Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ởquận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hóa, khuyến khích sự tham gia rộngrãi, tác động vào các thay
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
THEO HƯỚNG CHUẨN HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
THEO HƯỚNG CHUẨN HOÁ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Tư
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu,Phòng Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Sư phạm HàNội 2 - đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy tiến sĩ Phạm Văn Tư,người đã ân cần, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi về khoa học trongsuốt quá trình thực hiện đề tài này
Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống
Đa, lãnh đạo phòng Nội vụ quận Đống Đa, Ban Giám hiệu và giáo viên củacác trường mầm non trên địa bàn Quận đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điềukiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ luận văn này
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong giađình, bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làmluận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng .năm 2018
Người thực hiện
Nguyễn Thương Huyền
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG CHUẨN HOÁ 6
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Các khái niệm cơ bản 10
1.2.1 Quản lý 10
1.2.2 Bồi dưỡng 12
1.2.3 Cán bộ quản lý trường mầm non 12
1.2.4 Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non 13
1.2.5 Chuẩn, chuẩn hóa 13
1.2.6 Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non 14
1.2.7 Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 15
1.3 Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 16
1.3.1 Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 16
1.3.2 Hình thức và phương pháp, kỹ thuật bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 18
1.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non 21
1.4.1 Đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 21
1.4.2 Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 23
Trang 61.4.3 Tổ chức nhân sự bồi dưỡng cán bộ quản lý các trưởng mầm non theo
hướng chuẩn hóa 24
1.4.4 Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 25
1.4.5 Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 26
1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất và điều kiện thực hiện bồi dưỡng 27
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 28
1.5.1 Yếu tố khách quan 28
1.5.2 Yếu tố chủ quan 29
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 32
2.1 Tổng quan về giáo dục và đào tạo ở quận Đống Đa, Hà Nội 32
2.1.1 Vài nét về giáo dục và đào tạo ở quận Đống Đa, Hà Nội 32
2.1.2 Thực trạng giáo dục mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội 34
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hóa 36
2.2.1 Mục đích khảo sát 36
2.2.2 Nội dung khảo sát 36
2.2.3 Các cho điểm và thang đánh giá 37
2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non quận Đống Đa 38
2.3.2 Thực trạng hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 41
2.3.3 Thực trạng phương pháp và kỹ thuật bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 42
2.3.4 Thực trạng thời gian bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 44
Trang 72.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
quận Đống Đa 45
2.4.1 Nhận thức về sự tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non quận Đống Đa 45
2.4.2 Đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non quận Đống Đa theo hướng chuẩn hóa 46
2.4.3 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 48
2.4.4 Thực trạng tổ chức nhân sự bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 51
2.4.5 Thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 54
2.4.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 55
2.4.7 Thưc trạng quản lý các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non 58
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non 60
2.6 Đánh giá chung 62
Tiểu kết chương 2 66
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QỤẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HOÁ 67
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 67
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 67
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 67
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 68
3.1.4 Nguyên tẳc đảm bảo tính khả thi 69
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 69
3.2 Các biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non quận Đống Đa, Hà Nội 70
Trang 83.2.1 Biện pháp 1: Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường khảo sát nhu cầu
bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non của Quận 70
3.2.2 Biện pháp 2: Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức cho cán bộ quả lý tự đánh giá năng lực hiện tại so với chuẩn hiệu trưởng trường mầm non 73
3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 76
3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới xây dựng chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non 78
3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng và các hoạt động nhằm rèn kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng cho cán bộ quản lí trường mầm non 85
3.2.6 Biện pháp 6:Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non 88
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 91
3.4 Khảo nghiệm tính cấn thiết, tính khả thi các biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non quận Đống Đa thành phố Hà Nội 92
3.4.1 Quy trình khảo nghiệm 92
3.4.2 Tính cần thiết của các biện pháp 92
3.4.3 Tính khả thi của các biện pháp 95
Tiểu kết chương 3 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
1 Kết luận 99
2 Khuyến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.1 Quan hệ các chức năng quản lý 11
Biểu đồ 3.1: Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của biện
pháp quản lý bồi dưỡng CBQL trường mầm non quận Đống Đa
theo
hướng chuẩn hóa 97
Bảng 2.1.Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng thực trạng bồi dưỡng và
quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ở quận Đống Đa,
Hà Nội theo hướng chuẩn hóa 37 Bảng 2.2.Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hóa 37
37 Bảng 2.4 Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý quận Đống Đa, Hà Nội .38 Bảng 2.6.Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường mầm non hiện nay .41 Bảng 2.7 Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng cán bộ
quản lý trường mầm non hiện nay 42 Bảng 2.8 Thực trạng mức độ phù hợp của thời gian bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường mầm non hiện nay
44
Bảng 2.9 Đánh giá mức độ quan trọng của quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường mầm non hiện nay 45 Bảng 2.10 Đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
hiện nay 46 Bảng 2.11 Đánh giá quản lý việc lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường mầm non của Phòng Giáo dục - Đào tạo hiện nay 48 Bảng 2.12 Đánh giá mức độ tổ chức nhân sự bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
mầm non theo hướng chuẩn hóa 51
Trang 10Bảng 2.13 Đánh giá việc chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
theo hướng chuẩn hóa hiện nay 54 Bảng 2.14 Đánh giá việc kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng CBQL trường
mầm non theo hướng chuẩn hóa 56 Bảng 2.15 Đánh giá việc quản lý các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng CBQL
trường mầm non 58 Bảng 2.16 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý bồi dưỡng
CBQL theo hướng chuẩn hóa 60 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng
cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 93 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng
CBQL trường mầm non theo hướng chuẩn hóa 95
