1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện bát xát, tỉnh lào cai

174 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN CÔNG HƯỚNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN CÔNG HƯỚNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác.Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Hướng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn này, tác giả đãluôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, sự chỉ bảo nhiệt tìnhcủa các thầy, cô giáo, sự quan tâm của các đồng nghiệp và bạn bè, người thân.Với tình cảm chân thành, em bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,phòng Sau Đại học, Khoa QLGD - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cácthầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ chúng em trongsuốt quá trình đào tạo của khóa học

Em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS Ngô Giang Nam - Người thầy đã

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để bản luận văn này được hoàn thành.Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của cácđồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên và học sinh tạicác trường phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnhLào Cai; đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ vàgiúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song cóthể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tác giả luận văn này rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Công Hướng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 7

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.2 Các khái niệm cơ bản 14

1.2.1 Quản lý 14

1.2.2 Giáo dục, hoạt động giáo dục 15

1.2.3 Học sinh dân tộc thiểu số 16

1.2.4 Giới tính 17

1.2.5 Giáo dục giới tính (GDGT) 19

1.2.6 Giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số 22

1.2.7 Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS 23

Trang 5

1.2.8 Nhiệm vụ, nguyên tắc của giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tại

trường PT DTBT THCS 24

1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tại các trường PTDTBT THCS 26

1.3.1 Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS 26

1.3.2 Vị trí, vai trò của giáo dục giới tính cho HS DTTS tại trường PTDT BT THCS trong chương trình GD 28

1.3.3 Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS 30

1.3.4 Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS 31

1.3.5 Phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS 33

1.3.6 Các lực lượng phối hợp giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS 36

1.3.7 Đánh giá kết quả và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS 38

1.4 Nội dung quản lý giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS 39

1.4.1 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS 39

1.4.2 Tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS 40

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS 41

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS 46

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS 47

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 47

1.5.2 Các yếu tố khách quan 48

Kết luận chương 1 49

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ

SỞ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI 51

2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 51

2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Bát Xát 51

2.1.2 Khái quát về giáo dục huyện Bát Xát 52

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 56

2.2.1 Mục đích khảo sát 56

2.2.2 Đối tượng khảo sát 56

2.2.3 Nội dung khảo sát 56

2.2.4 Phương pháp khảo sát 56

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 57

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 58

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 58

2.3.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 60

2.3.3 Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 63

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 79

2.4.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch giáo dục giới tính của các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .79

Trang 7

2.4.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính

các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh

Lào Cai huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 82

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính của các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .85

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hiện giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 87

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 90

2.5.1 Đánh giá chung 90

2.5.2 Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân 91

Kết luận chương 2 94

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI 95

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 95

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục 95

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 95

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 95

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 96

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 96

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 96

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh 96

Trang 8

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ,giáo viên 98

Trang 9

3.2.3 Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu

thế 100

3.2.4 Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục giới tính 102

3.2.5 Phối hợp tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh 106

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 109

3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 110

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 110

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 110

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 110

Kết luận chương 3 114

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115

1 Kết luận 115

2 Khuyến nghị 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

PHỤ LỤC 122

Trang 10

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Quản lý giáo dục

DTTS : Dân tộc thiểu số

ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Trang 12

Bảng 2.1 Thống kê cơ sở vật chất trường THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào

Cai năm học 2018-2019 55Bảng 2.2 Ý nghĩa của điểm số bình quân 57Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt

động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trườngcác trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 58Bảng 2.4 Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về mục tiêu hoạt động

giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 61Bảng 2.5 Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện

Bát

Xát, tỉnh Lào Cai 63Bảng 2.6 Đánh giá của HS về thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới

tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 66Bảng 2.7 Đánh giá của HS về phương pháp giáo dục giới tính cho học

sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS

huyện Bát

Xát, tỉnh Lào Cai 70Bảng 2.8 Thực trạng về hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc

thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,tỉnh Lào Cai 72Bảng 2.9 Đánh giá của HS về hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân

tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,tỉnh Lào Cai 74Bảng 2.10 Thực trạng phối hợp các lực lượng hoạt động giáo dục giới tính

cho học sinh dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyệnBát Xát, tỉnh Lào Cai 76

Trang 13

Bảng 2.12 Thực trạng về kết quả hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân

tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 78Bảng 2.13 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho học

sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS

huyện

Bát Xát, tỉnh Lào Cai 80Bảng 2.14 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện

Bát Xát,

tỉnh Lào Cai 82Bảng 2.15 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân

tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,tỉnh Lào Cai 85Bảng 2.16 Thực trạng chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường

PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 88Bảng 3.1 Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện

pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc

thiểu số ở

các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 111

Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện

pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các

trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

112

Hình:

Hình 2.1: Cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Bát Xát giai đoạn 2017-2019 51

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng vànhà nước ta, đặc biệt là ưu đãi trong giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số(ĐBDTTS), các nhóm đặc biệt khó khăn Đây là điều có ý nghĩa động viên cácnhóm người có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục phổthông và góp phần bình đẳng xã hội giữa các nhóm người, các dân tộc trên mộtvùng lãnh thổ, thể hiện sự ưu việt của nền an sinh xã hội nước nhà trong tráchnhiệm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần

ổn định cuộc sống cho nhóm dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.Người dân tộc thiểu số (DTTS) có tiếng nói và chữ viết riêng có nền văn hóakhác biệt cùng tồn tại song song và phát triển cùng với các phong tục tập quáncủa văn hóa cộng đồng chung của người Việt có những dấn ấn tinh hoa nhưngcũng có những hủ tục làm cho nhận thức và đời sống của người đồng bào dântộc thiểu số còn thua kém so với mặt bằng chung của cả nước vì vậy họ đượcxem là nhóm đối tượng yếu thế, cần có sự quan tâm đặc biệt

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu

số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thôngqua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển Nhờ đó, sự nghiệp giáodục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến đáng kể: hệthống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang,đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Tỷ lệ họcsinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm Tỷ lệ HStốt nghiệp THCS và THPT hằng năm tăng rõ rệt Hệ thống giáo dục chuyênbiệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) ngàycàng phát huy hiệu quả tích cực Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý,giáo viên và người học là người dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịpthời, đúng quy định Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình

Trang 15

dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Vì thế đời sốngcủa nhân dân các dân tộc vùng dân tộc thiểu số được cải thiện cả về vật chất lẫntinh thần.

Để tăng cường công tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thờigian qua, Bộ chính trị đã có Chỉ thị 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ chính trịkhóa VIII về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối vớicông tác bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em Chỉ thị số 20-CT/TW ngày5/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáodục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới

Tuy nhiên khi kinh tế-xã hội phát triển cũng kéo theo các mặt khác của

xã hội cũng phát triển đặc biệt là nền văn hóa khi đất nước đang trong quá trìnhhội nhập Nền văn hóa tác động đến nhiều mặt đến sự phát triển của con ngườinói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng Bên cạnh những mặt tích cực cũng cónhững ảnh hưởng tiêu cực có ảnh hưởng đến học sinh THCS trong đó có họcsinh dân tộc thiểu số - lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất cũngnhư giới tính Các em học sinh DTTS trong độ tuổi THCS cũng là giai đoạndậy thì, tâm lý luôn muốn khám phá thế giới xung quanh, bên cạnh đó là những

hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,… vẫn còn diễn ra ở một số đồngbào dân tộc thiểu số dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học Vì thế, việc trang bịcho các em những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên Từ

đó, các em sẽ không còn ngỡ ngàng, lo sợ mà làm chủ được bản thân mình, tạohành trang vững chắc để tránh được các hậu quả do sự thiếu hiểu biết là việclàm cần thiết trong mỗi nhà trường, đặc biệt là các trường PTDTBT THCS Từcác kiến thức được trang bị, các em sẽ là nhân tố để về địa phương tuyêntruyền cho gia đình và những người xung quanh hiểu biết và dần xóa bỏ những

hủ tục không còn phù hợp làm ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dântộc thiểu số Vì vậy vấn đề giáo dục giới tính, quản lý hoạt động giáo dục giớitính cho học sinh đang được ngành giáo dục quan tâm nhất là học sinh vùng dântộc thiểu số

Trang 16

Trong những năm qua thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, ngành giáo dục

và đào tạo tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bát Xát nói riêng đã có nhiều hoạtđộng tích cực trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông qua cáchoạt động giáo dục nhằm thu hút học sinh tham gia tìm hiểu Tuy nhiên côngtác giáo dục giới tính trong các nhà trường phổ thông nói chung, các trườngPTDTBT THCS nói riêng vẫn còn nhiều bất cập Xuất phát từ những lý do trên,

tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc

thiểu số ở các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” với

mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh dân tộcthiểu số cấp THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động giáo dục giới tính

và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại cáctrường PTDTBT THCS, tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạtđộng giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số các trường PTDTBTTHCS nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính, nâng cao hiệu quả giáo dục

ở các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trườngPTDTBT THCS trên địa bàn huyện Bát Xát

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại cáctrường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục giới tính là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhâncách con người, chất lượng và hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh dân tộcthiểu số THCS ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục của các trường

Trang 17

PTDTBT THCS nói chung Việc giáo dục giới tính cũng như quản lý hoạt độnggiới tính của các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trongnhững năm gần đây đã được quan tâm, song vẫn còn những hạn chế Nếu cónhững biện pháp quản lý hợp lý, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt, kiểmtra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được những tồn tại và nâng cao hiệu quảgiáo dục giới tính cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục giới tính chohọc sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

5.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho họcsinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sởhuyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

5.3 Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinhdân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyệnBát Xát, tỉnh Lào Cai

