Nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não trẻ cho thấy rằng khả năng giaotiếp với mọi người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cáchứng xử phù hợp với các yêu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺTẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THANH
TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHOTRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THANH
TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘIChuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện đề tài luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quantâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, trường học, bạn bè vàngười thân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáoPGS.TS Bùi Minh Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảogiúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các Thầy, Cô giáoKhoa Tâm lý - Giáo dục, các đồng chí phòng sau Đại học trường Đại học SưPhạm Hà Nội 2 đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cáctrường mầm non, các cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non trên địa bànhuyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốtquá trình khảo sát và khảo nghiệm để thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè đồng nghiệp vàngười thân đã động viên, giúp đỡ tôi có được luận văn này.
Mặc dù trong quá trình thực hiện tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoànthành luận văn, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót Kính mong nhậnđược sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến của các bạnquan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Các số liệu sử dụng phân tíchtrong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quảnghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, kháchquan và phù hợp với thực tiễn của các trường mầm non trên địa bàn huyện ThanhTrì Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 5LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.3.1 Các kỹ năng sống cơ bản của trẻ mầm non
151.3.2 Mục tiêu rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
211.3.3 Nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non 24
Trang 61.3.4 Phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động rèn kỹ năng sống cho
trẻ mầm non 25
1.4 Nội dung quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầmnon 28
1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu 28
1.4.2 Quản lý nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ
291.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức rèn kỹ năng sống cho trẻ
331.4.4 Quản lý các phương tiện cơ sở vật chất rèn kỹ năng sống cho trẻ
341.4.5 Quản lý phối hợp với gia đình rèn kỹ năng sống cho trẻ
351.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non 36
1.5.1 Nhận thức năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường
361.5.2 Môi trường nhà trường, lớp học, các điều kiện phục vụ rèn kỹ năng sống 37
1.5.3 Môi trường gia đình và môi trường xã hội, cộng đồng nơi trẻ sinh sống
371.5.4 Tiêu chí đánh giá kết quả rèn kỹ năng sống
38Kết luận chương 1 39
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 40
2.1 Giới thiệu về giáo dục mầm non huyện Thanh Trì, thành phốHà Nội 40
2.1.1 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
402.1.2 Quy mô trẻ mầm non 41
2.1.3 Cơ sở vật chất 41
2.1.4 Chất lượng giáo dục toàn diện 42
2.2 Giới thiệu khảo sát thực trạng 43
Trang 72.2.1 Mục đích khảo sát 432.2.2 Nội dung khảo sát 43
Trang 82.2.3 Đối tượng khảo sát 43
2.2.4 Phương pháp khảo sát 43
2.2.5 Cách cho điểm và thang đánh giá
432.3 Thực trạng hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội 44
2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sốngcho trẻ 44
2.3.2 Thực trạng các kỹ năng sống cơ bản của trẻ mầm non
452.3.3 Thực trạng mục tiêu rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
472.3.4 Thực trạng nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
492.3.5 Thực trạng phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non 50
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội 53
2.4.1 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu 53
2.4.2 Thực trạng quản lý xây dựng nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ
542.4.3 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức rèn kỹ năng sốngcho trẻ 56
2.4.4 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện rèn kỹ năng sống cho trẻ 58
2.4.5 Thực trạng quản lý phối hợp với gia đình rèn kỹ năng sống cho trẻ
602.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động rèn kỹ năng sốngcho trẻ tại các trường mầm non huyện Thanh Trì 61
Trang 9Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI 68
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 68
3.1.1 Đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non
683.1.2 Đảm bảo tính khoa học của hoạt động rèn kỹ năng sống
683.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động rèn kỹ năng sống
693.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động rèn kỹ năng sống
693.2 Các biện pháp quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội 70
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các lực lượnggiáo dục trong nhà trường về rèn KNS cho trẻ 70
3.2.2 Tổ chức xây dựng các nội dung rèn KNS mà trẻ còn thiếu hụt
743.2.3 Chỉ đạo giáo viên thực hiện rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua cáchoạt động đa dạng trong ngày 78
3.2.4 Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc rèn kỹ năng sốngcho trẻ 88
3.2.5 Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ 91
3.3 Khảo nghiệm tính cấn thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 94
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 94
3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 94
3.3.3 Quy trình khảo nghiệm 94
3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 94
Kết luận chương 3 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ý kiến CBQL giáo dục, GV về vai trò của việc rèn KNS 44Bảng 2.2: Đánh giá về mức độ đạt được của trẻ về các KNS 45Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL và GV về mục tiêu rèn KNS cho trẻ mầm non 47
Bảng 2.4 Những nội dung rèn kỹ năng sống đang được thực hiện tại các nhà
trường 49Bảng 2.5 Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên về phương pháp rèn KNS cho trẻ
mầm non 50Bảng 2.6 Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên về hình thức rèn KNS cho trẻ mầm
non 51
Bảng 2.7 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu rèn KNS cho trẻ
mầm non 53Bảng 2.8 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng nội dung hoạt động rèn kỹ
năng sống cho trẻ 54Bảng 2.9 Đánh giá thực trạng quản lý phương pháp rèn KNS cho trẻ
mầm non 56Bảng 2.10 Thực trạng quản lý hình thức rèn KNS cho trẻ mầm non 58Bảng 2.11 Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện rèn kỹ năng
sống cho trẻ mầm non 59Bảng 2.12 Đánh giá thực trạng quản lý phối hợp với gia đình rèn kỹ năng sống
cho trẻ mầm non 60Bảng 2.13 Đánh giá thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn kỹ năng
sống cho trẻ mầm non 61Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 95
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 96Bảng 3.3: Thứ hạng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 98
Trang 12DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mục tiêu rèn kỹ năng sống 22Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp 96
Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp 98Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất 99
Trang 13những mầm xanh non, những người chủ tương lai của đất nước Bác nói: “Cái mầm
có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ cóđược nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định nhiệm vụ đổi mớimục tiêu đối với bậc học mầm non: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triểnthể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhâncách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp oàn thành phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi vào năm 20 5, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếptheo và miễn học phí trước năm 2020 Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trườngmầm non Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp vớiđiều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não trẻ cho thấy rằng khả năng giaotiếp với mọi người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cáchứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập cónhững ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ.Trong những năm gần đây, ngành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép
chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm
non Vì vậy, hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của ngành học mầm non nhằm thực hiện Nghị quyết 29của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Trọng tâm của giáo dụcsẽ chuyển từ dạy chữ sang dạy người, từ nặng về truyền thụ kiến thức sang hìnhthành các kỹ năng, phẩm chất, lối sống tích cực cho trẻ đặt nền tảng hình thành vàphát triển nhân cách tạo tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào trường tiểu học
Trang 14Điều quan trọng nhất trong giáo dục kỹ năng sống là thời gian để các trẻ nhỏcó thể trải nghiệm Khi các em biết sắp xếp đồ cá nhân, nhặt đồ chơi, tự đeo balôhay tự lấy kẹo của mình sẽ hình thành thói quen ngăn nắp và tính tự giác trong tấtcả công việc sau này Vì vậy, họat động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầmnon đã và đang là một trong những nhiệm vụ đang được ngành giáo dục mầm nontriển khai và thực hiện sâu rộng trong các trường mầm non Tùy theo lứa tuổi, cáccháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám pháthế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo vệmình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp vớilứa tuổi Đối với trẻ tại trường mầm non việc tổ chức hoạt động rèn kỹ năng sốngđược xây dựng và tổ chức theo 6 chủ đề sau: Kỹ năng tự nhận thức; Phát triển kỹnăng quan hệ xã hội; Hình thành sự tự tin; Hình thành sự tự lập; Hình thành tínhtrách nhiệm; Hình thành kỹ năng hợp tác.
Hiện nay, ở huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội hoạt động rèn kỹ năng sốngcho trẻ đang là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm Nhiều cha mẹ vì quá yêuthương mà bao bọc, làm hết tất cả mọi việc cho trẻ mà không biết rằng điều đó vôtình dẫn đến việc trẻ thiếu hụt kỹ năng sống, không biết cách tự phục vụ bản thân.Còn số đông các gia đình chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹnăng tự phục vụ, chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày Cha mẹ không chú ýđến con mình ăn uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụngtrong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó?Những đồ dùng đó để làm gì? Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưachú ý dạy con cách cư xử, nhiều lúc vô tình hùa theo cái sai của con mình
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống tại các trườngmầm non huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội cũng chưa được quan tâm và thựchiện thường xuyên Đội ngũ giáo viên chưa hiểu rõ, chưa hiểu đúng về vai trò củahoạt động rèn kỹ năng sống đối với trẻ, chưa có các cách thức tổ chức rèn kỹ năngsống một cách phù hợp mang lại hiệu quả Điều này khiến trẻ gặp phải khó khăn khitrưởng thành trong việc sống độc lập Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, với vai
Trang 15trò là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác quản lý chăm sóc giáo dục trẻ nói chungvà chỉ đạo tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống nói riêng tác giả luôn trăn trở và
chọn đề tài: “Quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các trường mầm
non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
của mình với mong muốn góp phần đẩy mạnh quản lý hoạt động rèn kỹ năngsống cho trẻ tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quảnlý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục trẻ, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với trẻ tại các trườngmầm non huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động rèn kỹ năng sống và quản lý hoạtđộng rèn kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻtại các trường mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tạicác trường mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho
trẻ tại các trường mầm non huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu tại 05 trường mầm non huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
+ Đối tượng giới hạn ở độ tuổi mẫu giáo (MG bé, MG nhỡ và MG lớn) tại 05
trường mầm non huyện Thanh Trì
+ Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2016 - 2017 & 2017 - 2018.+ Chủ thể quản lý là Hiệu trưởng trường mầm non
5 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và triển khai các biện pháp quản lý hoạt động rèn kỹ năng sốngcho trẻ tại trường mầm non phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu thực tiễn, tác
Trang 16động đồng bộ đến các thành tố của quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các trường mầm nonhuyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đếnvấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻvà quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống của hiệu trưởng các trường mầm non huyệnThanh Trì, TP Hà Nội
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Thu thập thông tin dựa trên phiếu hỏi - trả lời của các tổ trưởng tổ chuyênmôn, giáo viên và phụ huynh học sinh về quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống chotrẻ tại các trường mầm non
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thu thập, kiểm tra, đánh giá sản phẩm đồ dùng, đồ chơi, các sản phẩm trongviệc tổ chức hoạt động rèn kỹ năng sống của trẻ để đánh giá về hoạt động rèn kỹnăng sống cho trẻ tại các trường mầm non
6.2.5 Phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được trình bày trong 3 chương:
Trang 17Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại
trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các
trường mầm non huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các
trường mầm non huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
Trang 18Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGRÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Chương trình giáo dục KNS cho trẻ là một chương trình GD toàn diện.Chương trình GD đã được triển khai từ năm 1995 nhằm kêu gọi sự chia sẻ các giátrị cho một thế giới tốt đẹp hơn Chương trình chủ yếu tập trung vào 12 giá trị mang
tính phổ quát chính của con người, bao gồm: hòa bình, tôn trọng, yêu thương,
khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tựdo, đoàn kết.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ kỹ năng sống đã xuất hiện trongmột số chương trình GD của UNICEF Những nghiên cứu về GD KNS trong giaiđoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống, đồngthời đưa ra được một số bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần rènluyện Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước ĐôngNam Á là một trong những nghiên cứu mang tính hệ thống và tiêu biểu cho hướngnghiên cứu về các hoạt động rèn KNS cho thế hệ trẻ
Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ đã thành lập Ủy ban thư ký về Rèn luyện cáckỹ năng cần thiết (The secretary‟s comission on achieving necessary skills -SCANS) Nhiệm vụ của tổ chức này là nhằm thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn laođộng có kỹ kỹ năng thành thạo trong công việc và đạt mức thu nhập cao Theo cácnhà nghiên cứu chỉ trang bị những kỹ năng thiết yếu cho người lao động kĩ năngthích ứng cải thiện hiệu quả lao động Hội đồng kinh doanh Úc (The BusinessCouncil of Australia - BCA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc (TheAustralian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) dưới sự bảo trợ của BộGiáo dục - Đào tạo và Khoa học Úc (The Department of Edutralian - Science andTraining - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (The Australia NationnalTraining Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho
Trang 19tương lai” (2002) Cuốn sách đề cập đến những kĩ năng và kiến thức mà người laođộng cần phải có, trong đó đánh giá cao kỹ năng sống, kỹ năng hành nghề(Employability Skills) là kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà đócòn là động lực phát huy những tiềm năng của từng cá nhân góp phần hoạch địnhchính sách và chiến lược cho tổ chức.
Tại Nepal, có thể thấy việc nghiên cứu về KNS trên bình diện khái niệm rấtđược quan tâm KNS được xem là một phương thức ứng phó hay là những kỹ năngcần thiết để tồn tại
Trong tác phẩm “The Practical Life Skills Workbook” của Ester A.Leutenberg, John J Liptak đưa ra lý thuyết KNS thực sự quan trọng hơn cả chỉ sốthông minh (IQ) Trong đó, KNS là những kỹ năng vô giá của người sử dụng hằngngày, cho phép họ có thể tạo ra cuộc sống riêng mà họ mong muốn Chỉ số thôngminh của một người có KNS thể hiện là học có thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tìnhcảm, xã hội, trí thông minh vượt trội hơn so với những người không có KNS
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Lào (1997 - 2002) đưa ra một số nộidung cơ bản của GD KNS là: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Kỹ năng tư duy sángtạo; Kỹ năng giải quyết vấn đề…
Cuốn sách: “Những giá trị sống và kỹ năng sống dành cho trẻ từ 3-7 tuổi”
[20] của tác giả Diane Tillman, Nhà xuất bản Trẻ Cuốn sách đã khái quát nhữnggiá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ gồm những ký năng sống và 12 bài học giá trịvề các chủ đề Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêmtốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do và Đòan kết Các chủ đềđược trình bày trong cuốn sách dễ hiểu với những phân tích, diễn giải rõ ràng theotrình tự logic: mục đích của chủ đề, những hoạt động được tổ chức và cuối cùng làphần thảo luận Ngoài ra, phần cuối của cuốn sách còn có 10 phụ lục về một số chủđề; mỗi phụ lục là một câu chuyện, một ví dụ minh họa, một trò chơi trắc nghiệmtheo các thẻ tình huống sát thực với chủ đề được đề cập hoặc các bài tập thư giãn,tập trung…Thông qua các tình huống, các chủ đề để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ3 đến 7 tuổi
Trang 20Tại Campuchia có quan niệm KNS là năng lực mà con người cần phải có đểnâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia Ở Malaysia trongnhững năm gần đây, KNS được coi như một môn học, cung cấp cho trẻ những kỹnăng thực tế cơ bản để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ và có xu hướng kinhdoanh Thái Lan thì nhìn nhận một cách khái quát KNS là khả năng của cá nhân cóthể giải quyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày để an toàn và hạnh phúc.
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề GD kỹ năng sống cho thế hệ trẻ đã thu hút nhiều ngànhkhoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó Khoa học GD có vai trò, trọng trách lớn cảvề nghiên cứu lý luận lẫn triển khai thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho HS, sinhviên phù hợp với thực tiễn giáo dục nước nhà
Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số04/2014/TT-BGD&ĐT, quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạtđộng giáo dục ngoài giờ chính khóa Đối với bậc học mầm non quy định là hoạtđộng giáo dục giúp trẻ hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ,ứng xử tích cực Ngày 05 tháng 9 năm 2014, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minhđã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư số 04/2014/TT-BGD&ĐT chotừng cấp học Ngày 28 tháng 01 năm 2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số463/BGD&ĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại cáccơ sở GDMN, GD phổ thông và GD thường xuyên [27]
Tác giả Nguyễn Thanh Bình và cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quanvề quá trình nhận thức về KNS và đề xuất yêu cầu tiếp cận KNS trong GD và GDKNS ở nhà trường phổ thông, đồng thời tìm hiểu thực trạng GD KNS cho ngườihọc từ trẻ MN đến người lớn thông qua GD chính quy và GD thường xuyên ở ViệtNam Trên cơ sở đó xác định thách thức và định hướng trong tương lai để đẩy mạnhGD KNS trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam và đối chiếu với mục tiêu của Chươngtrình hành động Dakar (Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chươngtrình GD với UNESCO tại Hà Nội)
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, VũPhương Liên (2012) trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng
Trang 21sống cho học sinh trung học phổ thông”, PGS TS Nguyễn Dục Quang với quyển“Hướng dẫn thực hiện GD KNS cho học sinh phổ thông” Các tác giả đã nghiên cứuluận giải vấn đề lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáodục giá trị sống được coi là nền tảng, còn kỹ năng sống là công cụ và phương tiệnđể tiếp nhận và thể hiện [10, 11].
Tác giả Nguyễn Công Khanh (2012) - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị KimThoa - Phan Thảo Hương (2010) trong cuốn “Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹnăng sống”, tác giả đã nghiên cứu đề xuất biện pháp đổi mới, đa dạng hóa phươngpháp giáo dục và phát triển kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu, hứng thú và phù hợp vớiđặc điểm lứa tuổi học sinh [8]
Nội dung GD kỹ năng sống cũng được các nhà trường thực sự quan tâm từkhi có chỉ thị 40/2008 CT-BGD&ĐT phát động các nhà trường thực hiện phongtrào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong đó nội dung thứba và thứ tư của phong trào chính là tổ chức GD KNS cho trẻ: Mục đích rèn luyệncho trẻ kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và kỹ năng làmviệc theo nhóm, kỹ năng hoạt động XH, GD cho trẻ thói quen rèn luyện sức khỏe, ýthức tự bảo vệ bản thân, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thânthiện, giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột, có thái độ lên án vàkiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực
Như vậy, hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ không còn là vấn đề mới mẻtrong các nhà trường mà là một nhiệm vụ quan trọng được các nhà trường xây dựngtrong kế hoạch từng năm học Tuy nhiên, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đếnphẩm chất nhân cách, mới chỉ chú ý đến GD hành vi, rèn luyện biểu hiện bên ngoài,do đó trẻ chưa hiểu bản chất của các kỹ năng sống cần thực hiện, dẫn đến kết quảGD chưa cao Vì thế, khoa học G D ngày nay đang hướng vào nghiên cứu GD kỹnăng sống cho trẻ thông qua việc quản lý tổ chức các hoạt động hàng ngày của trẻ,nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong thực tiễn GD trẻ
Những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng và thể hiện vào việc xây dựng, thực hiện chương trình GD trẻ MN triển khai từ năm 2010 trên phạm vi cả
Trang 22nước Đây là những tiền đề đưa hoạt động GD kỹ năng sống cho trẻ MN vào cácnhà trường mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng GDcăn bản toàn diện về phẩm chất và năng lực cho trẻ MN [26].
Hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu trong nước nghiên cứu đề tài GD kỹnăng sống cho trẻ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phân tíchlàm rõ thực trạng ở một số trường mầm non Trước tính cấp bách của vấn đề GD kỹnăng sống và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lý luận trên một số phương diện vềbiện pháp QL, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp GD kỹ năng sống cho trẻ.Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu QL hoạt động GD kỹ năng sống trong cáctrường MN huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Là một CBQL trường MN của địa phương, với những lý do như trên, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại các trường
mầm non huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp,
không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu đã có
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Kỹ năng sống* Kỹ năng: Có nhiều cách hiểu về “Kỹ năng”.
Theo L Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thựchiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựachọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”[12]
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thứcvề phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụtương ứng” [13]
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, cho rằng “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thứctrong hoạt động” [13]
Với tác giả Trần Trọng Thủy thì ông quan niệm “Kỹ năng là mặt kỹ thuậtcủa hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động,có kỹ năng” [13]
Trang 23* Kỹ năng sống:
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về KNS nhưng thống nhất trên nhữngnội dung cơ bản sau:
Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm
lý XH Đó là năng lực tâm lý X để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và
thách thức của cuộc sống hằng ngày [14] “Năng lực tâm lý XH là khả năng ứng
phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũnglà khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần,biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nềnvăn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý XH có vai trò quan trọng trongviệc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và XH”
Theo UNICEF, kỹ năng sống là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì)
và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào)thành hành động (làm gì và làm như thế nào) [14].
Theo tổ chức văn hóa khoa học văn và Giáo dục của Liên hợp quốc(UNESCO) kỹ năng sống gắn với trụ cột của GD đó là:
* Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…
* Học để làm gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…
* Học để cùng chung sống gồm các kỹ năng XH như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
* Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
Như vậy KNS chính là kỹ năng tự QL bản thân và kỹ năng XH cần thiết đểcá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói một cách khác,KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp vớinhững người khác, với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống củacuộc sống
Trang 241.2.2 Giáo dục kỹ năng sống
GD kỹ năng sống được áp dụng theo nhiều cách khác nhau Ở một số nơi, GDkỹ năng sống được kết hợp với các chương trình GD vệ sinh, dinh dưỡng và phòngbệnh Một số nơi khác, GD KNS nhằm vào GD hành vi cách cư xử, GD an toàn trênđường phố, GD bảo vệ môi trường, GD phòng chống HIV/AIDS hay GD lòng yêuhòa bình,
GD kỹ năng sống là GD cách sống tích cực trong XH hiện đại, là xây dựngnhững hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơsở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp
GD kỹ năng sống là quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượngGD, trong đó GD nhà trường giữ vai trò chủ đạo, để tạo ra sự thống nhất tác độngGD phát huy những kỹ năng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em.GD KNS giúp trẻ em có kỹ năng tự QL bản thân và kỹ năng XH cần thiết để cánhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói một cách khác, GDKNS là quá trình rèn luyện cho người học có khả năng làm chủ bản thân, khả năngứng xử phù hợp với những người khác, với XH, khả năng ứng phó tích cực trướccác tình huống của cuộc sống
Như vậy, GD KNS cho trẻ được hiểu là GD những kỹ năng mang tính cá nhânvà XH nhằm giúp trẻ có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gìmình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năngthực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tìnhhuống khác nhau của cuộc sống
1.2.3 Hoạt động rèn kỹ năng sống
Hoạt động rèn kỹ năng sống bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hìnhthành và phát triển cho học sinh những thói quen, phẩm chất đạo đức, tình cảm, giátrị, kỹ năng sống và những năng lực cần có trong xã hội hiện đại
Trong mục tiêu giáo dục hiện nay, phương pháp giáo dục đã được đổi mớitheo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, rèn luyện cũng nhưkhả năng thực hành trong cuộc sống
Trang 25Hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong các hoạt động giáo dục tại các nhà trường hiệnnay, nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
Hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ được thực hiện thông qua các hoạt độngdạy học và các hoạt động khác ở mọi lúc mọi nơi nhằm củng cố và vận dụng nhữngkiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống, góp phần tích cực trong việc hìnhthành những kỹ năng cơ bản cho trẻ, đáp ứng yêu cầu của xã hội
Hoạt động rèn KNS là hoạt động giáo dục trong đó học sinh được trực tiếptham gia hoạt động, trải nghiệm, vận dụng các kỹ năng vào trong cuộc sống thực tếdưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà GD, qua đó phát triển và hình thành ở trẻphẩm chất đạo đức, tình cảm, những thói quen, các kỹ năng và tích lũy được nhữngkinh nghiệm sống riêng của từng cá nhân trẻ
Như vậy, hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ có thể hiểu theo một nghĩachung nhất đó là: “Hoạt động rèn kỹ năng sống là hoạt động dạy học, GD, trong đónội dung và cách thức tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ được thamgia trực tiếp vào các hoạt động giao lưu, được rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ bảnthân, các hoạt động trải nghiệm về những tình huống được giải quyết thường xảy ratrong cuộc sống hàng ngày để từ đó phát triển ở trẻ những phẩm chất, tư tưởng, ýchí, tình cảm, giá trị, KN sống và những kỹ năng cần có trong cuộc sống diễn rathường ngày”
1.2.4 Quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống* Quản lý
Quản lý được hiểu và được định nghĩa theo những cách khác nhau trên cơ sởnhững quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau:
Theo quan điểm của tác giả Đặng Thành Hưng thì Quản lý được hiểu như sau:
“Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợplao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặccùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệuquả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùngsự thỏa mãn của những người tham gia” [7]
Trang 26Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vịvà việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” [2]
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa một cách kinhđiển nhất Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (ngườiQL) đến khách thể QL (người bị QL) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt được mục đích của tổ chức Hiện nay hoạt động QL được định nghĩa rõ
hơn: “QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.” [7, tr.9].
Như vậy, quản lý không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật và hoạt độngquản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật củaNhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi, chúng là những mặt đối lập trong một thểthống nhất
Các chức năng cơ bản của quản lý là những chức năng đặc thù gắn liền vớihoạt động quản lý của các chủ thể quản lý:
* Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình
quản lý, bao gồm soạn thảo, thông qua được những kế hoạch hoạt động quan trọng.Nội dung chức năng kế hoạch: Phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu phát triển tổchức; lập kế hoạch thực hiện mục tiêu; triển khai thực hiện kế hoạch; đánh giá; điềuchỉnh kế hoạch (nếu cần)
* Chức năng tổ chức: Đây chính là giai đoạn hiện thực các quyết định, chủ
trương bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức, tạo dựng mạng lưới quan hệ tổ chức,lựa chọn sắp xếp cán bộ, tổ chức các hoạt động
* Chức năng chỉ đạo: Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển
khai nhiệm vụ, đôn đốc, động viên, kích thích, tạo động lực làm việc cho nhân viên;giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầu thực thi kếhoạch của tổ chức; xây dựng môi trường thúc đẩy các hoạt động phát triển
* Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản
lý để đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống Nó thực hiện xem xét tình hình thực
Trang 27hiện công viêc so với yêu cầu, từ đó thực hiện đánh giá Nội dung chức năng kiểmtra đánh giá: Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá, đánh giá kết quả thực hiện, thuthập thông tin về đối tượng được kiểm tra, so sánh kết quả, đo đạc thực tế với chuẩnđể phát hiện mức độ thực hiện của các đối tượng quản lý; thực hiện điều chỉnhcần
thiết
* Quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống:
Quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống là hoạt động của chủ thể quản lý nhằmchỉ đạo, tổ chức các hoạt động của giáo viên, của trẻ mầm non và các lực lượnggiáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để thực hiện hoạt động rèn KNsống trong nhà trường Quản lý hoạt động rèn KN sống chính là những công việcmà người CBQL trường học thực hiện các chức năng về quản lý để lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ tại các trườngmầm non
Quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ là hoạt động có ý thức, có kếhoạch và có mục đích của chủ thể quản lý, nó tác động tới các hoạt động giáo dụcKNS cho trẻ tại trường mầm non nhằm thực hiện mục tiêu, chức năng, nhiệm vụtrong quá trình giáo dục và rèn KNS cho trẻ
Cũng có thể hiểu theo một cách tiếp cận khác: Quản lý hoạt động rèn kỹnăng sống cho trẻ mầm non là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến các hoạtđộng của giáo viên và trẻ mầm non được tiến hành thông qua các hoạt động GDtrong giờ học, ngoài giờ học và các hoạt động chăm sóc trẻ nhằm thực hiện mụctiêu hình thành KNS cho trẻ Quản lý hoạt động rèn KNS cho trẻ mầm non thựcchất là quản lý về mục tiêu giáo dục, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổchức, cơ sở vật chất, trang thiết bị… Trong quá trình rèn KNS cho trẻ, thực hiệnphối hợp các lực lượng giáo dục để hoạt động rèn KNS cho trẻ đạt kết quả tối ưu
1.3 Hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non
1.3.1 Các kỹ năng sống cơ bản của trẻ mầm non
Có rất nhiều KNS mà con người cần rèn luyện suốt cuộc đời, nhưng đối vớitrẻ mầm non cần tập trung GD 17 kỹ năng cơ bản cần thiết sau:
Trang 28* Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệm tích cựcvề bản thân Trẻ nhận thức về sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức được mỗi cánhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực vềbản thân trẻ
Tự nhận thức là khả năng hiểu biết, đánh giá được bản thân mình về tínhcách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểuđúng mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểmmạnh, điểm yếu ra sao, mình có thể thành công trong những lĩnh vực nào
* Kỹ năng quan hệ xã hội
Kỹ năng quan hệ xã hội của một cá nhân là cách tạo quan hệ và tương táccũng như cảm giác thoải mái mà người đó có khi đồng hành cùng một người hoặcmột nhóm người khác Đây là một kỹ năng phức tạp đối với trẻ
Trẻ ứng xử theo cách trẻ chấp nhận được trong các tình huống khác nhau.Trẻ biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh
* Kỹ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hìnhthức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quanđiểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn vàcảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết
Kĩ năng giao tiếp giúp trẻ biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnhcách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưngkhông làm hại gây tổn thương cho người khác Kĩ năng này giúp trẻ có mối quan hệtích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thànhviên tại lớp, trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho trẻ, đồng thời biết cách xâydựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vuicuộc sống Kĩ năng này cũng giúp trẻ kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết mộtcách xây dựng
Trang 29Kĩ năng giao tiếp là kĩ năng cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sựcảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếmsoát cảm xúc Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi củanhững người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những ngườikhác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâmvà giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
* Kỹ năng hình thành sự tự tin
Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi.Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình cógiá trị
Tự tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người.Tự tin là dám làm điều mình
nghĩ Tự tin là bảy tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại
Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để chúngta cố gắng đạt được mục tiêu và dành được nhiều thành tích quan trọng, một trẻ tựtin sẽ duy trì khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhậnnhững thách thức mới, mong muốn được yêu quý (thậm chí là hâm mộ) và đượcđón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người
* Kỹ năng hình thành sự tự lập“Đừng bao giờ làm cho trẻ những việc mà trẻ có thể tự mình làm được”
(Rudolf Dreikers)
Tự lập là tự do làm mọi việc theo khả năng riêng của mình, có thể định rađược lối đi riêng cho mình, có thể tự cân nhắc những lựa chọn và tự mình quyếtđịnh được mọi việc
Sự tự lập giúp trẻ trở thành những thành viên năng động, có khả năng tự bắtđầu các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày, biết hành động một cách chủ động, năngđộng, hơn là đơn thuần tiếp nhận thụ động thông tin và mệnh lệnh của người khác
* Kỹ năng hình thành tính trách nhiệm: " Nên nhớ rằng, đối với trẻ em
những gì chúng ta làm quan trọng hơn những gì chúng ta nói” (Pete Seeger)
Tinh thần trách nhiệm có liên quan đến sự tin cậy, người có tinh thần trách
Trang 30nhiệm là người mà người khác có thể tin cậy, trông chờ, hy vọng Khi ta chịu tráchnhiệm về một điều gì đó hay với một ai đó có nghĩa là ta nhận trách nhiệm vềnhững hành động của mình.
