1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề tội phạm vị thành niên ở Việt Nam hiện nay

14 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 42,22 KB

Nội dung

Trong quá trình phạm tội, các em thường không nhận thức được về mức độ nghiêm trọng về hành vi của mình đối với xã hội và chính bản thân mình mà chỉ thực hiện vì nhu cầu hiện tại của mìn

Trang 1

Bài thảo luận bộ môn: Xã Hội Học Đại Cương

Đề tài: Vấn đề tội phạm vị thành niên ở Việt Nam hiện nay

1/ Lời mở đầu – Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm do người chưa thành niên ở nước

ta đang là vấn đề đáng lo ngại được sự chú ý và quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như toàn xã hội Số trẻ em phạm pháp ngày càng gia tăng và tính chất phạm tội ngày càng nghiêm trọng Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình các em, thậm chí sự phạm tội ấy đã khiến hủy hoại của chính cuộc đời của các em

Trên thực tế tội phạm vị thành niên thường có những xuất phát điểm tương đối giống nhau : Điều là do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không được tiếp cận với môi trường giáo dục đúng đắn, tình trạng hôn nhân của cha mẹ có vấn đề hay các em bị đẩy

ra đường kiếm tiền từ khi còn rất nhỏ Tuy nhiên cũng có những em được sinh ra và lớn lên trong những gia đình có đầy đủ về kinh tế nhưng lại bị bạn bè xấu rủ rê dẫn đến đi nhầm đường Hai hoàn cảnh sống trái ngược này thường “ quy định” hai mảng phạm tội khác nhau Những trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn về vật chất thường phạm tội về cướp giật, giết người cướp của còn trẻ sống trong hoàn cảnh đầy đủ về kinh tế thường xa đọa vào hút chích ma túy, đua xe trái phép gây rối trật tự công cộng Trong quá trình phạm tội, các em thường không nhận thức được về mức độ nghiêm trọng về hành vi của mình đối với xã hội và chính bản thân mình mà chỉ thực hiện vì nhu cầu hiện tại của mình, chỉ đến khi đứng trước pháp luật các em mới thấy hối hận, và nhận thức về hành vi sai trái của mình

Lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này là để dấy lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng phạm tội tuổi vị thành niên ở nước ta với chiều hướng ngày càng gia tăng, khiến mọi gia đình cũng như toàn xã hội cần chú ý đến cách chăm sóc , dạy dỗ con cái Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại hiệu quả của “tam giác” : gia đình- Nhà trường- Xã hội Đã đến lúc ngành giáo dục, gia đình, các chuyên gia tâm lý, nhà làm luật cần ngồi lại với nhau

để phan tích cặn kẽ về nguyên nhân nhằm tìm ra một giải pháp mạnh mẽ và triệt để thiết thực nhằm hạn chế và ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc phạm tội ở thanh thiếu niên

Trang 2

Mỗi gia đình hãy quan tâm đến việc giáo dục quản lý con em mình, đồng thời uốn nắn lại những suy nghĩ lệch lạc và hành động sai trái, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường phạm tội Hướng các em đến con đường lành mạnh

2/ Chương 1: Tổng quát tình hình tội phạm vị thành niên hiện nay tại Việt Nam 2.1 Một số định nghĩa:

2.1.1 Vị thành niên:

- Vị thành niên là người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận, là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ

- Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 – 24 tuổi

- Ở Việt Nam, vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi Trẻ em được luật pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục là trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng về mặt luật pháp vị thành niên là dưới

18 tuổi

Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định, vị thành niên – thanh niên là 10 – 24 tuổi

Vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ 10 đến 14 tuổi

và giai đoạn sau từ 15 đến 19 tuổi

2.1.2 Tội Phạm:

Theo Từ điển tiếng Việt đã dẫn, tội phạm là hành vi nguye hiểm cho xã hội được quy định trong luật Luật Hình sự Việt Nam quy định một cách đầy đủ:” Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm pahjm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự luật xã hội chủ nghĩa.”

2.1.3 Phân loại tội phạm:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong

Bộ luật hình sự, tội phạm được phân thành:

- Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội

- Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội

Trang 3

- Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội

2.2 Tình hình kinh xã hội Việt Nam hiện nay

2.2.1 Tình hình chung, thực trạng tội phạm vị thành niên hiện nay:

Đất nước ta đang trên đà phát triển đạt được những thành tựu to lớn trong hầu hết các lĩnh vực đời sống.Ngoài ra ,Việt Nam còn tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội đảm bảo sự phát riển đất nước trên mọi phương diện Đặc biệt, Đảng và nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện cho các em lứa tuổi vị thành niên để rèn luyện bản than , tu dưỡng đạo đức tạo môi trường tốt nhất để học tập và phát triển bản thân.Nhưng hiện nay có một số bộ phận các m tuổi vị thành niên sống buông thả ,đua đòi , không rèn luyện đaọ đức dẫn đến hành vi phạm tội vi phạm pháp luật Số tội phạm ở độ tuổi vị thành niên chiếm tỉ lệ rất cao so với tội phạm cả nước.Cái tuổi đáng lí ra đang được sự bao bọc che chở của gia đình và xã hội mà phải đứng trước vành móng ngựa Trong rất nhiều vụ xét

xử tuổi vị thành niên nhiều người đã ngỡ ngàng trước thái độ của các tội phạm tuooit teen này Đó là một thái độ bình thản , sự bất cần đời cố chấp , không thành khẩn nhận tội thậm chí còn tự hào , hống hách trước những sai trái của mình

Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%) Điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma túy, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… ngày càng có xu hướng tăng lên.Tội phạm ở độ tuổi vị thành niên diễn ra hết sức phức tạp:

Một là, về độ tuổi phạm tội.

Trong vòng 05 năm trở lại đây, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, đã có tới 49.235 vụ việc với 75.594 đối tượng là trẻ em vi phạm pháp luật, số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm 20% so tổng số các vụ phạm pháp hình sự trên phạm vi toàn quốc Những con số trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật trong giới trẻ hiên nay là rất đáng báo động, cảnh báo tình trạng gia tăng tội phạm trong giới trẻ hiện nay Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, hiện nay tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên đang có chiều hướng gia tăng, một số loại án do người chưa thành niên thực hiên với tính chất nghiêm trọng ngày càng nhiều , thống kê sơ bộ cho thấy người chưa thành niên phạm tội cướp giật tài sản tăng 64%, giết người tăng 39% so với các năm trước đây Người chưa thành niên phạm tội chủ yếu tập trung ở các địa bàn thành phố, thị xã, nơi tập trung dân cư.Trong những năm vừa qua, trung bình hàng năm xảy ra trên dưới 10.000 vi

Trang 4

phạm pháp luật có liên quan đến người chưa thành niên với khoảng 13.000 đối tượng, trong đó có khoảng 68% là người chưa thành niên ở độ tuổi 16-18 tuổi, chủ yếu tập

trung vào các đối tượng là người chưa thành niên bỏ học, bỏ nhà, sống lang thang

(thống kê sơ bộ khoảng 41%)

Dựa theo báo cáo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, hiện nay, tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các

vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện Được thể hiện roc trong biểu đồ sau đây:

ĐỘ TUỔI TỘI PHẠM

Từ đủ 16-18 tuổi

Từ đủ 14-16 tuổi Dưới 14 tuổi

Hai là, theo địa bàn tội phạm thực hiện.

Số liệu thống kê từ Bộ Công an năm 2015, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do

người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở trung tâm các thành phố lớn, thị xã

mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên, tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội ở những thành phố lớn chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh Địa phương xảy ra nhiều nhất là TP HCM (hơn 3.300 vụ), Đồng Nai (hơn 2.200 vụ), tiếp đến là các tỉnh Khánh Hoà, Đắk Lắk và Hà Nội và nhiều các địa phương khác Tính trung bình hàng năm xảy ra trên 10.000 vụ vi phạm pháp luật với trên 13.000 đối tượng Trong số đó, tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật ở độ tuổi 16 - 18 chiếm đến 67,1%