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộcthiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bànhuyện Bát Xát gồm các chức năng của nhà quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉđạo và kiểm tra, đánh giá

6.2 Giới hạn về không gian

Đề tài nghiên cứu khảo sát tại 06 trường phổ thông dân tộc bán trú trunghọc cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

7 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tiến hành sử dụng cácphương pháp sau:

Trang 18

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản cóliên quan liên quan đến giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm

hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục

Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụhuynh học sinh để thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giới tính, quản lýhoạt động giáo dục giới tính cho học sinh DTTS các trường PTDTBT THCStrên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trườngPTDTBT THCS về triển khai giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu sốtrong chương trình và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộcthiểu số tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu các văn bản quản lý về hoạt động giáo dục giới tính cho họcsinh dân tộc, sản phẩm của việc thực hiện giáo dục giới tính cho học sinh đểđánh giá thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhàtrường

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý để khảo nghiệm tính cầnthiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất

Trang 19

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và khuyếnnghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục công trình khoa học liên quan đếnluận văn của tác giả, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học

sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyệnBát Xát, tỉnh Lào Cai

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyệnBát Xát, tỉnh Lào Cai

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trong thời kỳ Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, có tính chấtrất thô sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín Giới tính đã được đề cập đến bằngmột hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình yêu như Kinh “KamaSutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu”

của Hazma,… Trong đó các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo cho tình yêu, mà còn cung cấp những kiến thức về sinh học

và tâm lí học tình dục” [11].

Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, các đề tài nghiên cứu giới tính được

mở rộng hơn… Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học J.Bachocen (Thuỵ Sỹ), J Mac Lennan (Anh), E Westermach (Phần Lan), LewisHenry Morgan (Mĩ), X.M Kovalevxki (Nga)… đã gắn sự phát triển quan hệtính dục với các dạng hôn nhân và gia đình với yếu tố khác của chế độ xã hội vàvăn

hoá

Học giả A.X.Makarenko nghiên cứu về giáo dục giới tính đã nhấn mạnh

đến việc học tập của thanh niên “học tập cách yêu đương, phải học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, học tập để biết tự trọng, học tập để biết cái vinh hạnh được làm người” (dẫn theo [15]) Ông khẳng định đạo

đức giới tính liên quan đến đạo đức xã hội, liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm

về mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, xã hội: “Đạo đức

xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời

Trang 21

sống gia đình tức là mối quan hệ giữa nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích

Trang 22

hạnh phúc của con người, không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính” [15] Tiếp đến học giả I.X.Kon cho rằng giáo dục giới tính nhằm

chuẩn bị cho nam nữ bước vào đời sống hạnh phúc gia đình và cuộc sống hôn

nhân: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính” (dẫn theo

Đối với Thụy Điển thực hiện giáo dục giới tính qua kênh truyền hình, đây

là một trong những quốc gia tiên phong trong việc giáo dục giới tính cho trẻ

em Từ năm 1942, Thụy Điển đã yêu cầu và áp dụng giáo dục giới tính cho HS,trong đó có chương trình được công nhận đầu tiên tại một trường học, đó là

“Giáo dục phòng tránh thai”, nhằm trang bị kiến thức mang thai và sinh con,

chương trình này được giảng dạy cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên Các học sinh sẽđược học về đặc tính sinh lý của nam và nữ khi lên bậc trung học Một bước đột

phá diễn ra vào năm 1966, chương trình “Giáo dục phòng tránh thai” được

Thụy Điển chính thức đưa lên truyền hình để giúp phụ huynh giáo dục giới tínhcho con, ngay từ nhỏ các em đã được trang bị kiến thức về phòng tránh thai

Trang 23

này, trẻ em Thụy Điển sẽ biết cách tự bảo vệ mình để không bị lạm dụng vềtình dục cũng như mang thai ngoài ý muốn.

Tại Hà Lan, giáo dục giới tính được giảng dạy ở bậc tiểu học, HStiểu học được học những bài học về tôn trọng những người chuyển đổi giớitính, lưỡng tính hay đồng tính Thậm chí, các phụ huynh của quốc gia này còntrao đổi về chủ đề giới tính trong bữa ăn của gia đình Do vậy, giáo dục Hà Lanđược các nước trên thế giới ca ngợi về phương pháp giáo dục tiên tiến này, do

có tỉ lệ mang thai tuổi vị thành niên thấp nhất trên thế giới (khoảng 0,5%) [23]

Ở Đức, nội dung giáo dục giới tính được triển khai từ những năm

1960-1974, đã xây dựng chi tiết kế hoạch về một chương trình giáo dục giới tính, các

HS từ lớp 8 bắt đầu học chương trình với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sáchtham khảo được qui định

J.P MA-SƠ-LÔ-VA (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về giới

tính cho rằng: ''Nhiều người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái phải tự lần mò tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại không biết hướng dẫn, tác động, không biết khi nào cần nói và nói như thế nào Thế hệ tre ngày nay khác rất xa thế hệ chúng ta Vì vậy, phải dẫn dắt họ theo kiểu khác.” và “Mục đích của toàn bộ chương trình giáo dục tình dục tư tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông

và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội'' (dẫn theo

[15])

Tại Mỹ, giáo dục giới tính được phân theo các cấp học: (1) cấp tiểu họcgiới thiệu sự khác nhau giữa nam và nữ; (2) cấp THCS trở lên được giới thiệukiến thức về tình dục, giới tính, các căn bệnh truyền nhiễm, việc mang thai…được giới thiệu cho HS một cách hệ thống Các nhà giáo dục đã lồng ghép nộidung giáo dục nhân cách cho HS, đó là nội dung biết quý trọng mạng sống vàyêu quý người khác giới Nội dung “tình dục an toàn” và các biện pháp tránh

Trang 24

thai hiệu quả được các nhà giáo dục đưa vào nội dung chương trình lớp 6, lớp 7.Theo

Trang 25

Hội đồng thông tin và giáo dục giới tính Mỹ, 93% người lớn được khảo sát ủng

hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84% ủng hộ tại cáctrường trung học cơ sở Vì bằng phương pháp này, họ cảm thấy dễ dàng vàthoải mái hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục [23]

Ở quốc gia Malaysia, phổ cập giáo dục giới tính được chính phủ quantâm và tiến hành đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, từ khi 4 tuổi Chương trìnhgiáo dục giới tính được Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Phụ nữ, Gia đình và Cộngđồng phụ trách, nội dung biên soạn do các chuyên gia và các tổ chức phi chínhphủ thực hiện Nội dung chính của chương tình này là các khóa học về pháttriển con người, kiến thức sinh sản, kỹ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an toàn

và hôn nhân và gia đình

Ở Nhật Bản, chính sách giáo dục giới tính truyền thống của Nhật Bảnđược gọi là “giáo dục thuần khiết” Trong các năm 1947, 1949, 1955 Bộ GiáoDục Nhật Bản ra văn bản “Về việc thực thi giáo dục thuần khiết”, “Nhữngđiều cơ bản về giáo dục thuần khiết”, “Đề án thí điểm thực thi giáo dục thuầnkhiết” Đến năm 1966, “giáo dục giới tính” mới bắt đầu triển khai sử dụng, HSlớp 6 được phổ biến chương trình này Đến năm 1985, Nhật Bản phát hiệntường hợp đầu tiên nhiễm AIDS, vì vậy, các tờ rơi liên quan đến phòng chốngAIDS được nhà nước và các tổ chức phi chính phủ khác đã phát hành trên cảnước, trong đó có đối tượng HS THCS [15]

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận giới tính và giáo dụcgiới tính ở một số khía cạnh như: đạo đức giới tính liên quan đến đạo đức xãhội, liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với conngười trong gia đình, xã hội hay giáo dục giới tính nhằm chuẩn bị cho nam nữbước vào đời sống hạnh phúc gia đình và cuộc sống hôn nhân Một số nước nhưThụy Điển lại áp dụng giáo dục giới tính qua truyền hình; Ở Mỹ, giáo dục giớitính được phân theo các cấp học Đối với Hà Lan, giáo dục giới tính được giảngdạy ở bậc tiểu học Các công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo để tácgiả triển khai nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục giới tính cho học sinh ở cáctrường

Trang 26

trung học cơ sở với các nội dung như mục tiêu, nguyên tắc giáo dục giới tính,nội dung và hình thức, phương pháp giáo dục giới tính.

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Tác giả Bùi Ngọc Oánh nghiên cứu về tâm lý học giới tính và giáo dụchọc giới tính đã xác định các đặc điểm của giới và giới tính, những nội dung cầnquan tâm trong giáo dục giới tính cho học sinh [17] Tác giả cũng khẳng định sựcần thiết của GDGT trong nhà trường, ông nêu lên các vấn đề cần tập trungtrong GDGT cho HS, như phong tục tập quán của nước ta, nhiều người chưabiết về GDGT, GV không có thời gian để dạy và GV chưa trải qua quá trình tậphuấn… Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra khó khăn trong GDGT, đó là sự e ngại khinói tới các vấn đề có tính chất nhạy cảm về GDGT, ông đưa ra các biện pháp đềxuất về sự chấp nhận GDGT của HS trong nhà trường [10]

Tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã trình bày cơ chế quá trình hình thànhgiới, các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán xác định giới tính trong trườnghợp mơ hồ về giới tính và đề xuất nội dung giáo dục giới tính cho thanh thiếuniên [20]

Dự án VIE/97/P12 đã nghiên cứu về giáo dục SKSS-VTN cho rằng: ''Vị thành niên và thanh niên là một giai đoạn trong cuộc đời con người Lớp thanh niên này được thông tri giáo dục về SKSS -VTN se trưởng thành lên người lớn Lại có một lớp VTN mới cần được thông tri giáo dục về SKSS - VTN Và vì vậy, nhu cầu về thông tin giáo dục SKSS-VTN cho vị thành niên là một nhu cầu thường xuyên, liên tục'' [7].