Trách nhiệm là làm xong công việc của mình Trách nhiệm là chăm sóc.Trách nhiệm là quan tâm Trách nhiệm là cố gắng làm hết khả năng của mình.Trách nhiệm là giúp đỡ người khác
* Kỹ năng hợp tác
Hợp tác là mọi người giúp nhau hoàn thành một việc gì đó;Hợp tác là cùng nhau làm một việc vì một mục đích chung;Hợp tác là cùng nhau làm việc bằng sự kiên nhẫn và lòng thích thú.Hợp tác là quan trọng vì có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếuđược người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm Khi chúng takết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung,đó chính là sự hợp tác Nhờ đó ta mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanhchóng và dễ dàng hơn tự mình làm lấy Qua đó, ta có niềm vui, có bạn bè bên cạnhđể cùng chia sẻ công việc
* Kỹ năng tự phục vụ
Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻhoàn thiện mình một cách tốt nhất Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóngkhôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệlụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể
Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việclàm đơn giản đến phức tạp, để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp chotrẻ
* Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các trẻ em trong mộtnhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các trẻem trong nhóm với một nhiệm vụ, mục tiêu chung của nhóm
Kỹ năng làm việc theo nhóm là tổng hợp của nhiều kỹ năng sống quan trọngnhư: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng hình thành tính trách nhiệm, Vì
Trang 31thế, muốn làm việc nhóm thành công, mỗi cá nhân trẻ trong nhóm cần chú trọngphát triển bản thân và tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung Mình vì mọingười thì mọi người sẽ vì mình Đó là yếu tố đem lại thành công cho trẻ trong cuộcsống mai sau.
* Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mìnhtrong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân vàđối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc mộtcách phù hợp Kĩ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc,kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc
* Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàngđón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, làkhả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng,cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng
Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được nhữnglời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn,giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc Biết tìm kiếm sự giúp đỡkịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trườnghợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới
* Kỹ năng thương lượng
Thương lượng là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồngthời có thảo luận, thỏa thuận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách
Trang 32suy nghĩ, cách làm hoặc một vấn đề gì đó Kỹ năng thương lượng bao gồm nhiềuyếu tố của kỹ năng giao tiếp như lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và một phần quan trọngcủa giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn Một người có kỹ năng thương lượngtốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giả quyết mâu thuẫn một cách xây dựng vàcó lợi cho tất cả các bên.
* Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một haynhiều người về một vấn đề nào đó Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng conngười nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâuthuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyềnlợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình
* Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọnphương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sốngmột cách kịp thời Kỹ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho conngười có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộcsống
* Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọnphương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặctình huống gặp phải trong cuộc sống
* Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta thường liên tưởngđến việc một cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn, sinhmạng và họ phải nghĩ đến việc dùng cách thức nào đó chẳng hạn như: kêu cứu, võthuật,… để chống trả, ứng phó với những tình huống khó khăn đó
Nói cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân cần có những kiếnthức, những cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh nhất định để tự bảovệ lấy bản thân: Kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng sống còn, kỹ năng
Trang 33ứng phó với tình huống nguy hiểm, kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp, kỹ năng tự vệ.
