1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm ở các trường trung học cơ sở quận nam từ liêm, thành phố hà nội

120 94 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục học sinh.... Công tác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI THỊ NGỌC LAN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ QUẬN NAM TỪ LIÊM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI THỊ NGỌC LAN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ QUẬN NAM TỪ LIÊM HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Thị Hồng Hà

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 12 năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Thị Ngọc Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 (2015-2017), tôi đã được các Thầy giáo, Cô giáo nhiệt tình giảng dạy, trang

bị cho tôi những kiến thức quý báu để phục vụ cho công tác của mình Tôi xingửi tới các Thầy Cô lời cảm ơn chân thành nhất

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trịnh Thị Hồng

Hà, Cô đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn Thầy Cô giáo Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2 đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trongquá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Xin cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục,các đồng chí trong Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên của các trường THCSNam Từ Liêm, Mễ Trì, Phương Canh, Mỹ Đình 2, Đại Mỗ… đã động viên,giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân tôi đãhết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kínhmong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô, đồng nghiệp và cácbạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Thị Ngọc Lan

Trang 5

3

Trang 6

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục bảng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6

1.1.1 Những nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp 6

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm lớp 7

1.2 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS 8

1.2.1 Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS 8

1.2.2 Trường THCS và học sinh THCS 14

1.3 QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở TRƯỜNG THCS 16

1.3.1 Tự chủ và chịu trách nhiệm ở trường THCS 16

1.3.2 Quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

Trang 7

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM

33

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC QUẬN NAM TỪ LIÊM 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm 33

2.1.2 Tình hình giáo dục THCS Quận Nam Từ Liêm 34

2.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 37

2.2.1 Mục đích khảo sát 37

2.2.2 Nội dung khảo sát 37

2.2.3 Phương pháp khảo sát 37

2.2.4 Địa bàn và đối tượng khảo sát 38

2.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 38

2.3.1 Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở một số trường THCS trên địa bàn quận Nam Từ Liêm 38

2.3.2 Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm 47

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 56

2.4.1 Ưu điểm, cơ hội 56

2.4.2 Nhược điểm, thách thức 57

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN NAM TỪ LIÊM TP HÀ NỘI 61

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 61

3.1.1 Nguyên tắc hệ thống 61

3.1.2 Nguyên tắc hợp tác 61

3.1.3 Nguyên tắc tham gia 61

3.1.4 Nguyên tắc kết hợp quản lí và tự quản lí 62

Trang 8

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH

NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN NAM TỪ LIÊM 62

3.2.1 Xây dựng cơ chế hợp tác và phân công trách nhiệm giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cũng như các lực lượng GD khác theo hướng tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm 62

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên chủ nhiệm để họ có thể thực hiện công việc một cách tự chủ và có trách nhiệm 65

3.2.3 Kết hợp giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm của nhà trường với tự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm để khuyến khích tự chủ và chịu trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 69

3.2.4 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục học sinh 73

3.2.5 Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 77

3.3 TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 79

3.3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết 79

3.3.2 Kết quả khảo sát về tính khả thi 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng trường, lớp, học sinh các trường THCS quận Nam

Từ Liêm 34

Bảng 2.2 Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các trường THCS quận Nam Từ Liêm

34 Bảng 2.3 Số lượng cán bộ quản lí và cán bộ, giáo viên 5 trường THCS quận Nam Từ Liêm năm học 2016-2017 35

Bảng 2.4 Xếp loại học lực năm học 2016 - 2017 36

Bảng 2.5 Học sinh giỏi đạt giải các cấp 36

Bảng 2.6 Nhận thức của cán bộ quản lí về vai trò của GV chủ nhiệm lớp

38 Bảng 2.7 Nhận thức của giáo viên về vai trò của công tác chủ nhiệm lớp

40 Bảng 2.8 GV đánh giá về phẩm chất của giáo viên chủ nhiệm lớp 42

Bảng 2.9 Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm về công tác chủ nhiệm lớp 44

Bảng 2.10 Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp 46

Bảng 2.11 Nhận thức của cán bộ quản lí, chuyên viên, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm về tự chủ và chịu trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm 47

Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 48

Bảng 2.13 Đánh giá mức độ quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm 49

Bảng 2.14 Đánh giá mức độ nhà trường quản lý hồ sơ chủ nhiệm 50

Bảng 2.15 Đánh giá mức độ nhà trường quản lý các nguồn lực hỗ trợ công tác chủ nhiệm 51

Bảng 2.16 Đánh giá mức độ ảnh hưởng cuả các yếu tố đến QL công tác chủ nhiệm lớp 52

Bảng 2.17 Các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 53

Bảng 2.18 Thực trạng hiệu quả các biện pháp quản lý của nhà trường 56

Bảng 3.1 Thành phần và số lượng tham gia khảo nghiệm 79

Bảng 3.2 Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp 79

Trang 11

viiBảng 3.3 Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 81Biểu đồ 3.1 So sánh tính cần thiết và khả thi 83

Trang 12

1

Trang 13

Trung học cơ sở được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáodục quốc dân, sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiệnphát triển các bậc học tiếp theo Mặt khác đây là bậc học bắt buộc với mọi trẻ

em từ 12-15 tuổi và là bậc học "nhằm giúp đỡ học sinh hình thành và pháttriển những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cao"

Với vị trí như vậy có thể nói đây là bậc học có nhiệm vụ phải xây dựngtoàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông "Đặt cơ sở vững chắc cho

sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam XHCN"

Vì thế, dạy học và giáo dục ở bậc THCS sẽ không chỉ đặt nền móngcho giáo dục phổ thông, mà còn đặt nền móng cho sự hình thành toàn bộ nhâncách con người Việt Nam

Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trìnhgiáo dục học sinh toàn diện Giáo viên chủ nhiệm lớp nói chung, GVCN ở bậcTHCS nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và pháttriển nhân cách học sinh Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng,Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mìnhphụ trách, phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường

Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ, trưởng thành của từngtập thể lớp, của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là GVCN lớp Chất lượng giáo dụctoàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dụccủa từng GVCN đối với lớp mà họ phụ trách

Trang 14

Những năm gần đây, dư luận xã hội rất bức xúc khi chứng kiến nhiều

vụ bạo lực học đường xảy ra do thiếu kỹ năng sống đã dẫn tới lối sống lệchlạc trong một phận học sinh Điều đó làm cho hình ảnh của nhà trường xấu đitrong cách nhìn nhận của xã hội Một trong những nguyên nhân không nhỏ là

do các nhà trường chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đến quản lý hoạt độngcủa đội ngũ GVCN lớp, những người có vai trò quan trọng, trực tiếp đến sựhình thành và phát triển nhân cách cho học sinh

Công tác chủ nhiệm lớp nếu được các nhà quản lí quan tâm và đầu tưthích đáng cũng như có được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực và tâmhuyết sẽ mang lại kết quả tốt trong giáo dục học sinh Chính vì thế quản lícông tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS là một trong những nhiệm vụ quản lítrọng tâm của nhà trường và cũng là một hoạt động chủ yếu trong quản líchuyên môn của nhà trường THCS

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm lớp

ở các cấp học khác nhau, ví dụ quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học,quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THPT tuy nhiên nghiên cứu về quản

lí công tác chủ nhiệm ở bậc THCS còn ít Các luận văn này đã hệ thống hóamột số lí luận về quản lí công tác chủ nhiệm lớp và đưa ra một số biện phápquản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các địa bàn cụ thể nào đó Tuy nhiên cácnghiên cứu này thường đi theo một tiếp cận giống nhau và các biện pháp quản

lí chủ yếu là theo tiếp cận chức năng chứ không có cách tiếp cận mới

Trên thực tế, hiện nay một số trường THCS, việc quản lý công tác chủnhiệm lớp đã được lãnh đạo các nhà trường quan tâm, nhưng còn thiên về cácthủ tục hành chính, nặng về phổ biến, giao việc, đáp ứng được rất ít các kỹnăng mà một người GVCN lớp cần phải có Biện pháp quản lý của hiệutrưởng đối với công tác chủ nhiệm và đối với GVCN lớp chưa thật hợp lýtrong bối cảnh hiện nay Các trường THCS ở Quận Nam Từ Liêm cũng nằmtrong tình trạng chung này

Trang 15

Trong những năm qua các trường THCS trên địa bàn Quận đã có sựquan tâm và có những đổi mới nhất định về quản lí công tác chủ nhiệm, đãthực hiện nhiều biện pháp xây dựng và duy trì nền nếp, kỷ cương, nâng caochất lượng, hiệu quả GD toàn diện HS, song kết quả đạt chưa cao Lí do chủyếu là những biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm của các trường chưa phùhợp giữa lý luận và thực tiễn, đều xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, chưa có

cơ sở khoa học, vì thế không tránh khỏi những hạn chế

Xuất phát từ những lí do trên cùng với trọng trách của người cán bộquản lý và lòng ham thích, muốn tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thôi thúc tôi

chọn đề tài "Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tăng cường tự chủ

và chịu trách nhiệm ở các trường Trung học cơ sở Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội" với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Trung học cơ sở hiệnnay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tăngcường tính tự chủ và chịu trách nhiệm ở các trường THCS Quận Nam TừLiêm, Thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện học sinh trung học cơ sở nói chung và nâng cao chất lượng của công tácchủ nhiệm lớp nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhàtrường

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Các quan hệ quản lí trong quản lí chuyên môn ở trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các quan hệ quản lí trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơsở

4 Giả thuyết khoa học

Trang 16

Nếu các biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS đượcxây dựng dựa trên sự hợp tác, cộng tác giữa cấp trên và cấp dưới, có sựphân

Trang 17

công trách nhiệm rõ ràng, tạo quyền chủ động và tăng cường sự chịu tráchnhiệm của từng giáo viên chủ nhiệm cũng như các lực lượng tham gia vàocông giáo dục học sinh thì chúng sẽ có tác động tích cực đến công tác chủnhiệm lớp ở trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lí luận về quản lí công tác chủ nhiệm theo hướng tăngcường tự chủ và chịu trách nhiệm ở trường THCS

- Đánh giá thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm theo hướng tăng cường

tự chủ và chịu trách nhiệm ở một số trường THCS Quận Nam Từ Liêm TP HàNội

- Đề xuất các biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm theo hướng tăngcường tự chủ và chịu trách nhiệm ở các trường THCS Quận Nam Từ Liêm

- Khảo sát thực trạng được thực hiện tại 5 trường THCS: Mỹ Đình 2,

Trung Văn, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Phương Canh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp tổng quan để khái quát hóa các kết quả nghiên cứu liênquan đến đề tài

- Phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa lí luận để xây dựngkhung lí thuyết nghiên cứu của đề tài

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát để đánh giáthực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp

Trang 18

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để học hỏi những thành tựu đã đạtđược của các giáo viên chủ nhiệm và của các trường trong quản lí công tácchủ nhiệm lớp.

7.3 Các phương pháp khác

- Phương pháp chuyên gia để kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu

- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê mô tả để đánh giá và trìnhbày số liệu thực nghiệm, kết quả hỏi ý kiến chuyên gia

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng

tăng cường tính tự chủ và chịu trách nhiệm ở trường THCS

Chương 2: Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tăng

cường tự chủ và chịu trách nhiệm ở một số trường THCS trên địa bàn quậnNam Từ Liêm

Chương 3: Các biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng

tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm ở các trường THCS quận Nam TừLiêm

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Những nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp

Công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáodục của nhà trường phổ thông Cho đến nay đã có nhiều tài liệu, nhiều côngtrình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích về công tác chủ nhiệm lớp, có thể kể đếnmột số công trình tiêu biểu như:

Giáo dục học (Chương XVI Người GVCN lớp) của Phạm Viết Vượng.NXB ĐHQG Hà Nội (2004)

Phương pháp công tác của người GVCN ở trường THCS của Hà NhậtThăng (chủ biên) NXB ĐHQG Hà Nội (2004) [42]

Công tác GVCN lớp ở trường Phổ thông của Hà Nhật Thăng (chủbiên) NXB Giáo dục, Hà Nội (2006) [41]

Một công trình của Nguyễn Thanh Bình “Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS hiện nay” [5], nghiên cứu tương đối sâu sắc về

GVCN lớp và công tác chủ nhiệm lớp Trong đó tác giả đã trình bày nhữngvấn đề chung về người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS hiện nay, cácnội dung đều hướng vào việc trả lời ba câu hỏi: Vì sao phải làm việc này?,Làm cái gì?, Làm như thế nào?, ngoài ra tác giả còn giới thiệu một số chủ đềgiáo dục kỹ năng sống cũng như đưa ra một số tình huống sư phạm điển hìnhthường gặp trong nhà trường phổ thông

Nguyễn Kim Dung với bài viết “Công tác chủ nhiệm lớp - nội dung quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên” - Kỷ

Trang 20

yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viêncác trường Đại học sư phạm - Hà Nội (tháng 1 năm 2010) Bài viết đi sâu vàolĩnh vực trang bị kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết cho sinh viên cáctrường sư phạm về công tác chủ nhiệm.