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, được Thủ tướngChính phủ phê duyệt ngày 23/6/2012 đã chỉ rõ: “Nguyên nhân của những yếukém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưatheo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từnền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và
xã hội; chậm đổi mới cả tư duy và phương thức quản lý Năng lực của cán
bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao Một số bộ phậncán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức Nhằm khắc phụcnguyên nhân những yếu kém trên, giải pháp then chốt là đổi mới và nâng caonăng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo” [38]
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng đã Ban hành về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục khẳng định rằng: “Năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”
[2] Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có liên quan đếnchế độ chính sách, môi trường làm việc của đội ngũ này Năng lực của độingũ cán bộ quản lý ở cấp giáo dục mầm non lại càng quan trọng có ý nghĩaquyết định đến chất lượng của mỗi nhà trường
Với ngành giáo dục mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội, để nâng cao chấtlượng giáo dục mầm non thì một trong những công tác quan trọng là quản lýbồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non Từ nhiều năm qua, Sở giáo dục vàĐào tạo Hà Nội rất quan tâm đến công tác quản lý giáo dục trong đó có giáodục mầm non theo chuẩn, nhất là đối với bậc học mầm non từ khi có Thông tư
Trang 1217/2011/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn Hiệutrưởng trường mầm non Tuy nhiên, việc thực hiện đánh giá cán bộ quản lýtrường mầm non theo chuẩn của ở quận Đống Đa, Hà Nội còn bộc lộ một sốhạn chế như: Kết quả đánh giá xếp loại cán bộ quản lý chưa tương xứng vớihiệu quả công việc mà mỗi cán bộ quản lý trường mầm non đạt được; Cán bộ,giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đôi khicòn thiên về mối quan hệ và tình cảm hơn là căn cứ vào năng lực của cán bộquản lý Từ đó đã dẫn đến hiệu quả đánh giá cán bộ quản lý theo chuẩn chưacao Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non những năm qua mặc
dù đã được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục – Đào tạo nhưng kếtquả đạt được chưa được như mong đợi
Các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên có nhiều công trìnhnghiên cứu nhưng nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non theo hướng chuẩn hóa chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều vàchưa có đề tài nào nghiên cứu tại quận Đống Đa, Hà Nội
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý bồi dưỡng
cán bộ quản lý trường mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hoá”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ởquận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hoá nhằm góp phần nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trênđịa bàn
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Các quan hệ quản lý có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản
lý trường mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hóa
Trang 133.2 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động và quan hệ quản lý có liên quan đến hoạt động bồi dưỡngcán bộ quản lý trường mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩnhoá
4 Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ởquận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hóa, khuyến khích sự tham gia rộngrãi, tác động vào các thay đổi về nhận thức, hành chính, nhân sự và phù hợpvới điều kiện thực tế của giáo dục mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội thì sẽgóp phần nâng cao kểt quả hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon theo hướng chuẩn hóa và qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctrẻ mầm non của Quận
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non theo hướng chuẩn hóa
5.2 Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộquản lý trường mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hoá.5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hóa
5.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lýbồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ở quận Đống Đa, Hà Nội theohướng chuẩn hóa
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non theo hướng chuẩn hóa (theo các tiêu chuẩn của chuẩn Hiệu trưởngtrường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành)
Trang 146.2 Giới hạn về khách thể khảo sát
Khảo sát cán bộ quản lý bao gồm: Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáodục và Đào tạo, cán bộ Phòng Nội vụ quận; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,giáo viên của trường mầm non trên địa bàn ở quận Đống Đa, Hà Nội từnăm 2014 đến năm 2017
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu các tàiliệu về quản lý giáo dục, các quan điểm dưới góc độ quản lý giáo dục có liênquan đến hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi để khảo sátthực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm nontheo hướng chuẩn hóa ở các trường mầm non quận Đống Đa, Hà Nội
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trực tiếp phỏng vấn sâu cán bộ, chuyênviên phòng Giáo dục – Đào tạo quận Đống Đa, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
và giáo viên các trường mầm non của Quận nhằm bổ sung thêm các luận cứkhoa học từ kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để quan sát hoạtđộng quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non trong quận Đống Đa
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vựcquản lý giáo dục đặc biệt là các cán bộ quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộquản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa về sự cần thiết, tính khả thicủa các biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theohướng chuẩn hóa giia đoạn hiện nay
Trang 157.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lý kết quả nghiên cứu và rút ra các kết luận bằng phương phápthống kê toán học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các tài liệu thamkhảo, mục lục, danh mục các bảng biểu, chữ viết tắt và phụ lục, nội dung củaluận văn được cấu trúc theo 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non theo hướng chuẩn hoá
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hoá
Chương 3: Các biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon ở quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hoá
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG CHUẨN HOÁ
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Bàn về lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng, nhóm Business edge
trong tác phẩm “Bản chất quản trị nguồn nhân lực xây dựng đội quân tinh nhuệ”
đã chỉ ra trong giai đoạn này cần phải: “Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; Lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; Xác định thời gian đào tạo, bồi dưỡng thích hợp; Đề ra cách thức đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng; Ước tính các nguồn lực cần huy động cho đào tạo, bồi dưỡng” [4, tr43] Đây là quan
điểm hết sức quan trọng không chỉ trong kinh doanh mà trong lĩnh vực giáo dụcđào tạo cũng cần có đội quân tinh nhuệ, đội chuyên gia Đội quân đó cần đượcquản lý đào tạo, bồi dưỡng thông qua kế hoạch và phải làm tốt ngay từ khâu lập
kế hoạch để “không cho phép tạo ra sản phẩm kém chất lượng”
E.Ribaraca (Hunggari) cho rằng: một quá trình đào tạo, bồi dưỡng nên bắtđầu từ việc xác định mục tiêu và trên cơ sở xác định nội dung đào tạo, bồidưỡng, cuối cùng là đánh giá kết quả Theo bà, xác định kết quả học tập đượctiến hành bằng cách so sánh trình độ đầu vào và đầu ra về tri thức và kĩ năng củangười học [14]
Nhóm Business edge cho rằng: xây dựng “đội quân tinh nhuệ” ngoài bàn
về vấn đề đào tạo, cách lập và thực hiện kế hoạch đào tạo để có đội quân tinhnhuệ, họ còn bàn về vấn đề đánh giá hiệu quả đào tạo Trong giai đoạn này, theo
