chi phí NVLTT được tính cho sản phẩm dở dang theophương pháp phân bổ bình quân Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biếnchiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này Thựcchất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó

ta thấy mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50% so với thànhphẩm để phân bổ

Công thức tính như sau:

Giá trị SPDD = Giá trị NVLC nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến

Phương pháp đánh giá theo chi phí sản xuất định mức

Theo phưong pháp này căn cứ vào định mức các loại chi phí cho thành phẩm,nửa thành phẩm và sản phẩm làm dở để tính ra giá trị sản phẩm làm dở Phương phápnày đơn giản nhưng kém chính xác Chỉ áp dụng các doanh nghiệp đã xây dựng được

hệ thống định mức tiên tiến chính xác

f Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành trực tiếp

*Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

* Trình tự tính giá thành

- Căn cứ vào các chứng từ về chi phí phát sinh trong kỳ cho quá trình sản xuấtsản phẩm, hoặc các bảng phân bổ chi phí => Kế toán và sổ chi tiết chi phí sản xuấtkinh doanh cho từng đối tượng

- Cuối tháng kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở

- Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết, giá trị sản phẩm làm dở đã xác định được =>Tính ra giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ( Lập bảng tình giá thành )

*Giá thành sản phẩm được tính: Z = Dd + Csx - Dc

Trong đó: Z : Là tổng giá thành sản xuất sản phẩm

Dd ,Dc : Là giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ

Csx : Là tổng chi phí sản xuất trong kỳ

Phương pháp tính giá thành theo định mức

Trang 24

* Phương pháp này áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình công nghệsản xuất ổn định, có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chiphí tiên tiến, hợp lý, sát thực tế, chế độ ghi chép ban đầu ở các bộ phận làm tốt.

Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm

Bước 2 : Tính số chênh lệch do thay đổi định mức

Bước 3 : Xác định số chênh lệch do thoát ly đinh mức

Bước 4: Tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

* Áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp chế biếnkiểu song song

Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng làgiá trị của sản phẩm làm dở dang Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiềuloại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giaotrước cho khách hàng Nếu cần thiết hoạch toán thì giá thành của những sản phẩm nàyđược tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm dởdang

1.1.6 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là haichỉ tiêu vô cùng quan trọng, được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ làcăn cứ lập giá mà còn là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Chính vì thế, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có

ý nghĩa vô cùng to lớn, đồng thời là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế

Giá trị sản phẩm Tổng chi phí Giá thành kế hoạch

dở dang của = sản xuất của - của số sản phẩm

đơn đặt hàng đơn đặt hàng đã hoàn thành

Trang 25

toán vì thực chất của hạch toán quá trình sản xuất chính là hạch toán chi phí sản xuất

và giá thành

Bởi vậy phải tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành mới đảm bảo pháthuy công dụng công tác kế toán trong quản lý sản xuất Do đó nhiệm vụ chủ yếu củacông tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là: Xácđịnh chính xác đội tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợpvới điều kiện thực tế của Doanh nghiệp, thỏa măn yêu cầu quản lý đặt ra, vận dụngphương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành một cách khoahọc, hợp lý Đảm bảo cung cấp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ các số liệu chocông tác quản lý

1.1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo các hình thức kế toán

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung

Sơ đồ : 1.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái

Sơ đồ 1.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trang 26

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 27

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ

Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

ĐỀ TÀI

1.2.1 Sách “ Kế toán doanh nghiệp xây lắp & kế toán đơn vị chủ đầu tư”

Tài liệu “ Kế toán doanh nghiệp xây lắp & kế toán đơn vị chủ đầu tư” do PGS.TS

Võ Văn Nhị biên soạn và xuất bản năm 2009 Đây là một sản phẩm của quá trìnhnghiên cứu lâu dài về đề tài kế toán doanh nghiệp xây lắp của tác giả Hiện nay, sáchđang là giáo trình giảng dạy cũng như tài liệu tham khảo hữu ích tại một số trường đạihọc lớn Cuốn sách bao gồm những nội dung cơ bản:

- Các nội dung cơ bản trong công tác kế toán ở doanh nghiệp xây lắp

- Hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán và các bảng phân bổ sử dụng trongdoanh nghiệp xây lắp

- Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư

- Một số văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản, gồm cácNghị định, Thông tư, Quyết định cập nhật hóa, liên quan đến các vấn đề cụ thể trongquản lý và triển khai hoạt động xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng, khảo sát,thiết kế, dự toán, thi công, giám sát, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1.2.2 Một số luận văn nghiên cứu về đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng kê

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 28

a Luận văn tốt nghiệp “ Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất – tính giá

thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 492”

 Thông tin về luận văn:

 Tên luận văn : Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 492

 Giáo viên hướng dẫn : Giảng viên Ngô Hoài Liên

 Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Bích Ngọc

 Lớp Kế toán 41 D, Cử nhân kế toán Trường Đại học Công nghiệp TPHCM

 Nhận xét về luận văn:

Luận văn là sản phẩm có sự đầu tư về việc nghiên cứu lý luận và thực trạng.Luận văn đạt được điểm Giỏi và được đánh giá khá tốt Tuy nhiên, về việc trình bảyphương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cơ sở của luận văn cònchưa bám sát tình hình kinh tế - xã hội thực tại Do đó, phần giải pháp của luận văn đềxuất còn thiếu tính thực tế

tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương mại và Xây Dựng Hà Thành”

 Thông tin về luận văn:

 Tên luận văn : Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTrách Nhiệm Hữu Hạn Thương mại và Xây Dựng Hà Thành

 Giáo viên hướng dẫn: Ths Đường Thị Quỳnh Liên

 Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Thúy

 Lớp 48B_Kế toán , Trường Đại học Vinh

Trang 29

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đi sâu nghiên cứu tổng quan về lý thuyết liên quan đếnvấn đề chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp xây lắp nói chung.Bao gồm các đặc điểm của XDCB tác động tới kế toán chi phí và tính giá thành, lýthuyết về khái niệm, phân loại chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm Luận văncòn trình bày mối quan hệ của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhiệm vụ

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Luận văn cũng nghiên cứu nội dung hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩmtrong xây lắp bao gồm : Đối tượng hạch toán và phương pháp quy nạp chi phí sản xuấtXDCB, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giáthành, trình tự ghi sổ kế toán theo các hình thức kế toán

Bên cạnh đó, luận văn giới thiệu một số tài liệu, luận văn có liên quan tới đề tài kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Tất cả những vấn đề nghiên cứu trên đều được tóm tắt lý thuyết và đánh giá giá trịtrong việc xác lập nội dung, đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện kế toán chiphí và tính giá thành tại Công ty cổ phần TM & XD REDSTAR

Trang 30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

VÀ XÂY DỰNG REDSTAR 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG REDSTAR

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển công ty

Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar bắt đầu hoạt động ngày19/08/2004 Trong quá trình 9 năm hoạt động và phát triển, tên và địa chỉ của Công tyvẫn không và thay đổi, vẫn đúng theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

2900610227 được cấp ngày 19/08/2004 và giấy chứng nhận đăng kí thuế Cụ thể :Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNGREDSTAR

Tên giao dịch : Công ty cổ phần thương mại và xây dựng RED STAR

Trụ sở chính : Số 6, Đường Bình Minh – Phường Thu Thuỷ - Thị xã Cửa Lò –Tỉnh Nghệ An

Giám đốc : Trương Văn Tú

Lợi nhuận 152.151.850,0 176.476.150,0 24.324.300,0 15,9

Nộp ngân sách 37.389.350,0 39.402.050,0 2.012.700,0 5,4

( Nguồn : Phòng Kế toán – tài chính)

Nhận xét :

Trang 31

+ So với năm 2011, kết quả kinh doanh năm 2012 của công ty có sự tăng trưởng rõ

rệt Doanh thu từ 8.524.949.900₫ tăng thêm 29.488.736₫, tương ứng tăng thêm 3,5%.

+ Việc tăng nguồn thu về doanh thu giúp lợi nhuận công ty đạt được trong năm

2012 tăng thêm 24.324.300₫ so với năm 2011 Tương ứng với 15,9 % lợi nhuận tăng

thêm

+ Do đó phần nộp vào NSNN của công ty tăng thêm trong năm 2012, từ

37.389.350₫ trong năm 2011 tăng thêm 2.012.70₫, tương ứng 5,4% tăng thêm.

+ Giai đoạn 2011 – 2012 là giai đoạn nền kinh tế chung đang rơi vào bế tắc, khủnghoảng, lãi suất ngân hàng tăng cao Ngành xây dựng không tránh khỏi những hệ luỵ,gặp nhiều khó khăn, dẫn tới lợi nhuận ngành sụt giảm Do đó, nhìn từ góc độ kinh tếchung thì trong ngắn hạn công ty đang giữ được mức tăng trưởng nhờ vào việc đầu tưmạnh trong năm 2012 Điều đó được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn, tài sản Công ty năm 2011 – 2012

Chỉ

tiêu

Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2012/2011

Số tiền (đ)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (đ)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (đ)

Tỉ trọng (%) Tổng

tài sản 14.411.055.045,0 100,0 15.783.642.181,0 100,0 1.372.587.136,00 88,7

Tài sản

ngắn

hạn 9.297.870.686,0 64,5 9.028.408.467,0 57,2 269.462.215,00 - 2,9Tài sản

Trang 32

+ Đây là kết quả của việc công ty đầu tư mạnh vào các thiết bị, máy móc, đầu tưdài hạn.

Tổng nguồn vốn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.372.587.136 đồng, tươngđương 9,5%

+ Trong đó, vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 0,95% so với năm 2011, tương ứngvới 103.623.286 đồng Vốn đi vay của công ty tăng 26,1%, tương đương tăng1.268.963.850 đồng so với năm 2011

Tỉ số nợ của công ty năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, từ 33,14% tăng đến

44,44% Việc vay nợ của công ty tăng chủ yếu phục vụ cho việc đầu tư máy móc thiết

bị, đầu tư dài vào các dự án, công trình lớn, dài hạn Điều này cho thấy Công ty chủtrương tập trung phát triền nguồn lực là máy móc thiết bị để tăng sức cạnh tranh, tăng

cơ hội nhận các gói thầu Tuy nhiên, Công ty nên xem xét để điều chỉnh mức tỉ số nợ

an toàn trong năm 2013 Vì việc đầu tư vào máy móc thiết bị là đầu tư dài hạn, thờigian thu hồi vốn xét về lâu dài Do đó việc sử dụng chủ yếu vốn vay để đầu tư rất nguyhiểm Công ty có thể thực hiện chủ trương huy động vốn làm tăng vốn chủ sở hữu,tăng cường thu nợ và tiến hành thanh toán các khoản nợ để điều chỉnh mức tỉ số nợ

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar là đơn vị sản xuất kinhdoanh hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân Công ty tiến hành các hoạt độngkinh doanh của mình trên phạm vi giới hạn ngành nghề kinh doanh và năng lực của

Trang 33

mình Khi mới thành lập, hoạt động chủ yếu của Công ty là nhà thầu xây dựng, và làmột công ty xây dựng có uy tín trên địa bàn Thị xã Cửa Lò và các vùng lân cận khác.Trong quá trình phát triển, lãnh đạo công ty mở rộng địa bàn kinh doanh là lĩnh vựchoạt động kinh doanh Hiện nay, nguồn thu chính của Công ty vẫn từ các hoạt độngXây dựng, bên cạnh đó một phần lợi nhuận rất lớn từ các cửa hàng xăng dầu của Công

ty tại Nam Đàn Công ty hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực :

Về lĩnh vực xây dựng :

- Tổng thầu dự án đầu tư xây dựng

- Sửa chữa nhà cửa, trang trí nội thất các công trình xây dựng

- Tư vấn xây dựng

Về lĩnh vực thương mại:

