1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH SAIGONTOURIST

23 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 592,52 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH SAIGONTOURIST.Trong đời sống hàng ngày, “văn hoá” là một trong những cụm từ thông dụng nhất, luôn tồn tại sẵn trong tiềm thức của mỗi người. Vì vậy theo logic, văn hoá phải là một khái niệm hết sức đơn giản, hiển nhiên. Thực tế hoàn toàn ngược lại, văn hoá là một khái niệm hết sức phức tạp, hàm chứa nhiều nội dung, khía cạnh và cách biểu hiện rộng hẹp khác nhau. Nói đến văn hóa là nói đến con người nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện nhân cách. Có thể nói, văn hoá là đặc trưng “bản chất người” của cá nhân và cộng đồng. Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới chân thiện mỹ và khả năng sáng tạo chân thiện mỹ trong đời sống. Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ hình thành bởi sự liên kết giữa các thành viên hoạt động theo một tôn chỉ mục đích và lợi ích chung tương đối độc lập so với Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp tất yếu sẽ được hình thành và phát triển như một yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp đó trong quá trình kinh doanh. Chỉ từ những năm 90 của thế kỷ trước, người ta mới bắt đầu chú ý và đi sâu nghiên cứu những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một văn hóa riêng không trộn lẫn. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận này là doanh nghiệp Saigontourist. Văn hóa là một yếu tố quan trọng hàng đầu, nhưng liệu rằng văn hóa đó có được duy trì bền vững hay không? Liệu văn hóa tại doanh nghiệp Saigontourist có bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan hay chủ quan nào đó hay không? Hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp du lịch, nhóm 4 chúng em đã cùng nhau thảo luận và đi đến thống nhất lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp tại công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist” CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀVĂN HÓA DOANH NGHIỆP1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệpVăn hoá doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp. Có một vài cách định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. Heskett, J.L.)“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. Walters, M.)Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất. Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.2. Các nhân tố tác động đến văn hóa của doanh nghiệp du lịch2.1. Văn hóa xã hộiVăn hóa của doanh nghiệp du lịch là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp du lịch đều phụ thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo văn hóa dân tộc. Văn hóa xã hội ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp thông qua một số biểu hiện sau: Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể: Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong văn hóa các dân tộc rất khác nhau. Nước Mỹ đứng đầu trong nhóm các nước đề cao giá trị cá nhân. Việt Nam thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng. Đặc điểm đề cao giá trị cộng đồng sẽ có ảnh hưởng sâu sắc mô hình văn hóa doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp sẽ thường được hiểu là quản lý một nhóm người. Quan hệ trong ngoài của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng của thân tộc, dòng họ, trên dưới. Ngay cách sử dụng ngôn từ để xưng hô trong giao tiếp người ta thường xưng chú, bác, anh, em, con cháu... mà ít sử dụng cách xưng hô tôn trọng cái cá nhân của mỗi người như: anh tôi, ông tôi. Môi trường văn hóa đề cao cộng đồng có ưu điểm là yên ổn nhưng lại ít thuận tiện cho sự nảy nở cái mới, nhất là khi cần tiến hành cải cách. Song trong một môi trường thiên về khoảng cách quyền uy, thiên về cộng đồng, nếu cái mới được người đứng đầu doanh nghiệp đề xướng, rồi bằng sức ép của cộng đồng thành viên, của vận động phong trào, lại có “giá đỡ” của những quy định sẽ tạo ra những thay đổi có tính bền vững trong doanh nghiệp.Khoảng cách phân cấp của xã hội: Nếu mức độ khoảng cách quyền uy càng ít thì càng thuận tiện cho sự trao đổi giữa cấp trên và cấp dưới, thông tin lên xuống sẽ tốt. Hơn nữa nhà quản lý khi ra quyết định sẽ chú ý tham khảo ý kiến cấp dưới vì vậy thời gian ra quyết định chậm nhưng thi hành lại thuận lợi. Ngược lại khoảng cách quyền uy lớn thì cấp dưới thường thụ động.Việt Nam được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số liệu định lượng là 70 và về định tính có thể thấy do Việt Nam mới thoát khỏi ách thực dân phong kiến mới trên nửa thế kỷ, tàn dư của nó vẫn còn trong thói quen, nếp nghĩ. Ví dụ, ngày nay vẫn còn nhiều người ôm mộng làm quan. Ông quan vẫn được xem là con người danh giá, quyền uy nhất trong xã hội. