giao án 10 của nghia

8 322 1
giao án 10 của nghia

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần: 1 Bài 1 Tiết PPCC: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI Ngày giảng: NGUYÊN THỦY I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Học sinh cần nắm được những mốc thời gian và bước tiến hóa qua chặng đường hàng triệu năm của xã hội loài người nhằm cải thiện đời sống và hoàn thiện con người. 2. Tư tưởng tình cảm: Giáo dục lòng yêu lao động, vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn làm cho con người hoàn thiện hơn. 3. Về kỉ năng: Rèn luyện kỉ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỉ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của xã hội loài người. II. Thiết bị tài liệu dạy học. Tài liệu, tranh ảnh về sự tiến hóa của xã hội loài người . III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập môn lịch sử. 3. Dẫn dắt vào bài mới: Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở Trung học cơ sở được phân chia thành những thời kì nào? Các thời kì đó là gì? Những hình thái chế độ tương ứng với từng thời kì ra sao?… Để hiểu và trả lời được tất cả những câu hỏi trên, chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay. 1 Hoạt động thầy - trò Nội dung cơ bản của bài học Hoạt động 1: HĐ cá nhân. GV dẫn dắt học sinh bằng những quan điểm khác nhau về sự xuất hiện loài người. Thượng đế sinh ra con người… Lạc Long Quân - Âu Cơ… Hỏi: Theo sự hiểu biết của em thì loài người có nguồn gốc xuât thân từ đâu? Vì sao ban đầu lại có những quan niệm thần thánh hóa như vậy? Hỏi: Buổi ban đầu, đời sống vật chất, tinh thần và quan hệ xã hội của con người được thể hiện như thế nào? Hỏi: Vì sao lúc này người ta lại thường gọi là bầy người nguyên thủy? Hoạt đông 2: Thảo luận nhóm. GV chia cả lớp thành 3 nhóm và hướng dẫn cho mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu một nội dung cụ thể sau: Nhóm 1: Thời gian xuất hiện và những dấu tích của người tinh khôn. Nhóm 2: Đời sống vật chất của người tinh khôn. Nhóm 3: Quan hệ xã hội của người tinh khôn. HS thảo luận 5 phút: sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày những nội dung đã tìm hiểu được và đặt câu hỏi cho nhau để bổ sung, cũng cố thêm phần nội dung thảo luận. 1. Sự xuất hiện loài người và đời sống của bầy người nguyên thủy. a. Sự xuất hiện loài người: Loài người được tiến hóa từ một loài vượn cổ tồn tại cách đây khoảng sáu triệu năm. Khoảng bốn triệu năm thì tìm thấy dấu vết của người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, Trung Quốc, Việt Nam… b. Đời sống vật chất: Sử dụng công cụ đồ đa cũ Sử dụng lửa và tạo ra lửa Tìm kím thức ăn bằng săn bắt, hái lượm c. Quan hệ xã hội: Quan hệ hợp quần xã hội (gọi là bầy người nguyen thủy) 2. Người tinh khôn và óc sáng tạo. a. Sự xuất hiện: Khoảng bốn vạn năm trưóc đây người tinh khôn xuất hiện. Hinh dáng và cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay. b. Óc sáng tạo: Người tinh khôn đã cải tiến công cụ đồ đá và sản xuất ra nhiều loại công cụ khác. Đồ đá cũ - đồ đá mới ( gè đẽo, đục lỗ, tra cán, mài nhẵn…) Công cụ mới: lao, nạo, cung tên, đồ gốm… 3. Cuộc cách mạng đá mới. a. Sự xuất hiện: Một vạn năm cách nay thời kì đá mới bắt đầu. b. Đời sống vật chất: Cuộc sống con người có nhiều thay đôỉ lớn lao: biết trồng trọt và chăn nuôi. 2 Làm sạch da thú để che thân Làm đồ trang sức, nhạc cụ. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc và ít lệ thuộc vào thiên nhiên hơn. GV đặt thêm câu hỏi mở rộng vấn đề sau đó cũng cố toàn bộ nội dung phần thảo luận và chốt ý cho HS ghi bài. Hỏi: Bước tiến bộ vượt bậc về sống vật chất, quan hệ xã hội và những cải tiến về công cụ lao động của người tinh khôn so với người tối cổ là gì? GV sử dụng biểu đồ mốc thời gian và bộ sưu tập hình ảnh để cũng cố kiến thức cho HS. Người tối cổ Người tinh khôn Thời đá mới (4 triệu năm) (4 vạn năm) (1 vạn năm) 4. Sơ kết bài: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho học sinh ôn lại kiến thức vừa học xong. Câu 1. Thế nào là người tối cổ, đời sống vật chất và quan hệ xã hội của họ ra sao? Câu 2. Những điêm khác biệt về đời sống vật chất và kỉ thuật chế tác công cụ của người tinh khôn so với người tối cổ là gì? 5. Dặn dò và bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài cũ để nắm vững kiến thức và làm bài tập trong SGK (trang 8). Chuẩn bị trước Bài 2 (đọc bài, sưu tầm hình ảnh có liên quan đên bai học). 3 Tuần: 2 Bài 2 Tiết PPCC: 2 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Ngày giảng: I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc và bộ lạc. Mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Mốc thời gian quan trọng của sự xuất hiện kim loại và hệ quả của nó. 2. Tư tưởng tình cảm: Giúp học sinh nuôi dưỡng giấc mơ xây dựng thời đại văn minh tiến bộ. 3. Về kỉ năng: Rèn luyện kỉ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỉ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại, nguyên nhân và hệ quả của sự xuất hiện chế độ tư hữu. II. Thiết bị tài liệu dạy học. Tài liệu, tranh ảnh về đời sống sinh hoạt, công cụ lao động của người nguyên thủy. Những mẫu chuyện về đời sống sinh hoạt của xã hội thị tộc, bộ lạc. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Lập niên biểu về quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Mô tả đời sống vật chất và quan hệ xã hội của người nguyên thủy. 3. Dẫn dắt vào bài mới: Tổ chức xã hội theo kiểu bầy đàn là hình thái xã hội giản đơn và hoang sơ nhưng với quy luật phát triển chung ấy, sự gắn kết bầy đàn xưa kia sẽ tạo điều kiện định hình ra một tổ chức xã hội của loài người thật sự. Để hiểu rõ những vấn đề trên chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. 4 Hoạt động thầy - trò Nội dung cơ bản của bài học Ho ạt động 1: Cả lớp và cá nhân. GV nhắc cho học sinh nhớ lại những tiến bộ và sư hoàn thiện của người tinh khôn rồi đặt câu hỏi cho học sinh. Hỏi: Thế nào là thị tộc, mối quan hệ trong thị tộc được biểu hiện như thế nào? HS tìm hiểu sách giáo khoa trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý cho học sinh . Thị tộc là nhóm người khoảng 10 gia đình (2 đến 3 thế hệ), có chung dòng máu cùng sinh sống với nhau. Trong thị tộc lối sống cộng đồng “cùng làm cùng hưởng” là nguyên tắc vàng. Hỏi: Thế nào là bộ lạc? nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc? Bộ lạc lớn hơn thị tộc. Đều có cùng nguồn gốc tổ tiên. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm. GV gợi cho học sinh nhố lại sự xuất hiện của công cụ đá và quá trinh phát triển của nó để đáp ứng nhu cầu của con người. GV chia học sinh thành hai nhóm sau đó cho các em thảo luận và tìm hiểu những vấn đề đặt ra: Nhóm 1. Mốc thời gian và quá trình xuất hiện của công cụ kim khí? Nhóm 2. Sự xuất hiện của công cụ kim khí có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt của con người? HS đọc sách giáo khoa thảo luận và thống nhất ý kiến sau đó đại diện từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm. Các thành viên trong nhóm và nhóm khác bổ 1. Thị tộc và bộ lạc. a. Thị tộc: Thị tộc là nhóm người khoảng 10 gia đình có cùng dòng máu cùng chung sống với nhau. Quan hệ trong thị tộc: Công bằng, bình đẵng, cùng làm, cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu trong thị tộc. b. Bộ lạc: Là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng nguồn gốc tổ tiên Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ lẩn nhau. 2. Buổi đầu của thời đại kim khí. a. Quá trình tìm và sử dụng kim loại: Khoảng 5500 trước đây đồng đỏ xuất hiện ở Tây Á và Ai Cập; 4000 năm thì xuất hiện đồng thau; 3000 năm thì loài ngươì biết chế tác và sử dụng đồ sắt. b. Hệ quả: Diện tích đất đai được mở rộng. Xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới như: đóng thuyền, xây dựng, rèn sắt… 5 sung để hoàn thiện ý. GV nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm, cũng cố ý chính và cho học sinh ghi bài. Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân. Hỏi: Việc chiếm hữu sản phẩm dư thừa trong xã hội của một số người có chức phận đã tác động đến xã hội nguyên thủy như thế nào? HS tìm hiểu sách giáo khoa trả lời câu hỏi và bổ sung cho nhau để hoàn thiện ý. GV cũng cố và chốt lại những ý chính cho học sinh: Công cụ sắt xuất hiện năng xuất lao động tăng sản phẩm dư thừa. một số người lợi dụng chức phận chiếm đoạt tài sản chung mang về làm của riêng xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo. Khả năng lao động khác nhau cũng phân háo giàu ngheo. Xã hội xuất hiện giai cấp. 3. Sự xuất hiện tư hữu và xã, hội có giai cấp. Sản xuất phát triển năng xuất lao động tăng SP dư thừa. Một số người lợi dụng chức quyền chiếm dụng của chung làm của riêng xuất hiện tư hữu. Gia đình mẫu hệ được thay thế bằng gia đình phụ hệ XH xuất hiện giai cấp. 4. Sơ kết bài: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho học sinh ôn lại kiến thức vừa học xong. Câu 1. Thế nào là thị tộc, bộ lạc? So sánh điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc? Câu 2. Những biến đổi lớn lao của đời sống sản xuất và quan hệ xã hội của thời đại kim khí là gì? Câu 3. Tư hữu và xã hội có giai cấp xuất hiện như thế nào? 5. Dặn dò và bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài cũ để nắm vững kiến thức và làm bài tập trong SGK (trang 10). Chuẩn bị trước Bài 3 (đọc bài, sưu tầm hình ảnh, tài liệu có liên quan đên bai học). 