- Buôn bán vật liệu xây dựng

- Cho thuê thiết bị công trình giao thông

- Bán buôn và bán lẻ xăng dầu

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Redstar có tư cách pháp nhân, hạchtoán kinh doanh độc lập Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty như sau:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

( Nguồn : Phòng Kế toán – tài chính)

 Ban Giám đốc : Gồm Giám đốc, 2 phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

Giám đốc là người đại diện pháp luật cho Công ty, trực tiếp điều hành và chỉ đạocác phòng ban Đồng thời là người chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

Công ty có 2 phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và phụ trách kinh doanh

Phòng

Kế toán – tài chính

Phòng kế hoạch vật tư

Đội Xây

dựng số 1

Đội Xây dựng số 2

Đội Xây dựng số 3

Đội Xây dựng số 4

Phòng kỹ thuật – Thi công

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốcPhó Giám đốc kỹ thuật Phó Giám đốc kinh doanh

Trang 34

 Phòng Kinh doanh : Đứng đầu là Trường phòng kinh doanh Có nhiệm vụ tìm

hiểu thị trường, lên kế hoạch kinh doanh cho Công ty Trực tiếp giao dịch, liên hệ vớikhách hàng và bán hàng

 Phòng Kế toán – Tài chính : Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nhiệm vụ

kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tymột cách đầy đủ, kịp thời theo đúng phương pháp quy định nhằm cung cấp thông tincho các đối tượng quan tâm, đặc biệt phục vụ cho việc quản lý và điều hành của BanGiám đốc Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán

 Phòng kế hoạch vật tư : Có trách nhiệm lập kế hoạch về vật tư đảm bảo cho

quá trình Xây dựng của công ty diễn ra liên tục

 Phòng tư vấn, thiết kế Xây Dựng: Đây là một trong những phòng quan trọng

nhất của Công ty Công ty quản lý mọi hoạt động của thi công thông qua các văn bản

và hợp đồng cụ thể, và nhiệm vụ của Phòng là làm thủ tục, ký kết hợp đồng, chuẩn bịmặt bằng thi công Tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng tư vấn Xây dựng

 Phòng kỹ thuật – Thi công: Gồm các chuyên viên, kỹ sư phụ trách về công tác

kỹ thuật máy móc, thiết bị đảm bảo sự vận hành của toàn bộ quy trình Xây dựng Cónhiệm vụ theo dõi, bám sát tiến độ thi công các công trình, quản lý và tổ chức thựchiện xây dựng cơ bản theo quy chế và pháp luật của Nhà nước hiện hành Đồng thờinghiên cứu các tiến độ kỹ thuật ứng dụng vào thi công, tổ chức nghiệm thu khối lượngcông trình

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng Redstar.

a. Đặc điểm chung

Để đáp ứng nhu cầu cung cấp số liệu kịp thời cho các cấp lãnh đạo, tham mưucho giám đốc trong các chiến lược tài chính của Công ty một cách chính xác và nhanhchóng mọi chi phí sản xuất phát sinh, bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức tậptrung nhằm phát huy các ưu điểm của loại hình này

b. Sơ lược bộ máy kế toán Công ty

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Kế toán trưởng

Trang 35

( Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)

Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người, gồm một kế toán trưởng và 4 kế toánviên Trong đó :

Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và các cơ quan tài chính cấp

trên về các vấn đề liên quan đến tài chính Đồng thời hướng dẫn chỉ đạo kế toán viênthực hiện tốt phần việc được giao Thực hiện kiểm tra, giám sát, tổng hợp số liệu kếtoán, lập báo cáo gửi cấp trên

Kế toán tổng hợp : Phụ trách tổng hợp các phần hành kế toán đồng thời quản lý

TSCD, tổng hợp giá thành toàn công ty, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợinhuận theo qui định

Kế toán giá thành, thanh toán: Trực tiếp kiểm tra phê duyệt quyết toán cho các

đơn vị và phân rõ các khoản chi phí theo từng công trình hạng mục theo đúng quy định

để chuyển cho kế toán tổng hợp ghi chép kịp thời đầy đủ, có trách nhiệm cùng chủ đầu

tư thanh toán thu hồi vốn công trình đảm bảo thu hồi vốn nhanh, kịp thời, đầy đủ

Kế toán vốn bằng tiền: Quản lý, đảm bảo an toàn tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân

hàng; ghi chép kịp thời phát sinh tài khoản tiền gửi, tiền vay, đối chiếu thường xuyênvới ngân hàng; thường xuyên đối chiếu, so sánh tiền mặt tồn quỹ với sổ sách để pháthiện và xử lý kịp thời sai sót

Thủ quỹ: Tổ chức quản lý vào theo dõi quỹ tiền mặt quy trình thu chi quỹ một

cách khoa học, liên tục chính xác và đúng nguyên tắc Thường xuyên báo cáo với banlãnh đạo công ty tình hình quỹ, Duy trì quỹ tiền mặt tại công ty ở mức độ hợp lý đểđảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh định kỳ hoặc đột xuất

c. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

 Chính sách chung

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc 31/12 hàng năm

- Kỳ kế toán: theo quý

- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng (VND)

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ

- Hệ thống danh mục tài khoản: Sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định

15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006

- Phương pháp tính thuế GTGT : Tính theo phương pháp khấu trừ

- Kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Trang 36

 Vận dụng chế độ kế toán trong Công ty

- Chứng từ kế toán

Công ty áp dụng hệ thống chứng từ áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày20/03/2006

- Tài khoản kế toán

Hầu hết các tài khoản kế toán đều theo quyết định 15/2006/QĐ BTC ban hành ngày 20/03/2006 Để vận dụng tốt hơn thì bộ phận kế toán tạo ra tài khoản cấp 2,3 chi tiết rõ ràng hơn

- Sổ kế toán

Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ và hạch toán kếtoán bằng phần mềm kế toán SAS INNOVA

Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ tại Công ty theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Sổ đăng ký chứng

từ ghi sổ

Sổ quỹ tiền mặt Chứng từ gốc

Trang 37

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ

Đối chiếu

( Nguồn : Phòng Kế toán – tài chính)

- Báo cáo kế toán

Công ty áp dụng hệ thống báo cáo theo quyết định 48/2006/QĐ BTC ban

hành ngày 14/09/2006 gồm các báo cáo sau :

- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B 01 – DNN

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B 02 – DNN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu số B 09 – DNN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Mẫu số B03 – DNN

Trang 38

2.2 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

2.2.1 Đặc điểm về hạch toán chi phí, sản xuất sản phẩm tại công ty

a. Các đặc điểm của Công ty ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi phí sản xuất

và tính giá thành công trình xây lắp

- Đặc điểm riêng của sản phẩm xây lắp

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng có quy mô lớn, có kết cấu phứctạp,mang tính đơn chiếc, sản xuất trong thời gian dài Yếu tố này có ảnh hưởng quantrọng quyết định việc lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và kỳ tính giá thành tạiCông ty

- Lập dự toán trong xây lắp

Lập dự toán là yêu cầu bắt buộc để quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp Theoquy định chung thì dự toán phải được lập theo từng hạng mục chi phí Như vậy, để sosánh – kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp giữa thực tế và dự toán thì việc phân loại chiphí theo khoản mục như hiện nay tại Công ty đúng theo quy định và hợp lý:

+ Chi phí NVL trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí máy thi công

b. Phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành

Dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kếtoán công ty đã lựa chọn phương pháp quy nạp chi phí theo sản phẩm và sử dụngphương pháp trực tiếp để tính giá thành công trình Do Công ty giao khoán cho cácđơn vị trực thuộc theo hình thức khoán gọn nên kế toán ở Công ty không phải theo dõiNVL, thù lao lao động ở đội Hàng tháng, sau khi các chứng từ cùng các bảng kê được

từ các Đội Xây dựng tập hợp lên, kế toán Công ty sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ của các chứng từ, loại trừ các khoản chi phí không hợp lý sau đó phân loại cáckhoản chi phí để tập hợp vào các khoản mục phí ( được thể hiện trên các sổ chi tiết cáctài khoản chi phí) rồi vào sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 Cuối quý, kếtchuyển các khoản chi phí để tính giá thành công trình