Tác giả Huỳnh Văn Sơn nghiên cứu nhận thức của học sinh, sinh viên vềgiới tính, giáo dục giới tính khẳng định sự hiểu biết kiến thức về giới và giớitính của HS còn hạn chế, HS còn e ngại với các vấn đề về tình dục và sinh sản

Vì vậy, trong đề tài này, tác giả đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quảGDGT

Trang 27

THPT ở một số trường nội thành thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nội dung

GDGT” [19].

Các tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Doan (1997) nghiên cứu về giáodục giới tính và vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho học sinh,nội dung phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ trong gia đình đã nhấn mạnhđến vị trí, vai trò của GDGT cho thế hệ trẻ, GDGT nhằm hình thành những hành

vi và thái độ, phẩm chất, tính cách cần thiết, trong quan hệ với người khác giớicần xây dựng mối quan hệ đúng đắn, tình cảm nam nữ trong sáng [13]

Tác giả Đào Xuân Dũng nghiên cứu về giáo dục giới tính với sự pháttriển của vị thành niên đã đề xuất sự cần thiết phải cung cấp kiến thức một cáchtổng quát về GDGT cho trẻ vị thành niên như khái niệm, mục tiêu, nội dung vàphương pháp GDGT Trong đó, nhấn mạnh vai trò của gia đình đến việc hìnhthành nhân cách cho trẻ vị thành niên và giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên[5]

Luận án “Một số biện pháp giáo dục giới tính cho sinh viên Đại học Sư phạm”, trường Đại học văn hóa của tác giả Phan Thị Bích Ngọc, trên cơ sở

nghiên cứu các vấn đề về giới tính và GDGT, tác giả khảo sát thực trạng sửdụng biện pháp GDGT và đưa ra các biện pháp, nội dung GDGT dành cho sinh

viên đại học sư phạm [16] với đề tài “Giáo dục giới tình cho tre vị thành niên qua sách giáo khoa dành cho học sinh trung học”.

Tác giả Phạm Thị Lệ Hằng, (2009), nghiên cứu về nhu cầu giáo dục giớitính cho học sinh THCS đã nghiên cứu về nhu cầu GDGT của HS ở nhận thức,thái độ, mong muốn, sự say mê, hứng thú của HS về GDGT Tác giả đề xuấtmột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDGT cho HS THCS ở Hòa Bình[9]

Trang 28

Tác giả Hà Thị Trang (2014) nghiên cứu về giáo dục giới tính cho họcsinh trung học đã xây dựng cơ sở lý luận của giáo dục giới tính cho học sinhtrung học, khảo sát thực trạng GDGT cho HS trung học, đánh giá những kếtquả đạt

Trang 29

được và những khó khăn trong công tác này, tác giả đề xuất một số biện phápnhằm thực hiện hiệu quả việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên [22].

Tác giả Đỗ Hà Thế Bình với đề tài “Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

và một số giải pháp” [2], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn

nhằm đánh giá thực trạng giáo dục giới tính, phát hiện nhu cầu bồi dưỡng, nhucầu người học ở các trường THCS trong huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương vàcác kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và giáo dục giới tính Từ đó đề nghịnhững biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dụcgiới tính các trường THCS trong huyện Thuận An

Tác giả Cao Thị Tuyết Mai với đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường trung học cơ sở thuộc quận 4 thành phố Hồ Chí Minh” [15], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn quản lý hoạt

động giáo dục giới tính tại các trường trung học cơ sở thuộc quận 4 thành phố

Hồ Chí Minh Từ đó đề nghị những biện pháp có tính khả thi góp phần nângcao hiệu quả của việc giáo dục giới tính các trường trung học cơ sở thuộc quận

4 thành phố Hồ Chí Minh

Các công trình nghiên cứu trên đã bàn về các đặc điểm của giới và giớitính, những nội dung cần quan tâm trong giáo dục giới tính cho học sinh, sự cầnthiết của GDGT trong nhà trường Có công trình khẳng định sự hiểu biết kiếnthức về giới và giới tính của HS còn hạn chế, từ đó nhấn mạnh đến vị trí, vai tròcủa GDGT cho thế hệ trẻ, GDGT nhằm hình thành những hành vi và thái độ,phẩm chất, tính cách cần thiết Có công trình đánh giá những kết quả đạt được

và những khó khăn trong công tác này, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằmthực hiện hiệu quả việc giáo dục giới tính Với nghiên cứu kể đến chưa có mộtcông trình nào nghiên cứu về giới tính dành cho học sinh dân tộc thiểu số tạimột địa bàn cụ thể Từ những công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu thamkhảo để tác giả triển khai nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong luậnvăn như:

Trang 30

nội dung giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tạiđịa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Từ khi xã hội phát triển và chính từ sự phân công trong lao động đã hìnhthành hoạt động đặc biệt đó là sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của người đứngđầu trong một nhóm hay một tổ chức Hoạt động đó chính là hoạt động quản lý

và đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý dưới các góc độ tiếp cậnriêng được đưa ra như: Quản lý là vận dụng khái thác các nguồn lực để đạtđược những kết quả mong muốn hay quản lý là các hoạt động được thực hiệnnhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác, đócũng là công tác phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác cùngtrong một tổ chức trong giới hạn của luận văn, tác giả xin phép không đề cậpđến các định nghĩa theo từng cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu

Từ điển Giáo dục học cho rằng: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành

và đạt được mục đích của tổ chức” (dẫn theo [12])

Về cơ bản quản lý là tác động lên con người, sự vật để điều hành các hoạtđộng có lợi cho tổ chức và đạt được những mục tiêu đề ra Quản lý là tìm cách,biết cách ràng buộc một cách thông minh, tế nhị việc thỏa mãn nhu cầu cho conngười, trên cơ sở đó khích lệ con người đem hết năng lực thực hiện công việcđược giao hoặc có thể bằng cách nào đó từ sự tác động của quản lý, người bịquản lý luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi íchcho bản thân, tổ chức và xã hội

Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm Quản lý là quá trình (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá) có mục đích, có kế hoạch, có định

Trang 31

hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm tác động để tổ chức vận hành có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.2 Giáo dục, hoạt động giáo dục

- Giáo dục:

Giáo dục theo tiếng Hán thì giáo có nghĩa là dạy, dục là nuôi, nghĩa là rènluyện về tinh thần nhằm phát triển tri thức, tình cảm đạo đức và săn sóc về mặtthể chất Vậy giáo dục là sự rèn luyện con người về ba phương diện trí tuệ, tìnhcảm, thể chất nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từthấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Ngày nay, kháiniệm giáo dục được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động tổng thể hình thành và phát triểnnhân cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng vềthể chất và tinh thần của con người

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục theonghĩa rộng, là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tưtưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi

và thói quen ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội.

- Hoạt động giáo dục:

Hoạt động giáo dục có thể hiểu theo hai cấp độ:

Theo nghĩa rộng: Hoạt động giáo dục là loại hình hoạt động đặc thù của

xã hội loài người nhằm tái sản xuất những nhu cầu của và năng lực của conngười để duy trì phát triển xã hội, để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thôngqua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp,

có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cáchtrên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ

Theo nghĩa hẹp: Hoạt động giáo dục là hoạt động sư phạm được tổ chứctrong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích Trong đó dưới vai trò chủđạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tích cực, chủ động tự giáo dục, tựrèn

Trang 32

luyện nhằm hình thành cơ sở của thế giới quan nhân sinh quan khoa học, nhữngphẩm chất, nét tính cách của người công dân người lao động.

1.2.3 Học sinh dân tộc thiểu số

Dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngônngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộlạc Theo cách hiểu của các nhà dân tộc học, dân tộc thực chất phải được hiểu làtộc người (ethnic) Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuấthiện không phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tựnhiên lịch sử Điểm đặc trưng của các tộc người là có tính bền vững và giốngnhư là những quy tắc, các tộc người tồn tại hàng nghìn năm Mỗi tộc người có

sự thống nhất bên trong xác định, cả những nét đặc thù để phân định nó với cáctộc người

khác

Khái niệm dân tộc thiểu số được dùng để chỉ các nhóm người có những

sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng người chung trong xãhội Họ có thể khác biệt với nhóm người đa số về phương diện ngôn ngữ vàvăn hoá Khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiệnsống và thu nhập, và đi kèm theo đó là sự khác biệt về phương thức ứng xửcủa cộng đồng đối với chính họ và như vậy học sinh dân tộc thiểu số là nhữnghọc sinh người dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vilãnh thổ nước Việt

Nam

Dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/

NĐ-CP về công tác dân tộc như sau: “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (dẫn theo [9]).

"Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cảnước, theo điều tra dân số quốc gia, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cảnước Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số

Trang 33

Như vậy, học sinh DTTS là những người DTTS đang học tập tại các cơ

sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp vàtrường dự bị đại học

Học sinh DTTS là người đồng bào các DTTS, do vậy mà có sự thua kém

về khả năng ngôn ngữ đã làm cho các em bị hạn chế về khả năng tư duy vànhận thức khoa học, do đó việc học tập của các em gặp nhiều khó khăn Nổi bậttrong tư duy của các em học sinh người DTTS ở trường THCS là các em chưa

có thói quen lao động trí óc, đa số các em ngại suy nghĩ, ngại động não, khi gặpvấn đề khó trong bài học thì các em thường bỏ qua, không đọc đi đọc lại,không lật lại vấn đề Các em thường có thói quen suy nghĩ một chiều nên dễthừa nhận những điều người khác nói, điều đó dẫn đến khả năng học tập củacác em rất hạn chế Trong giao tiếp, các em học sinh người DTTS cũng gặpnhiều khó khăn, các em muốn thể hiện tình cảm nhưng rất khó diễn đạt bằnglời, từ đó các em hay xấu hổ, không mạnh dạn trao đổi với thầy, cô, bạn bè,điều đó ảnh hưởng không ít tới việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp cũng như việc

tự học ở nhà, nhất là vấn đề giới tính Do vậy, việc giáo dục giới tính cho họcsinh DTTS cần phải được coi trọng và thực hiện một cách thường xuyên,nghiêm túc nhằm trang bị các kiến thức, hiểu biết đúng đắn về tình bạn, tìnhyêu và sức khỏe sinh sản,… hình thành nhận thức đúng đắn về vấn đề này, cótrách nhiệm trong các mối quan hệ, tránh được những hậu quả đáng tiếc có thểxảy ra Như vậy, các em sẽ bước vào đời vững vàng hơn, tránh những conđường sai lầm ảnh hưởng đến tương lai

1.2.4 Giới tính

- Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sửdụng lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tính dục, tình dục, sinh dục…Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc với tínhdục Đó là quan niệm chưa thật sự đầy đủ, chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu

về một mặt nào đó của giới tính

- Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:

Trang 34

+ Theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của giới.Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng Vì giới vừa bao gồmnhững thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tínhcũng bao gồm những đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.

+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặctrưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia

Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sựkhác biệt giữa hai giới Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữagiới này và giới kia

Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạonên sự khác biệt giữa nam và nữ

- Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôntác động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Sự quan hệ này bịchi phối bởi nhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặcđiểm về văn hoá, chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặcđiểm đặc trưng của mỗi giới Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiệntượng mới trong đời sống giới tính như: Sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạnkhác giới, quan hệ tình yêu, hôn nhân…

Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng Đó là nhữnghiện tượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người, trong mốiquan hệ giữa người này với người kia, trong cuộc sống chung của mỗi người,trong sự tồn tại của xã hội Đời sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiệntượng tâm lí và sinh lí có liên quan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạtđộng, mọi mối quan hệ… trong đời sống của con người, trong đời sống xã hộiloài người

Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tượng về mặt sinh lí cơ thể xuấthiện trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục),những hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí người

Trang 35

trong mối quan hệ với người khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu… ), nhữnghiện tượng trong đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình… Gần đây còn xuấthiện những biểu hiện phức tạp hơn của đời sống giới tính như: các quan điểmyêu đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tình bạn và sự giao tiếpgiữa những người khác giới…

Như vậy, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàndiện về nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình,tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ…

Tóm lại, Giới tính là những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu sinh lí cơ thể và những đặc trưng về tâm lí (nhận thức, tình cảm, năng lực, tính cách…) tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới [4].

- Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáodục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợpmột cách hữu cơ hài hoà sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức

và sự hoàn thiện về thể xác Theo A.X Makarenko, “khi giáo dục cho đứa tre tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó

về quan hệ giới tính” (dẫn theo [2]).

- Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo dụcgiới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con

người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của

Trang 36

đời sống con người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” [21].

Theo giáo sư Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét như một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội Nó có mối liên hệ mật thiết với

giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân-gia đình và với các mặt giáodục khác trong nhà trường phổ thông Do vậy cần phải tiến hành công tác giáodục giới tính một cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệthống với các mặt giáo dục khác [19]

Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu

Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các emvào thời kỳ chín muồi giới tính Một số ý kiến nhầm lẫn giáo dục giới tính vớigiáo dục tính dục, hoặc giáo dục tình dục, giáo dục tình yêu Thực ra tính dụcchỉ là một bộ phận của giới tính Sự thu hẹp phạm vi của giáo dục giới tính nhưvậy sẽ có thể đưa đến tác dụng phản diện hoặc hạn chế hiệu quả của giáo dụcgiới tính Có một số người cho rằng, không nên giáo dục giới tính, vì như thế làlàm hoen ố tâm hồn thanh cao của các em, là thiếu tế nhị, không phù hợp vớimôi trường sư phạm, là “vẽ đường cho hươu chạy”

Nhiều ngành khoa học những năm gần đây đã xác nhận ý nghĩa đặc biệtquan trọng của những năm tuổi thơ đối với một đời người Cha mẹ nào cũngvậy, đều có những phút bàng hoàng nhận ra trước mắt mình đứa con không còn

là một cậu bé vụng dại nữa mà đã là một vị thành niên Nhiều khi cha mẹ chưakịp

Trang 37

nghĩ tới chuyện giáo dục con cái một cách nghiêm túc thì những đặc tính cơ bảncủa tính cách con mình đã hình thành, kể cả đặc tính tình dục.

Một sự phát triển lành mạnh hay những trục trặc, bệnh tật của đời sốngtình dục cá nhân đều liên hệ mật thiết với những biện pháp giáo dục nhất định

và những điều kiện sống nhất định

Khoa học hiện đại đã khẳng định ý nghĩa của giáo dục, những chuẩn mựcđạo lý, những kinh nghiệm cá nhân thuộc những lĩnh vực khác trong sự hìnhthành và phát triển của đời sống giới tính Với cách xem xét biện chứng nhưvậy, giáo dục giới tính là nhằm giáo dục cho con người đạt tới mục đích xã hộichân chính với tư cách là con đường dẫn dắt tới sự nếm trải trọn vẹn của hạnhphúc làm người

Ở nhiều nước trên thế giới, các hình thức giáo dục giới tính đã có vị trícủa nó trong trường Nếu các hình thức đó được tiến hành tốt đẹp thì trẻ em ởtừng độ tuổi đều có được những thông tin cần thiết và lĩnh hội được mọi vấn đề

có liên quan đến đời sống tình cảm của con người Giáo dục giới tính giúp trẻ

vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp cácthông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểubiết và có trách nhiệm về những quyết định của mình Các chương trình giáodục giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, nhất làtrong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không đượcchuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi Thực trạng hiệnnay đã và đang cho thấy điều đó Nếu chúng ta mong đợi trẻ vị thành niênnhững quyết định đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thứccủa xã hội, chúng ta phải đảm bảo trẻ vị thành niên được cung cấp đầy đủ thôngtin, kỹ năng và phương tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng vàthực hiện Chúng ta cần nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế hoạch cho tươnglai và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó

Trang 38

Có thể nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tưtưởng và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo đức tư tưởng Giáo dục giớitính cũng phải gắn bó mật thiết với các mặt giáo dục khác trong nền giáo dụctoàn diện Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạmnhằm giáo dục cho thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi phù hơp với các vấn

đề giới

tính

Từ những quan niệm trên chúng tôi hiểu: Giáo dục giới tính cho học sinh DTTS ở các trường PTDTBT THCS là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và nhà trường nhằm giúp cho học sinh có nhận thức, thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của các em vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính và biết tổ chức cuộc sống hiện tại, tương lai.

1.2.6 Giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số

Giáo dục giới tính (GDGT) cho học sinh DTTS là một nội dung giáo dục

cơ bản, trọng tâm trong nhà trường PTDTBT THCS, vì vậy hoạt động GDGTđóng vai trò trọng yếu trong quản lý nhà trường, yêu cầu của hoạt động GDGTtrong nhà trường là phải quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình GDGT baogồm mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổchức GDGT

Quản lý giáo dục giới tính tại trường PTDTBT THCS là những tác động

có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường THCS tới quá trìnhgiáo dục giới và những lực lượng liên đới nhằm tổ chức và điều hành có hiệuquả mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính đề ra góp phần thực hiện mục tiêugiáo dục toàn diện nhân cách học sinh THCS

Giáo dục giới tính cho HS DTTS là quá trình tác động có định hướng, mụcđích, có kế hoạch của giáo viên tới học sinh, là quá trình giáo dục của nhàtrường và các lực lượng liên đới thông qua các hoạt động giáo dục trong vàngoài nhà nhằm đạt được mục tiêu đề ra, bước đầu hình thành các tri thức, kiếnthức, thái độ và hành vi của các em với mức độ căn bản, mục tiêu là hìnhthành cho các

Trang 39

em có nhận thức đúng đắn về giới tính và ứng xử phù hợp trong đời sống và xãhội.

1.2.7 Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS

* Trường phổ thông dân tộc bán trú

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (ban hành kèmtheo thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo) và thông tư số 30/2015/TT0BGDDĐT của Bộ Giáodục và Đào tạo : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạtđộng của trường PTDTBT ban hành kèm theo thông tư số số 24/2010/TT-BGDĐT ngày

02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

Trường PTDTBT THCS là trường chuyên biệt, được nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.

Trường PTDTBT THCS được tổ chức và hoạt động theo quy định củaĐiều lệ trường trung học cơ sở Là một bậc học trong hệ thống giáo dục ở ViệtNam, nằm giữa bậc tiểu học và bậc trung học phổ thông Bậc trung học cơ sởkéo dài 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9, độ tuổi của trẻ từ 11-15 tuổi Đây là một bậchọc bắt buộc, sau khi học xong trung học cơ sở, HS có thể học tiếp lên trunghọc phổ thông hoặc học nghề hay học trung cấp chuyên nghiệp

Trường PTDTBT THCS có ít nhất 50% HS bán trú và có ít nhất 50%trong tổng số HS của toàn trường là người dân tộc thiểu số HS bán trú là HS ởvùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyềncho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và vềnhà trong

ngày

Trường PTDTBT THCS thực hiện các nhiệm vụ quy định hiện hành tạiĐiều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:

Trang 40

- Tổ chức xét duyệt HS bán trú

Ngày đăng: 21/04/2021, 00:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w