Theo từ điển Tiếng Việt tự bảo vệ có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấymình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác Vì vậy “Kỹ năng tựbảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng thời biếtcách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thểxảy đến để bản thân được an toàn”
1.3.2 Mục tiêu rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Rèn kỹ năng sống cho trẻ có vai trò rất quan trọng cần trang bị cho trẻ ngaytừ thời gian trẻ còn học lớp mầm non Việc cho trẻ sớm tham gia vào các hoạt động,lao động phù hợp như: cho bé tự sắp xếp, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, trẻ biếtphụ mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn phòng của mình, tự thay đồ hay ít nhất là biết tự rửatay, tự biết vệ sinh cả nhân…
Nhiều bậc cha mẹ quá bảo bọc con đến nỗi khi con lớn vẫn không để conđộng tay chân đến việc nhà Đã bao giờ các bậc cha mẹ nghĩ khi mình đi vắng, conở nhà một mình thì sẽ sống thế nào khi không có sự giúp đỡ của bố mẹ? Chính vìvậy, việc giúp con xây dựng kỹ năng tự phục vụ là thực sự cần thiết Khi giúp trẻxây dựng kỹ năng này, bạn hãy để bé chủ động, tự tin đối với công việc của mình.Hãy để bé tự làm và mình chỉ là người hướng dẫn mà thôi Điều này rất cần sự kiênnhẫn của bố mẹ
Qua những việc làm tự phục vụ bản thân đó, trẻ mới hiểu rõ được giá trị củalao động và thông cảm, biết thương yêu cha mẹ hơn Ngoài ra việc tự phục vụ giúptrẻ vận động chân tay cũng giúp sức khỏe của trẻ phát triển hơn Từ những hànhđộng đơn giản về việc tự phục vụ khi còn nhỏ này sẽ giúp trẻ chủ động và độc lậptrong mọi công việc sau này
Như vậy, ta có thể hiểu mục tiêu rèn KNS cho trẻ mầm non chính là trang bịcho trẻ những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp Trên cơ sở đó hìnhthành cho trẻ những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực trong các mối quan hệ,các tình huống được diễn ra trong hoạt động hàng ngày Tạo mọi cơ hội thuận lợi để
Trang 34trẻ được tham gia thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà vềthể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Mục tiêu rèn KNS cho trẻ mầm non được mô tả như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1 Mục tiêu rèn kỹ năng sống
MỤC TIÊURÈN KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MN
Làm chủ bản thân, cókhả năng thích ứng,
biết cách ứng phótrước những khókhăn trong cuộc sống
Rèn cách sống cótrách nhiệm với bản
thân, gia đình vàcộng đồng
Mở ra cơ hội, hướngsuy nghĩ tích cực,tự tin, tự quyết địnhvà lựa chọn đúng đắn
Mục tiêu cụ thể đối với việc rèn KNS cho trẻ mầm non chính là thông quacác vấn đề như sau:
Thứ nhất “Làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phótrước những khó khăn trong cuộc sống” rèn KNS cho trẻ nhằm định hướng con
đường sống tích cực, trang bị những kiến thức cơ bản, những kỹ năng nghề nghiệpđể trẻ tự tin trước sự biến đổi của xã hội và bước vào lứa tuổi mới, cấp học mới đólà cấp học Tiểu học Rèn KNS cho trẻ là nhiệm vụ rất cần thiết bởi KNS giúp trẻphát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách và phương thức rèn KNS, rất phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non khi trẻ chưa có những hiểu biết sâu sắc về xã hội,còn thiếu kinh nghiệm sống Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập Quốc tế và kinh tếthị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếutố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn giá trị, phải
Trang 35đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Do đó, việc rènKNS cho trẻ sẽ giúp trẻ rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đìnhvà cộng đồng, giúp các em sống an toàn và lành mạnh.
Thứ hai “Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộngđồng” Trên thực tế hiện nay, chúng ta cần rèn KNS cho trẻ về cách ứng phó với các
thách thức như: tai nạn, xâm hại tình dục, phòng - chống các tệ nạn xã hội Mặtkhác, với mục tiêu hết sức quan trọng đó chính là rèn KNS về tình thân ái, cách ứngxử có văn hoá
Thứ ba “Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựachọn đúng đắn” Đây là một mục tiêu rèn KNS cho trẻ hết sức quan trọng, giúp trẻ
làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình Từ đó, các em biết vận dụngmột cách linh hoạt vào cuộc sống, để có nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tưthế chủ động sáng tạo Trên cơ sở đó, trẻ sẽ tìm được cách đối đầu và vượt qua đượcáp lực tâm lý Đồng thời, rèn KNS cho trẻ chính là việc trang bị, huớng dẫn cho trẻcách vận dụng những kỹ năng sống vào thực tế sao cho phù hợp với xu hướng pháttriển đặc trưng của mỗi cá nhân trong xã hội
Như vậy, mục tiêu rèn KNS cho trẻ mầm non không phải yêu cầu mang tínhnguyên tắc như trong hoạt động học chính khóa, mà việc rèn kỹ năng sống cho trẻcòn được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện phù hợp Cơ hội thực hiệnrèn KNS cho trẻ mầm non rất nhiều và rất đa dạng thông qua tất cả các hoạt độngmột ngày của trẻ; qua các chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục (HĐGD); quahoạt động trải nghiệm, khám phá; qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa Sự phối hợpchặt chẽ giữa rèn KNS với các hoạt động giáo dục khác đã được lồng ghép vàochương trình giáo dục từ nhiều năm nay Mục tiêu của rèn KNS cho trẻ mầm nonkhông dừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức, kỹ năng cho trẻ bằng cách cung cấpthông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vicủa trẻ theo hướng tích cực, mang tính xây dựng, đổi mới các vấn đề đặt ra trongcuộc sống
Trang 361.3.3 Nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Đối với việc rèn KNS cho trẻ mẫu giáo, lựa chọn chương trình và nội dungphù hợp là yếu tố rất quan trọng Việc QL chương trình, nội dung giáo dục KNS baogồm từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình, nội dung đến việc tổ chức thựchiện những nội dung đó thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ và đánh giá kếtquả đạt được Hiện nay nội dung rèn KNS cho cho trẻ chưa được đưa thành khungchương trình thống nhất mà mỗi trường tùy theo mục tiêu và điều kiện của trườngmình mà “định hướng” đưa ra nội dung, chương trình cho riêng mình
Văn bản số 463/BGDĐT- GDTX (V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáodục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX) đã nêu:
- Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hìnhthành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp vớithực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạncông nghiệp hoá đất nước
- Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rènluyện theo mức độ tăng dần
Ngoài các KNS cơ bản, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung rèn KNS cho trẻ
mầm non tùy theo đặc điểm của từng vùng, miền, và địa phương cho phù hợp như:
* Nhóm kỹ năng về bản thân: Bao gồm các kỹ năng về tự phục vụ, kiểm soát
cảm xúc, kỹ năng về trình bày ý kiến, kỹ năng về ăn, mặc, nói năng, các quy tắc antoàn thông thường, phòng chống các tai nạn thông thường
* Nhóm kỹ năng quan hệ xã hội: Gồm các kỹ năng về kết bạn, giúp đỡ,
nhường nhịn, quan tâm, chia sẻ các kỹ năng về giữ gìn đồ vật, ghi nhớ sự giúp đỡ;các kỹ năng thực hiện các quy tắc xã hội, chấp nhận sự khác biệt, công bằng, kínhtrọng người lớn
* Nhóm kỹ năng giao tiếp: Gồm các kỹ năng về lắng nghe, trình bày ý kiến,
bình tĩnh, các kỹ năng giao tiếp một cách vui vẻ
* Nhóm kỹ năng thực hiện công việc: Gồm các kỹ năng về giúp đỡ, chấp
nhận và từ chối thử thách, đối mặt với khó khăn, các kỹ năng về nhận nhiệm vụ,hoàn thành nhiệm vụ đến cùng
Trang 37* Nhóm kỹ năng ứng phó và thay đổi: Gồm các kỹ năng về tạo ra cái mới;
các kỹ năng về chấp nhận và chia sẻ thông tin, tò mò, hay hỏi
1.3.4 Phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
* Phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành tháiđộ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh Vì vậy, việc r è n k ỹ n ă ng sống cho t r ẻ l ứ a tuổi m ầm non hay ngay từ khi còn thơ bé nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảovệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra
Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng,sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong
cuộc sống hàng ngày Việc lựa chọn những phương pháp tổ chức rèn kỹ năng sống
cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng
hướng
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm+ Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phốihợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của GV, hành động đối với các đồ vật, đồchơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau, ) để pháttriển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy
+ Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi phù hợp để kíchthích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức,nhiệm vụ GD đặt ra
+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằmkích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra
+ Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lờinói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của GV nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đãđược thu nhận
- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ):
Cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi,
Trang 38tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghenhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giácquan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn
ngữ của trẻ.
