1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính đối thoại trong tiểu thuyết đỗ phấn (tt)

13 142 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 436,1 KB

Nội dung

Phát huy triệt để mọi khả năng thể loại, tiểu thuyết có cơ hội đối thoại với cuộc đời qua cấu trúc ngôn từ “động” của nó về cuộc sống bộn bề, phức tạp đến những nỗi niềm thầm kín, sâu th

Trang 1

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THUỶ TIÊN

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ PHẤN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ THỊ HƯỜNG

Huế, Năm 2014 Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn

là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Thuỷ Tiên

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

iii

Lời Cảm Ơn

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy,

cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài này

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Thị Hường, người tận tình hướng dẫn, theo sát giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành đề tài này

Cuối cùng tôi xin dành tất cả những tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẽ và giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá học

Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng do hạn chế về thời gian

và kiến thức chuyên môn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót Tôi chân thành mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Huế, tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuỷ Tiên

iii

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục 1

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA ĐỖ PHẤN – TỪ TƯ DUY

ĐỐI THOẠI 11

1.1 Giới thuyết khái niệm 11

1.1.1 Khái niệm “đối thoại” 11

1.1.2 Tính đối thoại trong văn học 13

1.2 Nguyên lí đối thoại của M Bakhtin 15

1.3 Quan niệm văn chương của Đỗ Phấn 17

CHƯƠNG 2: TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ PHẤN – TỪ CẢM QUAN VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI 24

2.1 Đối thoại với hiện thực phi lí 24

2.1.1 Độ chênh giữa văn minh và văn hóa đô thị 24

2.1.2 Tính đối thoại qua bức tranh đời sống tầng lớp thị dân 31

2.2 Đối thoại với nghệ thuật để xác lập giá trị đích thực 35

2.2.1 Thị hiếu thực dụng trong nghệ thuật 35

2.2.2 Nghệ thuật truyền thống và hiện đại 40

2.3 Đối thoại để khám phá bản ngã 44

2.3.1 Quá trình tự ý thức của nhân vật 44

2.3.2 Truy tìm bản ngã 50

CHƯƠNG 3: TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ PHẤN - TỪ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 56

3.1 Kết cấu 56

3.1.1 Kết cấu song thoại 56

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

2

3.1.2 Kết cấu vẫy gọi 58

3.1.3 Kết cấu liên văn bản 60

3.2 Đối thoại nhìn từ điểm nhìn trần thuật 65

3.2.1 Điểm nhìn đằng sau - Người kể chuyện toàn tri và chức năng tạo dựng tình huống đối thoại 65

3.2.2 Điểm nhìn bên trong thông qua đối đáp, nhân vật tự kể chuyện mình 67

3.2.3 Điểm nhìn bên ngoài và trần thuật bằng vai người khác trong đối thoại 68 3.3 Ngôn ngữ đa thanh 69

3.3.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 69

3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật 77

3.4 Giọng điệu 85

3.4.1 Giọng giễu nhại 85

3.4.2 Giọng triết lí 89

3.4.3 Giọng hoài nghi 93

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tiểu thuyết được xem là một thể loại không đông cứng Tiểu thuyết không ngừng biến đổi, năng động và linh hoạt Với tính chất tổng hợp cao, tiểu thuyết vừa có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn, vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người một cách toàn diện Phát huy triệt để mọi khả năng thể loại, tiểu thuyết có cơ hội đối thoại với cuộc đời qua cấu trúc ngôn từ “động” của nó về cuộc sống bộn bề, phức tạp đến những nỗi niềm thầm kín, sâu thẳm trong tâm hồn con người Bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm thể loại, tiểu thuyết thập niên đầu thế kỉ XXI, vượt qua khung cấu trúc thể loại, đa dạng hóa các kiểu hình nhân vật, mở rộng khả năng khám phá nhiều mặt khác nhau trong con người Qua đó, tiểu thuyết thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người - đó là đi vào đào sâu tâm hồn, nội tâm con người, chăm chú vào cái tôi đa trị, bí ẩn của con người, nhằm đột phá và kiến giải một “thực tại mới” Tiểu thuyết