6 Tuần: 3 Bài 3 Tiết PPCC: 3 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG Ngày giảng: ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu và nắm được những đặc điểm về tự nhiên và sự phát triển ban đầu về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông. Học sinh hiểu được sự hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị của chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông. Học sinh biết được những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. 2. Tư tưởng tình cảm: Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử dân tộc và những di sản văn hóa của dan tộc ta; Giúp học sinh biết yêu quý những di sản của nền văn minh nhân loại. 3. Về kỉ năng: Rèn luyện kỉ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỉ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp về các vấn đề lịch sư; Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ, vẽ lược đồ về các quốc gia cổ đại. II. Thiết bị tài liệu dạy học. Tài liệu, tranh ảnh về đời sống sinh hoạt, công cụ lao động, những thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại. Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, bản đồ thế giới hiện nay. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy và những hệ quả của nó? 3. Dẫn dắt vào bài mới: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi từ thiên niên kỉ thứ IV (TCN) công cụ sắt được sử dụng phổ biến, cũng từ đó xã hội có giai cấp xuất hiện. Cũng từ đó con người đã xây dựng nên nền văn minh rực rỡ của mình. Bài học hôm nay sẽ đưa chúng ta vào tìm hiểu cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã sáng tạo ra chữ viết, văn học nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác… 7 Hoạt động thầy - trò Nội dung cơ bản của bài học Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân. GV cho học sinh đọc SGK tìm hiểu và trả lời câu hỏi. Hỏi: Các quốc gia cổ đại phương đông hình thành ở đâu? Điều kiện tự nhiên ơ đây có những thuận lợi gì? GV treo bản đồ Các quốc gia cổ đại phương Đông lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và kêu một số học sinh xác đinh những thông tin mà câu hỏi đặt ra. HS trả lời, bổ sung và hoàn thiện câu hỏi, GV cũng cố và chốt ý. Hỏi: Bên cạnh những thuận lợi thì điều kiện tự nhiên ở đây có những khó khăn gì? GV gọi một học sinh trả lời câu hỏi, cho học sinh khác bổ sung, GV nhận xét và chốt ý. Thuận lợi: Đất đai màu mỡ, gần nguồn nước, nhiều cá, giao thông thuận lợi… Khó khăn: Lũ lụt, bảo… Hỏi: Muốn bảo vệ mùa màng cần phải làm gì? Vấn đề thủy lợi được đặt lên hàng đầu… Hỏi: Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? HS trả lời, bổ sung và hoàn thiện câu hỏi, GV cũng cố và chốt ý. Sản xuất nông nghiệp: Lúa nước 2 vụ: ngô, khoai, sắn… Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Lợn, gà, trâu, bò… TCN: Rèn sắt, đúc đồng, dệt vải, đồ gốm… Hỏi: Vì sao chỉ bằng những công cụ lao đông thô sơ như gổ, đá, cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi, đã sớm xây dựng nhà nước của mình? Hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào? Ơ đâu? 1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinhh tế. a. Điều kiện tự nhiên. Thuận lợi: Đất đai màu mỡ, gần nguồn nước thuận lợi cho sản xuất và sinh sống. Khó khăn: Lũ lụt gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Để làm thủy lợi cư dân sống quần cư và gắn bó với với nhau thành các tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm ra đời do nhu cầu của sản xuất và trị thủy. b. Sự phát triển của các ngành kinh tế. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, ngoài ra còn có chăn nuôi và TCN. 2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại. Cơ sở hình thành: Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa giai cấp, yếu tố thủy lợi kết hợp dẫn đến nhà nước ra đời. Vào khoảng TNK thứ IV – III (TCN) các quốc gia cổ đầu tiên xuất hiện ở AC, AĐ, TQ, LH… 3. Xã hội có giai cấp đầu tiên. Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, là lực lượng sản xuất chính, họ là những thành viên của xã hội công xã thị tộc. Nhận ruộng đất của công xã canh tác, tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và các nghĩa vụ khác. Quý tộc: Gồm các quan lại địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân công xã và nô lệ. Nô lệ: Chủ yếu là tù binh, thành viên công xã mắc nợ hoặc tội phạm. Họ phải làm việc cực nhọc và hầu hạ quý tộc. Cùng với nông dân công xã, họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội. 8 . của tổ chức thị tộc và bộ lạc. Mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Mốc thời gian quan trọng của sự xuất hiện kim loại và hệ quả của. óc sáng tạo. a. Sự xuất hiện: Khoảng bốn vạn năm trưóc đây người tinh khôn xuất hiện. Hinh dáng và cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay. b. Óc sáng

Ngày đăng: 28/08/2013, 21:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan