1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện giao thủy tỉnh nam định

117 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Đây là giai đoạn rất quan trọng, nó góp phần quyết định cả phần cuộcđời sau này của mỗi con người vì vậy bên cạnh giáo dục học vấn phổ thông, nhàtrường, gia đình cần quan tâm hơn tới việ

Trang 1

Ở HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN ĐỨC KHÁNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI

TÍNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS

Ở HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Tính, người đã dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ

em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành bản luận văn này một cách tốt nhất.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nam Định

và Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Giao Thuỷ cùng bạn bè đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện Giao Thủy, Ban Giám hiệu các trường THCS trong toàn huyện cùng các thầy cô giáo và các em học sinh đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian triển khai thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè thân thiết của tôi

- những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Khánh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cảcác số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác.Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp

đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫntrong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịutrách nhiệm

Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Khánh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Các nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 2

6 Các phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính ở nước ngoài 5

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính ở trong nước 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Khái niệm giới tính 9

1.2.2 Khái niệm giáo dục giới tính 11

1.2.3 Khái niệm quản lý giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS 13

1.3 Một số vấn đề cơ bản giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 14

1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THCS 14

1.3.2 Mục tiêu giáo dục giới tínhcho học sinh ở trường THCS 15

1.3.3 Các nguyên tắc giáo dục giới tính cho học sinh trường trung học cơ sở 16

1.3.4 Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 19

Trang 6

1.3.5 Các con đường giáo dục giới tính cho học sinh ở trường Trung học

cơ sở 21

1.3.6 Các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 23

1.3.7 Đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở 24

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 25

1.4.1 Lập Kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 25

1.4.2 Tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 25

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường Trung học cơ sở 26

1.4.4 Kiểm tra đánh giá kết quả kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 27

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS 28

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 28

1.5.2 Các yếu tố khách quan 29

Kết luận chương 1 31

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH .32

2.1 Một vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát 32

2.1.1 Một vài nét về các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 32 2.1.2 Tổ chức khảo sát 33

2.2 Thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 34

2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .34

Trang 7

2.2.2 Thực trạng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 36 2.2.3 Thực trạng hình thức và con đường giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS của huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.

39

2.2.4 Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 42 2.2.5 Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 44

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trườngTHCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 44

2.3.1 Thực trạng lập Kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

44

2.3.2 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định .48 2.3.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 50 2.3.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 53 2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

55

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 57

2.4.1 Những kết quả đạt được 57 2.4.2 Những hạn chế của giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính 58

Kết luận chương 2 60Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH 613.1 Các nguyên tác đề xuất biện pháp 61

Trang 8

3.1.1 Đảm bảo mục đích giáo dục 61

3.1.2 Đảm bảo tính tích hợp 61

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 61

3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả 62

3.1.5 Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng 62

3.2 Các biện pháp quản lý 62

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục giới tính 62

3.2.2 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh thông qua các môn học chiếm ưu thế 65

3.2.3 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 67

3.2.4 Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục giới tính 69

3.2.5 Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện giáo dục giới tính 71

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 72

3.4 Khảo nghiệm các biện pháp 73

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 73

3.4.2 Nội dungkhảo nghiệm 73

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 73

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 73

Kết luận chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤCBẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mục tiêu của giáo dục giới tính

cho học sinh THCS 35Bảng 2.2: Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS huyện

Giao Thủy, tỉnh Nam Định 37Bảng 2.3: Các hình thức và con đường giáo dục giới tính cho học sinh THCS ở

huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 40Bảng 2.4: Các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh THCS 42Bảng 2.5: Các loại kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh THCS 45Bảng 2.6: Nội dung kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường

THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 47Bảng 2.7: Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho HS THCS 49Bảng 2.8: Các biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho HS

THCS 51Bảng 2.9: Các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục

giới tính cho học sinh THCS ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 53Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho

học sinh ở các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 74Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học

sinh ở các trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 76

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất 77

Trang 12

1

Trang 13

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Giáo dục giới tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói chung

và đối với học sinh THCS nói riêng, nó giúp học sinh nhận thức đúng về vị trí, vaitrò về giới của mình, trên cơ sở đó có thái độ và hành vi phù hợp với giới tính đểsống thành công, khỏe mạnh Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi học sinh khôngcòn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, các em có những quan tâm hơn về giới

và mối quan hệ với bạn khác giới, tuy nhiên lại chưa có đủ kinh nghiệm để xử lýcác mối quan hệ với người khác giới Những rung cảm đầu đời có thể xuất hiện vàcũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường nếu học sinh không biết làm chủ cảmxúc của mình Đây là giai đoạn rất quan trọng, nó góp phần quyết định cả phần cuộcđời sau này của mỗi con người vì vậy bên cạnh giáo dục học vấn phổ thông, nhàtrường, gia đình cần quan tâm hơn tới việc giáo dục giới tính cho học sinh nhằmgiúp các em biết giữ gìn sức khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh lây truyền quađường tình dục, biết ứng xử phù hợp với giới và giới tính, biết làm chủ trong cácmối quan hệ với người khác giới và chống lạm dụng tình dục đối với trẻ em

Hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản tr ong các trườngTHCS chưa được quan tâm giáo dục một cách bài bản và triển khai thực hiện mộtcách hệ thống Nội dung giáo dục chưa được thực hiện một cách thường xuyên,liên tục và đồng bộ Một số nội dung được đưa vào dạy ở các nhà trường mới chỉdừng ở mức lồng ghép vào một số tiết của một số môn học, chỉ có tính cung cấpcho học sinh thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tìnhdục an toàn để tránh lây nhiễm HIV Còn ngoài xã hội, trong các cơ sở tôn giáo,trong các câu lạc bộ hôn nhân và gia đình thì chỉ nói một cách mơ hồ, chungchung, chưa dám trình bày một cách rõ ràng khoa học, đó chưa phải là giáo dụcgiới tính đích thực Nguyên nhân công tác quản lý giáo dục giới tính ở các trườngchưa được quan tâm một cách sâu sắc Giao Thủy là huyện nằm ở phía nam tỉnhNam Định, nằm cách xa trung tâm tỉnh, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồnglúa, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản Huyện Giao Thủy có tỷ lệ đồng bào theo đạoThiên Chúa cao (khoảng gần 30%) nên còn chịu sự ràng buộc của giáo lý thần

Trang 14

quyền và một số tập tục lạc hậu Ngoài ra, Giao Thủy còn có khu du lịch sinh tháivườn Quốc gia Xuân Thủy và khu du lịch tắm biển nghỉ mát Quất Lâm Bên cạnhviệc phát triển kinh tế cũng có không ít những hệ lụy như nạn mại dâm, buôn bánchất ma túy nên cũng ít nhiều ảnh hưởng tới thanh thiếu niên nói chung và ảnhhưởng đến học sinh THCS nói riêng.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo

dục giới tính cho học sinh các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định”

làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục giới tính cho họcsinh THCS, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho họcsinhcác trường Trung học cơ sở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nhằm nâng caochất lượng giáo dục giới tính nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện học sinhcác trường THCS huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục giới tínhcho học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

3.2.Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục giới tính cho học sinh cáctrường THCS

4 Các nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận củaquản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS phụ thuộc một phần vào giáodục giới tính cho học sinh và quản lý hoạt động này, nếu đề xuất được các biện phápquản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS huyện GiaoThủy tỉnh Nam Định dựa trên cơ sở khoa học mang tính đồng bộ, phù hợp với đặcđiểm

Trang 15

tâm lý học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao hiệuquả quản lý hoạt động giáo dục giới tính nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diệnhọc sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.

6 Các phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dụcgiới tính cho học sinh THCS Phân tích, tổng hợp và khái quát hóa để xây dựng cơ

sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tiến hành xây dựng bộ phiếu câu hỏi về giáo dục giới tínhvà quản lý hoạtđộng giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS dành cho đối tượng làCBQL, giáo viên, nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phântích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

6.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng lãnh đạo phòng GD&ĐT, CBQL, giáoviên các trường trung học cơ sở huyện Giao Thủy để làm rõ hơn những kết quả thuđược qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết làm rõ thựctrạng giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính cho học sinh THCS

6.2.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến của các chuyên gia trong nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng bộphiếu khảo sát thực trạng

Những đánh giá của chuyên gia về thực trạng giáo dục giới tính nói chung

và giáo dục giới tính của trường THCS nói riêng

Đề xuất của chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giớitính cho học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

6.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục giới tính và quản lý hoạt độnggiáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS tại huyện Giao Thủy tỉnh NamĐịnh, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm tốt và chưa tốt trong lĩnh vực này

Trang 16

6.3 Nhóm phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để thống kê, tổnghợp phân tích và xử lý số liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau giúp cho việcnghiên cứu đạt kết quả cao

Sử dụng các phần mềm tin học để thống kê và xử lý số liệu và kết quả nghiêncứu của đề tài

7 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng được thực hiện trên 5 trường THCS tại huyện GiaoThủy tỉnh Nam Định gồm: THCS Giao Nhân, THCS Giao Hà,THCS Giao Hải,THCS Giao Xuân và THCS Giao Yến

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

ở trường THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các

trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

các trường THCS ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính ở nước ngoài

Hiện nay, ở những nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan giáo dục giới tínhluôn được coi trọng và đưa vào giảng dạy rất sớm Ngay từ cấp I, các em học sinh

đã quen thuộc với môn giáo dục giới tính như một môn học chính thức, quan trọngchẳng kém gì học Văn hay học Toán Những bài học đầu tiên các em được giớithiệu về cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh sản của nam và nữ, tiếp theo là nhữngbiến đổi của cơ thể khi lớn lên, khi bước vào tuổi dậy thì

Những khái niệm về giới tính, nguyệt san, vỡ giọng, rừng rậm, nhữnggiấc mộng ẩm ướt, đều được lí giải một cách tường tận từ nguyên nhân đến nhữngtrục trặc có thể xảy ra Trường hợp núi đôi phát triển hay nguyệt san xuất hiện mànghĩ bị khối u hay bị bệnh sắp chết không bao giờ xảy ra ở thế giới của teens Mỹ.Đơn giản vì các em đã hiểu rõ về cơ thể mình, về những biến đổi ngay cả khi nóchưa đến

Còn ở nước Anh trẻ bắt đầu được giáo dục giới tính ngay khi các em còn họcmầm non Pháp luật Anh quy định rất rõ rằng khi trẻ đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giớitính một cách bắt buộc Chương trình với tên gọi “Khóa học nhà nước yêu cầu”được áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư thục cho đến khi tốtnghiệp THCS

Khảo sát các chương trình giáo dục giới tính ở Châu Á cũng đang có nhữngmức độ phát triển rất khác nhau Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh.Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giảng dạygiới tính trong các trường học Malaysia, Philippines và Thái Lan đánh giá các nhucầu sức khoẻ sinh sản thanh niên Ấn Độ có các chương trình với mục tiêu hướng

Trang 18

tới trẻ em từ chín tới mười sáu tuổi Tại Trung Quốc và SriLanka, giáo dục giới tínhtruyền thống gồm đọc các đoạn về sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính ở trong nước

Ở Việt Nam, những năm đầu của thập kỉ 1980, vấn đề GDGT cho lứa tuổi vịthành niên vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lâu đời và bị coi là điều

“cấm kị” Rất nhiều người cảm thấy “xấu hổ” khó khăn khi nói về tình dục, giớitính Các thầy cô giáo, tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội gần như chưađược trang bị kiến thức đầy đủ để có thể tham gia giáo dục hay tư vấn về các vấn đềgiới tính cho học sinh, thậm chí lại có quan điểm là không nên nhồi nhét vào đầu óctrẻ thơ những điều không tốt Chính những quan niệm bảo thủ trên đã làm cho trẻkém hiểu biết về giới tính, phải đối mặt với những nguy cơ, rủi ro trong quan hệtình dục không an toàn, về sự mang thai ngoài ý muốn

Từ năm 1984, khi chỉ thị 176A ngày 24 tháng 12 năm 1984 của Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng nêu rõ: “Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp,Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trìnhchính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức khoa học

về giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái” thì công tác GDGT chohọc sinh sinh viên được quan tâm hơn, tập trung cho đối tượng sinh viên cáctrường đại học Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giớitính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Các tác giả ĐặngXuân Hoài, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn ThịTho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiềuvấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính Nhiều côngtrình nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra vềtình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ năm 1985 đến nay,bước đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh Nhữngcông trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính

và giáo dục giới tính ở Việt Nam

Trang 19

Đến năm 1988, các dự án thử nghiệm VIE/ 88/P10 (giáo dục dân số ở cáctrường phổ thông và sư phạm), VIE/88/P09 (giáo dục đời sống gia đình và GDGT),rồi đến VIE/94/P01 nâng cao và hoàn chỉnh chương trình nói trên Các chương trìnhthử nghiệm về giáo dục đời sống gia đình và GDGT đã được đại đa số học sinh,giáo viên và cha mẹ học sinh chấp nhận Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư TrầnTrọng Thủy và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng vàkhoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tìnhyêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh,phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tínhcho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.

Từ khoảng năm 1990, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề tàiliên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề

có liên quan như: Giáo dục sức khỏe sinh sản; giáo dục về tình yêu trong thanhniên, học sinh; giáo dục đời sống gia đình; giáo dục giới tính cho học sinh… Việcnghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều của Nhà nước,

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh Để hoạtđộng giáo dục giới tính đạt được kết quả, PGS TS Bùi Ngọc Oánh cho rằng: “Việcgiáo dục giới tính cần phải được thực hiện một cách khoa học hợp lý, có phươngpháp và hình thức giảng dạy thích hợp Hoạt động giáo dục này cũng phải được tiếnhành bởi những người có chuyên môn, có trình độ, được đào tạo một cách chu đáo

và hệ thống, giống như việc giáo dục, giảng dạy những bộ môn khoa học khác trongnhà trường” [14]

Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị Số TTg “Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình” Trong

23/2008/CT-đó xác định nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là triển khai có hiệu quả hoạtđộng giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính trong và ngoài nhàtrường Các chương trình, dự án nêu ra “đã xác lập các nguyên tắc chỉ đạo việc tổchức thực hiện giáo dục, đặc biệt đã chú trọng xây dựng nội dung, chương trìnhgiáo dục phù hợp với từng đối tượng giáo dục cụ thể, cũng như cần phải quan tâmđến đội ngũ giáo viên và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục…

Trang 20

Từ năm 1990 trở lại đây, công tác GDGT được sự quan tâm của toàn xã hội vàđược nghiên cứu một cách nghiêm túc qua một số công trình sau:

- Năm 1991, đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhậnGDGT của thanh niên học sinh” [14] của PGS TS Bùi Ngọc Oánh đã chỉ ra nhữngyếu tố tâm lý ảnh hưởng tới giáo dục giới tính và hiệu quả của giáo dục giới tínhcho học sinh

- Năm 1994, đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng nhận thức và thái độ của họcsinh THPT đối với một số nội dung GDGT” của Huỳnh Văn Sơn Đề tài đã nghiêncứu về cơ sở giáo dục giới tính cho học sinh THPT và đánh giá thực trạng thái độ,hành vi của học sinh trước các vấn đề giáo dục giới tính ở trường THPT, chỉ ranhững hạn chế trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh THPT

- Năm 1994, đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tìm hiểu sự nhận thức và quan tâmcủa học sinh THPT về các vấn đề giới tính” của Nguyễn Văn Phương

- Năm 1998, đề tài luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát thực trạng nhận thức, thái

độ của học sinh THPT về một số vấn đề cơ bản của nội dung GDGT tại một sốtrường THPT thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Khắc Mỹ Phượng

- Năm 1999, đề tài nghiên cứu: “Một số suy nghĩ về quan niệm tình dục củatuổi vị thành niên hiện nay đối với vấn đề tình dục” của Nguyễn Bích Điểm

Hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THCS vẫn còn nhiều quanđiểm chưa thống nhất: Một số ý kiến cho rằng nếu cung cấp cho học sinh nhữngthông tin và giúp chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây qua đường tình dục

sẽ đẩy các học sinh này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi Nhiều ý kiến kháckhông đồng ý việc đưa giáo dục giới tính vào học đường, nhất là các học sinh có độtuổi từ 12 đến 16 tuổi Quan điểm này cho rằng các em còn quá nhỏ, chưa đủ nhậnthức để hiểu được vấn đề một cách thấu đáo, không tránh khỏi việc “vẽ đường chohươu chạy” Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội đãảnh hưởng, làm thay đổi một số quan điểm truyền thống Nếu như trước đây, họcsinh lớp 6 được coi là “quá bé”, “chưa biết gì” và chưa thể nhồi nhét những kiếnthức về giới tính thì những năm trở lại đây, với sự phát triển một cách ồ ạt các hệ

Trang 21

thống truyền tải thông tin như đài, báo, tivi, internet, phim ảnh, chế độ dinh dưỡngđược cải thiện… đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm cũng như sự trưởng thànhsớm của các em học sinh Vì vậy cần thiết phải đưa chương trình giáo dục giới tínhvào trường học Vấn đề là nên đưa vào từ lớp nào, gồm những nội dung gì? Từ năm

2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng Tổ chức Unicef soạn thảo chươngtrình thực nghiệm Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học sinh THCSvới 9 chủ đề: Phòng tránh HIV/AIDS; Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; Phòngtránh và ứng phó với tình huống căng thẳng; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thànhniên; Quyền trẻ em; Bệnh lây truyền qua đường tình dục; Phòng tránh ma túy;Phòng tránh thuốc lá rượu bia và sống khỏe mạnh Chương trình thực nghiệm nàyđược giảng dạy thí điểm ở một số trường THCS, thường sử dụng các tiết học ngọaikhóa, ngoài giờ, hầu hết đều dạy lồng ghép vào các tiết dạy thuộc môn GDCD hoặcmôn Sinh hoc Theo chương trình mới bắt đầu thực hiện từ năm học 2002-2003, cácbài về giáo dục giới tính bắt đầu giảng dạy từ lớp 8 đến lớp 9

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm giới tính

Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường được sửdụng dùng chung với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tính dục, tình dục, sinh dục…Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc với tính dục

Đó là quan niệm chưa thật sự đầy đủ, chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về mộtmặt nào đó của giới tính

Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:

+ Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm củagiới Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng.Vì giới vừa bao gồmnhững thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tínhcũng bao gồm những đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội

+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưngcủa giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia

Trang 22

Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khácbiệt giữa hai giới, giới nam và giới nữ Giới tính là những yếu tố xác định sự khácbiệt giữa giới này và giới kia hay còn gọi là sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ.

Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sựkhác biệt giữa nam và nữ

Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn tác độngđến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Sự quan hệ này bị chi phối bởinhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặc điểm về văn hoá,chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc điểm đặc trưng củamỗi giới Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện tượng mới trong đời sốnggiới tính như: Sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu,hôn nhân, quan hệ tình dục…

Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng Đó là những hiệntượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người, trong mối quan hệgiữa người này với người kia, trong cuộc sống chung của mỗi người, trong sự tồntại của xã hội Đời sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiện tượng tâm lí vàsinh lí có liên quan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạt động, mọi mối quanhệ… trong đời sống của con người, trong đời sống xã hội loài người

Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tượng về mặt sinh lí cơ thể xuấthiện trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục),những hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí ngườitrong mối quan hệ với người khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu…), nhữnghiện tượng trong đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình… Gần đây còn xuất hiệnnhững biểu hiện phức tạp hơn của đời sống giới tính như: các quan điểm yêuđương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tình bạn và sự giao tiếp giữanhững người khác giới…

Như vậy, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện vềnhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tìnhbạn, sự giao tiếp nam nữ…

Trang 23

1.2.2 Khái niệm giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là một lĩnh vực rất phức tạp Có nhiều quan niệm, nhiều ýkiến khác nhau về vấn đề này

Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em vàothời kỳ chín muồi giới tính

Một số ý kiến nhầm lẫn giáo dục giới tính với giáo dục tính dục, hoặc giáo dụctình dục, giáo dục tình yêu Thực ra tính dục chỉ là một bộ phận của giới tính Sựthu hẹp phạm vi của giáo dục giới tính như vậy sẽ có thể đưa đến tác dụng phảndiện hoặc hạn chế hiệu quả của giáo dục giới tính

Có một số người cho rằng, không nên giáo dục giới tính, vì như thế là làmhoen ố tâm hồn thanh cao của các em, là thiếu tế nhị, không phù hợp với môi trường

sư phạm, là “vẽ đường cho hươu chạy”

Nhiều ngành khoa học những năm gần đây đã xác nhận ý nghĩa đặc biệt quantrọng của những năm tuổi thơ đối với một đời người Cha mẹ nào cũng vậy, đều cónhững phút bàng hoàng nhận ra trước mắt mình đứa con không còn là một em bévụng dại nữa mà đã là một vị thành niên Nhiều khi cha mẹ chưa kịp nghĩ tớichuyện giáo dục con cái một cách nghiêm túc thì những đặc tính cơ bản của tínhcách con mình đã hình thành, kể cả đặc tính tình dục

Một sự phát triển lành mạnh hay những trục trặc, bệnh tật của đời sống tìnhdục cá nhân đều liên hệ mật thiết với những biện pháp giáo dục nhất định và nhữngđiều kiện sống nhất định

Khoa học hiện đại đã khẳng định ý nghĩa của giáo dục, những chuẩn mực đạo

lý, những kinh nghiệm cá nhân thuộc những lĩnh vực khác trong sự hình thành vàphát triển của đời sống giới tính Với cách xem xét biện chứng như vậy, giáo dụcgiới tính là nhằm giáo dục cho con người đạt tới mục đíchxã hội chân chính với tưcách là con đường dẫn dắt tới sự nếm trải trọn vẹn của hạnh phúc làm người

Ở nhiều nước trên thế giới, các hình thức giáo dục giới tính đã có vị trí của nótrong trường phổ thông Nếu các hình thức đó được tiến hành tốt đẹp thì tr ẻ em ởtừng độ tuổi đều có được những thông tin cần thiết và lĩnh hội được mọi vấn đề cóliên quan đến đời sống tình cảm của con người

Trang 24

- Theo A.G Khrivcova, D.V Kolexev, “Giáo dục giới tính là một quá trìnhhướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng nhưkhuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của conngười đối với người khác” [19, tr 12].

- Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáodục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợpmột cách hữu cơ hài hoà sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và

sự hoàn thiện về thể xác Theo A.X Makarenko, “khi giáo dục cho đứa trẻ tínhngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọngnhững cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó về quan

hệ giới tính” [19]

- Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo dục giớitính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con người, “làhình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín củađời sống con người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai

và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sựthuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” [16]

Theo giáo sư Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét như một

bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội Nó có mối liên hệ mật thiết với giáodục dân số, kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân - gia đình và với các mặt giáo dục kháctrong nhà trường phổ thông Do vậy cần phải tiến hành công tác giáo dục giới tínhmột cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệ thống với các mặtgiáo dục khác Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm của các nhà khoa học, nhà nghiêncứu về tâm lí học giới tính

Có thể nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tư tưởng

và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo đức, tư tưởng Giáo dục giới tính cũngphải gắn bó mật thiết với các mặt giáo dục khác trong mục tiêu giáo dục toàndiện.Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáodục cho thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi phù hơp với các vấn đề giới tính

Trang 25

Từ những quan niệm trên chúng tôi hiểu: Giáo dục giới tính cho học sinhTHCS là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và nhà trường nhằmgiúp cho học sinh có nhận thức, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giớitính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của các em vào việc rèn luyện

để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính và biết tổ chức cuộc sốnghiện tại, tương lai

1.2.3 Khái niệm quản lý giáo dục giới tínhcho học sinh các trường THCS

- Khái niệm hoạt động quản lý: Hoạt động quản lý là hoạt động tổ chức, hoạchđịnh, chỉ đạo, hướng dẫn, sử dụng điều khiển, đánh giá con người để làm cho toànthể các thành viên hoạt động theo kế hoạch chung nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý:

+ Hoạt động hoạch định, xây dựng kế hoạch chung

+ Tổ chức phân công công việc, sắp xếp tổ chức con người thành một nhómtheo một hệ thống nhất định

+ Hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo con người, điều khiển con người

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động của con người, kết quả hoạt động của đơn vị

và điều chỉnh hoạt động

+ Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức, một đơn vị diễn ra vớinhững nội dung thực hiện đa dạng, phong phú trên nền tảng chung là những tácđộng có tính hướng đích, nhằm thực hiện hoàn thiện mục tiêu đã được các cấp, xãhội giao phó

- Mặt khác, khái niệm Quản lý giáo dục: là dạng lao động xã hội đặc biệt tronglĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành

tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tácgiáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thểchế giáo dục và các nguồn lực giáo dục [8, tr.7]

- Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là là hoạt động tự giác của chủ thểquản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, một cách hiệuquả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu pháttriển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [10, tr.10]

Trang 26

- Khái niệm hoạt động quản lý giáo dục giới tính cho học sinh THCS:Hoạt động quản lý giáo dục giới tính cho học sinh THCS là những tác động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới quá trình giáo dục giới tính và những lựclượng liên quan liên đới nhằm tổ chức và điều hành có hiệu quả mục tiêu, nội dunggiáo dục giới tính đề ra góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cáchhọc sinh.

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở cấp THCS như các hoạt động quản lýkhác trong nhà trường, thường bao gồm các nội dung sau: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉđạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trìnhgiáo dục giới tính cho học sinh THCS Để thực hiện tốt nội dung chương trình giáodục giới tính, hiệu trưởng trường THCS phải thường xuyên tuyên truyền, nâng caonhận thức cho các nhà sư phạm trong toàn trường, phụ huynh và học sinh về côngtác giáo dục giới tính Giúp họ hiểu về mục tiêu, bản chất của giáo dục giới tính, nộidung và cách thức tổ chức thực hiện nội dung chương trình giáo dục giới tính chohọc sinh Hơn ai hết Hiệu trưởng phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình vàbản chất của giáo dục giới tính

1.3 Một số vấn đề cơ bản giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS

1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THCS

- Đặc điểm về sinh lý và tâm lý: Tuổi thiếu niên có sự phát triển mạnh về thểchất và sự biến đổi về tâm lý, đây là giai đoạn của “tuổi nổi loạn”, hiện tượng xuấthiện kinh nguyệt lần đầu ở các em nữ và sự xuất tinh không chủ định lần đầu vềđêm ở các em trai là dấu hiệu chính của sự phát triển sinh lý ở giai đoạn này Từnhững biến đổi sinh lý dẫn tới những biến đổi về tâm lý; đó là sự hình thành vàphát triển của tự ý thức, trí tuệ, tình cảm… Ở tuổi này nảy sinh nhiều yếu tố tâm lýmới do đó các em thường có những biểu hiện hay những suy nghĩ khác nhau như:Hiện tượng e thẹn trước bạn khác giới, các em có nhu cầu kết bạn khác giới nhưnglại tỏ ra ngại ngùng khi tiếp xúc với nhau; nhu cầu tự khẳng định mình phát triểnmạnh, các em thường có những câu hỏi như: Tại sao mình lại không được thừa nhậnnhư người lớn? Tại sao mình lại không giống bạn ấy? Tại sao lại có kinh nguyệt?Tại sao ngực lại to ra? Tại sao dương vật lại quá to hoặc quá bé? Tại sao ban đêm lại

có sự xuất tinh?

Trang 27

Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nam và những biến đổi cơ thể ở tuổi dậythì nữ tại sao lại xuất hiện tất cả những câu hỏi của các em đặt ra đều mong muốnđược giải đáp.

1.3.2 Mục tiêu giáo dục giới tínhcho học sinh ở trường THCS

- Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáodục cho thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với các vấn đề giới tính[19]

Bản chất của giáo dục giới tính là định hướng cho thế hệ trẻ có suy nghĩ, thái

độ, cách sống, làm việc, hành động đúng của con người có giới tính

Giáo dục giới tính được tiến hành từ khi con người mới sinh ra và có thể tiếnhành ở mọi nơi, mọi chỗ như ở gia đình, ở nơi công cộng, ở nhà trường và các tổchức xã hội

Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nhân cách, góp phần thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người

- Mục tiêu của giáo dục giới tính là hình thành cho con người các phẩm chấtgiới tính: Có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với giới và giới tính

+ Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về giới tính

+ Giúp học sinh có những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với ngườikhác giới; khả năng làm chủ bản thân, làm chủ quá trình sinh sản; kỹ năng lao độngphù hợp với nghề nghiệp mang đặc thù giới

+ Giáo dục cho học sinh có thái độ tích cực, lịch sự trong quan hệ với ngườikhác giới và tự hoàn thiện những phẩm chất thuộc giới mình

Từ mục tiêu trên thì giáo dục giới tính gồm các nhiệm vụ sau:

Giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức về giới tính Như có thái độ, hành

vi phù hợp với các vấn đề sinh lý học và giải phẫu cơ quan sinh dục; các giai đoạnphát triển sinh lý giới tính của con người; tâm lý đời sống tình dục; sự thụ tinh, sựphát triển của bào thai; các biện pháp phòng tránh thai; hiện tượng vô sinh giáo dụcnhu cầu tình dục, nhu cầu giới tính và đạo đức giới tính cho học sinh; giáo dục cácvấn đề về sức khỏe sinh sản Nhiệm vụ của giáo dục giới tính gồm các nhiệm vụ sau:

- Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về giới và giới tính

Trang 28

- Giáo dục cho họ sinh ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng con người, biết quantâm đến những đặc điểm giới tính của người khác trong quá trình hoạt động chung.