- Nhóm phương pháp dùng lời nói: Sử dụng ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện,kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻsuy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiệnbằng lời nói Lời nói, câu hỏi của GV cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệmsống của trẻ
- Nhóm phương pháp GD bằng tình cảm và khích lệ: Phương pháp dùng cửchỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt độngnhằm khơi gợi niềm vui, niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ
- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá+ Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ.Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng
+ Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn,của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ
Như vậy, để hành động trở thành kỹ năng cần trải qua một quá trình Giáodục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể: trẻ đượcquan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm thông qua việc tổchức các hoạt động của giáo viên Sự trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thấyđược ý nghĩa thiết thực của việc làm, từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng các kĩ năngcần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống
* Hình thức tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Hàng ngày, chúng ta có thể thông qua nhiều hình thức rèn kỹ năng sống cho
trẻ mầm non khác nhau:
* Thông qua hoạt động vui chơi: Đối với trẻ mầm non thì hoạt động vui chơi
là hoạt động chủ đạo, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” Vì vậy, vui chơi là hoạt
động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến
Trang 39thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi Thông qua đó, trẻ được thửnghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi, được phát huy trí tưởng tượng, sángtạo, học hỏi và hợp tác với các bạn cùng chơi…
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, trẻ đóng vai chơi trò chơi gia đình thì trẻphải điều hoà các mối quan hệ với 2 vai trò khác nhau: mối quan hệ với bạn cùngchơi (quan hệ thật) và quan hệ với các nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả) Để tròchơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cùng cố gắng hoàn thành tốt vai trò của mìnhđồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác với các bạn khác
* Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là
những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các côngviệc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻcũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh - đó chính là cơ hội quý để hình thànhnhững kĩ năng sống mới
* Thông qua xem phim, nghe kể truyện: Nội dung các bộ phim, câu chuyện
phù hợp sẽ là gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, cách giải quyết vấn đề một cáchhiệu quả
* Thông qua hoạt động sáng tạo: Với trò chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và
giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng,thú vị
Ví dụ: Trẻ đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của bạn trẻsẽ làm thế nào?…
* Theo mục đích và nội dung giáo dục, việc tổ chức các hoạt động rèn kỹnăng sống cho trẻ mầm non có các hình thức:
+ Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.+ Thông qua tổ chức các hoạt động lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội,các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa GD và mang lại niềmvui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ,Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6),Ngày ra trường )
Trang 40Như vậy, việc sử dụng các hình thức tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng sốngcho trẻ ở lứa tuổi mầm non là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Mỗi trẻ cónhững yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng nhưhoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có nhữnghình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơhội cho trẻ được tự trải nghiệm.
1.4 Nội dung quản lý hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non
1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu
Việc xác định mục tiêu, trên cơ sở mục tiêu để xây dựng kế hoạch cho việctổ chức các hoạt động rèn kỹ năng cho trẻ có vai trò rất quan trọng Việc xây dựngmục tiêu là vấn đề đầu tiên trong kế hoạch GD kỹ năng sống, từ đó xác định mụcđích, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức cũng như các điều kiện đảmbảo cho mục tiêu rèn kỹ năng cho trẻ đã đề ra Khi tổ chức rèn kỹ năng sống chotrẻ, các nhà trường cần xây dựng nội dung, chương trình riêng cho trường mình Ởtrường mầm non nội dung chương trình rèn kỹ năng phải phù hợp với đặc điểm tâmsinh lý, đặc điểm nhận thực của các trẻ trong độ tuổi của trẻ mầm non, đồng thờiphù hợp với môi trường xung quanh, tập quán, thói quen của người dân và phù hợpvới điều kiện tình hình của trường mình Hình thức rèn kỹ năng sống cho trẻ cầnđảm bảo tính trực quan, dễ hiểu, dễ làm theo và dễ nhớ
Để làm tốt hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, cán bộ quản lý nhàtrường cần bao quát được cả quá trình tổ chức Muốn vậy việc quản lý mục tiêu, kếhoạch rèn kỹ năng sống cần phải được thực hiện liên tục, để kịp thời điều chỉnh mụcđích, nội dung, phương pháp cho phù hợp
Để quản lý thực hiện mục tiêu kế hoạch tổ chức hoạt động rèn KNS cho trẻmầm non có hiệu quả thì người cán bộ quản lý cần:
Thành lập Ban chỉ đạo với nhiệm vụ giúp người CBQL xây dựng chươngtrình, kế hoạch hoạt động hằng năm, từng tháng và chỉ đạo thực hiện chương trình,kế hoạch đó Cán bộ quản lý chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động rèn KNS cho trẻthông qua các hoạt động sau: Chỉ đạo qua hoạt động dạy học; Chỉ đạo qua các hoạt