1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường tiểu học tại huyện mỹ lộc, tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa

123 99 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2TRẦN CAO SƠN QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN MỸ LỘC – TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA LUẬN VĂN THẠC S

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN CAO SƠN

QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN MỸ LỘC – TỈNH NAM

ĐỊNH THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN CAO SƠN

QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN MỸ LỘC – TỈNH NAM

ĐỊNH THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin xam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các tác giả và đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác trong lĩnh vực này.

Hà Nội, tháng 7 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Cao Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Thành Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn,chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này

Hội đồng khoa học, Phòng sau đại học và các thầy cô giáo Trường Đạihọc sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này

Lãnh đạo, cán bộ, GV các trường tiểu học trong huyện Mỹ Lộc, NamĐịnh đã nhiệt tình tham gia góp ý kiến, cung cấp tư liệu, hợp tác hiệu quả vớitôi trong quá trình điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu

Bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả hoànthành luận văn này

Tuy đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếusót; Kính mong được sự thông cảm và chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo,các đồng nghiệp và các bạn

Hà Nội, tháng 7 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Cao Sơn

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trong cơ sở giáo dục 6

1.1.2 Những nghiên cứu về chuẩn hóa trong giáo dục 7

1.2 Cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học 8

1.2.1 Khái niệm và cấu trúc 8

1.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học 10

1.3 Chuẩn và chuẩn hóa trong nhà trường 13

1.3.1 Một số khái niệm 13

1.3.2 Bản chất, nguyên tắc và nội dung quản lí theo hướng chuẩn hóa 14

1.3.3 Nội dung Chuẩn cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học 21

Trang 7

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng và điểu kiện quản lí cơ sở vật chất - kĩ

thuật ở trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa 24

1.4.1 Năng lực quản lí chung ở cấp trường 24

1.4.2 Nguồn lực quản lí của trường 25

1.4.3 Đặc điểm hoạt động của trường tiểu học 27

Kết luận chương 1 31

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN MỸ LỘC, 33

TỈNH NAM ĐỊNH 33

2.1 Tình hình giáo dục tiểu học ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định 33

2.1.1 Qui mô phát triển và thành tựu 33

2.1.2 Thách thức trong chuẩn hóa giáo dục tiểu học 39

2.2 Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật ở một số trường tiểu học 42

2.2.1 Tình hình trang bị 42

2.2.2 Tình hình sử dụng, bảo quản 47

2.3 Thực trạng quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ở một số trường tiểu học 51

2.3.1 Tổ chức khảo sát 51

2.3.2 Kết quả khảo sát 51

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 63

2.4.1 Những thuận lợi 63

2.4.2 Những khó khăn và hạn chế 64

Kết luận chương 2 65

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT-KĨ THUẬT TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 66

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 66

3.1.1 Nguyên tắc tự chủ và chịu trách nhiệm 66

3.1.2 Nguyên tắc tham gia rộng rãi 66

Trang 8

3.1.3 Nguyên tắc thích ứng 66

3.2 Các biện pháp quản lí 67

3.2.1 Xây dựng và thực hiện chương trình hành động nhất quán về cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hướng chuẩn hóa 67

3.2.2 Tổ chức tập huấn và truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và thái độ của mọi người trong quản lí, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - kĩ thuật 70

3.2.3 Tổ chức các hoạt động khuyến khích phong trào nghiên cứu, sáng kiến, kinh nghiệm trong sử dụng và quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật 74

3.2.4 Xây dựng và thực hiện chế độ thi đua, khen thưởng và qui định kĩ thuật trong sử dụng, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất - kĩ thuật 77

3.3 Khảo nghiệm các biện pháp bằng phương pháp chuyên gia 79

3.3.1 Tổ chức khảo nghiệm 79

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 81

3.3.3 Đánh giá chung về các biện pháp quản lí 88

Kết luận chương 3 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 9

vii

Trang 10

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1 Về đội ngũ GV và CBQL trường tiểu học 34Bảng 2.2 Trình độ đào tạo của CBQL và GV tiểu học 34Bảng 2.3 Qui mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp tiểu học huyện Mỹ Lộc 35Bảng 2.4 Tình hình cơ sở vật chất các trường tiểu học huyện Mỹ Lộc 35Bảng 2.5 Kết quả giáo dục bậc tiểu học huyện Mỹ Lộc 5 năm qua 37Bảng 2.6 Chất lượng HS tiểu học tham gia các cuộc thi của tỉnh 5 năm

qua 37Bảng 2.7 Diện tích trường lớp và bình quân diện tích tối thiểu/HS năm

học 2017-2018 43Bảng 2.8 Thống kê phòng phục vụ học tập ở các trường tiểu học huyện

Mỹ Lộc (năm học 2017-2018) 44Bảng 2.9 Việc mua sắm, bổ sung trang thiết bị trường học ở các trường

tiểu học huyện Mỹ Lộc năm học 2017 – 2018 46Bảng 2.10 Phân cấp quản lí và bảo quản cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các

trường tiểu học huyện Mỹ Lộc 50Bảng 2.11 Thực trạng đáp ứng chuẩn cơ sở vật chất kĩ thuật của các

trường tiểu học huyện Mỹ Lộc theo hướng chuẩn hóa 52Bảng 2.12 Nhận thức của CB, GV, CNV về chuẩn cơ sở vật chất – kĩ

thuật trường tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc 53Bảng 2.13 Thực trạng quản lí việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kĩ

thuật trường tiểu học huyện Mỹ Lộc 55Bảng 2.14 Thực trạng quản lí giữ gìn, bảo quản, duy tu hệ thống cơ sở

vật chất - kĩ thuật 56Bảng 2.15 Thực trạng quản lí sử dụng và khai thác cơ sở vật chất - kĩ

thuật 58

Trang 11

Bảng 2.16 Thực trạng quản lí việc mua sắm, thanh lí, thay đổi trang

thiết bị trong dạy học và trong quản lí nhà trường 60Bảng 2.17 Thực trạng quản lí kiểm kê, đánh giá hạ tầng vật chất – kĩ

thuật và hồ sơ về hạ tầng kĩ thuật 62Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lí 81Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí 84Bảng 3.3 Tương quan giữa các đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp 87

Hình

Hình 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp quản lí 83Hình 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lí 86

Trang 12

1

Trang 13

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đạo

tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội một cách bền vững…” Tại hội nghị

Ban chấp hành trung ương lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diệngiáo dục Việt Nam, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốcsách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân Đầu tư chogiáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từchủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấtngười học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trườngkết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Chủ động, tích cực hội nhậpquốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải

đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.” Năm 2013, Nghị

quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[10] đã yêu cầu huy độngmọi nguồn lực xã hội, làm sao để trong 1 đến 2 năm tới có sự tiến bộ rõ rệt vềphòng học, thư viện, nhà vệ sinh, nhất là cho cấp tiểu học, trung học cơ sở vàcác trường học ở vùng sâu, vùng xa ” Đó chính là vấn đề của quản lí giáodục và quản lí nhà trường

Các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đang tập trung mọi nguồn lực đểđầu tư cho các trường học, các cơ sở giáo dục công lập, bởi vì để nâng caođược chất lượng trong giáo dục đào tạo thì cơ sở vật chất - kĩ thuật ở các

Trang 14

trường học và cơ sở giáo dục không thể nghèo nàn, thiếu các thiết bị phục vụcho công tác giảng dạy và học tập.