- Giáo dục cho học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan

hệ với người khác; biết phân biệt tốt xấu, đúng sai trong quan hệ khác giới

- Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng và trách nhiệm cao đối với sức khỏecủa bản thân và sức khỏe của người khác; ý thức về tác hại, nguy hiểm do quan hệtình dục gây nên Giáo dục các vấn đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vịthành niên

- Giáo dục cho học sinh các vấn đề về đạo đức giới tính và nhu cầu giới tính

- Giáo dục cho học sinh vấn đề kế hoạch hóa gia đình và hạnh phúc gia đình

- Giáo dục các vấn đề bình đẳng giới

1.3.3 Các nguyên tắc giáo dục giới tính cho học sinh trường trung học cơ sở

1.3.3.1 Nguyên tắc đảm bảo sự tin cậy trong giáo dục giới tính

Đảm bảo sự tin cậy trong giáo dục giới tính là giáo viên tạo ra một sự tiếp xúctốt, bền vững với học sinh, nhằm giúp học sinh bộc lộ những băn khoăn, suy nghĩ ởnhững thời điểm quan trọng của cuộc sống Trên cơ sở đó giúp học sinh giải tỏanhững băn khoăn suy nghĩ đó một cách tế nhị và có những hành vi ứng xử phù hợptrong các tình huống khác nhau

Đảm bảo sự tin cậy trong giáo dục giới tính là điều kiện cơ bản để nâng caochất lượng và hiệu quả của giáo dục giới tính

Sự tin cậy của học sinh trong giáo dục giới tính sẽ giúp giáo viên hình thành vàphát triển năng lực cảm hóa học sinh, tạo sự tin tưởng của học sinh đối với giáo viên,giúp các em phá bỏ hàng rào ngăn cách trong suy nghĩ giữa giáo viên và học sinh

- Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải hết sức khéo léo tế nhị,không được dùng uy quyền của mình để ép buộc học sinh nói ra những điều mà họchưa muốn nói hoặc chưa tự giác nói ra

Giáo viên không nên dùng những biện pháp thô bạo hoặc chế diễu các em, hoặc

có những biểu hiện coi thường nhân cách của các em, khiến các em không thể chấpnhận những yêu cầu do giáo viên đề ra

Trang 29

Giáo viên cần hiểu học sinh về mọi mặt như hiểu tâm tư, tình cảm, nhu cầu,nguyện vọng, mong muốn của các em, hiểu những băn khoăn, vướng mắc của các

em trong cuộc sống, trong tình bạn, tình yêu để hướng cho các em có những ứng xửphù hợp

Giáo viên cần phải có thái độ cởi mở, chân tình, gần gũi, thông cảm, chia sẻ vớicác em những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày và phải thực sự làngười bạn lớn của các em

1.3.3.2 Đảm bảo chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của học sinh

Đảm bảo chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của học sinh đòi hỏi giáo viênphải lựa chọn những tác động giáo dục giới tính phù hợp nhằm định hướng cho quátrình phát triển giới tính ở học sinh Giúp các em chuẩn bị về mặt thể lực, tâm lý, trítuệ, phẩm chất đạo đức giới tính để thích ứng với những thay đổi của cuộc sốnghàng ngày

Đảm bảo chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của học sinh, giáo viên cần tạo ra

sự phát triển trong tâm lý con người, đi trước thúc đẩy sự phát triển tâm lý giới tínhcủa con người nói riêng và phát triển nhân cách con người nói chung

Để đảm bảo chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của học sinh giáo viên phải hiểutâm lý học sinh về mọi mặt: Hiểu hoàn cảnh của các em và những diễn biến tâm lýthay đổi ở các em, những vướng mắc về tâm lý giới tính của học sinh cần tháo gỡnhằm giúp học sinh phát triển đúng hướng

Giáo viên cần xác định thời gian, địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp nhữngthông tin giáo dục giới tính cho học sinh một cách phù hợp Những thông tin giáodục giới tính phải là những thông tin có sức thuyết phục và hấp dẫn cao đối với các

em và có tác dụng ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của những thông tin sai lệch

tư bên ngoài

1.3.3.3 Đảm bảo tôn trọng sự thật và sự tế nhị trong giáo dục giới tính

Đảm bảo tôn trọng sự thật và tế nhị trong giáo dục giới tính là giáo viên phảitrình bày các vấn đề về giới và giới tính một cách chân thật, trong sáng và giản dị, dễhiểu đối với các em Tránh lối nói mập mờ, cũng như trình bày một cách trần trụi,tục tĩu, kích thích tính tò mò ở học sịnh

Trang 30

Đảm bảo tôn trọng sự thật và tế nhị trong giáo dục giới tính có tác dụnggiúp giáo viên mở rộng phạm vi ảnh hưởng của giáo dục giới tính, tránh gây ra sự tò

mò ở các em đồng thời giúp giáo viên tạo ra cách tác động một cách tế nhị đối vớihọc sinh

- Vai trò của việc quan triệt nguyên tắc:

+ Giúp giáo viên mở rộng phạm vi ảnh hưởng tích cực của mình tới học sinh vềnội dung giáo dục giới tính

+ Tránh gây ra sự tò mò ở học sinh về các vấn đề nhạy cảm

+ Tạo ra cách tác động một cách tế nhị tới học sinh

- Yêu cầu đối với giáo viên trong quá trình quán triệt nguyên tắc

+ Giáo viên phải có cách trình bày nội dung một cách tế nhị, không lảng tránh

sự thật nhưng cũng không phải là trình bày toàn bộ sự thật với trẻ em một cách trầntục mà tùy theo đặc điểm tâm lý của trẻ để lựa chọn cách tác động và thể hiện chophù hợp

+ Giáo viên phải giải thích các hiện tượng giới tính dựa trên cơ sở thực tiễnkhông nên nói sai sự thật để dẫn đến sự tò mò ở học sinh

1.3.3.4 Nguyên tắc thức tỉnh cá nhân trong giáo dục giới tính

Thức tỉnh cá nhân trong giáo dục giới tính là bằng những phương pháp và hìnhthức tổ chức giáo dục giới tính khác nhau giáo viên giúp học sinh hiểu rằng: Khi conngười đã trưởng thành về mặt sinh học thì đó cũng là lúc xã hội đòi hỏi họ phải chịutrách nhiệm về những hành vi cá nhân của mình trong mối quan hệ giới tính

Quan hệ của cá nhân trong mối quan hệ giới tính bao gồm:

+ Trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thânvà với tương lai của chính mình.+ Trách nhiệm đối với bạn khác giới

+ Trách nhiệm đối với gia đình và tương lai của con cái

Tất cả những trách nhiệm trên cũng chính là trách nhiệm của công dân với đấtnước Giáo viên cần tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động và giao lưu nhằmgiúp học sinh có cơ hội để trải nghiệm cá nhân trong quan hệ với người khác giới,đồng thời rèn cho họ có được những kỹ năng sống phù hợp với yêu cầu của cuộcsống hiện tại