Ba là, cơ cấu loại tội phạm thực hiện

Theo thống kê mới nhất của VKSND tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều

Trang 5

nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện Tình hình tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên tăng, một số loại án tăng cao là “cướp giật tài sản” chiếm 63,85%; giết người tăng 38,7% về số người vi phạm pháp luật

Dựa vào các con số thống kê nêu trên, có thể thấy rằng, tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện có tính chất nghiêm trọng và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay Đây là hồi chuông cảnh báo tới toàn xã hội

2.2.2 Một số vụ án tiêu biểu:

a.Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011 Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi Con gái lớn của

họ 8 tuổi bị chém đứt tay Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về cần sửa đổi luật phòng chống tội phạm Lê Văn Luyện khét tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi

Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó.

*.Tình tiết vụ án:

- Động cơ: cướp vàng để lấy tiền chuộc xe

- Phương tiện gây án: một con dao nhọn, một con dao phớ

- Đối tượng bị sát hại: hai vợ chồng chủ tiệm vàng, cô con gái thứ bị chém chết tại chỗ Con gái cả bị chém đứt tay và bị đâm nhiều nhất trên người

Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1 Sau

đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài Lúc này, trời đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ đến đón rồi bỏ trốn

Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ có một bộ quần áo, mấy bao thuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện rơi vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang -nơi Luyện đã sinh ra, lớn lên và gây án

* Xét xử:

Trang 6

Lê Văn Luyện chịu án sơ thẩm 18 năm tù Khi đưa ra xét xử phúc thẩm thì án vẫn giữ nguyên (18 năm tù tội giết người, 18 năm tù tội cướp tài sản, 9 tháng tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt không quá 18 năm tù), còn cha đẻ Lê Văn Miên chiu 48 tháng tù do che giấu Lê Văn Luyện Anh họ Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 tháng, 15 tháng do tòng phạm Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị Lược 9 tháng vì không muốn phản bội, tố giác Luyện Mẹ đẻ của Luyện thì không bị khởi tố Trong quá trình xét xử có nghi vấn đặt

ra liệu Lê Văn Luyện có đồng phạm hay không Tuy nhiên hội đồng xét xử đã quyết định rằng Luyện hành động một mình

*Hậu quả, tác động, ảnh hưởng đối với xã hội:

 Đối với cá nhân

làm mất đi đạo đức ,danh dự,nhân phẩm của mình, mọi người xa lánh Bị xã hội lên án vv

 Gia đình

- Gây mất mát, đau thương cho gia đình nạn nhân và chính người thân trong gia đình mình Có thể làm cho chính người thân của mình bị mọi người xa lánh ,bàn tán ảnh hưởng lớn đến tinh thần của họ

 Đối với xã hội

- Ảnh hưởng đến trật tự an ninh

- Gây ra nhiều tranh cãi ,bức xúc trong xã hội

- Làm cho con người mất dần niềm tin vào xã hôi,luôn trong trạng thái đề phòng cảnh giác,nơm nớp lo sợ với mọi thứ

-Ảnh hưởng đến các nhóm tôi phạm khác: một người khi chưa đến 18 tuổi và chỉ chịu án 18 năm đã gây ảnh hưởng đến các tội phạm/nhóm tội phạm khác Họ coi

Lê Văn Luyện như thần tượng khi thừa nhận mình là đàn em Lê Văn Luyện] và "có

họ hàng với Lê Văn Luyện" khi họ phạm tội, thậm chí là giết người khi chưa đến

18 tuổi Hai tội phạm trẻ tuổi cướp tiệm vàng, giết người ở Hà Tĩnh thì thừa nhận

có nghe về Luyện nhưng không dám học theo vì quá dã man.