họ các nhà quản lý bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cần đưa ra các câu hỏi:Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng có đạt được không? Phản ứng của người học vớichương trình đào tạo, bồi dưỡng như thế nào? Tổ chức nhận được những kết quả
gì từ đào tạo, bồi dưỡng [4, tr.43]
Trang 17Các nhà nghiên cứu Rumani cho rằng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phảithể hiện ở 3 mức độ: Chất lượng được phản ánh thông qua hoạt động quản lý vàhình thành phong cách lãnh đạo mới, phản ứng nhạy bén trước những biến độngxảy ra; Các nghiên cứu phải có ứng dụng thực tiễn; Các nhà lãnh đạo không chỉbiết hành động như một chuyên gia mà còn là một nhà chính trị có nhãn quanrộng [40]
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1989 cuốn “Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng” được xuất bản Năm
1994 một số sách về mầm non được xuất bản như “Quản lý giáo dục mầm non” của tác giả Phạm Thị Châu [12] ; “Một số vấn đề quản lý trường mầm non” của
tác giả Đinh Văn Vang [42] Có thể nói đây là những công trình đầu tiên dề cậpđến công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
Năm 2008 Bộ Giáo dục – Đào tạo và Học viện Quản lý giáo dục đã cóchuyên đề bồi dưỡng “Quản lý giáo dục và quản lý trường mầm non và các chuyên đề chuyên biệt”, trong đó có chỉ ra được nguyên tắc, một số phươngpháp quản lý trường mầm non, năng lực quản lý của cán bộ quản lý các trườngmầm non [7]
Tháng 5 năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xuất bản cuốn tài liệu hộithảo – tập huấn, trong đó đề cập đến nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý
trường mầm non lưu hành nội bộ Nội dung gồm 5 mô đun nhằm “Phát triển năng lực cho cán bộ quản lý trường mầm non về lãnh đạo và quản lý trường học, chủ động trong đổi mới lãnh đạo, quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của nhà trường và xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [9, tr.14-15]
Hai tác giả là Phan Thị Lan Anh và Trần Ngọc Giao với chuyen đề bồi
dưỡng “Tài liệu tập huấn triển khai chuẩn hiệu trưởng trường mầm non” Tàiliệu này được biên soạn dựa trên Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14
Trang 18tháng 4 năm 2011 quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non Tài liệu đãđược triển khai tập huấn rộng rãi cho các đối tượng là hiệu trưởng, phó hiệutrưởng trường mầm non trên toàn quốc Nội dung tài liệu phong phú baohàm nhiều nội dung liên quan đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán
bộ quản lý trường mầm non đáp ứng yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng trườngmầm non [1]
Tác giả Nguyễn Hữu Lê Duyên với đề tài “Thực trạng hoạt động quản lýviệc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại Thànhphố Hồ Chí Minh” Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý việc bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên một số trường mầm non tại thành phố Hồ ChíMinh, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này từ đó đềxuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên mầm non [15]
Tác giả Trần Thị Hiền với đề tài “Quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non ởThành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc theo chuẩn nghề nghiệp” Đề tài đã hệthống hóa được những vấn đề lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm nontrên cơ sở đó đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên của 9trường mầm non, đánh giá được thành công và hạn chế , nguyên nhân trongcông tác quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởngđến hoạt động này Từ đó đề tài đã đề xuất được các biện pháp quản lý dưỡnggiáo viên mầm non ở Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc theo chuẩn nghềnghiệp , khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
đã đề xuất [25]
Nghiên cứu nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục có một số tác giả
Vũ Lan Hương với công trình “Một vài suy nghĩ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục hiện nay” đã chỉ ra được thực trạng công tác đào tạo, dưỡng cán bộ quản lý giáo dục hiện nay, kết quả đạt được và một số bất cập, từ đó tác giả đề xuất được một số giải pháp dể khắc phục một số bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hiện nay [26].
Trang 19Còn có tác giả Hoàng Đức Minh và Phan Thị Lan Anh trong công trình
“Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2012” đã triển khai các nội dung cụ thể trên cơ sở thông tư hướng dẫn về chuẩnhiệu trưởng và chuẩn giáo viên mầm non Các tác giả đã chỉ ra được những nộidung cụ thể cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý trường mầm non như bồi dưỡng
2011-về công tác phổ cập cho trẻ 5 tuổi, công tác quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc sức khỏe, giáo dục trẻ tại các trường mầm non [31]
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Thủy với đề tài “Các biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn của hiệu trưởng các trường mầm non Hà Nội”
năm 2002 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến năng lực chuyênmôn của hiệu trưởng các trường mầm non, thực trạng năng lực chuyên môn củahiệu trưởng các trường mầm non, đồng thời đề xuất được 5 biện pháp để nângcao năng lực chuyên môn của hiệu trưởng các trường mầm non Hà Nội
Năm 2009, tác giả Nguyễn Trọng Thuyết với đề tài luận án “Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục mầm non” của Viện Khoa học
Giáo dục đã xây dựng được cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ quản lý giáodục mầm non, khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng đào tạo cán bộquản lý giáo dục trường mầm non, chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng, từ
đó đề tài đã đề xuất được các giải pháp và tiến hành thực nghiệm nhằm nângcao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý trường mầm non [40]
Tác giả Nguyễn Thị Bích Liễu với đề tài luận án “Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cho Hiệu trưởng trường mầm non” trong đề tài này xác định được cơ sở
lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập thựchành trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cho hiệutrưởng trường mầm non, từ đó đề tài cũng đã đề xuất được quy trình, cáchthức sử dụng một số bài tập và bài tập cụ thẻ ứng dụng thực hành bồi dưỡngcán bộ quản lý trường mầm non có tính cấp thiết và khả thi cao [32]
Trang 20Mới nhất năm 2017 có đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản
lý trường mầm non theo tiếp cận năng lực ở Trường Cao đẳng Sư phạm TháiBình” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh Đề tài đã đánh giá được thực trạng quản
lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo tiếp cận nănglực ở Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, qua đó đề xuất được 5 biện pháp,khảo nghiệm được sự cần thiết và tính khả thi của cả 5 biện pháp này nhằmnâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon theo tiếp cận năng lực ở Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình [21]
Tóm lại, tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước
cho thấy, nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non
đã được triển khai nhưng chưa nhiều, chủ yếu là các đề tài về quản lý bồi dưỡnggiáo viên mầm non, hơn nữa đề tài mà chúng tôi nghiên cứu là dưới cách tiếptheo hướng chuẩn hóa và chưa cso đề tài nào được thực hiện trên địa bàn quậnĐống Đa, thành phố Hà Nội Do đó, đề tài được lựa chọn phù hợp với chuyênngành quản lý giáo dục và không trùng với tác giả nào Trên cơ sở kế thừa, tiếpthu những nghiên cứu đã có đề tài nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
Vấn đề 1: Xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng cán bộ quản
lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Vấn đề 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ở
quận Đống Đa, Hà Nội theo hướng chuẩn hóa như thế nào? Đã có những thànhcông gì? Còn những hạn chế nào? Nguyên nhân từ đâu?
Vấn đề 3: Có thể vận dụng tiếp cận chuẩn hóa vào công tác quản lý bồi
dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non như thế nào? Và bằng những biện pháp
Trang 21Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là tác động có hướngđích của chủ thể quản lý, dựa trên nhận thức những quy luật khách quan của hệquản lý đến các quá trình đang diễn ra nhằm đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu”[35]
Còn tác giả Trần Kiểm thì cho rằng: “Quản lý là những tác động chủ thểquản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng điều chỉnh, điều phốicác nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nộilực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” và
“quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thànhviên của hệ
- nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [30]
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003): “Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” “Quản lý là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [13].
Quản lý có các chức năng cơ bản: kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo; kiểm trađánh giá Các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong yếu tốthông tin có vai trò quan trọng trong tất cả các bước, nó vừa là điều kiện, vừa làphương tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng quản lý Tác giả
Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quản lý: "không có thông tin, không có quản lý" [ 13 ].
Trang 22Từ những quan niệm trên trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệmquản lý các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc.
Tác giả Nguyễn Minh Đường thì cho rằng: “Bồi dưỡng có thể coi là quátrình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong mỗi cấphọc, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [18]
Tóm lại, từ các quan điểm trên cho thấy: bồi dưỡng là quá trình bổ sung,cập nhật những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho một hoạt động, đảm bảo chohoạt động đó được tiến hành có hiệu quả hơn
1.2.3 Cán bộ quản lý trường mầm non
Cán bộ quản lý trường mầm non là những người chịu trách nhiệm quản
lý các hoạt động của trường mầm non được tín nhiệm về đạo đức, chuyênmôn, năng lực tổ chức, quản lý trường học
Cán bộ quản lý trường mầm non thường bao gồm: Hiệu trưởng và phóhiệu trưởng
* Hiệu trưởng trường mầm non
Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị, vừa là người quản lý đơn vị, vừa làngười lãnh đạo đơn vị Nhiệm vụ của người lãnh đạo: Xây dựng đơn vịthành một hệ thống gắn bó đồng thuận với nhau và thích nghi với mọi biếnđổi của môi trường; dẫn dắt hệ thống, người cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm
vụ chính trị đặt ra cho đơn vị; biết bao quát được cả hai vai trò vừa là thủ
Trang 23trưởng của đơn vị làm cho mọi người tâm phục, chấp hành quyết định,mệnh lệnh do mình đề ra và thủ lĩnh đơn vị làm cho mọi người tâm phụcđồng tình, đồng thuận với các ý tưởng phát triển đơn vị do mình khởixướng [6].
Theo Điều lệ trường mầm non 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Hiệutrưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động củatrường Hiệu trưởng trường phải có trình độ từ trung học sư phạm trở lên, có thờigian công tác giáo dục mầm non ít nhất 5 năm, được tín nhiệm về đạo đức vàchuyên môn, có năng lực tổ chức và quản lý trường học” [6]
Phó hiệu trưởng trường mầm non: là người giúp việc của hiệu trưởng nhàtrường Chịu sự phân công công việc của hiệu trưởng Phải tham gia các lớp bồidưỡng liên quan đến lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản
lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non có vị trí, vai trò vô cùng quantrọng Họ là hạt nhân lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các chủ trươngđường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước Họ là nhân tốquyết định hiệu quả thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do BộGiáo dục và Đào tạo quy định
1.2.4 Chuẩn, chuẩn hóa
- Chuẩn thuật ngữ tiếng Anh là Standard còn theo Từ điển tiếng Việt:
“Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm chođúng; chuẩn còn là cái được chọn làm mẫu để thực hiện một đơn vị đo lường”[41]
- Chuẩn hóa: Theo Văn kiện Đại hội Đảng: “Có thể hiểu bước đầu nội dungcủa chuẩn hóa trước hết là chuẩn hóa chương trình, nội dung giáo dục, sách giáokhoa, giáo trình và quy trình giáo dục (kiểm tra, đánh giá, chất lượng), xác định
rõ tiêu chí đánh giá sản phẩm xã hội của giáo dục là con người” [16]
Trang 241.2.5 Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non
1.2.5.1 Giới thiệu chuẩn
Theo khoản 1, điều 3 Thông tư ban hành chuẩn hiệu trưởng trườngmầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011 chuẩn hiệu trưởng được hiểunhư sau:
“Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng vềphẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm; năng lực quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đìnhtrẻ và xã hội” [8]
Chuẩn hiệu trường gồm 4 tiêu chuẩn, 19 tiêu chí, 127 chỉ số
Chuẩn hiệu trưởng là thước đo năng lực của hiệu trưởng hay là mụctiêu để hiệu trưởng hoàn thiện mình, tự đánh giá mình đang ở đâu để có chiếnlược học tập, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyênmôn, cũng như liên quan đến công tác quản lý, lãnh đạo trường mầm non,công tác phối hợp với gia đình và xã hội liên quan đến chức năng, nhiệm vụcủa hiệu trưởng
Thông qua bộ chuẩn hiệu trưởng sẽ giúp cho các cơ sở quản lý trườngmầm non trực tiếp là phòng giáo dục – đào tạo cấp huyện có cơ sở để nhậnxét, đánh giá, xếp loại hiệu trưởng liên quan đến công tác bổ nhiệm hoặc miễnnhiệm cũng như đề xuất các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ củahiệu trưởng các trường mầm non
Chuẩn hiệu trưởng là cơ sở khoa học quan trọng thúc đẩy giáo dụcmầm non phát triển theo định hướng
Trong Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT đã nêu rõ 4 tiêu chuẩn củahiệu trưởng:
- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn 2 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mầm non
Trang 25- Tiêu chuẩn 3 Năng lực quản lý trường mầm non
- Tiêu chuẩn 4 Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội
1.2.5.2 Chuẩn Phó Hiệu trưởng
Theo Hướng dẫn số 630/BGDĐT-NGcán bộ quản lýgiáo dục ngày 16tháng 02 năm 2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá,xếp loại Phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốctrung tâm giáo dục thường xuyên, cấp phó sẽ được đánh giá theo các Tiêuchuẩn được quy định trong Thông tư dành cho cấp trưởng tương ứng
1.2.6 Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
Xuất phát từ thực tiễn và các nguồn tư liệu về quản lý giáo dục ta thấy: Bồidưỡng cán bộ quản lý là quá trình bồi dưỡng người quản lý phát triển phẩm chất
và năng lực lãnh đạo nhà trường
Bồi dưỡng người cán bộ quản lý nâng cao nhận thức, trách nhiệm phân bổcác nguồn lực về nhân lực, tài lực, vật lực để vận hành mọi hoạt động nhằm đạtmục tiêu của tổ chức
Bồi dưỡng cán bộ quản lý là bồi dưỡng khả năng xác định phương hướng,mục tiêu tầm nhìn theo từng giai đoạn, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều phốicác mối quan hệ và động viên, thuyết phục con người nhằm đạt hiệu quả hoạtđộng công việc của tổ chức
1.2.7 Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩnhóa là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đếnđội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non thông qua hoạt động bồi dưỡng giúpcho cán bộ quản lý trường mầm non nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ liên quan đến công việc nhằm giúp đội ngũ này thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Trang 26Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theohướng chuẩn hóa là quá trình tác động nhằm đạt đến mục tiêu bồi dưỡng bằngviệc thực hiện các khâu của quá trình quản lý bồi dưỡng hoạt đông này đó là:Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.
1.3 Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
1.3.1 Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
1.3.1.1 Mục tiêu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Xuất từ quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung,giáo dục mầm non nói riêng, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp4.0, thế giới phẳng thì việc nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộquản lý trường mầm non là một trong những yêu cầu quan trọng nhất giúpcho việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay.Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo bướng chuẩn hóa nhằmđạt được một số mục tiêu cơ bản sau:
Giúp cán bộ quản lý trường mầm non hiểu và nắm vững quan điểm,đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước liên quan đến giáodục mầm non
Giúp cán bộ quản lý các trường mầm non hiểu và xây dựng được tầmnhìn, sứ mạng, biết cách lựa chọn và sử dụng phong cách, phương pháp lãnhđạo hiệu quả trong điều kiện, bối cảnh cụ thể của trường mình
Nâng cao kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý trường mầm non đặc biệt
là liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởngtrường mầm non qua đó giúp họ phát triển năng lực bản thân, đáp ứng đượcnhững thay đổi của môi trường
Trang 271.3.1.2 Nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Tập trung bồi dưỡng cho người cán bộ quản lý về nâng cao phẩm chấtchính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;năng lực quản lý trường mầm non cao năng lực tổ chức phối hợp với gia đìnhtrẻ và xã hội
Căn cứ vào 4 tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, PhòngGiáo dục và Đào tạo có thể xây dựng 4 module bồi dưỡng cán bộ quản lý, mỗimodule gồm có các chuyên đề gắn với tiêu chí, chỉ số chuẩn Hiệu trưởng cụthể là:
- Module 1: Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp (3 chuyên đề)
Chuyên đề 1: Quan điểm và đường lối phát triển giáo dục và đào tạoViệt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chuyên đề 2: Phong cách và kỹ năng giao tiếp của người cán bộ quản lýtrường mầm non
Chuyên đề 3: Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường mầm non
- Module 2: Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (5 chuyên đề)
Chuyên đề 4: Quản lý tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm nonChuyên đề 5: Kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt động trải nghiệm vàgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non
Chuyên đề 6: Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý trường mầmnon
- Module 3: Nâng cao năng lực quản lý trường mầm non (5 chuyên đề)
Chuyên đề 7: Xây dựng chiến lược phát triển trường mầm non
Chuyên đề 8: Phát tiển đội ngũ trong trường mầm non
Trang 28Chuyên đề 9: Quản lý tài chính, tài sản trong trường mầm non
Chuyên đề 10: Nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá trong trường mầm non.Chuyên đề 11: xây dựng chuẩn chất lượng trường mầm non
- Module 4: Nâng cao năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng (2 chuyên đề
Chuyên đề 12: Công tác giáo dục, truyền thông trong trường mầm nonChuyên đề 13: Xã hội hóa trong giáo dục mầm non
Trong triển khai thực hiện, tùy vào năng lực của cán bộ quản lý để có thểlựa chọn những module, chuyên đề phù hợp để làm nội dung bồi dưỡng hoặc
bổ sung, lựa chọn thêm các module, chuyên đề bồi dưỡng cần thiết khác phùhợp, sát với đặc thù từng đơn vị, vùng miền, điều kiện phát triển kinh tế, vănhóa, giáo dục của địa phương hướng đến xây dựng tổ chức nhà trường pháttriển vững mạnh theo hướng chuẩn hóa trong thời kỳ đổi mới
1.3.2 Hình thức và phương pháp, kỹ thuật bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
1.3.2.1 Hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Trên cơ sở nội dung bồi dưỡng và đặc thù của bậc học mầm non ta cóthể thực hiện bổi dưỡng theo các hình thức:
+ Bồi dưỡng ban đầu: là hình thức bồi dưỡng đối với những cán bộ quản
lý trường mầm non lần đầu được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởnghoặc những cán bộ, giáo viên trong quy hoạch hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,giúp họ có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý ở trường mầmnon
+ Bồi dưỡng lại: là hình thức bồi dưỡng thường được áp dụng đối vớinhững cán bộ quản lý trường mầm non chưa đạt chuẩn, hoặc trong quá trình
bổ nhiệm họ còn thiếu một vài tiêu chí mềm cần phải được trang bị để họ làmtốt công việc quản lý của mình ở trường mầm non
Trang 29+ Bồi dưỡng nâng chuẩn: Đây là hình thức được áp dụng định kỳ nhằmciúp cho cán bộ quản lý trường mầm non không lạc hậu tri thức chuyên môn,quản lý, các thông tin để tiếp cận các tri thức tiên tiến, hiện đại áp dụng trongcông tác quản lý nhà trường Qua đó không chỉ giúp họ đạt chuẩn mà cònnâng cao hơn về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý so với chuẩn hiệutrưởng, phó hiệu trưởng.
+ Tự bồi dưỡng: Là hình thức đang được áp dụng rộng rãi phổ biến nhất
vì nó phù hợp với đặc điểm, công việc và điều kiện của cán cán bộ quản lýtrường mầm non, do đó việc bố trí thời gian để người cán bộ quản lý lý tự bồidưỡng, tự nghiên cứu các nội dung học tập và liên hệ thực tế với bài học cụthể ở tại trường họ là yêu cầu quạn trọng, biến quá trình bồi dưỡng thành tựbồi dưỡng, đào tạo thành tự đào tạo giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ năng lãnhđạo, quản lý
1.3.2.2 Phương pháp và kỹ thuật bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
a) Phương pháp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng; “Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tronggiáo dục cũng là hình thái chiếm lĩnh hiện thực, nhưng gắn với đặc trưng củaquá trình sư phạm” [36]
Có thể hiểu phương pháp đào tạo, bồi dưỡng bao gồm các phương phápgiáo dục dạy học và các phương pháp đặc trưng nghề nghiệp Phương phápdạy học và phương pháp giáo dục luôn nằm trong một thể thống nhất Tuynhiên mỗi loại phương pháp có tính trội riêng: phương dạy học giúp ngườihọc nắm vững được kiến thức, kĩ năng; phương pháp giáo dục giúp người họctích luỹ được kinh nghiệm sống và thể nghiệm trong các hoạt động giao lưu,hoạt động xã hội
Trang 30Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Phương pháp bồi dưỡng là hệthống các cách sử dụng của chủ thể quản lý tiến hành nhằm nâng cao phẩmchất đạo đức, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non đáp ứngyêu cầu đổi mới ttrong giai đoạn hiện nay bằng một số phương pháp sau:+ Phương pháp thuyết trình: Khi trình bày vấn đề nào đó cần phải đặtvấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề theonội dung bồi dưỡng.
+ Phương pháp động não: Động não là phương pháp kích thích óc sángtạo của người tham gia bồi dưỡng, giúp họ đưa ra nhiều ý tưởng, giải phápcho một vấn đề nào đó
+ Phương pháp thảo luận nhóm: Chia lớp bồi dưỡng thành nhiềunhóm nhỏ Mỗi nhóm bàn luận về một vấn đề hay cùng tìm ra câu trảlời cho vấn đề do người tập huấn đưa ra
+ Phương pháp học bằng trải nghiệm: là cách thức người bồi dưỡngkhuyến khích người tham gia bồi dưỡng trải nghiệm thực tiễn bản thân hoặc
từ những người xung quanh từ đó giúp họ hiểu và nắm vững cách rút ra bàihọc từ đó lại áp dụng vào thực tiễn hoạt động
+ Phương pháp đóng vai: Là phương pháp người tập huấn tạo ra tìnhhuống, phân vai, phân cảnh giúp cho người bồi dưỡng tham gia đóng vai tìnhhuống từ đó rút ra những bài học cần thiết
b) Kỹ thuật bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm nontheo hướng chuẩn hóa thì việc sử dụng và khai thác hiệu quả các kỹ thuật bồidưỡng cán bộ quản lý là rất quan trọng Trong đó người tập huấn có thể linhhoạt, sáng tạo sử dụng một số kỹ thuật bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon sau:
Trang 311.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
1.4.1 Đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Thực hiện đánh giá cán bộ quản lý đúng, đủ các bước theo Hướng dẫn số3619/BGDĐT-NGcán bộ quản lýGD ngày 2/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đàotạo V/v Đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT; Hướng dẫn số 630/BGDĐT-NGCB QLGD ngày 16 tháng 02 năm
2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại Phóhiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và Phó Giám đốc Trung tâmGiáo dục thường xuyên
Quy trình đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo hướng chuẩn hóađược thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1 Cán bộ quản lý tự đánh giá, xếp loại
Dựa vào chuẩn quy định, từng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tự đánh giátheo phiếu tự đánh giá theo quy định tại Phụ lục 1, Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo [8]
Trang 32+ Theo số điệm đã đạt được theo từng tiêu chí, cán bộ quản lý tự xếp loạitheo 1 trong 4 mức quy định: (Xuất sắc, khá, trung bình, loại khá hoặc loạikém).