Ngoài ra còn có nhiều nhà khoa học cũng quan tâm đến công tác chủnhiệm lớp như trong các công trình của Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thị Kỷ

(2009), “Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông”, Bộ Giáo

dục và Đào tạo (2010) [43]

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm lớp

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm lớp

ở các cấp học khác nhau dưới hình thức luận văn, ví dụ quản lí công tác chủnhiệm lớp ở Tiểu học, quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THPT.Nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm ở bậc THCS có một số luận văn nhưsau:

- “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Ngô Sĩ Liên, tỉnh Bắc Giang” (2015) của Ngô Thị Biên [4].

- “Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THCS trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh” (2013) của Lê Kim Hương [26].

- “Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường THCS các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng” (2012) của Nguyễn Duy Bảo [3].

- “Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Ngô Quyền Thành phố Hải phòng” của Vũ Thị Hải (2011), Luận Văn thạc sĩ

Trang 21

trường THCS trên các địa bàn cụ thể nào đó Tuy nhiên các nghiên cứu nàythường đi theo một tiếp cận giống nhau và chủ yếu là theo tiếp cận chức năngchứ ít có cách tiếp cận mới.

Cho đến nay vấn đề “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tăngcường tính tự chủ và chịu trách nhiệm ở các trường THCS quận Nam TừLiêm” chưa có ai nghiên cứu Vì vậy, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứuluận văn tốt nghiệp của mình

1.2 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS

1.2.1 Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS

1.2.1.1 Khái niệm giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong trường học, lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chứcgiảng dạy và giáo dục học sinh Để quản lý giáo dục học sinh trong lớp, nhàtrường phân công một trong những giáo viên đang giảng dạy, có năng lựcchuyên môn tốt, có kinh nghiệm làm công tác quản lý, giáo dục học sinh, cótinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công tác, có uy tín với học sinh

và đồng nghiệp, có kinh nghiệm để làm chủ nhiệm lớp Đó là GVCN Nhưvậy khi nói đến người GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng củangười làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói công tác chủ nhiệm lớp là đề cậpđến những nhiệm vụ nội dung công việc mà người GVCN lớp phải làm, cầnlàm và nên làm để xây dựng, quản lý hướng dẫn tập thể lớp phấn đấu học tập

và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường, của từng lớp đã đề ra

GVCN là người trực tiếp quản lý giáo dục toàn diện học sinh trong mộtlớp học: cụ thể hóa mục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động của nhàtrường ở từng lớp học

Như vậy có thể nói rằng: nội dung công tác mà mỗi GVCN phải làm rấtphong phú, đa dạng và muốn đạt kết quả cao nhất thiết mỗi GVCN cần lập kếhoạch mang tính khoa học cao Kế hoạch chủ nhiệm là văn bản thiết kế cụ thể

Trang 22

toàn bộ nội dung công tác CNL, chương trình hành động trong từng thángứng với thời gian, công việc, địa điểm cụ thể Đó là kết quả sáng tạo củaGVCN nó phản ánh năng lực dự đoán và thiết kế của GVCN, được Hiệutrưởng phê duyệt.

GVCN phải nắm chắc và xử lý tốt các thông tin về: HS, môi trường xãhội nơi HS cư trú, hoàn cảnh gia đình HS, kế hoạch của nhà trường, đặc điểmchung của lớp,…

GVCN là người xây những biện pháp cụ thể cho tập thể lớp, nhóm HS,từng HS có thể đạt được mục tiêu đề ra

GVCN cũng là người chủ động trong việc huy động nguồn lực, vật lựccho sự phát triển của lớp

GVCN có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra cáchoạt động của lớp mình Do vậy, bằng năng lực và kinh nghiệm của mình,GVCN sẽ đưa ra những dự đoán, lập mục tiêu phấn đấu cho lớp, lập kế hoạchchung cũng như kế hoạch cho lớp thể hiện cụ thể hóa chương trình công tácchủ nhiệm phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công chủnhiệm

CTCN lớp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho

HS Vì thế GVCN không những phải nêu cao tấm gương sáng về mọi mặt, màcòn phải không ngừng nâng cao trình độ tổ chức, QL, GD của mình, đảm bảocho kế hoạch công tác được thực hiện với kết quả cao nhất, góp phần tích cựcvào việc hoàn thành các nhiệm vụ GD chung toàn trường

Như vậy, GVCN lớp là người được nhà trường phân công phụ trách lớphọc cụ thể nào đó, người thay mặt nhà trường quản lí tập thể học sinh tronglớp thực hiện các hoạt động học tập và rèn luyện nhằm đạt các mục tiêu giáodục HS toàn diện

1.2.1.2 Vị trí, vai trò của công tác chủ nhiệm lớp

Trong nhà trường phổ thông, GVCN lớp có vị trí, vai trò rất quan trọng.Người GVCN không những nắm những chỉ số quản lý hành chính như tên

Trang 23

tuổi, sơ yếu lý lịch, học lực, hạnh kiểm… mà còn phải dự báo xu hướng nhâncách của học sinh để có phương hướng giáo dục phù hợp với điều kiện và khảnăng của học sinh.

GVCN lớp là người thay mặt Hiệu trưởng, thay mặt nhà trường để quản

lý và giáo dục toàn diện học sinh; là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong

và ngoài trường với tập thể học sinh; đồng thời lại là người đại diện choquyền lợi và nghĩa vụ của tập thể học sinh

GVCN lớp là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý lớp học Vai trò quản

lý được thể hiện trong việc cụ thể hóa xây dựng kế hoạch giáo dục; tổ chức cáchoạt động giáo dục; đôn đốc hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động giáo dụctheo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh tronglớp

GVCN chịu trách nhiệm về kết quả học tập và rèn luyện của học sinhtrong lớp trước Hiệu trưởng, Hội đồng trường và CMHS

GVCN là đầu mối của sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, CMHS vàcác lực lượng xã hội khác để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh tronglớp nhằm mục đích hình thành và phát triển nhân cách của học sinh

GVCN cũng là người cố vấn cho Ban cán sự lớp, Ban chỉ huy Chi đội

về việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của từng

tổ chức, đồng thời kết hợp với các hoạt động giáo dục khác để đem lại hiệuquả của giáo dục cao hơn

GVCN cũng là cầu nối giữa nhà trường và lực lượng giáo dục khác vớitập thể học sinh và với mỗi cá nhân học sinh; truyền đạt và tổ chức thực hiệnnhững kế hoạch, nội quy, nề nếp các chỉ thị, yêu cầu của Hiệu trưởng đếntừng học sinh trong lớp học Đồng thời GVCN báo cáo cho Hiệu trưởngnhững thông tin từ phía học sinh, phản ánh kịp thời và đầy đủ diễn biến củatập thể học sinh và từng cá nhân học sinh về những tâm tư, nguyện vọng đềđạt, kiến nghị của học sinh để giúp Hiệu trưởng quản lý có hiệu quả hơn

Trang 24

GVCN phải là người có tinh thần trách nhiệm cao đối với từng học sinhtrong lớp mình chủ nhiệm Vì chính GVCN là người gần gũi, thân thiết nhấtcủa học sinh; là người chịu trách nhiệm chính về sự phát triển nhân cách, đạođức cũng như sự tiến bộ về học tập của học sinh.

GVCN là tấm gương trực tiếp để học sinh lớp mình chủ nhiệm soi vàonên yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của người giáo viên làm công tác chủnhiệm phải là người có tư cách đạo đức, chuẩn mực và đúng đắn, phải làgương sáng để học sinh noi theo

Trên thực tế, mỗi GVCN cũng là một giáo viên bộ môn văn hóa củalớp Vì vậy, yêu cầu GVCN phải là một thầy, cô có năng lực chuyên mônvững vàng, tạo được uy tín với học sinh, làm cho học sinh tôn trọng, khâmphục Đây là điều rất quan trọng để tạo nên hiệu quả cao trong các biện phápgiáo dục của GVCN

Khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN sẽ gặp rất nhiều tình huốngphải xử lý, giải quyết Điều này, đòi hỏi người GVCN phải nắm vững quyềnhạn và trách nhiệm của mình theo quy định của ngành Ngoài ra, theo xu thếđổi mới giáo dục hiện nay thì yêu cầu người làm công tác GVCN cần phảitrau dồi, rèn luyện rất nhiều những kiến thức cuộc sống để vận dụng vào côngtác giáo dục của mình

1.2.1.3 Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường THCS

a) Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục

Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục vừa là nội dung vừa là điềukiện để làm tốt công tác của GVCN lớp:

- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm

+ Số lượng, tên, tuổi của từng học sinh trong lớp

+ Đặc điểm tình hình của lớp: phong trào, truyền thống, khó khăn,thuận lợi, chất lượng giáo dục chung, chất lượng học tập, từng mặt giáo dục

cụ thể; bầu không khí, quan hệ xã hội…

Trang 25

+ Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại lớp: Uy tín, khả năng, trình độ…+ Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của lớp trong trường (đầu cấp, cuối cấp…)+ Đặc điểm tình hình địa phương, hoàn cảnh kinh tế xã hội củađịa phương…

- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng học sinh

+ Sơ yếu lý lịch (họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, sở thích )

+ Hoàn cảnh sống của học sinh (điều kiện kinh tế của gia đình, trình độvăn hóa của cha mẹ, điều kiện học tập, bầu không khí gia đình, quan hệ giữacác thành viên trong gia đình, quan hệ xã hội của gia đình, tình hình kinh tế -

xã hội, an ninh trật tự, môi trường giáo dục tại địa phương nơi cư trú )

+ Đặc điểm tâm, sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ, nhu cầu, hứngthú, nguyện vọng, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, cách ứng xử của HStrong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội

+ Những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội của họcsinh theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi

Tóm lại, tìm hiểu học sinh là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp,đòi hỏi GVCN phải kiên trì, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòngthương yêu học sinh sâu sắc Ngược lại, GVCN lại phải là người có đạo đức

và tri thức, một người thầy có nhân cách để học sinh tôn trọng và nể phục,nhưng cũng là người dễ chia sẻ và thông cảm với học sinh, sao cho học sinhsẵn sàng cởi mở, chia sẻ lòng mình với GVCN

b) Lập kế hoạch chủ nhiệm

Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạch ramột cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian mộtnăm học với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra.Bản kế hoạch chủ nhiệm là văn bản trong đó thiết kế cụ thể toàn bộ nội dungcông tác chủ nhiệm lớp, là chương trình hành động của lớp trong một thờigian cụ thể

Trang 26

Đó là kết quả sáng tạo của GVCN, phản ánh năng lực dự đoán và thiết kế củaGVCN Kế hoạch chủ nhiệm thường được xây dựng theo trục thời gian củanăm học như kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạchtuần và theo nội dung của các hoạt động giáo dục như kế hoạch luyện tập vănnghệ, kế hoạch lao động…

- Yêu cầu chung của kế hoạch chủ nhiệm:

+ Thể hiện được nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường và phùhợp với hoàn cảnh, đặc điểm của địa phương và hoàn cảnh sống của học sinh

+ Thể hiện tính toàn diện, cân đối của các nhiệm vụ, nêu rõ nhiệm vụtrọng tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa nội dung công việc và biệnpháp thực hiện

+ Các biện pháp đưa ra cần cụ thể, hệ thống, có tính khả thi cao

d) Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

- Giáo dục thế giới quan khoa học, tư tưởng đạo đức cho học sinh

- Tổ chức nhiều hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú, chú trọngnhững hoạt động chuyên biệt chứa đựng nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức,pháp luật, nhân văn cho học sinh

- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua với các chủ đề khác

Trang 27

nhau để học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt, khắc phục những phẩm chất xấu.

- Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên thường xuyên quan tâm khắcphục các hiện tượng không lành mạnh, uốn nắn kịp thời những hành vi sailệch trong học tập và rèn luyện của học sinh (gian dối, ích kỷ, ba hoa, đốkỵ ) Đặc biệt, GVCN cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục học sinh cábiệt về đạo đức

- Nâng cao chất lượng học tập văn hóa cho học sinh Học tập văn hóa lànhiệm vụ trọng tâm của học sinh trong trường THCS Vì vậy, tổ chức hợp lýcác hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập văn hóa cũng là mộtnhiệm vụ hàng đầu của GVCN

- Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp

- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí

- Tổ chức đánh giá học sinh: đánh giá là một nội dung không thể thiếuđược trong công tác của GVCN lớp ở trường THCS Đánh giá kết quả họctập, rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh đòi hỏi sự khách quan, chínhxác, công bằng của người GVCN lớp

Tóm lại, ngoài hoạt động dạy học trên lớp, GVCN còn phải tổ chức cáchoạt động giáo dục vừa nhằm xây dựng, phát triển tập thể, vừa giáo dục đạođức, hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh qua việc: Phối hợp với cáclực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh; Đánh giákết quả giáo dục học sinh

1.2.2 Trường THCS và học sinh THCS

1.2.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của nhà trường THCS

Trường trung học là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân.Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

Trường trung học có nhiệm vụ tổ chức dạy học và các hoạt động GD

Trang 28

khác theo mục tiêu, chương trình GD phổ thông dành cho cấp THCS và cấpTHPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Công khai mục tiêu, nội dung

GD, nguồn lực, tài chính, kết quả đánh giá chất lượng GD [13]

1.2.2.2 Đặc điểm học sinh THCS

a) Đặc điểm về tâm sinh lí

HS THCS thuộc lứa tuổi từ 11- 15 tuổi Sự phát triển của các em đượcgọi bằng các tên khác nhau như: Thời kỳ quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủngkhoảng , khủng khoảng tuổi dạy thì , tuổi bất trị ….Đây là thời kỳ quá độ từ trẻcon sang người lớn và giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt

CÓ sự phát triển chiều cao mạnh mẽ , nam từ 13 - 15 , nữ 11-13 tuổi Trọnglượng : Mỗi năm tăng 2- 5 kg Hệ xương: Những năm đầu hệ xương phát triểnmạnh, nhưng không đều Tuyến sinh dục phát triển Hoạt động của thần kinhcao cấp có những đặc điểm riêng Giai đoạn này hưng phấn mạnh và lan tỏanhanh nên trẻ rất khó tập trung dẫn đến các em có những hành vi thừa và dễxúc động Trong gia đình vị trí của các em bắt đầu được nâng lên, thiếuniên được gia đình xem như một thành viên tích cực , được giao những nhiệm

vụ cụ thể…Trẻ bắt đầu được thừa nhận như một thành viên tích cực của xã hội

và bản thân trẻ cũng hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội

b) Đặc điểm phát triển nhận thức, trí tuệ và học tập của học sinh THCS

Tính chủ định được phát triển mạnh ở các quá trình nhận thức, trí tuệcủa HS, thể hiện ở hai đặc điểm: quá trình nhận thức cảm tính như: Cảm giác,tri giác, trí nhớ, chú ý và sự phát triển tư duy lí luận phát triển mạnh, chặt chẽ,

có cơ sở, tính phê phán của tư duy cũng phát triển

Tuổi THCS, tri giác có chủ định phát triển hơn, khối lượng tri giác tănglên nhiều Các em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác

Bên cạnh đó tri giác không chủ định vẫn phát triển nên các em dễ bị lôicuốn bởi ấn tượng bên ngoài , dễ bị hấp dẫn bởi cái mới, cái lạ

Trang 29

Trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định , năng lực ghinhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến , hiệusuất ghi nhớ cũng được nâng cao Hoạt động của HS THCS đa dạng, phongphú Hoạt động học tập có tính chất, nội dung đặc thù, yêu cầu cao về tínhnăng động, độc lập, gắn liền với xu hướng học tiếp lên cao hay học nghề, đilàm.

c) Sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS

Đây là đặc điểm nhân cách nổi bật của HS THCS, gồm hai quá trìnhchính: Sự phát triển tự nhận thức bản thân và tự đánh giá bản thân

d) Giao tiếp với người lớn, với bạn cùng lứa

Học sinh THCS giao tiếp với người lớn là để tìm kiếm sự hiểu biết,thông cảm, giúp đỡ trong những vấn đề riêng tư, thầm kín Giao tiếp với bạncùng tuổi là một dạng tiếp xúc tình cảm đặc biệt, từ đó, xuất hiện tình cảmđặc trưng ở độ tuổi này là tình yêu nam nữ

e) Sự phát triển ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai

Cuối bậc học THCS, HS càng hướng sự quan tâm của mình nhiều hơnvào những dự định tương lai, dự định nghề nghiệp, làm cho hoạt động học tậpcũng bị chi phối bởi sự lựa chọn nghề nghiệp của HS

1.3 QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở TRƯỜNG THCS

1.3.1 Tự chủ và chịu trách nhiệm ở trường THCS

1.3.1.1 Khái niệm tự chủ và chịu trách nhiệm

“Tự chủ là năng lực tự quản lí của cá nhân hay tổ chức dựa trên tínhđộc lập tương đối của chủ thể đó và quan hệ của họ với những ràng buộc vàchi phối khác từ bên ngoài, trong đó chính họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượngcủa quản lí” [25] Như vậy hạt nhân của tự chủ chính là năng lực của chínhmình Nó thể hiện qua việc chủ thể tự quản lí mình, tức là tự hoạch định hoạtđộng của mình, tự định hướng, tự giám sát, tự điều chỉnh trong một bối cảnhnhất định

Trang 30

“Tự chịu trách nhiệm hay tính chịu trách nhiệm là tính sẵn sàng gánhvác hậu quả dù tốt hay xấu do hành động mà mình chủ trương, ủng hộ hoặcmình thực hiện gây ra, thừa nhận đúng mức phần trách nhiệm của mình tronghậu quả đó và trong hành động khắc phục hậu quả xấu” [25] Tính sẵn sàngnày có 2 mặt đó là năng lực và thiện chí.

Như vậy tự chủ và chịu trách nhiệm trong quản lí chính là năng lực quản lí của chủ thể để thực hiện công việc một cách độc lập và sẵn sàng gánh vác hậu quả dù tốt hay xấu do hành động mà mình chỉ đạo hay thực hiện gây ra, thừa nhận đúng mức trách nhiệm của mình trong hậu quả đó

và có thiện chí để khắc phục hậu quả đó Khi nhà quản lí được quyền tự chủ

thì đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm với những kết quả gây ra do chủtrương hay chỉ đạo của mình Tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm trongquản lí tạo điều kiện cho cá nhân nhà quản lí phải nỗ lực để có đủ năng lựcthực hiện công việc và phải có thiện chí để thực hiện tốt nhất công việc đượcphân công và sẵn sàng gánh vác hậu quả do mình gậy ra Nếu nhà quản lí cấptrên xây dựng được cơ chế quản lí trong đó giúp tăng cường tự chủ và chịutrách nhiệm của cấp dưới thì hiệu quả công việc sẽ được nâng cao đồng thời sẽthủ tiêu tình trạng tranh công đổ tội trong hoạt động quản lí và làm minh bạchmôi trường quản lí

1.3.1.2 Nguyên tắc tự chủ và chịu trách nhiệm ở nhà trường

a) Thực hiện quyền tự chủ phải đi đôi với chịu trách nhiệm về các hoạt động của nhà trường

Nguyên tắc này đòi hỏi quyền hạn và năng lực trong phạm vi tự chủcủa trường phải tương xứng với năng lực và ý thức chịu trách nhiệm Tự chủđến mức nào phải chịu trách nhiệm đến mức đó Nếu tự chủ mà không chịutrách nhiệm thì vô hình chung tạo ra một kiểu làm việc tự do, vô lối khôngtính đến hiệu quả Tự chủ và chịu trách nhiệm phải gắn liền với nhau mới đảmbảo làm cho các hoạt động có hiệu quả Nếu một người không dám và không

đủ năng lực

Trang 31

chịu trách nhiệm thì tất nhiên không thể có năng lực tự chủ vì như vậy không

có bản lĩnh để ứng phó với những chi phối của ngoại cảnh Ngược lại cũngvậy, không tự chủ được thì không thể có bản lĩnh chịu trách nhiệm

b) Tự quản lí và chủ động trước nhiệm vụ

Nguyên tắc này có ý nghĩa muốn tự chủ và chịu trách nhiệm tốt thì cánhân hay tổ chức phải có năng lực và nhu cầu tự quản lí, cũng như tính chủđộng trước nhiệm vụ Ví dụ: do bị kêu ca nhiều mới ra quyết định giải quyết

- đó là thụ động và một dấu hiệu của ý muốn trốn tránh trách nhiệm, cũng làbiểu hiện rõ ràng của tự chủ kém Thấy sai thì sửa ngay không cần ai phảithúc, thấy đúng thì làm ngay không chờ ai khen - đó là tự chủ và chịu tráchnhiệm chủ động trước nhiệm vụ

c) Nâng cao và mở rộng sự tham gia

Cơ chế và môi trường tham gia là bạn đồng hành và trợ thủ mạnh mẽcủa tự chủ và chịu trách nhiệm Tham gia mang lại cơ hội chia sẻ trách nhiệmgiữa mọi người, khuyến khích mọi người nỗ lực làm việc mà không sợ thiệt,không sợ trách nhiệm, học hỏi được nhau bản lĩnh tự chủ Nếu nhà quản lí ởtrường không biết dựa vào sự tham gia thì sẽ cô đơn, sẽ giảm sút năng lực vì

ít cơ hội học hỏi Khi đó tự chủ và chịu trách nhiệm sẽ đi xuống Cả thái độlẫn hành động tự chủ và chịu trách nhiệm đều mất dần bản chất của nó Hơnnữa, người lãnh đạo và quản lí đứng đầu khi cô đơn sẽ có xu hướng sợ tráchnhiệm và thi hành tự chủ sai lệch thành ra độc đoán

d) Tin tưởng và ủy quyền

Nguyên tắc ủy quyền thể hiện rằng, muốn được việc, muốn nâng caonăng lực tự chủ và chịu trách nhiệm trong quản lí nhà trường, hãy tin tưởngmọi người và ủy quyền cho những ai phù hợp với việc đó Tin tưởng và ủyquyền cho 10 người tức là ta đã nâng cao sức mạnh của mình lên 10 lần Sứcmạnh tăng lên cũng có nghĩa là tự chủ và chịu trách nhiệm lớn hơn [7] Bởi vì

Trang 32

khi đó họ là ta và ta là họ Ôm đồm, bao biện và đa nghi là những thứ tiêu diệtdần tự chủ và chịu trách nhiệm, bởi vì chúng làm tàn lụi môi trường do thiếuhợp tác, thiếu học hỏi, thiếu chia sẻ, và thiếu cả tình người.

e) Chia sẻ trách nhiệm trên cơ sở trách nhiệm cá nhân

Nguyên tắc này đòi hỏi trước hết trách nhiệm cá nhân của cả thủ trưởnglẫn nhà giáo Ai làm người đó chịu trách nhiệm cá nhân Tuy nhiên nhiệm vụnào cũng có liên quan đến người khác và đến cả nhà trường nên cần có sựchia sẻ trách nhiệm Đặc biệt là hiệu trưởng là người luôn vừa phải chịu tráchnhiệm cá nhân vừa phải chia sẻ trách nhiệm với các nhà giáo trong trườngtrong mọi việc Chia sẻ trách nhiệm trên cơ sở trách nhiệm cá nhân sẽ nângcao năng lực tự chủ của mỗi người và của cả tập thể nhà trường [25]

1.3.2 Quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm

1.3.2.1 Khái niệm quản lí giáo dục và quản lí nhà trường

a) Quản lí giáo dục

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục [1], [37], [31], [32]

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm “Quản lí giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục” [24] Bản chất của quản lí giáo dục cũng là quản lí giống như

quản lí của các lĩnh vực khác Tuy nhiên cái khác của quản lí giáo dục đó làmục tiêu, chủ thể, đối tượng, nguồn lực, công cụ và môi trường về giáo dục

Quản lí giáo dục thường được thực hiện ở 3 cấp: cấp trung ương, cấpđịa phương và cấp cơ sở Cấp trung ương và cấp chính quyền địa phươngtỉnh, thành phố thực hiện thẩm quyền chung được gọi chung là cấp cao Cấpngành ở tỉnh, thành phố thực hiện thẩm quyền riêng và cấp chính quyền quận

Trang 33

huyện gọi là cấp trung, còn cấp trường là cấp cơ sở Những cấp quản lí này có

lẽ không đồng nhất với ý tưởng quản lí vĩ mô và quản lí vi mô Ở cấp quản línào cũng có cả quản lí vĩ mô lẫn quản lí vi mô Đối tượng của quản lí giáodục vĩ mô là những yếu tố ảnh hưởng đến toàn cục, đến toàn bộ nền giáo dụchoặc hệ thống giáo dục Đối tượng của quản lí giáo dục vi mô là những yếu tốchỉ ảnh hưởng cục bộ, đơn lẻ Nội dung sách giáo khoa tuy là sự vật nhỏ bénhưng là đối tượng quản lí vĩ mô và việc quản lí nó được thực hiện ở mọi cấp.Nhưng việc bổ nhiệm, tuyển dụng các hiệu trưởng trường mầm non, tiểuhọc… ở quận, huyện nào đó tuy là việc to tát nhưng đó chỉ là đối tượng củaquản lí vi mô, và chỉ được thực hiện cục bộ tại địa phương đó

b) Quản lí nhà trường

Chúng tôi tán thành quan niệm của Đặng Thành Hưng “Quản lí trường học là quản lí giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lí là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lí trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lí chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn nghiệp vụ, nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách,cơ chế và chuẩn hiện có” [24].

Theo tác giả, trường học là đơn vị cơ sở của tổ chức và hệ thống giáodục, đồng thời là một dạng của tổ chức trong xã hội Vì vậy có thể hiểu quản

lí trường học theo hai nghĩa cơ bản sau:

1) Đó là quản lí giáo dục tại cơ sở

2) Đó là quản lí một tổ chức trong xã hội, và cụ thể là tổ chức giáo dục.Theo nghĩa đầu, quản lí trường học lại có hai khía cạnh khác nhaunhưng thống nhất với nhau mật thiết đến mức đôi khi khó phân biệt Khíacạnh thứ nhất liên quan đến các cấp quản lí chính quyền và chuyên môn thuộc

Trang 34

các cấp trên của trường Mỗi trường học thực chất vẫn do các cấp nhà nước từđịa phương đến trung ương quản lí Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, thànhphố, chủ tịch Quận, quận, xã, phường đều là những chủ thể quản lí trườnghọc Khi đó quản lí trường học do các cấp trên trường thực hiện Và đó là lí

do ra đời mô hình quản lí dựa vào trường học Khi nói quản lí dựa vào trườnghọc chính là nói đến quản lí của các cấp trên trường, không phải là quản lí nội

bộ hay tự quản ở trường [24]

Nhưng trường học còn được quản lí bởi bộ máy bên trong trường dohiệu trưởng đứng đầu Đó là quản lí trường học tại cấp trường, hay quản líbên trong nhà trường Thông thường quản lí trường học chỉ được hiểu theonghĩa này, mà khía cạnh thứ nhất hay bị lãng quên Trên thực tế, quản lítrường học tại cấp trường vừa có tính chủ động, độc lập tương đối tùy theo cơchế phân cấp cụ thể, song chính nó vẫn chịu sự chi phối và tác động quản lícủa các cấp trên trường Bộ máy quản lí cấp trường do các cấp trên trường bổnhiệm hoặc bãi miễn.[24]

Quản lí giáo dục và quản lí trường học về bản chất là một, chỉ khácnhau về hiệu lực và phạm vi quản lí Quản lí giáo dục thực chất chỉ có giá trịkhi đến được trường học, cho dù nói về cấp quản lí nào Quản lí giáo dục làquản lí hệ thống các trường học nằm trong phạm vi quyền hạn của cấp quản línhất định Đồng thời quản lí trường học chính là quản lí giáo dục diễn ra tạicấp cơ sở Cho nên nội dung quản lí giáo dục nói chung và nội dung quản lítrường học đều như nhau, chỉ khác nhau về quy mô mà thôi, bao gồm:

1) Quản lí tài chính giáo dục

2) Quản lí cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật (tài sản, cơ sở vật chất)

3) Quản lí nhân sự (cán bộ, công chức, nhân viên, GV, học sinh)

4) Quản lí chuyên môn (chương trình, hoạt động giảng dạy, hoạt độnghọc tập, hoạt động giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và quản lí,các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác)

Trang 35

5) Quản lí môi trường (tự nhiên và văn hóa).

6) Quản lí các quan hệ giáo dục của ngành giáo dục với các thiết chế xãhội khác (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn, Ban Đại diện CMHS, giađình học sinh, cộng đồng dân cư…) [24]

Theo nghĩa một tổ chức, trường học được quản lí giống như mọi tổchức khác, nhưng có đặc điểm chuyên môn riêng của mình là giáo dục Bảnchất của quản lí trường học lúc này là gây ảnh hưởng, định hướng và pháttriển tổ chức trường theo mục tiêu và giá trị đã định, dựa trên việc xác địnhtầm nhìn, sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, huy động và sử dụng các nguồn lực,tạo dựng thương hiệu và quản lí văn hóa nhà trường

1.3.2.2 Nguyên tắc quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm

a) Nguyên tắc phân công công việc một cách rõ ràng và trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm với công việc được giao

Trong quản lí công tác chủ nhiệm nhà trường cần thực hiện triệt đểnguyên tắc phân công công việc cho từng cá nhân một cách rõ ràng trên cơ sởchức năng nhiệm vụ của từng người Khi đã phân công công việc rõ ràng chotừng cá nhân cần có thêm các nguồn lực để đảm bảo thực hiện có hiệu quảcông việc được giao Phân công công việc cho từng cá nhân cũng cần dựa trênnăng lực của mỗi người để đảm bảo rằng khi cá nhân nhận nhiệm vụ là họ cókhả năng hoàn thành Bên cạnh đó khi nhà trường đã giao nhiệm vụ thì cần đểcho cá nhân tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động của họ đồng thời yêu cầu

họ có trách nhiệm với cộng việc được giao, nếu sai phải chịu trách nhiệm.Tránh tình trạng CBQL cấp trên đã giao việc cho cá nhân nhưng vẫn khôngtin tưởng và có những hành động gây khó khăn cản trở họ trong thực hiệncông việc được giao

Trang 36

b) Nguyên tắc hợp tác trong quản lí

Trong nhà trường có nhiều lực lượng tham gia GD HS toàn diện, mỗilực lượng có nhiệm vụ chức năng riêng nhưng đều tập trung vào mục tiêu GD

HS thì phải thực hiện nguyên tắc hợp tác thì mới hiệu quả CBQL tuy là cấptrên của GV nhưng cũng vẫn cần phải làm việc trên tinh thần hợp tác; GVCNphải hợp tác với GV bộ môn để thống nhất quan điểm GD đối với HS của lớpchủ nhiệm do đó phải hợp tác với nhau tránh tạo nên những bất đồng khôngđáng có gây ảnh hưởng đến kết quả chung Hợp tác giúp cho công việc quản

lí hiệu quả hơn, mỗi lực lượng đều nỗ lực làm việc hết khả năng của mình và

hỗ trợ cho các lực lượng khác để đạt được thành quả chung

c) Nguyên tắc công khai, minh bạch

Nguyên tắc này đòi hỏi quản lí phải công khai, minh bạch mọi côngviệc có liên quan đến những nhiệm vụ chung, những nguồn lực được sửdụng trong nhà trường để GD HS Từ việc phân công nhiệm vụ, giám sátkết quả đến đánh giá kết quả GD, đánh giá kết quả làm việc của CBQL,GVCN, GV bộ môn v.v đều cần được phổ biến rõ ràng đầy đủ, kịp thờicho các lực lượng tham gia nhằm đảm bảo các bên tham gia đều thấy rõđược thành tựu và sự đóng góp của mình, đó cũng sẽ là động lực giúp cácbên tham gia tin tưởng và sẽ đóng góp tích cực hơn

Trang 37

1.3.2.3 Nội dung quản lí công tác chủ nhiệm lớp

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợplao động của đội ngũ các giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường giúp cho cácGVCN thực hiện tốt công tác chủ nhiệm được giao

Quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tăng cường tự chủ và chịutrách nhiệm về bản chất là thực hiện quản lí theo hướng xây dựng cơ chế phùhợp tạo điều kiện cho GVCN, GV bộ môn cũng như các nhà quản lí kháctrong nhà trường được tự chủ với công việc của mình trong những hoạt động

có liên quan đến lớp chủ nhiệm và chịu trách nhiệm với nhà trường đối vớinhững công việc được phân công Nội dung quản lí công tác chủ nhiệm gồm:

a) Quản lí nhân sự cho công tác chủ nhiệm

Quản lý nhân sự (đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp) là hoạt động tổchức, điều hành, bồi dưỡng đội ngũ các giáo viên chủ nhiệm để họ có đủ nănglực và điều kiện thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện

- Phân công GVCN

Căn cứ vào tình hình thực tế các lớp, học sinh, hiệu trưởng lựa chọncác giáo viên có đủ tiêu chuẩn để làm chủ nhiệm ở lớp thích hợp Xây dựngmột đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm thực hiện việc quản lý và giáodục học sinh ở từng lớp - đây là nhiệm vụ quan trọng của người hiệutrưởng và CBQL trường THCS