-Ảnh hưởng đến hệ thống luật pháp Việt Nam:Hành vi của Luyện đã khiến các nhà làm luật phải xem xét lại có nên giảm tuổi chịu án tử hình xuống hay không Ông Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì cho rằng nên giảm tuổi cả về hình sự và dân sự do đủ sự chín chắn và có thể chịu trách nhiệm về hành vi Tại thời điểm phỏng vấn nhân vật này cho biết vấn đề chưa đem ra Quốc hội Việt Nam bàn nhưng qua ý kiến của nhiều cử tri thì vấn đề này cũng có thể được đặt ra trong thời gian tới

Trong khi đó, ông Hồng ở Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, không nên đặt vấn

đề sửa luật để áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội Vì theo ông

Trang 7

Hồng, Nhà nước Việt Nam đang tiến tới xu hướng giảm dần và loại bỏ án tử hình, đối tượng dưới 18 tuổi vẫn có thể hối cải

Các luật sư Triển và Thiệu thì cho rằng với các trường hợp như Luyện, gây án có tính chất quá man rợ và tàn ác, phạm tội nhiều lần (giết nhiều người) thì cần phải có hình phạt cao hơn mức hiện nay, đồng nghĩa với việc nên sửa luật

b.Các vụ án khác:

Đây là vụ án điển hình ,ngoài ra theo Báo cáo của Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội: Trong vòng 5 năm (2011-2015), toàn thành phố phát hiện 886 vụ với 1.284 trẻ em chưa thành niên phạm tội Công an TP Hà Nội xử lý hình sự 677 vụ với 944 đối tượng; xử

lý hành chính 209 vụ với 340 đối tượng Nếu như trước đây, trẻ em chưa thành niên phạm tội thường liên quan đến các hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích hoặc trộm cắp tài sản với mức độ ít nghiêm trọng, thì nay tính chất, mức độ và hành

vi ngày càng nguy hiểm như: Giết người, cướp tài sản, hiếp dâm Cũng trong vòng 5 năm (2011-2015), toàn thành phố có tới 23 vụ trẻ em chưa thành niên phạm tội giết người;

129 vụ cướp tài sản; 30 vụ cưỡng đoạt tài sản… như vụ giết người ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội: Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong quán bia giữa hai nhóm thanh niên mà Đỗ Văn Việt (SN 1999) đã cầm kiếm tự tạo đâm chết anh Nguyễn Anh Minh, sinh năm 1989… Đáng lo lắng không kém là tình trạng học sinh trong các trường học chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà đánh nhau gây chết người gây tâm lý lo ngại cho cha mẹ học sinh và gây bức xúc dư luận

xã hội

3/Chương 2: Nguyên nhân và giải pháp

3.1 Nguyên nhân:

3.1.1 Nguyên nhân bên trong:

Trẻ em tuổi vị thành niên có tâm lý thiếu ổn định,xốc nổi,thích khẳng định mình.điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những thái độ xấu của trẻ.Vì vậy chúng ta không kịp uốn nắn dẫn đếns phạm tội.Cụ thể

- Suy nhược tinh thần : theo David Healygiáo sư về tâm thần cho rằng có 10% trẻ vị

thành niên phạm pháp là do loạn óc đâu não

- Suy nhược về thể chất

- Sự khủng hoảng tuổi dậy thì : theo khoa học sinh lý người ,ở tuổi dậy thì các tuyến

trong cơ thể phát triển mạnh mẽ thường làm cho trẻ mất cân bằng khiến cho chúng có những cử chỉ lố lăng hung hãn những trẻ có sức sống quá tràn trề manhj mẽ khi ứ động

sẽ dễ bị khích thích và thường đạp lại bẵng những phản ứng cuồng loạn

Trang 8

- Yếu tố tâm lý : ở vào lứa tuổi vị thành niên các em thường sôi nổi bồng bột chán ghét

sự cô đơn và thích tìm cách thoát ly khỏi gia đình để kết hợp với bạn bè cùng lứa

tuổi.những đứa trẻ thất bại trong việc xử lý xung đột với cha mẹ bạn bè thầy cô trong trường có thể bot nhà đi lang thang bỏ lớp bỏ trường gia nhập vào các nhóm bạn xấu rồi trở thành tội phạm.đặc biệt đây là độ tuổi dễ biến đổi tính cách cũng như hành vi ứng

xử nên chúng ta cần hết sức chú trọng

3.1.2 Nguyên nhân bên ngoài:

Bên cạnh các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan bên ngoài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên như gia đình và xã hội

Trẻ vị thành niên phạm pháp do ảnh hưởng từ gia đình chiếm một tỉ lệ không nhỏ Câu tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Sống trong gia đình có bố

mẹ hay những người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, lối sống vô đạo đức hay thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, đánh bạc, nghiện rượu, nghiện ma túy, buôn lậu, trộm cắp, tham ô… trẻ sẽ sớm có cơ hội tiếp xúc với những tệ nạn, dần dần lối sống tiêu cực của người lớn ngấm vào ý thức, suy nghĩ của trẻ, dễ bị lôi kéo rồi dẫn tới đồng lõa với các hành vi phạm pháp, coi thường pháp luật Hay có những gia đình bố mẹ mải làm ăn bỏ bê con cái khiến chúng tự do ngang bướng,

ăn chơi xa đọa vào các tệ nạn dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật Song không phải chỉ những trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình mới có khả năng phạm pháp mà điều này còn xảy ran gay ở những trẻ em đươc gia đình quan tâm chăm sóc tận tình Cha mẹ đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi của con cái cũng dễ khiến chúng đi sai đường Khi gia đình không đáp ứng được yêu cầu của con cái, chúng thường gây áp lực bằng cách bỏ nhà ra

đi và tụ tập với bạn bè hư, Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi phạm tội của trẻ

vị thành niên

Trẻ vị thành niên là lứa tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm, sinh lí, muốn khẳng định mình, không muốn bị phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu Đặc biệt, trong điều kiện bùng nổ của mạng xã hội ngày nay, nhiều trẻ bị ảnh hưởng tâm lí từ các loại phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy… tràn lan trên các báo mạng Trong khi đó nhiều bậc phụ huynh không quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lí của con cái, không có những đinh hướng đúng đắn cho con cái khiến cho khoảng cách giữa con cái với các tệ nạn, hành vi phạm tội ngày càng gần

Không chỉ thiếu xót trong giáo dục gia đình mà giáo dục trong trường học ở nước

ta cũng có nhiều điểm thiếu sót Học sinh được giảng dạy rất đầy đủ và kĩ càng các kiến thức trong sách vở trong khi đó kiến thức xã hội lại là một lỗ hổng lớn Học sinh được trang bị rất ít và hầu như thiếu xót những kiến thức về kĩ năng sống Do đó nguy cơ phạm tội ở trẻ vị thành niên lại càng cao

Trang 9

Ngoài ra việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương còn chậm trễ và chưa phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân tham gia phòng và chống tội phạm vị thành niên Việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm chưa được chặt chẽ và hiệu quả Nhiều cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm đến công tác phòng chống tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên

Một nguyên nhân khác cũng cần phải nói đến là vai trò định hướng của xã hội đối với trẻ vị thành niên vẫn còn mờ nhạt và còn chưa hiệu quả Trong xã hội hội nhập ngày nay, các yếu tố văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta rất đa dạng, phong phú và phức tạp trong khi đó xã hội lại thiếu “bộ lọc” hiệu quả đối với các yếu tố văn hóa đó Kết quả

là bên cạnh những yếu tố văn hóa tích cực, tiến bộ cũng không ít yếu tố văn hóa tiêu cực đồi trụy xâm nhập vào nước ta Bối cảnh đất nước nhiều biến động đã dẫn đến đạo đức một bộ phận không nhỏ trẻ em đi xuống, với biểu hiện đề cao lối sống hưởng thụ, ăn chơi đua đòi, thích thể hiện bản thân theo thời gian sẽ ngày càng xa đọa và dính líu đến các hành vi phạm tội

3.2 Giải pháp cải biên và phòng ngừa

3.2.1 Các điều luật, quy định của Chính phủ:

Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.Việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội phải đảm bảo những điều luật sau :

Điều 68 Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này

Điều 69 Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

1 Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm

2 Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục

Trang 10

3 Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm

4 Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này

5 Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ

14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội

6 án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

Điều 70 Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

1 Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:

a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dưỡng

2 Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm

3 Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ

Ngày đăng: 15/04/2019, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w