đã giúp nhà văn đưa tâm điểm của văn học vào trong một trường nhìn mới đầy cởi

mở và đa chiều về giá trị con người “chưa hoàn kết” trong xã hội hiện đại

Sau 1986, tiểu thuyết khẳng định được bước tiến của thể loại với nhiều thành tựu nổi bật trong hành trình phát triển của toàn bộ nền văn học Việt Nam

1.2 Đỗ Phấn là nhà văn sáng tác ở nhiều thể loại, chỉ tính riêng tiểu thuyết,

cho đến nay Đỗ Phấn đã định hình phong cách với 5 tác phẩm: Vắng mặt (2010);

Chảy qua bóng tối (2011); Rừng người (2011); Gần như là sống (2013); Con mắt rỗng (2013 ) Mỗi cuốn sách của ông luôn là những suy tư, chiêm nghiệm về đời, về

người giữa nhịp chảy ồn ã của phố phường

Mỗi tiểu thuyết của Đỗ Phấn luôn gợi ý cho người đọc về những tình huống

mở Đến với văn chương muộn hơn những người cùng thế hệ, nhưng những trang viết của ông luôn bám sát đời sống đương đại Đỗ Phấn đặc biệt chú ý đến những

"vùng đất nhá nhem" bên lề các thành phố lớn, chính là những nơi tồn tại nhiều mâu thuẫn của một xã hội hiện đại Đỗ Phấn không nhìn nhận đời sống, không mô tả nó,

kể về nó mà bước đi trong đó, vừa đi vừa ngẫm ngợi vừa bóc tách và chiêm nghiệm Tác phẩm của Đỗ Phấn giàu tính đối thoại, trên từng trang văn của ông là những trăn trở đầy trách nhiệm với đời

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

4

1.3 Tính đối thoại vốn là đặc trưng của tiểu thuyết theo phát hiện của nhà lý luận Nga M Bakhtin Trong triết học nhân bản của Bakhtin, “đối thoại” là phạm trù nền Những tổ từ như “giao tiếp đối thoại”, “quan hệ đối thoại” vừa có ý nghĩa phổ quát, vừa mang sắc thái tâm tình “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người”

Trong văn chương, cũng như trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại ấy của ngôn từ biểu hiện rất phong phú và đa dạng, nhưng trong mỗi loại hình văn học khác nhau nó có mặt ở mức độ khác nhau: theo Bakhtin, ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu thuyết thì lại rất nhiều Lời thơ về cơ bản là lời đơn thanh (một bè), trong tác phẩm thơ chỉ có một tiếng nói trực tiếp và thuần khiết của nhà thơ nói cái của mình bằng ngôn ngữ của mình Văn xuôi nghệ thuật, nhất là văn tiểu thuyết thì khác hẳn

Nhiều nhà nghiên cứu văn học thế giới và Việt Nam đã vận dụng lý thuyết đối thoại của Bakhtin để tìm ra tính đối thoại trong các tác phẩm văn học

Tìm hiểu tiểu thuyết Đỗ Phấn, người viết nhận thấy rằng tính đối thoại cũng

đã được thể hiện khá đa dạng, phong phú, mang lại những giá trị nội dung, tư tưởng cho tác phẩm và gây được hiệu ứng thẩm mỹ đáng kể Tuy nhiên, vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam quan tâm

Chọn đề tài “Tính đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ Phấn” bởi người viết cho

rằng chính đặc điểm này đã góp một phần không nhỏ trong việc làm nên giá trị của tiểu thuyết Đỗ Phấn

Đề tài nhằm mục đích góp phần chỉ ra những giá trị của tiểu thuyết Đỗ Phấn

trong dòng chảy văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI Với đề tài “Tính đối thoại trong

tiểu thuyết Đỗ Phấn”, chúng tôi sẽ đi vào một số vấn đề lí luận về tính đối thoại

trong văn chương và trong tiểu thuyết, từ đó soi rọi vào tiểu thuyết của Đỗ Phấn để tìm ra hiệu ứng thẩm mĩ của chúng

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu về tính đối thoại

M Bakhtin là nhà nghiên cứu quan tâm đến tính đối thoại trong văn chương

Hai công trình nghiên cứu có tính cơ sở về vấn đề này đó là Lý luận và thi pháp

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

tiểu thuyết và Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki Với hai công trình này, M

Bakhtin đã đi đến khẳng định “tính đối thoại nội tại của ngôn từ” Theo M Bakhtin, tính đối thoại thể hiện rõ ở nhiều phương diện trong tiểu thuyết phức điệu, là đặc điểm nổi bật của thi pháp tiểu thuyết Đôxtôiepxki

Theo ông, đối tượng của khoa học nhân văn là toàn bộ phần tồn tại, biết biểu hiện và biết nói Con người luôn phải giao tiếp với nhau và “bản chất của ý thức và ngôn từ không chỉ là phản ánh thế giới mà còn là sự đối thoại giữa cái tôi và người khác” [4, tr.6] Đồng thời, nhân vật phải tự bộc lộ tận cùng “con người bên trong con người bằng đối thoại” [4, tr.7], điều đó làm cho hình thức độc thoại nội tâm đa dạng hình thành nên “một chủ nghĩa hiện thực khám phá con người bên trong con người” [4, tr.8] Với Bakhtin, đối thoại còn là “mối quan hệ qua lại của các tư tưởng, ý nghĩ, luận điểm khép kín trong một ý thức” [4, tr.18]

Cũng trong công trình Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki, Bakhtin đã

khẳng định về tính đa phong cách, đa âm sắc và mâu thuẫn về giá trị trong tư tưởng:

“Tiểu thuyết của Đôxtôiepxki mang tính chất đối thoại Nó được xây dựng không phải như là chỉnh thể của ý thức, tiếp nhận một cách khách quan các ý thức khác mà như một chỉnh thể tác động qua lại của một ý thức Trong đó không có một ý thức nào trở thành đối tượng từ đầu chí cuối cho một ý thức khác” [4, tr.22] Chính vì vậy, trong mỗi tiếng nói luôn có hai tiếng nói đa thanh tranh cãi nhau tạo nên tính

đa nghĩa, hai nghĩa sâu sắc của từng biểu hiện Đôi khi đó là sự tác động qua lại của

ý thức trong một phạm vi tư tưởng: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó đối với ông bắt đầu có đối thoại” [4, tr.34] Bakhtin khẳng định: “Tiểu thuyết đa thanh toàn bộ là mang tính đối thoại” [4, tr.33] Như vậy, tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều là đối thoại, tức đối lập có tính đối thoại, phi lí mang tính đối thoại

Trong tiểu thuyết phải có khoảng cách giữa nhân vật và tác giả Và ngay cả các nhân vật trong một cuộc thoại cũng không trùng khít với chính nó Bởi: “Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể được hiểu bằng cách thâm nhập vào nó dưới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách

tự do để đáp lại” [4, tr.49] Đối thoại chính là để hướng tới cái cốt lõi sự thật, con người trong con người, cái chiều sâu chưa hoàn tất trong con người, đối thoại với ý thức của người khác, quan niệm của người khác

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

6

Theo Bakhtin, truyện ngắn của L Tônxtôi không có tính đa thanh và đối âm, không có quan hệ đối thoại giữa tác giả với nhân vật mà là cuộc đối thoại mang khách thể của nhân vật biểu hiện bằng kết cấu trong trường nhìn của tác giả Các nhân vật chỉ hiểu biết và trao đổi với nhau về sự thật của mình, hoặc tán thành nhau tiến hành đối thoại với nhau

Với Bakhtin, trong Đôxtôiepxki thì đối thoại không nhất thiết biểu hiện bằng kết cấu trực tiếp mà “Chỉnh thể tác phẩm chắc sẽ được ông xây dựng như là một đối thoại lớn mà tác giả là người tổ chức và tham gia cuộc đối thoại đó, nhưng không dành cho mình lời nói cuối cùng, tức là ông sẽ phản ánh vào tác phẩm của mình bản chất đối thoại của cuộc sống con người và ý nghĩ con người” [4, tr.63] Trong lời văn luôn có những cuộc tiểu đối thoại tranh cãi nhau qua lời văn hai giọng, từ đó thấy cái hồi âm của cuộc đối thoại lớn