Mỹ Lộc là một huyện nông nghiệp, nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định,nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Trong những năm quadưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, huyện Mỹ Lộc đã có nhữngbước phát triển rất đáng kích lệ, đời sống nhân dân dần dần được cải thiện,văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư Hệ thống giáo cơ sở giáo dụcgồm 2 trường Trung học phổ thông công lâp, 10 trường Trung học cơ sở, 11trường tiểu học và 13 trường mầm non đều được xây dựng khang trang Về cơbản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn huyện

và các vùng phụ cận Các trường Tiểu học trên địa bàn huyện được xây dựngvới qui mô hiện đại khép kín với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, các trangthiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập đảm bảo các yêu cầu tốithiểu đối với trường tiểu học

Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Mỹ Lộc – Tỉnh Nam Định đã tham mưu với Huyện ủy –HĐND – UBND huyện xây dựng qui hoạch mạng lưới trường học đến năm

2020, tầm nhìn 2030; Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và trung hạn, tiếptục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường đã đạt chuẩnquốc gia Tuy nhiên để thực hiện các kế hoạch này cần phải có nghiên cứu cụthể về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo theo hướng chuẩn hóa

Đã có một số luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu quản lí cơ sở vật chất

- kĩ thuật nhà trường trung học cơ sở [15],[49],[50],[17], trung học phổ thông[4],[11],[12],[18],[45], mầm non [48],[46], cao đẳng nghề [8], kĩ thuật [47],đại học [43],[42], v.v… Song rất ít nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất-kĩthuật trường tiểu học Cũng có một số công trình nghiên cứu về chuẩn, chuẩnhóa và quản lí giáo dục theo hướng chuẩn hóa [20],[22],[23] nhưng cũng ít

Trang 15

thấy chuyên bàn về trường tiểu học mà chủ yếu về trường sở, GV và quản lí bồi dưỡng GV các cấp học [40],[38],[35],[34].

Như vậy vấn đề chuẩn hóa cơ sở vật chất - kĩ thuật tuy đã đi vào khíacạnh hành chính, đưa vào Chuẩn trường tiểu học quốc gia nhưng việc quản lí

cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hướng chuẩn hóa còn chưa có tiến triển rõ rệt.Việc nghiên cứu vấn đề đó nói chung và ở tiểu học nói riêng lại càng ít được

quan tâm Do đó, đề tài: “Quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học

tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định theo hướng chuẩn hóa” được lựa chọn

để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật đáp ứng mụctiêu chuẩn hóa trường tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định

góp phần chuẩn hóa và nâng cao hiệu quả quản lí nhà trường.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Các quan hệ quản lí trong nhà trường có liên quan đến cơ sở vật chất-kĩthuật ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động và quan hệ trong việc trang bị, bảo quản, sửa chữa, sửdụng cơ sở vật chất - kĩ thuật ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc,tỉnh Nam Định

4 Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hướng chuẩn

hóa khuyến khích được sự tham gia rộng rãi, tính tự chủ và chịu trách nhiệm,tác động vào các thay đổi về hành chính, nhận thức, nhân sự và kĩ thuật trong

quá trình quản lí thì chúng sẽ tác động tích cực đến hiệu lực quản lí và hiệu

quả của cơ sở vật chất - kĩ thuật

Trang 16

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xác định cơ sở lí luận của quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theohướng chuẩn hóa ở trường tiểu học

5.2 Đánh giá thực trạng quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hướngchuẩn hóa ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh NamĐịnh

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hướngchuẩn hóa ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định

6 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng được thực hiện tại 05 trường tiểu học

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật không bao gồm tài chính, đất đai

- Các biện pháp quản lí được áp dụng ở cấp trường

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, chọn lọc các quan điểm, lí thuyết,quan điểm khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu về quản lí cơ sở vậtchất theo hướng chuẩn hóa

- Phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệthống khái niệm và căn cứ lí luận

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn CBQL, GV trườngtiểu học

- Phương pháp quan sát các hoạt động liên quan đến cơ sở vật chất-kĩthuật nhà trường

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật,phân tích, đánh giá hồ sơ quản lí của trường

7.3 Các phương pháp khác

- Phương pháp sử dụng các công thức toán học, thống kê để xử lí sốliệu, đánh giá và trình bày các kết quả nghiên cứu

Trang 17

- Phương pháp chuyên gia nhằm mục đích lấy ý kiến đánh giá và thẩm định các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học

theo hướng chuẩn hóa

Chương 2 Thực trạng quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ở một số trường tiểu

học của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Chương 3 Biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học theo

hướng chuẩn hóa

Trang 18

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trong cơ

sở giáo dục

Nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trong cơ sở giáo dục làmột trong những đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm, một số luận án,luận văn, đề tài, nghiên cứu quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật thể hiện qua cácnghiện cứu, luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục, các tiểu luận chuyên đề

Các nghiên cứu lí luận chuyên sâu về công tác quản lí nhà trường, quản

lí giáo dục như:“Cẩm nang quản lí nhà trường” của Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Nhật Tiến [2]; “Bản chất

của quản lí giáo dục”, “Đặc điểm quản lí giáo dục và quản lí trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” và “Tiếp cận quản lí giáo dục hiện đại” của Đặng Thành Hưng [27][28][28]; “Những cơ sở khoa học

về quản lí giáo dục” của Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [6]

Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phương tiện, thiết bị giáo dục

như: “Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu quả sử dụng học liệu,

phương tiện, thiết bị giáo dục”, “Hiệu quả sử dụng phương tiện, học liệu, thiết bị giáo dục” của Đặng Thành Hưng [19][21].

Một số nghiên cứu việc quản lí cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở trường

THPT như: “Bàn về qui chuẩn và quản lí cơ sở vật chất – kĩ thuật – một yếu

tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005-2010” của Phạm Ngọc Đào [11]; “Biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay” của Trần Đức

Hùng [16]

Vấn đề quản lí cơ sở vật chất ở các trường THCS, trường Mầm non

cũng được nghiên cứu trong các luận văn: “Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị

Trang 19

theo tiêu chuẩn trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng của Nguyễn Kim Hùng [17]; “Quản lí cơ sở vật chất-kĩ thuật trường trung học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa“ của Tạ Xuân Tiến [49]; “Quản lí cơ sở vật chất

ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, của Nguyễn

Thị Tình [50] ; “Biện pháp quản lí cơ sở vật chất của Hiệu trưởng các trường

mầm non thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk của Nguyễn Hải Thanh

[46]; “Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường Mầm non đạt

chuẩn Quốc gia mức độ 1 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai của Lê Hoài Thu [48].

Tuy nhiên có rất ít những nghiên cứu, đề tài về quản lí cơ sở vật chất –

kĩ thuật ở trường tiểu học Các nghiên cứu, luận văn, đề tài trên đều viết trên

cơ sở tổng kết kinh nghiệm, trên cơ sở khảo sát thực trạng của một địaphương cụ thể khi xem xét quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường học mà chưa

đi sâu về những vấn đề chuyên môn của khoa học quản lí

1.1.2 Những nghiên cứu về chuẩn hóa trong giáo dục

Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã đi sâu nghiên cứu vấn đề

về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục như Mark Gaynor, Scott Bradner,Tomaš Kunca, Đặng Thành Hưng [20][22][23][25] Một số nghiên cứuchuyên sâu về chuẩn hóa được thể hiện qua các công trình khoa học đăng

trên các tạp chí khoa học như: “Vấn đề chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục

phổ thông”, Quan niệm về chuẩn hóa trong giáo dục”,“Quan niệm về chuẩn

và xây dựng chuẩn giáo dục”, “Cơ sở khoa học của việc chuẩn hóa trong giáo dục phổ thông” của Đặng Thành Hưng [20][22][23][25].

Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến vấn đề chuẩn hóa như: “Các

giải pháp bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GV tiểu học của tỉnh Gia Lai” của

Lê Văn Luyện [38]; “Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng chuẩn hóa GV tiểu

học tại tỉnh Tiền Giang từ 1992 đến nay và sự hoàn thiện của nó trong những

Trang 20

năm tới” của Võ Văn Lộc [35]; “Làm thế nào để chuẩn hóa bàn ghế HS”

của Vũ Đình Luyến [37]

Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các đề tài, luận văn đều đi sâuvào nghiên cứu vấn đề đánh giá thực trạng việc quản lí, sử dụng các trangthiết bị dạy học để từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp nâng cao việc quản lí

sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học tại các nhà trường Tuy nhiên, việcquản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hướng chuẩn hóa chưa được các nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu

1.2 Cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học

1.2.1 Khái niệm và cấu trúc

1.2.1.1 Khái niệm

Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở trường tiểu học là hệ thống các phương tiệnvật chất, kĩ thuật khác nhau làm chỗ dựa và được huy động vào mục đích tiếnhành các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường Khái niệm cơ sởvật chất – kĩ thuật liên tục được mở rộng nội hàm nhằm thích ứng thực tiễnphát triển giáo dục và phát triển khoa học công nghệ

Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở trường tiểu học là tài sản công của Nhànước giao cho nhà trường quản lí, sử dụng Các tài sản công đó sử dụngnguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hóa hoặc docác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp để đầu tư xâydựng, mua sắm, trang bị

1.2.1.2 Cấu trúc cơ sở vật chất - kĩ thuật

Cơ sở vật chất – kĩ thuật của trường tiểu học gồm:

- Đất đai, khuôn viên và các công trình xây dựng do nhà trường quản lí

và sử dụng

+ Đất đai, khuôn viên, cảnh quan trong trường

+ Phòng học của HS, phòng làm việc của BGH, GV và nhân viên phục

vụ, các phòng chức năng, phòng bộ môn

Trang 21

+ Các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động dạy và học (nhà xe,cổng, tường rào, cột cờ, sân vườn, bồn hoa cây cảnh…)

- Hệ thống kĩ thuật hạ tầng (hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống cấpnước, hệ thống điện thoại, đường truyền internet…)

+ Các trang thiết bị: Bàn ghế ngồi học và làm việc, tủ đựng tài liệu, tủtrưng bày, giá đựng tài liệu, bộ bàn ghế họp, tiếp khách, máy vi tính để bàn,máy vi tính xách tay, máy in, máy photocopy; máy chiếu, màn chiếu, thiết bị

âm thanh; điện thoại, thiết bị kết nối internet

+ Hệ thống kĩ thuật: Máy phát điện, thiết bị chiếu sáng, thiết bị âmthanh, điện thoại, Website, mạng internet, vệ sinh, báo cháy, chữa cháy

+ Các trang thiết bị khác: Máy thu hình, chảo ăng ten…các dụng cụ, vật

tư hậu cần khác

- Các phương tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học (các máy móc thiết bị, vậtliệu thực hành, thí nghiệm được GV và HS sử dụng trong hoạt động dạy vàhọc)

+ Sách, báo, tài liệu, thiết bị trong thư viện (gọi chung là trang thiết

bị trong thư viện)

+ Các vật trưng bày truyền thống, các vật liệu phục vụ lễ tân và khánh

Trang 22

+ Sách và tư liệu trong thư viện

+ Tài liệu và các thiết bị nghe nhìn, trình chiếu: băng, đĩa, tài liệu trênmạng … máy vi tính, máy chiếu các loại (projecter, máy chiếu overhead …)Radio - casette, video, đầu VCD, DVD, tivi, điện thoại, máy fax…

Trang 23

+ Thiết bị và vật tư thí nghiệm, thực hành: Mô hình, vật mẫu, tranhảnh, bản vẽ, bảng tủ, các dụng cụ máy móc thực hành, nguyên, nhiên, vật liệu(xăng dầu, hóa chất …)

+ Nội thất và thiết bị kĩ thuật chuyên dùng trong trụ sở làm việc: Bànghế, tủ hồ sơ, máy in, máy photocopy…

+ Nội thất và các thiết bị máy móc trang bị cho phòng họp, phòng y tế,nhà ăn, thư viện, các trang thiết bị tuyên truyền như: Âm ly, loa, đài, tivi …

+ Trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thểthao, vui chơi, giải trí: Loa đài, ánh sáng, nhạc cụ, dụng cụ thể thao, phôngmàn, quần áo …

+ Phương tiện giao thông: xe ôtô, xe máy …

+ Hệ thống cung cấp điện, nước: Hệ thống đường dây, cột điện, điệnchiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước sạch, nước uống …

+ Các thiết bị cứu hoả, chống bão lụt

+ Tư liệu (sách báo và các phương tiện khai thác tài liệu)

+ Thiết bị kĩ thuật dạy học, thiết bị y tế, thiết bị văn nghệ, thể dục thểthao, thiết bị điện nước, thiết bị giao thông, thiết bị chống cháy, chống bãolụt, thiết bị vệ sinh và chống ô nhiễm môi trường ….vv

1.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học

1.2.2.1 Đặc điểm kĩ thuật

- Tính đa dạng và phức tạp: Thể hiện ở mặt cơ sở vật chất – kĩ thuật vàthiết bị dạy học có nhiều loại hình, nhiều vật thể và thể hiện ở nhiều hoạtđộng khác nhau

Trang 24

- Tính thường trực và liên tục: Thể hiện ở chỗ cơ sở vật chất – kĩ thuật

và thiết bị dạy học có mặt thường xuyên trong nhà trường để phục vụ quátrình giáo dục - dạy học, nó tồn tại lâu dài trong trường học

- Tính khoa học: Thể hiện ở chỗ cơ sở vật chất – kĩ thuật và thiết bị dạyhọc đã chứa đựng trong nó những tri thức lí luận và thực tiễn; mặt khác nó làmột trong những điều kiện tất yếu để tìm ra chân lí, các luật tự nhiên và xãhội

1.2.2.2 Đặc điểm sư phạm

- Tính tiêu chuẩn: Cơ sở vật chất – kĩ thuật và thiết bị dạy học đượcthiết kế, thi công và sản xuất theo chuẩn phù hợp với tính sư phạm và cácchuẩn đó thường xuyên được nâng cao để thích ứng với các giai đoạn pháttriển giáo dục nhằm chuẩn hóa các hoạt động của nhà trường

- Tính hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế: Cơ sở vật chất – kĩ thuật

và thiết bị dạy học giúp nâng cao mức độ kết quả quá trình giáo dục nóichung và dạy học nói riêng; khi sử dụng đúng mục đích, tận dụng công suấtcủa mỗi loại cơ sở vật chất – kĩ thuật và thiết bị dạy học sẽ mang lại hiệu quảgiáo dục và hiệu quả kinh tế trong hoạt động giáo dục - dạy học

1.2.2.3 Chức năng của cơ sở vật chất - kĩ thuật

- Chức năng thông tin: Cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học là

phương tiện nhận biết thông tin giáo dục Đó là các thông tin về chế địnhgiáo dục và đào tạo, mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục -dạy học Mặt khác nhờ có cơ sở vật chất - kĩ thuật mà người học có thể tiếpnhận được các thông tin dạy học chứa đựng trong đó Nhờ có cơ sở vật chất -

kĩ thuật mà thông tin giáo dục, dạy học trong nội dung dạy được người họcnhận biết, chọn lọc, sắp xếp chính xác và logic

- Chức năng giáo dục: Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các trường Tiểu học

là một bộ phận cấu thành của cơ sở giáo dục, là một thành tố của quá trìnhgiáo dục, tự thân mang theo chức năng giáo dục Cơ sở vật chất – kĩ thuật đạt

Trang 25

chuẩn, hiện đại có tác dụng giáo dục gián tiếp người học về thẩm mỹ, tìnhcảm.

- Chức năng phục vụ: Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ việc thực hiện

hoạt động giáo dục; phục vụ các lực lượng giáo dục - dạy học thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ

Cơ sở vật chất – kĩ thuật trường học nói chung và cơ sở vật chất giáo dục

ở các trường tiểu học nói riêng là hệ thống các phương tiện vật chất và kĩthuật cần thiết được GV sử dụng vào các hoạt động giáo dục nhằm đạt đượcmục tiêu giáo dục đề ra

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, phát triền khoa học kĩ thuật,yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu conngười phát triển toàn diện, hài hòa, đáp ứng yêu cầu phát triển của côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thì cơ sở vật chất – kĩ thuật trong các trường tiểu họcngày càng phong phú, đa dạng

Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các trường tiểu học có vai trò rất quan trọng,

là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần quyết định vàochất lượng của nhà trường

Việc đầu tư cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các trường tiểu học chính là tạo ramột môi trường sư phạm cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy và học tạitrường tiểu học Hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các trườngtiểu học còn tạo ra một môi trường hoạt động hấp dẫn mang tính giáo dục caonhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục tiểu học

Điều quan trọng hơn là đầu tư cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các trường tiểuhọc đầy đủ cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cán bộ, GV, nhânviên phát huy hết năng lực của mình trong việc giảng dạy

Trang 26

1.3 Chuẩn và chuẩn hóa trong nhà trường

1.3.1 Một số khái niệm

1.3.1.1 Khái niệm chuẩn

Trong cuốn “Đại từ điển bách khoa toàn thư thế giới Britannica-2002”định nghĩa về chuẩn và những phạm trù gần với chuẩn như sau:

- Chuẩn là cái được xác lập bởi quyền lực, tập quán hoặc sự thỏa thuậnchung để làm mẫu hoặc vật so sánh

- Cái được đặt ra và xác lập bởi quyền lực để làm luật lệ (qui tắc) đolường số lượng, trọng lượng, giá trị hoặc chất lượng

Cuốn Bách khoa thư giáo dục quốc tế định nghĩa “Chuẩn”(Standards)

là mức độ ưu việt cần phải có để đạt được những mục đích đặc biệt; là cái đo xem điều gì là phù hợp; là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội”.

Theo Đặng Thành Hưng: “Chuẩn là mẫu lí thuyết có tính chất nguyên

tắc, tính công khai và tính xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, bao gồm những yêu cầu, tiêu chí, qui định kết hợp logic với nhau một cách xác định, được dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo- đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ v.v… trong lĩnh vực nào đó và có khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm, dịch vụ’ …[23].

Các yêu cầu, tiêu chí, qui định trong chuẩn thực chất gồm 2 loại: loạithứ nhất chỉ ra nội dung cần đạt (những cái gì, thí dụ tri thức, kĩ năng, mẫuhành vi, sản phẩm nào…), loại thứ hai chỉ rõ mức độ giá trị, chất lượng củanội dung này, hiệu quả, cách thức của quá trình đạt tới nó Vì vậy có thể xemmỗi chuẩn gồm 2 mặt, hoặc có 2 loại chuẩn trong một bộ chuẩn: chuẩn nội

dung và chuẩn thực hiện.

Trang 27

1.3.1.2 Khái niệm chuẩn hóa

Chuẩn hóa thường được hiểu là làm cho đúng chuẩn Theo Đặng Thành

Hưng, “Chuẩn hóa là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng thuộc

phạm trù nhất định (kinh doanh, dịch vụ, sản xuất, giáo dục, y tế, thể thao…) đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó” [23].

1.3.2 Bản chất, nguyên tắc và nội dung quản lí theo hướng chuẩn

Trang 28

1.3.2.1 Bản chất của quản lí theo hướng chuẩn hóa

Bản chất của quản lí nhà trường theo hướng chuẩn hóa được hiểu làcách thức quản lí của các nhà quản lí cấp cơ sở mà người đứng đầu là hiệutrưởng dựa trên việc tuân thủ theo các chuẩn ở trường tiểu học và xem nó như

là mục tiêu để nhà trường hướng tới và trở thành công cụ để quản lí nhàtrường Trong đó lãnh đạo nhà trường mà người đứng đầu là hiệu trưởng cóthể quản lí nhà trường dựa vào các nội dung của chuẩn hóa để định hướngđược từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo giám sát và kiểm tra đánh giá cáchoạt động trong nhà trường

1.3.2.2 Nguyên tắc quản lí theo hướng chuẩn hóa

Nguyên tắc quản lí theo hướng chuẩn hóa là những yếu tố chỉ đạo,những hành vi mà công tác quản lí bất kì cấp nào đều phải tuân theo khi thựchiện chỉ đạo và điều hành công tác quản lí của mình Các nguyên tắc quản líchung như sau:

- Nguyên tắc lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộcác hoạt động về cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nhà trường

- Nguyên tắc tính khoa học cao trong hoạt động quản lí cơ sở vật chất –

kĩ thuật: Mọi hoạt động trong nhà trường đều có đặc điểm riêng, cho nênquản lí cơ sở vật chất – kĩ thuật phải đảm bảo tính lí luận và thực tiễn hoạtđộng của nó

Trang 29

- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lí: Mọi ngườiđược biết, được bàn các công việc, từ đó giao trách nhiệm cho một ngườiđiều hành và mọi người phải tuân thủ theo sự điều hành đó.

- Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả: Mọi việc quản lí phải mang lạichất lượng thực sự cho hoạt động giáo dục và hiệu quả kinh tế cao

- Nguyên tắc dựa vào chuẩn và tuân theo chuẩn

Ngoài các yếu tố nêu trên, trong quản lí cơ sở vật chất – kĩ thuật cần tậptrung vào việc thực hiện đúng nguyên tắc có tính đặc trưng sau: Nguyên tắcbền vững, nguyên tắc đầy đủ, nguyên tắc phát triển và hiện đại, nguyên tắcđồng bộ, nguyên tắc bố trí hợp lí và thuận lợi, nguyên tắc kịp thời, nguyên tắchiệu quả

1.3.2.3 Nội dung quản lí theo hướng chuẩn hóa

1 Quản lí việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật đáp ứng cácyêu cầu cho hoạt động của trường đáp ứng chuẩn

- Về việc quản lí đất đai, tài nguyên: Xây dựng qui hoạch sử dụng đấtđai với các nội dung sau:

+ Xác định các mục tiêu sử dụng đất đai theo từng giai đoạn

+ Xác định các công trình xây dựng trước mắt và lâu dài, đồng thời xâydựng bản đồ qui hoạch mặt bằng tổng thể và dự kiến các công trình trên mặtbằng tổng thể như: lớp học, phòng BGH và các phòng chức năng, thư viện,sân chơi, phòng thể thao, đường đi, vườn hoa cây cảnh, khu vệ sinh trên cơ

sở các công trình đã xây dựng hoặc qui hoạch lại theo yêu cầu mới phù hợpvới kế hoạch phát triển nhà trường

+ Dự kiến kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sử dụng mặt bằng.+ Dự kiến các biện pháp thu hút nguồn lực: nhân lực, tài lực và vật lực.+ Các đề nghị cần thiết để thực hiện qui hoạch mặt bằng

Trong quá trình quản lí đất đai cần thực hiện các nội dung mà Luật đấtđai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Trang 30

Nam thông qua năm 2013 qui định, thực hiện việc quản lí theo điều lệ Trườngtiểu học, Qui định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn Việt Namkhi thiết kế và xây dựng trường học năm 2011 Có biện pháp quản lí đấttrường học và tránh các hình thức cho thuê, mượn đất.

- Quản lí xây dựng thư viện bao gồm các nội dung: Trong thư viện nhàtrường cần sắp xếp các khu vực làm việc cụ thể như sau:

+ Kho sách: bao gồm các loại sách, sách tham khảo

+ Khu báo chí và tạp chí khác

+ Khu tra cứu thư mục: Sử dụng máy tính kết nối thư mục và bàn ghếphục vụ việc tra cứu

+ Khu mượn và trả tài liệu

+ Phòng đọc và khai thác tài liệu: Phòng đọc có đầy đủ bàn ghề, ánhsáng, hệ thống thông gió, chống nóng, lạnh đảm bảo các tiêu chuẩn môitrường

Xây dựng danh mục sách và tài liệu cần thiết cho thư viện: Danh mụcsách và tài liệu cho thư viện được thực hiện theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD - ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 về việc ban hànhQui định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông và theo Điều 47 văn bản hợpnhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ TrườngTiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Quản lí việc xây dựng hệ thống thiết bị dạy học: Xây dựng hệ thốngthiết bị dạy học theo Thông tư ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểucấp Tiểu học số 15/2009/TT- BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộgiáo dục và đào tạo

2 Quản lí giữ gìn, bảo quản, duy tu hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật đểbảo đảm chất lượng của chúng đáp ứng chuẩn

- Quản lí việc bảo quản, duy tu thiết bị dạy học:

Trang 31

+ Xây dựng qui trình sử dụng và bảo quản hợp lí cho từng loại thiết bịdạy học đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và tăng tuổi thọ, hạn chế hư hỏng vàtránh thất thoát

+ Giám sát việc thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ.Kiểm tra việc lưu giữ thiết bị dạy học ở các vị trí qui định đảm bảo các yêucầu, tiêu chuẩn của nhà sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…)

+ Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thiết bịdạy học của các đơn vị trong toàn trường

+ Thực hiện chế độ sửa chữa theo đúng qui trình (Kế toán tiếp nhậnbáo cáo/kế hoạch của các phòng ban khi có yêu cầu sửa chữa - xin ý kiếnchấp thuận Hiệu trưởng - kế toán tiến hành lập dự toán sửa chữa) Việc sửachữa chỉ được tiến hành sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp có thẩm quyền.Trước và sau khi sửa chữa các tài sản là máy móc, thiết bị phải lập biên bảnkiểm tra xác nhận tình trạng hư hỏng và biên bản nghiệm thu bàn giao Đốivới tài sản đang trong thời gian bảo hành, nếu có phát sinh hư hỏng, phải yêucầu đơn vị cung cấp thực hiện trách nhiệm bảo hành như đã cam kết tronghợp đồng

- Quản lí việc bảo quản sách, báo và các tài liệu trong thư viện: Bảoquản sách, báo, tài liệu: Việc bảo quản được thực hiện thường xuyên, liên tụcnhư: bảo quản chống mối, mọt, chống ẩm, bụi, mốc …vv

- Quản lí việc bảo quản phòng học và các thiết bị trong phòng học: GVchủ nhiệm các lớp được phân công quản lí lớp học và các thiết bị trong lớphọc (máy điều hòa không khí, quạt, hệ thống chiếu sáng, bàn ghế, tủ…) GVchủ nhiệm là người chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát tình trạng lớp học

và các thiết bị trong lớp học, thông báo khi phát hiện lớp học hoặc thiết bịtrong lớp học hư hỏng để kịp thời lên kế hoạch sửa chữa Nhà trường có kếhoạch và thực hiện duy tu, bảo trì, bảo dưỡng chống xuống cấp lớp học hàngnăm

Trang 32

3 Quản lí sử dụng và khai thác cơ sở vật chất - kĩ thuật đạt hiệu quảcao trong dạy học và trong quản lí nhà trường

- Quản lí việc sử dụng và khai thác thiết bị dạy học:

+ Đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ chuyên trách có khả năng, amhiểu về tính năng kĩ thuật và ứng dụng của các thiết bị dạy học tiên tiến

+ Tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV trong toàn trường về tính năng,ứng dụng và cách thức sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học Đối với cácmáy móc, thiết bị hiện đại, đắt tiền, các phòng máy, nhà trường xây dựng nộiqui an toàn và nội qui, qui định sử dụng máy, tập huấn GV cách thức sử dụngthiết bị dạy học an toàn và đúng qui định, qui trình sử dụng

+ Giao các thiết bị dạy học cho các tổ chuyên môn quản lí và sử dụng,phân công người chịu trách nhiệm quản lí Luôn kiểm tra, giám sát chặt chẽ,thường xuyên việc bảo quản và sử dụng các thiết bị dạy học nhằm huy độngtối đa các thiết bị dạy học vào quá trình dạy học đạt mục tiêu đề ra Hạn chếviệc dạy chay hoặc sử dụng không hiệu quả, không phát huy hết ứng dụngcủa thiết bị dạy học dẫn đến kết quả dạy học không cao

- Quản lí việc sử dụng và khai thác thư viện

+ Phân loại, sắp xếp các loại sách, báo và các tài liệu: Đánh số sách và

tư liệu, thiết lập thư mục đúng tiêu chuẩn của ngành thư viện Xếp đặt mộtcách khoa học các chủng loại theo mã thư mục nhằm đảm bảo sự thuận tiệncho mượn và nhập thêm tài liệu vào kho

+ Giới thiệu sách và tư liệu mới: Thường xuyên giới thiệu các loại sách

và tư liệu mới phục vụ cho dạy học đối với từng môn học cụ thể Cần chú ý

có các liên hệ thông tin cần thiết với các thư viện khác để giới thiệu GV tìmkiếm tài liệu theo yêu cầu ở các thư viện khác

+ Tổ chức hoạt động cho mượn và trả sách, tư liệu: Xây dựng qui trìnhcho mượn và trả sách báo, làm thẻ thư viện cho GV và HS

Trang 33

+ Tổ chức phòng đọc cho GV và HS: Xây dựng nội qui phòng đọc, cóqui định cụ thể về thời gian, vị trí đọc, vệ sinh, trật tự …

+ Tổ chức hoạt động khai thác tư liệu điện tử

+ Quản lí các nguồn thu chi tài chính (nếu có) của thư viện

+ Tổ chức các hoạt động in sao tài liệu để đáp ứng nhu cầu của GV và

Trang 34

4 Quản lí việc mua sắm, thanh lí, thay đổi trang thiết bị trong dạy học

và trong quản lí nhà trường

- Quản lí việc mua sắm, thanh lí và thay đổi thiết bị dạy học:

+ Căn cứ vào nội dung, chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạyđối với từng môn học, từng khoá học, trên cơ sở kiểm kê và đánh giá nhữngthiết bị dạy học đã có để lập kế hoạch sử dụng và mua sắm thiết bị dạy học.Trên kế hoạch cần thể hiện rõ cơ sở của việc trang bị thêm thiết bị dạy học(Cái nào đã có, cái gì đã cũ, lạc hậu cần thanh lí, cái gì còn thiếu …), sốlượng cần mua sắm, nguồn tài chính (nguồn ngân sách, nguồn tự có của nhàtrường, nguồn huy động xã hội hoá …), thời gian thực hiện

Cập nhật thông tin về nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học;đồng thời cập nhật các thông tin về thiết bị dạy học mới để thường xuyên có

kế hoạch bổ sung theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá Lập kế hoạch muasắm các máy móc hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và học tập

- Quản lí việc mua sắm, thanh lí trong thư viện:

+ Quản lí việc trang bị thêm các sách báo, tài liệu mới có tính cập nhậtphục vụ hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường, bổ sung thêm cácđầu sách đảm bảo phục vụ nhu cầu cho GV và HS

+ Quản lí việc thanh lí các loại tài liệu đã bị hư hỏng hoặc có nội dungkhông phù hợp với nhu cầu của nhà trường

- Quản lí việc mua sắm, thanh lí và thay đổi thiết bị phòng học: Quản

lí việc trang bị bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết khác, có hệ thống chiếu

Trang 35

sáng đảm bảo, có hệ thống thông gió, chống nóng, chống lạnh, …cho cácphòng làm việc, phòng học.

- Kiểm tra, quản lí, giám sát việc thanh lí trang thiết bị: Thực hiện theođúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền thanh lí trang thiết bị theo qui định của

Bộ Tài chính (thanh lí khi đã sử dụng vượt quá thời hạn khấu hao mà khôngthể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc bị hư hỏng màsửa chữa không khắc phục được)

5 Quản lí việc kiểm kê, đánh giá hạ tầng vật chất – kĩ thuật và hồ sơ

về hạ tầng kĩ thuật đáp ứng chuẩn

- Quản lí việc kiểm kê trang thiết bị được thực hiện theo các qui địnhcủa Nhà nước, theo Luật quản lí, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 doQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng

6 năm 2017 nhằm đánh giá tình hình quản lí, sử dụng tài sản nội bộ, hiệu quả

sử dụng của từng tài sản để đưa ra những quyết định như sửa chữa, nâng cấp,điều chuyển hay thay thế tài sản phù hợp với năng lực tài chính, chính sáchquản lí tài sản Nhà nước hiện hành (Tài sản thừa, thiếu; Chênh lệch số lượng,giá trị giữa sổ sách và thực tế; Tài sản cần sửa chữa, nâng cấp, điều chuyểnnội bộ; Tài sản cần thanh lí: do hư hỏng, chi phí sửa chữa lớn, tiêu hao nhiềunhiên liệu, năng lượng, không hiệu quả …), có kế hoạch phân bổ, sử dụnghợp lí tiết kiệm nguồn tài sản hiện có trong trường, khắc phục tình trạng sửdụng lãng phí tài sản và kinh phí

- Việc kiểm kê tài sản cố định hàng năm thực hiện vào cuối năm tàichính để thống kê, phân loại tài sản Việc kiểm kê cũng có thể tổ chức bấtthường để phục vụ một số mục đích nhất định hoặc do yêu cầu của cơ quan cóthẩm quyền

- Quản lí hồ sơ giao quyền sử dụng đất trường học: Thiết lập hồ sơ vềnguồn gốc sử dụng đất bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản

đồ địa chính khu đất nhà trường được phép sử dụng

Trang 36

- Sổ tài sản về sách thư viện, thiết bị dạy học do cán bộ thư viện, cán

bộ thiết bị lập và lưu giữ

- Phân công cho kế toán, văn thư quản lí hồ sơ, sổ sách chứng từ gốccủa mỗi loại tài sản

+ Lập sổ theo dõi sử dụng tài sản: số lần sửa chữa, tình trạng thiết bị,thời gian sử dụng

+ Lập sổ tài sản của kế toán theo từng chỉ tiêu (Các loại sổ sách trênbảo đảm yêu cầu thông tin gồm tổng hợp danh mục trang thiết bị làm việc củađơn vị, số lượng, qui cách và ngày trang bị; Nguồn gốc thiết bị (mua sắm, quàtặng, tài trợ…); Họ tên và chữ ký của người được giao sử dụng trang thiết bị

và người được giao theo dõi việc sử dụng thiết bị của đơn vị; Xác nhận củaHiệu trưởng và các bộ phận liên quan; Các biên bản bàn giao liên quan đếnviệc trang bị, mua sắm, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển và thanh lí trang thiết

- Về khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ,sân chơi, bãi tập theo qui định của Điều lệ trường tiểu học: Diện tích khuônviên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo qui định; Cócổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh theo qui định; Có sânchơi, bãi tập theo qui định

- Phòng học, bảng, bàn ghế cho GV, HS: Số lượng, qui cách, chấtlượng và thiết bị của phòng học đảm bảo qui định của Điều lệ trường tiểu học;

Trang 37

Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế HS đảm bảo quiđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế; Kíchthước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo qui định về vệ sinhtrường học của Bộ Y tế.

- Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lí, dạy vàhọc theo qui định của Điều lệ trường tiểu học: Khối phòng phục vụ học tập,khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quiđịnh; Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếuđảm bảo qui định; Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụcông tác quản lí và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạtđộng giáo dục đáp ứng yêu cầu

- Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoátnước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục: Có công trình vệsinh riêng cho cán bộ, GV, nhân viên, HS, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho

HS khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn,thuận tiện, sạch sẽ; Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS; Cónguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên

và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu

- Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên,nhân viên và học sinh: Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thôngtheo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hoạt động của thư viện đáp ứngnhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, GV, nhân viên và HS; Bổ sung sách,báo và tài liệu tham khảo hằng năm

- Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồdùng dạy học: Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảmbảo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Việc sử dụng thiết bị dạy học trongcác giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của GV đảm bảo qui định

Trang 38

của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng

và thiết bị dạy học hằng năm

- Trường có tối đa không quá 30 lớp; mỗi lớp có tối đa không quá 35

HS Có đủ phòng học cho mỗi lớp học; diện tích phòng học bình quân khôngdưới 1m²/1 HS Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc bàn ghế HSđảm bảo qui định của Bộ GD-ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế

- Có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, GV, nhân viên, HS, riêng cho nam

và nữ, vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ

Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS và đảm bảo an toàn, tiệnlợi Có thư viện đạt chuẩn theo qui định về tiêu chuẩn thư viện trường phổthông ban hành theo qui định của Bộ GD-ĐT Việc sử dụng thiết bị dạy họctrong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của GV đảm bảo hiệuquả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được qui định trongchương trình giáo dục Tiểu học

Trang 39

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng và điểu kiện quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ở trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa

1.4.1 Năng lực quản lí chung ở cấp trường

1.4.1.1 Năng lực của CBQL

Để việc quản lí cơ sở vật chất – kĩ thuật ở trường tiểu học đạt hiệu quảcao thì năng lực quản lí, vốn kiến thức về cơ sở vật chất kĩ thuật của CBQLtrường học là rất quan trọng Người quản lí phải luôn luôn cập nhật kiến thức

về các tiến bộ về khoa học công nghệ, nắm bắt được xu hướng đổi mới nộidung và phương pháp trong giáo dục để có định hướng trong việc xây dựngqui hoạch và kế hoạch mua sắm, bổ sung, thay đổi cơ sở vật chất kĩ thuật kịpthời, đúng với yêu cầu đổi mới trong giáo dục, biết chỉ đạo để nâng cao trình

độ chuyên môn cho GV, nhân viên kĩ thuật sử dụng và bảo quản cơ sở vậtchất kĩ thuật theo đúng chuẩn qui định

1.4.1.2 Năng lực quản lí của nhà giáo

Trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất – kĩ thuật thì trình độ chuyênmôn, thái độ làm việc của GV là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sửdụng, khai thác các trang thiết bị dạy học một cách hiệu quả, tối ưu với cáchình thức đa dạng, đến việc giữ gìn và bảo quản chúng một cách cẩn thận GV

là người trực tiếp sử dụng các thiết bị phục vụ công tác giảng dạy đồng thời

họ cũng là người giám sát trong hoạt động quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trongtrường học