Khi phân công GV làm CN lớp, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giáđúng năng lực QL, phẩm chất, tư tưởng đạo đức của giáo viên được nhận giaonhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp Ngoài ra, CBQL cũng cần căn cứ vào thực tếnhà trường về: số HS, số lớp, số giáo viên hiện có, tình hình HS và chất lượng

GD của từng lớp, GVCN cần thiết phải là GV dạy một môn học ở lớp đó v.v…

Trang 38

- Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GVCN

Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũđồng thời QL tốt về nội dung và chất lượng bồi dưỡng sao cho thiết thực vàhiệu quả, đảm bảo đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội Ngoài việc bồidưỡng cho những giáo viên hiện đang làm công tác chủ nhiệm thì cũng cầnbồi dưỡng cho các giáo viên khác để phát triển đội ngũ GVCN đáp ứng nhucầu các năm tiếp theo của nhà trường

- Thực hiện chế độ chính sách, đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần

Vừa thực hiện nghiêm túc chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương, vừatiếp tục nghiên cứu, đề nghị cải tiến hơn nữa phụ cấp trách nhiệm của GVCN

có chính sách khuyến khích, kích thích đối với các đối tượng và các lĩnh vựchoạt động khác nhau của đội ngũ GVCN trường THCS

- Đánh giá, xếp loại giáo viên chủ nhiệm

Việc đánh giá, xếp loại GVCN của nhà trường cần khách quan, khoahọc, có hiệu quả Hiệu trưởng cần xây dựng được những chỉ tiêu, tiêu chílượng hóa tối đa các nội dung cho cả năm học, từng học kỳ để tạo điều kiệnthuận lợi cho việc đánh giá được công bằng, chính xác Việc đánh giá xếp loạiGVCN phải dựa trên kết quả xếp loại của lớp chủ nhiệm, kết quả thực hiện kếhoạch của nhà trường của GVCN, sự nỗ lực của bản thân GVCN…

- Tổ chức thi đua, khen thưởng cho GVCN

Thi đua, khen thưởng theo hướng kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật chất

và tinh thần; tạo động lực phấn đấu cho mỗi GVCN, kịp thời biểu dương,khen thưởng những GVCN giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời xử

lý nghiêm, kỷ luật đối với những GVCN vi phạm khuyết điểm, sai lầm

b) Quản lí các hoạt động trong công tác chủ nhiệm (quản lí các công việc của GVCN)

Trang 39

- Lập kế hoạch và chỉ đạo GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm đối vớicác nội dung chủ yếu sau:

+ Tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục

Khi hiểu rõ học sinh thì GVCN sẽ thực hiện được chức năng quản lý đểgiáo dục toàn diện học sinh, lựa chọn được những biện pháp tác động phù hợpvới quá trình giáo dục, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục với

tư cách học sinh là chủ thể của quá trình giáo dục, từ đó đánh giá chính xácchất lượng, hiệu quả của giáo dục Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dụcvừa là nội dung vừa là điều kiện để làm tốt công tác CNL

- Lập kế hoạch chủ nhiệm

Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạch

ra có hệ thống những nội dung định làm trong năm học với cách thức và trình

tự tiến hành phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra

Kế hoạch của GVCN phải được lập theo tuần, tháng, học kỳ và nămhọc Kế hoạch của GVCN phải bám sát với kế hoạch chung của nhà trường vàđáp ứng những yêu cầu cụ thể mà Ban giám hiệu đề ra Bên cạnh đó GVCNcũng phải có kế hoạch cụ thể cho lớp mình dựa trên những tìm hiểu ban đầu

về đối tượng HS lớp mình chủ nhiệm

- Xây dựng và phát triển tập thể học sinh

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng và phát triển tập thể

HS gồm các nội dung cơ bản sau của các lớp: Kết quả học lực; hạnh kiểm; số

HS giỏi, khá, trung bình, yếu, số HS chậm tiến có tiến bộ so với đầu năm; vănnghệ, thể dục, thể thao

Khi QL tốt các nội dung trên thì nhà trường có cơ sở để xếp loại danhhiệu lớp và chi đoàn công bằng hơn Tuy nhiên trong quá trình xếp loại nhàtrường cần xây dựng các tiêu chí cho phù hợp, thuận tiện cho việc đánh giá,tránh tình trạng đánh giá cảm tính

Trang 40

- Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong GD HS

Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN thực hiện phối hợp với các lực lượng trong

và ngoài nhà trường trong GD HS toàn diện Các lực lượng tham gia kết hợpvới GVCN đó là: Ban giám hiệu; GV bộ môn; các tổ chức Đoàn, Đội, Hội,…Việc phối hợp với Ban giám hiệu được Hiệu trưởng QL thông qua các cuộchọp với GVCN, công tác báo cáo định kỳ và đột xuất, các ý kiến đề nghị cũngnhư tham mưu cho Ban giám hiệu

- Tổ chức các hoạt động giáo dục, phát động phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh

GVCN kết hợp với GV bộ môn cũng như các lực lượng GD khác tổchúc các hoạt động GD khác ngoài môn học để GD kĩ năng sống và các kĩnăng cần thiết khác đồng thời tổ chức các hoạt động tập thể tạo môi trườngcho HS được trải nghiệm để rèn luyện phẩm chất và đạo đức cần thiết

- Đánh giá, xếp loại học sinh

Để QL có hiệu quả việc đánh giá, xếp loại HS của GVCN thì Hiệutrưởng cần cập nhật thông tin về HS từ các lực lượng giáo dục trong nhàtrường như xếp loại đoàn viên của Đoàn thanh niên, nhận xét của GV bộ môn

về HS, ưu, nhược điểm, các lỗi vi phạm của HS thông qua các bộ phận mà lớpmình chủ nhiệm thì Hiệu trưởng sẽ có những đánh giá về công tác xếp loại HScủa GVCN Hiệu trưởng cần đối chiếu việc xếp loại HS của GVCN với quyđịnh hiện hành để QL GVCN

c) Quản lí hồ sơ chủ nhiệm

Nhà trường quản lí hồ sơ chủ nhiệm thông qua GVCN bằng cách đưa rayêu cầu về hình thức và nội dung của hồ sơ, GVCN là người lưu giữ hồ sơchủ nhiệm và là người trực tiếp ghi chép, bổ sung các thông tin cần thiết vào

hồ sơ chủ nhiệm Thông qua hồ sơ chủ nhiệm nhà trường có thể nắm đượctình hình hoạt động GD và rèn luyện của HS các lớp, biết được các trườnghợp đặc biệt xảy ra trong quá trình GD của từng HS của từng lớp v.v…Nóichung hồ sơ chủ nhiệm giúp cho quá trình GD học sinh thuận lợi hơn

Ngày đăng: 16/04/2019, 23:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w