2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí tại Công ty

Do thời gian tiếp xúc và nghiên cứu tại Công ty vừa thi công xong công trìnhNhà ăn trường THCS Nghi Hải (hoàn thành nhưng chưa bàn giao) Vì vậy trong giớihạn luận văn em sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng kế toán chi phí cũng như tính giáthành sản phẩm tại Công trình Nhà ăn trường THCS Nghi Hải

a. Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp

Nội dung chi phí CPNVLTT

Đối với Công ty, NVLTT là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỉ trọng lớn trongtoàn bộ chi phí sản xuất Do đó cần quản lý tốt chi phí NVL nhằm tập hợp chính xác,

Trang 39

đầy đủ chi phí NVLTT trong việc tính giá thành sản phẩm đồng thời cần tìm ra cácbiện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL góp phần giảm chi phí và hạ giá thành.

Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty bao gồm các nguyên liệu phục vụ cho xâydựng như sắt, thép, sỏi, đá, cát, gạch, xi măng, nhựa đường, dầu… Do đặc điểm củangành Xây dựng cơ bản, đặc điểm của sản phẩm xây lắp là địa điểm phát sinh chi phí

ở nhiều nơi khác nhau nên để thuận tiện cho việc thi công, nguyên vật liệu được độichủ động mua và thường được chuyển thẳng tới công trường mà không tập hợp quakho của Công ty Nhờ vậy giảm bớt được chi phí vận chuyển, tránh hao hụt, mất mátkhi vận chuyển, đồng thời nâng cao tính chủ động trong việc điều hành quản lý sảnxuất, đảm bảo thi công kịp tiến bộ

Chứng từ và tài khoản sử dụng

- Tài khoản sử dụng : TK 621 – chi phí NVLTT

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình Đồng thờituân theo quy định hiện hành về phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong xây lắp.+ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ TK 1521: NVL chính

+ TK 1522: NVL phụ

- Chứng từ sử dụng:

+ Giấy đề nghị xuất kho

+ Phiếu xuất kho

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Phiếu chi

+ Biên bản giao nhận vật tư

+ …

Hạch toán CPNVLTT

- Đối với NVL xuất từ kho

Khi có công trình, phòng Kỹ thuật – Thi công căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi côngtừng công trình, hạng mục công trình, tính khối lượng công việc theo từng loại côngviệc cụ thể đề từ đó tính mức dự toán xây dựng cơ bản và định mức nội bộ Từ đó yêucầu cấp vật tư cho thi công công trình

Khi có nhu cầu, đội trưởng đội xây dựng lập : Phiếu đề nghị xuất vật tư

Yêu cầu được đề xuất lên Phòng Kế hoạch vật tư Yêu cầu được xét duyệt thìphòng vật tư viết phiếu xuất kho Được viết thành 3 liên : 1 liên giao cho Đội trưởngđội Xây dựng, 1 liên lưu lại phòng vật tư, còn lại giao cho thủ kho

Bảng 2.3 Phiếu đề nghị xuất vật tư

Trang 40

Đơn vị: Công ty CP TM & XD REDSTAR

Địa chỉ: Nghi Thuỷ - Cửa Lò – Nghệ An

PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ

Ngày 20 tháng 01 năm 2013

1 Xi măng Tấn 70 Thi công công trình nhà ăntrường THCS Nghi Hải

2 Thép cuộn phi 6 Kg 1.000 ăn trường THCS Nghi HảiThi công công trình nhà

Cửa Lò, ngày 20 tháng 03 năm 2013

Phòng Kế hoạch vật tư Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

( Nguồn : Phòng Kế toán – tài chính)

Ngày đăng: 18/04/2019, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w