+ Cán bộ quản lý trường mầm non phải đánh giá, xác định xem bản thân
có điểm mạnh gì nổi trội, điểm yếu gì cần khác phục từ đó nêu ra được biệnpháp để phát huy điểm mạnh và có phương án khắc phục điểm yếu của bảnthân
- Bước 2 Các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nhận xét, đánhgiá cán bộ quản lý của trường mình
+ Lựa chọn đại diện Đảng hủy hoặc ban chấp hành công đoàn (chủ tịchcông đoàn chủ trì, điều hành việc đánh giá cán bộ quản lý theo quy định
+ Người chủ trì giới thiệu từng cán bộ quản lý báo cáo kết quả tự đánhgiá trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường
+ Người chủ trì điều hành việc góp ý, đánh giá hiệu trưởng, phó hiệutrưởng theo số điểm đã ghi vào Phiếu tự đánh giá [8]
+ Người chủ trì điều hành việc thành lập ban kiểm phiếu, sau đó tiếnhành bỏ phiếu theo quy định
- Bước 3 Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ quản lý cáctrường mầm non đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý
Căn cứ vào kết quả của việc tự đánh giá, xếp lại của hiệu trưởng, phóhiệu trưởng các trường mầm non, kết hợp với kết quả đã đánh giá từ cán bộ,giáo viên, nhân viên nhà trường theo mẫu thủ trưởng cơ quan (trường phònggiáo dục – đào tạo cấp huyện) sẽ điều hành việc đánh giá, xếp loại cán bộquản lý trường mầm non hàng năm [8]
Khi đã có kết quả, cấp trên của cán bộ quản lý trường mầm non cầnthông báo rộng rãi, công khai kêt quả đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý cáctrường mầm non tới từng trường để các cán bộ, giáo viên, nhân viên của từngtrường biết được thông tin, có thể đăng tải lên trang thông tin điện tử để cáctrường tiện theo dõi
Trang 331.4.2 Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Lập kế hoạch là chức năng quan trọng của hoạt động quản lý Do vậyviệc lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theoChuẩn Hiệu trưởng là một chức năng quan trọng của hoạt động này với nộidung chính là sự sắp đặt có tính toán trước một cách khoa học các mục tiêu,giải pháp thực hiện, trình tự tiến hành công việc của người quản lý trongkhoảng thời gian định sẵn trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực để côngviệc được tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao
Khi tiến hành lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non theo hướng chuẩn hóa, phòng Giáo dục và Đào tạo cần theo quytrình như sau: Căn cứ vào kết quả tự đánh giá và sự tham gia góp ý, đánh giácán bộ quản lý của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường về 4 tiêu chuẩn,
để xây dựng kế hoạch về nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường mầm non;nâng cao năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội
Kế hoạch cần đưa ra mục tiêu, nội dung, thời gian, nguồn lực, kinh phí tổchức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đạt mục tiêu đề ra
Quy trình lập kế hoạch phải trả lời được các câu hỏi:
+ Cần đạt những tiêu chuẩn, chỉ số nào?
+ Muốn bồi dưỡng những tiêu chuẩn, chỉ số nào? (module, chuyên đềnào?)
+ Tự học, tự bồi dưỡng như thế nào?
+ Làm thế nào để đánh giá được sự tiến bộ?
+ Bổ sung, điều chỉnh phù hợp?
Từ đó có thể lập kế hoạch bồi dưỡng cho từng năm học hoặc giai đoạnđúng theo quy trình
Trang 34Việc lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm noncủa phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện bao gồm các nội dung cụ thể sau:(1) Phân công cá nhân và hình thành bộ phận lập kế hoạch bồi dưỡngcán bộ quản lý
(2) Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
(3) Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
(4) Xác định được mục tiêu hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý
(5) Xây dựng các phương án bồi dưỡng cán bộ quản lý
(6) Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cán bộ quản lýcho cả năm học
(7) Đánh giá, lựa chọn phương án và ra quyết định bồi dưỡng cán bộquản lý
1.4.3 Tổ chức nhân sự bồi dưỡng cán bộ quản lý các trưởng mầm non theo hướng chuẩn hóa
Tổ chức nhân sự bồi dưỡng cán bộ quản lý các trưởng mầm non theohướng chuẩn hóa của phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện bao gồm các nộidung chủ yếu sau:
(1) Xác định các bộ phận tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lý trườngmầm non (phòng giáo dục, sở giáo dục, các chuyên gia )
(2) Xác định nhiệm vụ, nội dung công việc của các bộ phận tham giabồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
(3) Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia bồi dưỡng cán
bộ quản lý trường mầm non
(4) Tập huấn, quán triệt mục đích công việc cho các bộ phận tham giabồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non
(5) Tổ chức phối hợp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục
để họ tham gia bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
Trang 35(6) Phối hợp với các chuyên gia tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lýtrường mầm non
1.4.4 Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý Sau khi lập kếhoạch, sắp xếp tổ chức phân công, phân nhiệm cho từng thành viên thì côngtác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướngchuẩn hóa phải được điều khiển thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra trong kếhoạch Người lãnh dạo, quản lý khi chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản
lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa phải ra các quyết định thực hiện.Khi ra quyết định, cần phải xác định rõ ràng vấn đề và lựa chọn phương ánthực hiện Việc ra quyết định quán xuyến trong suốt quá trình quản lý bồidưỡng cán bộ quản lý trường mầm non, từ việc xây dựng tổ chức cho đến việckiểm tra, đánh giá Khi ra quyết định cần phải trả lời 3 câu hỏi:
Giữa hiện trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theohướng chuẩn hóa; yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lýtrường mầm non giai đoạn hiện nay có những khác biệt gì?
Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện có nhận thức đầy đủ, cóchịu trách về sự khác biệt đó hay không?
Có đủ nguồn lực để lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết địnhgiải quyết sự khác biệt đó không?