Đôi khi là những cuộc đối thoại căng thẳng với những người trò chuyện vắng mặt Tiểu thuyết có khi là sự cộng hưởng của các tiếng nói của quá khứ - cả quá khứ

và cả quá khứ xa hơn rồi hiện tại, tương lai gây nên tranh cãi

Và đối thoại trong tiểu thuyết đôi khi cũng để ngỏ cuộc đối thoại, những cuộc đối thoại chưa hoàn tất và không có dấu chấm hết: “Trong các tiểu thuyết của Đôtxtôiepxki tất cả đều hướng tới một tiếng nói mới chưa được nói ra và chưa được quyết định trước, tất cả đều căng thẳng chờ đợi tiếng nói đó, và tác giả thì không làm tắc nghẽn con đường của nó bằng sự nghiêm chỉnh đơn nghĩa và phiến diện của mình” [4, tr.152]

Trong tiểu thuyết luôn luôn có sự giao thoa, cộng hưởng đan xen nhau của các câu đối đáp của đối thoại công khai với các câu đối đáp của cuộc đối thoại nội tâm của các nhân vật Và “một cuộc đối thoại được biểu hiện bên ngoài bằng kết cấu gắn bó chặt chẽ với một cuộc đối thoại nội tâm, tức tiểu đối thoại và trên một chừng mực nào đó là dựa vào nó Và cả hai đối thoại này đều gắn bó với cuộc đối thoại lớn bao trùm của chúng trong toàn bộ tiểu thuyết” [4, tr.245]

Bakhtin cũng đã miêu tả sự lĩnh hội trong tác phẩm thông qua những phát ngôn như sau: “Mọi sự lĩnh hội chân thực đều chủ động và đã miêu tả được cái phôi của câu trả lời Chỉ sự lĩnh hội chủ động mới có thể nắm bắt được chủ đề (ý nghĩa

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

của phát ngôn) chỉ bằng chính biện pháp trở thành thì sự trở thành mới có thể nắm bắt Mọi sự lĩnh hội đều là đối thoại Sự lĩnh hội thì đối lập với một câu trả lời khác trong đối thoại Sự lĩnh hội đi tìm một phần diễn ngôn phi diễn ngôn của người phát ngôn” [40, tr.51]

Đối với Bakhtin, tiểu thuyết là thành tựu hoàn hảo của văn xuôi Và cũng chính

vì thế trong tiểu thuyết tính liên văn bản xuất hiện một cách mạnh mẽ nhất: “Còn trong văn xuôi văn chương và nhất là trong tiểu thuyết, tính đối thoại truyền sinh lực

từ bên trong phương thức chính thức Tại nơi phương thức đó, diễn ngôn hình dung

ra đối tượng của nó và phương tiện nó biểu hiện đối tượng, biến đổi ngữ nghĩa học và cấu trúc cú pháp của diễn ngôn Ở đây chúng ta có thể nói là khuynh hướng tương hỗ đối thoại trở thành một sự cố của bản thân diễn ngôn, tạo cảm hứng cho nó và kịch hóa nó từ bên trong trong tất cả các khía cạnh, các phương diện của nó” [40, tr.125] Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức

âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất

đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác” Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng khuynh hướng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt Trong tiểu thuyết không đơn giản là chuyện người này đối thoại với người kia Tính đối thoại trong tiểu thuyết được thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong các diễn ngôn nghệ thuật

Tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki là dẫn chứng tiêu biểu của M

Bakhtin trong quá trình nghiên cứu Nguyên lí đối thoại của M Bakhtin là cơ sở lý thuyết quan trọng để tôi vận dụng để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này Một số công trình nghiên cứu về tính đối thoại trên một số hiện tượng văn học

cụ thể như sau:

Phạm Thành Hưng với bài báo Khả năng đối thoại của một thiên tiểu thuyết,

(Tạp chí Văn học, số 10), năm 1996, đã khai thác khả năng đối thoại giữa tác giả,

nhân vật và người đọc ở tiểu thuyết Công dân Brych của nhà văn Sec I Otrenasech

Phạm Thành Hưng khẳng định rằng: “Hình tượng chàng công dân Brych vẫn tiếp tục đặt ra những câu hỏi cho hiện tại và chứng minh khả năng đối thoại lâu bền của nó” [21, tr.53-58]

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 18/04/2019, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w