1.4.1.3 Năng lực quản lí của kĩ thuật viên

Nhân viên kĩ thuật là người trực tiếp quản lí cơ sở vật chất – kĩ thuậtcủa trường tiểu học do đó cần phải có chuyên môn sâu về công tác quản lí cơ

sở vật chất, phải đạt các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và hưởng các chế độ theo quiđịnh của Nhà nước, cụ thể là:

- Có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của bậc học tiểu học

Trang 40

- Được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lí

cơ sở vật chất – kĩ thuật

- Có tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao

- Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng trong việc quản lí cơ sở vật chất –

kĩ thuật của nhà trường

- Có nhiệm vụ thiết lập, bảo quản các loại hồ sơ sổ sách liên quan đếnthiết bị giáo dục; theo dõi việc xuất - nhập thiết bị giáo dục; ghi chép và kiểm

kê thiết bị giáo dục theo đúng các qui định của Nhà nước

- Có năng lực tổ chức giới thiệu danh mục thiết bị giáo dục hiện có củanhà trường cho toàn thể GV nắm, thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựavào đặc điểm, đặc trưng của từng môn học tạo điều kiện thuận lợi để GV tìmhiểu và sử dụng

- Có năng lực sửa chữa và phục hồi các cơ sở vật chất, thiết bị giáo dụcxuống cấp

1.4.2 Nguồn lực quản lí của trường

1.4.2.1 Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính trong trường tiểu học bao gồm nhiều nguồn như: từngân sách nhà nước, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thànhphần kinh tế; đóng góp của nhân dân Trong trường tiểu học, ngoài nguồn tàichính từ ngân sách nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhàtrường bao gồm:

- Các loại phí, lệ phí hiện hành theo qui định: Quỹ hỗ trợ giáo dục do

HS đóng góp; các lệ phí tuyển sinh, thi cử

- Các khoản thu gắn với hoạt động của nhà trường: Các khoản thu từcác hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của nhà trường, khai thác

cơ sở vật chất dịch vụ do nhà trường cung cấp; thu từ các hoạt động sản xuất,bán sản phẩm thực hành, sản phẩm thí nghiệm

Ngày đăng: 16/04/2019, 23:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Quốc Bảo và Phạm Quang Sáng (2003), Quản lí nguồn lực tài chính trong giáo dục ở nhà trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí nguồn lực tài chínhtrong giáo dục ở nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và Phạm Quang Sáng
Năm: 2003
[2] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), Cẩm nang quản lí nhà trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang quản lí nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Nhật Tiến
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
[4] Thân Thị Châm (2011), Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí cơ sở vật chất, thiết bị ở các trường trung học phổ thông huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh, 99 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quảquản lí cơ sở vật chất, thiết bị ở các trường trung học phổ thông huyệnKinh Môn, tỉnh Hải Dương
Tác giả: Thân Thị Châm
Năm: 2011
[5] Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam giai đoạn 2009 "–"2020
Nhà XB: NXB Giáo dục
[6] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những cơ sở khoa học về quản lí giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở khoa học vềquản lí giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2005
[7] Nguyễn Văn Chính (2011), Biện pháp quản lí bồi dưỡng GV trung học phổ thông huyện Thanh Oai - Hà Nội theo hướng chuẩn hóa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 121 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lí bồi dưỡng GV trung họcphổ thông huyện Thanh Oai - Hà Nội theo hướng chuẩn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Chính
Năm: 2011
[8] Trần Thị Dịnh (2010), Biện pháp quản lí cơ sở vật chất-kĩ thuật đáp ứng mục tiêu phát triển Trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên, 139 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lí cơ sở vật chất-kĩ thuật đáp ứngmục tiêu phát triển Trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức
Tác giả: Trần Thị Dịnh
Năm: 2010
[9] Nguyễn Thị Doan – Đỗ Minh Cương – Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết về quản lí, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các họcthuyết về quản lí
Tác giả: Nguyễn Thị Doan – Đỗ Minh Cương – Phương Kỳ Sơn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
[10] Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
[11] Phạm Ngọc Đào (2004), Qui chuẩn và quản lí cơ sở vật chất-kĩ thuật – một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005-2010, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, 135 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui chuẩn và quản lí cơ sở vật chất-kĩ thuật –một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông HảiPhòng giai đoạn 2005-2010
Tác giả: Phạm Ngọc Đào
Năm: 2004
[12] Đỗ Hoàng Điệp (2004), Một số biện pháp xây dựng và quản lí cơ sở vật chất và thiết bị trường học của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 120 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp xây dựng và quản lí cơ sở vậtchất và thiết bị trường học của hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn - HàNội
Tác giả: Đỗ Hoàng Điệp
Năm: 2004
[13] Phạm Minh Giản (2010), “Chuẩn hóa và tác động của chuẩn hóa đến quản lí đội ngũ GV”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 57, tr.: 38-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn hóa và tác động của chuẩn hóa đếnquản lí đội ngũ GV”, "Tạp chí Khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Giản
Năm: 2010
[14] Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lí, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốtyếu của quản lí
Tác giả: Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật
Năm: 1994
[15] Phạm Liên Hoàn (2012), Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụug công nghệ thông tin trong quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Luậnvăn thạc sĩ, Đại học Vinh, 115 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứngdụug công nghệ thông tin trong quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạyhọc ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận
Tác giả: Phạm Liên Hoàn
Năm: 2012
[16] Trần Đức Hùng (2012), Biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 105 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở trườngtrung học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trần Đức Hùng
Năm: 2012
[17] Nguyễn Kim Hùng (2016), Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 104 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêuchuẩn trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện ThủyNguyên thành phố Hải Phòng
Tác giả: Nguyễn Kim Hùng
Năm: 2016
[18] Nguyễn Quang Huy (2016), Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên, 99 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy họcđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường trung học phổ thôngtỉnh Phú Thọ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin
Tác giả: Nguyễn Quang Huy
Năm: 2016
[19] Đặng Thành Hưng (2003), “Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu quả sử dụng học liệu, phương tiện , thiết bị giáo dục”, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 12/60, tr. 8-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệuquả sử dụng học liệu, phương tiện , thiết bị giáo dục”, "Tạp chí Phát triểngiáo dục
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2003
[20] Đặng Thành Hưng (2003), “Vấn đề chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục phổ thông”, Tạp chí Thông tin KHGD số 100, tr. 13-15,12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dụcphổ thông”, "Tạp chí Thông tin KHGD
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2003
[21] Đặng Thành Hưng (2005), “Hiệu quả sử dụng phương tiện, học liệu, thiết bị giáo dục”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 4 tháng 11, tr. 9-10,20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sử dụng phương tiện, học liệu, thiếtbị giáo dục”, "Tạp chí Thiết bị giáo dục
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w