Trang 31

1.3.3.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế tiếp và tính liên tục

Giáo dục giới tính cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống vàkhông ngừng được nâng cao phù hợp với mức độ tâm sinh lý của lứa tuổi để đáp ứngnhững thắc mắc nảy sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức mới, qua những kiếnthức mới mà rút ra những kết luận cần thiết trong đời sống giới tính

Trong quá trình giáo dục, những phẩm chất giới tính của con người vừa mớiđược hình thành thường chưa có tính bền vững, nó dễ bị mất đi do ảnh hưởng củamôi trường sống và do thiếu ý thức rèn luyện của bản thân.Vì vậy đòi hỏi giáo viêncần phải giúp học sinh thường xuyên củng cố và rèn luyện những phẩm chất đãđược hình thành để làm cơ sở rèn luyện và hình thành những phẩm chất tâm lý giớitính mới Vì vậy nội dung giáo dục giới tính thường xây dựng theo kiểu nhữngvòng tròn, đồng tâm

1.3.3.6 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong giáo dục giới tính

Trong quá trình giáo dục giới tính giáo viên cần phải trang bị cho học sinh một

hệ thống những tri thức về giới và giới tính đồng thời giúp học sinh nắm vững nhữngtri thức về chuẩn mực giá trị đạo đức giới tính để học sinh biết phân biệt cái đúng cáisai, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, điều nên làm và điều không được làm

- Yêu cầu: Trong quá trình giáo dục giới tính giáo viên sử dụng tổng hợp cáckiến thức về chính trị, xã hội, về sinh lý, tình dục, về tâm lý học, giáo dục học, đạođức về giới tính, vệ sinh y học, pháp luật Để học sinh hiểu các vấn đề về giới vàgiới tính, trên cơ sở đó rút ra những kết luận có ý nghĩa thực tiễn

1.3.4 Nội dung giáo dục giới tínhcho học sinh ở trường THCS

Căn cứ để xây dựng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

- Xây dựng nội dung giáo dục giới tính cần dựa trên trình độ phát triển chung

và khả năng nhận thức, tiếp nhận và xử lý thông tin của học sinh THCS

- Xây dựng nội dung giáo dục giới tính cần dựa vào sự quan tâm có chủ địnhhay do tình cờ hoặc ngẫu nhiên trong việc tiếp nhận những thông tin nhất định vềgiới của học sinh

Trang 32

- Xây dựng nội dung giáo dục giới tính cần dựa vào những đặc điểm về hành vicủa học sinh trong quan hệ với người khác giới.

- Xây dựng nội dung giáo dục giới tính cần dựa vào mức độ trưởng thành về thểchất, tinh thần; những biến đổi về sinh lý của học sinh THCS

- Xây dựng nội dung giáo dục giới tính cần dựa vào quy luật chung của việchình thành tập thể lớp và đặc điểm của lớp học và những ảnh hưởng của nó đến tâm

lý giới tính của học sinh

Trước các hiện tượng không bình thường của cơ thể đã làm cho các em cónhững băn khoăn lo lắng hoặc có những suy nghĩ tò mò, vì vậy nhiệm vụ của giáoviên là cần quan tâm thỏa đáng đến lo lắng và các mối quan hệ của các em, tạo chocác em có sự hòa đồng với mọi người trong các mối quan hệ, giúp các em hiểu vànhận thức đúng về sự phát triển của bản thân Giáo viên cần giúp các em giải tỏanhững băn khoăn suy nghĩ, khuyến khích động viên các em trong xu thế muốnkhẳng định mình trước những công việc được giao nhằm động viên các em cố gắngvươn lên hoàn thành công việc Nội dung cơ bản trong việc giáo dục giới tính ở lứatuổi THCS là:

(1) Giáo dục nhận thức về giới và giới tính:

- Giúp các em có những tri thức về giới, giới tính và phân biệt các đặc điểm vềgiới và giới tính

- Nhận thức rõ về vai trò của giới và giới tính trong xã hội

- Nhận diện về những giai đoạn phát triển của cơ thể con người Những biếnđổi về tâm lý, sinh lý ở tuổi dậy thì, các hiện tượng kinh nguyệt, vệ sinh kinh nguyệt

ở nữ hay các vấn đề về xuất tinh lần đầu ở nam và vệ sinh bộ phận sinh dục của nữgiới và nam giới để có những biện pháp giữ gìn sức khỏe sinh sản

- Các kiến thức về thụ thai, mang thai, nạo phá thai và phòng chống bệnh lâylan qua đường tình dục

- Giáo dục cho các em những vấn đề về sức khỏe sinh sản và bảo vệ sức khỏesinh sản vị thành niên, các vấn đề về đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính

Trang 33

- Giáo dục ý thức trách nhiệm của thiếu niên trong gia đình, nhà trường vàngoài xã hội Giáo dục về ý thức trách nhiệm đối với hoạt động học tập, lao động,sinh hoạt sao cho phù hợp với những đặc điểm của giới cho học sinh.

(2) Giáo dục thái độ tích cực trước các vấn đề giới tính

- Giáo dục học sinh có thái độ tích cực trong việc thực hiện bình đẳng giới,phân biệt giới, định kiến về giới

- Giáo dục cho học sinh có thái độ tích cực trong quan hệ với người khác giới

và biết bảo vệ giới tính của mình

- Giáo dục tính tự chủ trong làm chủ hành vi của bản thân, tự trọng biết bảo vệmình trong mọi tình huống

(3) Giáo dục kỹ năng hành vi giới tính

- Giáo dục cho học sinh các kỹ năng hành vi phù hợp với chuẩn mực của giới

và giới tính

- Giáo dục cho thiếu niên các kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trongquan hệ với người khác giới

- Giáo dục cho học sinh kỹ năng biết bảo vệ bản thân chống xâm phạm tình dục

- Giáo dục kỹ năng giữ khoảng cách trong tình bạn khác giới, tình yêu

- Giáo dục kỹ năng phòng chống bệnh lây lan qua đường tình dục

1.3.5 Các con đường giáo dục giới tínhcho học sinh ở trường trung học

cơ sở

1.3.5.1 Tích hợp nội dung giáo dục giới tính vào các môn học chiếm ưu thế

Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo giáo viên lựa chọn các nội dung bài họcchiếm ưu thế trong các môn Giáo dục công dân, Sinh học; Ngữ văn và các môn họckhác để tích hợp nội dung giáo dục giới tính cho học sinh Hiệu trưởng có thể chỉ đạonhư sau:

+ Tích hợp hoàn toàn nội dung giáo dục giới tính vào nội dung bài học của cácmôn học chiếm ưu thế

+ Tích hợpmột phần nội dung giáo dục giới tính vào một phần nội dung của bàihọc và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học

+ Liên hệ nội dung bài học với nội dung thích hợp của giáo dục giới tính, rút ra

ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nhằm giúp học sinh lĩnh hội vấn đề đó một cách tự giác

Trang 34

1.3.5.2 Tích hợp nội dung giáo dục giới tính với các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

để giáo dục giới tính cho học sinh THCS:

+ Tổ chức thi tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe sinh sản, hay các vấn đề về giới,giới tính

+ Tổ chức các hoạt động: Câu lạc bộ theo chủ đề, tọa đàm, nghe nói chuyện…+ Tổ chức trải nghiệm khám phá về bản thân và giới tính

+ Tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng hành vi thông qua các hoạt động trảinghiệm thực tiễn có tích hợp nội dung giáo dục giới tính

1.3.5.3 Giáo dục giới tính cho học sinh thông qua hoạt động truyền thông

và sinh hoạt tập thể

Thông qua các hoạt động truyền thông, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủnhiệm lớp và các lực lượng giáo dục tăng cường giúp học sinh nhận thức đúng vềgiới và giới tính, từ đó có biện pháp giáo dục các em tự nhận thức về bản thân vàgiới, tích cực rèn luyện các phẩm chất đạo đức của giới và giới tính

Qua hoạt động truyền thông giới thiệu cho các em về vấn đề sức khỏe sinh sản

và bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân, phòng chống lạm dụng tình dục, phòngchống các bệnh lây lan qua đường tình dục

Qua hoạt động truyền thông giới thiệu cho các em về vấn đề đạo đức giới tính

và rèn luyện đạo đức giới tính, vấn đề tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình, tráchnhiệm của học sinh trung học cơ sở trước những vấn đề trên

Thông qua sinh hoạt tập thể tạo môi trường để học sinh rèn luyện phẩm chấtđạo đức giới tính của mình một cách phù hợp, giúp các em tự tin về bản thân và giớicủa mình và lựa chọn phong cách thể hiện một con người có giới tính

1.3.5.4 Giáo dục giới tính thông qua con đường hoạt động xã hội

Thông qua các hoạt động xã hội như hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, chia sẻvới những người nhiễm HIV; chăm sóc những người có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn, chăm sóc em nhỏ ở các làng trẻ mồ côi; chia sẻ với những bệnh nhân mắc bệnhhiểm nghèo tại các bệnh viện Thông qua những hoạt động đó rèn luyện cho các em

Trang 35

các phẩm chất đạo đức của người có giới tính, đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm

về hành vi giới tính của mình Thông qua những hoạt động trên có thể giáo dục chohọc sinh về vấn đề sức khỏe sinh sản, làm chủ quá trình sinh sản và biết cách phòng

vệ trong việc giữ gìn sức khỏe sinh sản của bản thân

Sử dụng các hoạt động xã hội như hoạt động tuyên truyền thuyết phục để giáodục cộng đồng và học sinh hiểu về chính sách kế hoạch hóa gia đình, vấn đề sinh contheo kế hoạch, vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, vấn đề phòng tránh thai, tác hạicủa nạo phá thai và sinh con ngoài ý muốn

1.3.6 Các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục suốt đời đốivới sự hình thành và phát triển nhân cách con người, cha mẹ là những người chịutrách nhiệm trước xã hội về chăm sóc và giáo dục con trẻ Cuộc sống của cha mẹ,tình yêu của cha mẹ dành cho nhau là tấm gương sinh động tạo nên những ảnh hưởnggiáo dục giới tính sâu sắc tới trẻ thơ, không một bài giảng nào có thể thay thể được.Gia đình có bầu không khí tâm lý hòa thuận, vợ chồng con cái sống hạnh phúcthì con trai sẽ học được ở người cha một ý chí cứng rắn, một tâm hồn mạnh mẽ, mộttấm lòng độ lượng, tình yêu thương đối với vợ con đằm thắm… Con gái lại học được

ở người mẹ đức tính dịu dàng, tấm lòng nhân hậu, vị tha, sự nhường nhịn, đức tínhtần tảo lao động quên mình vì sự thành đạt của chồng, con Cha mẹ là những ngườiđầu tiên giáo dục giới tính cho trẻ, là người đặt những nền tảng vững chắc, tạo điềukiện tốt cho những phẩm chất tốt trong quan hệ giới tính khi trẻ chuẩn bị bước vàotuổi dậy thì và tuổi trưởng thành sau này

Cha mẹ học sinh còn là những người phối hợp với nhà trường, với các tổ chứcđoàn thể của xã hội để giáo dục giới tính cho trẻ Những yếu tố ảnh hưởng quyếtđịnh đến phạm vị, mức độ và nội dung, cách thức giáo dục giới tính của gia đình là:

- Bầu không khí tâm lý và hoàn cảnh của gia đình

- Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ

- Độ tuổi của cha mẹ

- Điều kiện được thừa hưởng giáo dục trong thời thơ ấu của cha mẹ

- Giới tính của đứa trẻ

Trang 36

Nhà trường là cơ quan chuyên trách công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, nhàtrường chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước cha mẹ học sinh về công tác giáodục thế hệ trẻ Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục của nhà trường đã đượcluật pháp phê chuẩn Giáo dục giới tính trong nhà trường được thực hiện thông quanguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục giới tính vào các môn học và nội dung cáchoạt động giáo dục trong nhà trường.

Trách nhiệm giáo dục giới tính trong nhà trường là của Ban Giám hiệu, giáoviên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể v.v trong trường Họảnh hưởng trực tiếp tới học sinh thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thông qua nhân cách của nhà giáo dục.Trong các lực lượng nêu trên thì giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu tráchnhiệm chính về nhiệm vụ giáo dục giới tính cho học sinh Họ là người chịu tráchnhiệm liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục giới tínhcho trẻ em

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Thông qua các hoạt động đoàn thểgiúp thế hệ trẻ tự ý thức về mình và rèn luyện các kỹ năng ứng xử trong các mốiquan hệ với người khác giới Thông qua các sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ, cácloại hình hoạt động giúp thế hệ trẻ nâng cao nhận thức về giới và giới tính Ngoài racòn có các lực lượng sau đây tham gia giáo dục giới tính:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Cơ quan y tế học đường là cơ quan chuyên môn tham gia giáo dục sức khỏesinh sản vị thành niên cho học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng về giới nam vàgiới nữ, những đặc điểm sinh học của giới

- Các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng

1.3.7 Đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở

Mục tiêu của đánh giá là đánh giá được nhận thức, thái độ và hành vi của họcsinh THCS về giới và giới tính:

Nội dung đánh giá: Đánh giá nhậnthức của học sinh về giới, giới tính; Đánhgiá thái độ của học sinh trước các vấn đề về giới và giới tính: Bình đẳng giới, phânbiệt giới, định kiến về giới, quan hệ nam nữ, tình yêu, tình bạn khác giới, tình

Trang 37

dục…; Đánh giá về kỹ năng hành vi của học sinh trong quan hệ với người khácgiới; kỹ năng làm chủ của con người có giới tính, kỹ năng phòng chống bệnh lây lanqua đường tình dục, kỹ năng giữ gìn sức khỏe sinh sản …

Hình thức và phương pháp đánh giá: Đánh giá bằng sản phẩm bài viết, bài làmcủa học sinh thông qua các môn học hay thuyết trình về một nội dung cụ thể, bằngquan sát hành vi, qua kỹ năng xử lý tình huống của học sinh trong các hoạt động haytình huống giả định…

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS

1.4.1 Lập Kế hoạchhoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính thông qua môn học chiếm ưu thếtrong chương trình học

Lập kế hoạch giáo dục giới tính thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp

Lập kế hoạch giáo dục giới tính thông qua hoạt động truyền thông và sinh hoạttập thể

Lập kế hoạch giáo dục giới tính thông qua các hoạt động xã hội

Lập kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh:

- Huy động giáo viên, chuyên gia giỏi về giáo dục giới tính; huy động cha mẹhọc sinh và các lực lượng khác tham gia giáo dục giới tính

- Huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục giới tính

- Huy động nguồn lực thông tin để phục vụ giáo dục giới tính cho học sinhtrung học cơ sở

Lập kế hoạch triển khai về nội dung, hình thức, con đường, phương pháp tổchức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh và đánh giá kết quả giáo dục giớitính cho học sinh THCS

1.4.2 Tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS

Thành lập ban tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh THCS do hiệu trưởnglàm trưởng ban, thành viên là các giáo viên trong trường Cụ thể hóa nhiệm vụ củaBan chỉ đạo trong việc hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ, nộidung giáo dục giới tính cho học sinh

Trang 38

Xác định nội dung, chương trình giáo dục giới tính cho học sinh nói chung vànội dung chương trình giáo dục giới tính cho học sinh qua các môn học chiếm ưu thế.Xác định nội dung, chương trình giáo dục giới tính qua hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, qua sinh hoạt tập thể và hoạt động truyền thông, hoạt động xã hội

Huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất trong và ngoài trường để tiến hànhgiáo dục giới tính cho học sinh

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục giới tính chohọc sinh THCS

Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để giáo dục giới tính cho học sinh THCS Phát huy vai trò tự giáo dục của mỗi học sinh về giáo dục giới tính

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường Trung học

cơ sở

Dựa trên kế hoạch đã xây dựng, hiệu trưởng trường THCS chỉ đạo giáo viên

bộ môn và giáo viên chủ nhiệm thực hiện phát triển nội dung, chương trình giáo dụcgiới tính cho học sinh THCS hàng năm Chỉ đạo phát triển chương trình giáo dụcgiới tính qua việc dạy các môn Giáo dục công dân, môn Sinh học; môn Ngữ văn vàcác môn khác; chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục giới tính qua hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp; hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông và hoạt động sinhhoạt tập thể

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn nâng cao năng lực giáo viên vềgiáo dục giới tính, Hiệu trưởng cần có những biện pháp khích lệ hoạt động tự bồidưỡng để nâng cao năng lực về giáo dục giới tính của mỗi giáo viên

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giớitính theo hướng tăng cường hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh

Trang 39

Hiệu trưởng chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục giới tính chohọc sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau: Giáo dục giới tính qua môn học;giáo dục giới tính qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục giới tính quahoạt động truyền thông, hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với các lực lượng trong và ngoàitrường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục giới tínhcho học sinh THCS

Hiệu trưởng cần có chế tài kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh nội dungchương trình và các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho phù hợp

1.4.4 Kiểm tra đánh giákết quả kế hoạt hoạt động giáo dục giới tính cho họcsinh ở trường THCS

Để kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh THCS, nhàtrường và giáo viên cần phải xây dựng một số tiêu chí để đánh giá kết quả của cáchoạt động giáo dục giới tính như:

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quảgiáo dục giới tính thông qua hoạt động dạy học các môn học chiếm ưu thế như mônGiáo dục công dân; môn Sinh học, môn Ngữ văn,… Tiêu chí đánh giá phải gắn vớinội dung môn học và nội dung bài học Các tiêu chí phải thể hiện mức độ khác nhau

có thể đo đếm được thông qua các sản phẩm bài làm kiểm tra, thi hoặc kết quả trìnhdiễn của học sinh Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phân tích kết quả kiểm tra, đánhgiá để điều chinh quá trình dạy học tích hợp giáo dục giới tính nhằm nâng cao hiệuquả giáo dục toàn diện cho học sinh

Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các

tổ chức xã hội như Y tế, Hội Phụ nữ, các tổ chức xã hội khác để tổ chức các hoạtđộng giáo dục giới tính thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và xây dựngcác tiêu chí đánh giá kết quả của các hoạt động này trên 3 phương diện: Đánh giánhận thức của học sinh về giới, giới tính, đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính…Đánh giá thái độ của học sinh trước các vấn đề về giới và giới tính; Đánh giá hành

vi của học sinh trước các vấn đề giới và giới tính…

Trang 40

Hiệu trưởng chí đạo giáo viên thiết kế các công cụ để đo kết quả và đánh giákết quả giáo dục giới tính, lựa chọn các phương pháp, hình thức đánh giá phù hợpvới từng loại hình hoạt động và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trìnhgiáo dục và hoạt động quản lý giáo dục giới tính cho học sinh.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

ở trường THCS

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

Học sinh THCS là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triểnmạnh về thể chất, tâm sinh lý Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn.Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân Ởgiai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn luôn làm các em tỏ rakhó chịu Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá phát hiện nhữngđiều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống Đồng thời các em cũng muốn vượtkhỏi sự ràng buộc của cha mẹ

Mặt khác, ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn đặc biệt là sựgiao tiếp với bạn bè khác giới Từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sởthích, khi không có sự hướng dẫn kèm cặp của người lớn thường dẫn đến nhữngnhận thức lệch lạc về lối sống, hành vi, quan hệ với bạn khác giới

Ở lứa tuổi THCS, sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn Các em có xuhướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơiđùa nghịch Có những lúc, những nơi các em có hành vi không đúng, không phùhợp với lứa tuổi Ở giai đoạn này, quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiềuđến tính cách của các em như: dễ bị xúc động, dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì

và khả năng tự kiềm chế của các em yếu Tính tình của các em không ổn định, dễnổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình, nhưng có trở ngại lại buông xuôi, chán nản.Lứa tuổi này các em cảm thấy cái gì cũng dễ dàng đơngiản và luôn ở hai trạng tháihoặc tự ti hoặc hiếu thắng, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúcmình viphạm nhân cách mà không biết

Một số cán bộ quản lý và giáo viên thường có những định kiến, ngại ngùngkhi đề cập về vấn đề giới tính trong nhà trường, một số thầy cô cho là việc giáo dục

Ngày đăng: 16/04/2019, 23:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường Trung học”, tại Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường Trung học”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014 - 2015, Hà nội, ngày 05 tháng8 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung họcnăm học 2014 - 2015
6. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày13 tháng 6 năm 2012 (
7. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơsở, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ"sở
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1996
8. Đặng Thành Hưng (2014), Tiếp cận quản lý giáo dục hiện đại, ĐHSPHN 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận quản lý giáo dục hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2014
9. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2004
10. Trần Kiểm (2016), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhàxuất bản ĐHSP
Năm: 2016
11. Luật Giáo dục năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục năm 2009
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
12. Nghị quyết số 29 TW, Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29 TW, Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, (
13. Trần Minh Ngọc (2006), Giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm
Tác giả: Trần Minh Ngọc
Năm: 2006
14. Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính
Tác giả: Bùi Ngọc Oánh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
15. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy, Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ năm học (từ năm học 2012 - 2013 đến 2017 - 2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết và phươnghướng nhiệm vụ năm học
16. Trần Trọng Thuỷ, Đặng Xuân Hoài, Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho thế hệ trẻ, Báo cáo khoa học của đề án P09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục đời sống gia đình vàgiới tính cho thế hệ trẻ
17. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường Trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục - Tài liệu tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhàtrường Trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
18. Nguyễn Thị Tính (2008), Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông, ĐHTN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Tính
Năm: 2008
19. Nguyễn Thị Tính (2010), Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông, ĐHSPTN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Tính
Năm: 2010
20. Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Tính
Nhà XB: NXBĐại học Thái Nguyên
Năm: 2014
21. Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Minh Huế, Lê Công Thành, Giáo trình Giáo dục học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ ở Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w