Ở bước này, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo phải chủ động điềuhành tổng thể mọi hoạt động nhưng cũng cần phát huy sự sáng tạo, năng độngcủa các thành viên tham gia thực hiện, lắng nghe, tiếp thu những kinh nghiệm
và điều chỉnh kế hoạch Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các trưởng mầmnon theo hướng chuẩn hóa của phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện baogồm các nội dung chủ yếu sau:
Trang 36(1) Điều khiển bộ máy tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon hiệu quả
(2) Ra các quyết định kịp thời liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cán bộquản lý trường mầm non
(3) Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản
Kiểm tra, đánh giá là chức năng đặc biệt quan trọng đối với cán bộ quản
lý Đây được coi là khâu quan trọng cần được thực hiện thường xuyên, liêntục trong quá trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướngchuẩn hóa
Kiểm tra, đánh giá vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trìnhmột sự việc kết thúc, vừa kiểm tra các điều kiện tiên quyết cho một chu trìnhquản lý mới Vì thế, quản lý mà không kiểm tra, đánh giá thì công tác quản lýbồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non sẽ dễ trở thành hình thức
Trong quá trình quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theohướng chuẩn hóa thì đơn vị bồi dưỡng không chỉ kiểm tra việc giảng bài củagiảng viên như thế nào mà bên cạnh đó phải phân tích góp ý những ưu điểm,thiếu sót, đặc biệt là nguyên nhân để giảng viên làm việc tốt hơn Đối với họcviên tham gia bồi dưỡng là cán bộ quản lý các trường mầm non cần kiểm traxem trong quá trình tham gia bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực họ có khókhăn gì về việc học tập bồi dưỡng không? Thời gian bồi dưỡng là nhanh hay
Trang 37chậm, có thiết thực và phương thức như vậy đã phù hợp hay chưa? để từ đóđiều chỉnh các bộ phận liên quan phối hợp trong thực hiện hoạt động.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá, các đơn vị bồi dưỡng cần thực hiện: Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm nontheo hướng chuẩn hóa của phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện bao gồm cácnội dung chủ yếu sau:
(1) Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồidưỡng
(2) Qui định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng
(3) Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồidưỡng
(4) Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng
(5) Xử lý các cán bộ quản lý không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng
Tóm lại, đánh giá hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm nontheo tiếp cận năng lực là một giải pháp quan trọng của nhà quản lý Nhờ kiểmtra đánh giá mà nhà quản lý tránh duy ý chí và bám chắc các mục tiêu đã xácđịnh
1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất và điều kiện thực hiện bồi dưỡng
Đảm bảo các điều kiện về phương tiện công nghệ thông tin, phòng học,môi trường phục vụ hoạt động bồi dưỡng tốt nhất có thể
Chuẩn bị tài liệu cần thiết, tài liệu bắt buộc và tham khảo đúng yêu cầu
từ module, chuyên đề cần bồi dưỡng
Chế độ cho người học: Có kinh phí hỗ trợ điều kiện phục vụ bồi dưỡng
và người học; Tạo mọi điều kiện về thời gian để cán bộ quản lý thực hiện bồidưỡng
Chế tài: Khen thưởng kịp thời những cán bộ quản lý thực hiện bồi dưỡng
và tự học, tự bồi dưỡng đạt kết quả tốt và sau mỗi đợt bồi dưỡng có thêm hiểubiết, kiến thức; chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường đi lên
Trang 381.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa
1.5.1 Yếu tố khách quan
* Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với cán bộ quản lý trường mầmnon: sự phát triển giáo dục của của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chủtrương, đường lối lãnh đạo của quốc gia đó một nhà nước quan tâm đến giáodục và coi giáo dục là "quốc sách hàng đầu" để đầu tư đúng mức cho giáo dục
và đưa ra những quyết sách đúng đắn, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiệnnay thì quốc gia đó sẽ phát triển nhanh chóng có thể thấy rằng sự phát triểngiáo dục nói chung và sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm nonnói riêng chịu sự tác động của cơ chế chính sách mà nhà nước ban hành
*Chương trình bồi dưỡng và các hoạt động rèn kỹ năng tự học, tự bồidưỡng cho cán bộ quản lý trường mầm non: Việc xây dựng các chương trìnhbồi dưỡng và các hoạt động phù hợp qua đó giúp cho cán bộ quản lý cáctrường mầm non có thể rèn luyện kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng cho cán bộquản lý các trường mầm non qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạtđộng bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non
*Nội dung, phương pháp bồi dưỡng: nội dung không phù hợp khiến cán
bộ quản lý thấy không cần thiết cho công việc hoặc nhu cầu của họ đã đủ.Phương pháp truyền thụ của giảng viên có phù hợp với đối tượng vừa làm vừahọc hay không, có khơi dậy vốn kinh nghiệm của học viên hay không lànhững vấn để ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon theo hướng chuẩn hóa
* Phân cấp quản lý cán bộ quản lý trường mầm non: Giao quyền chủ động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non cho phòng Giáo dục – Đào tạo
Việc phân cấp quản lý được quy định rất rõ tại Thông tư 43/TT-CP theohướng giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho địa phương và các cơ sở
Trang 39giáo dục được chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lýtrường mầm non Mặt khác, cũng đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có đủnăng lực hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
* Quy định về khen thưởng, kỷ luật liên quan đến hoạt động bồi dưỡng
Cơ chế này có tác dụng thúc đẩy, điều chỉnh quá trình quản lý bồidưỡng cán bộ quản lý Đây là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý bồidưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo tiếp cận năng lực
- Khả năng ngoại ngữ và tin học của cán bộ quản lý trường mầm non:trong điều kiện hiện nay thì khả năng về sử dụng ngoại ngữ mà chủ yếu làtiếng Anh và khả năng sử dụng máy tính, internet và các phần mềm CNTT…
có ảnh hưởng vô cùng lớn đến công tác bồi dưỡng, nhất là tự bồi dưỡng vàkết quả bồi dưỡng
- Điều kiện, thời gian dành cho bồi dưỡng hạn chế cũng làm việc họckéo dài, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc
Trang 40Tiểu kết chương 1
Từ việc phân tích tài liệu trong nước và nước ngoài luận văn đã xácđịnh được vấn đề nghiên cứu - Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon theo hướng chuẩn hoá Khung lý luận của luận văn được xác định:
Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩnhóa là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đếnđội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non thông qua hoạt động bồi dưỡng giúpcho cán bộ quản lý trường mầm non nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ liên quan đến công việc nhằm giúp đội ngũ này thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.Nội dung quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non bao gồm:Đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa; Lập kếhoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo hướng chuẩn hóa; Tổchức nhân sự bồi dưỡng cán bộ quản lý các trưởng mầm non theo hướngchuẩn hóa; Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non theohướng chuẩn hóa; Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ quản lýtrường mầm non theo hướng chuẩn hóa và Quản lý cơ sở vật chất và điều kiệnthực hiện bồi dưỡng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon theo hướng chuẩn hóa bao gồm: Yếu tố khách quan (Cơ chế, chính sáchcủa nhà nước đối với cán bộ quản lý trường mầm non; Chương trình bồidưỡng và các hoạt động rèn kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng cho cán bộ quản lýtrường mầm non; Nội dung, phương pháp bồi dưỡng; Phân cấp quản lý cán bộquản lý trường mầm non; Quy định về khen thưởng, kỷ luật liên quan đếnhoạt động bồi dưỡng) và Yếu tố chủ quan (Nhận thức của các cấp quản lý vềvai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầmnon; Năng lực quản lý của cán bộ phòng Giáo dục – Đào tạo phụ trách giáo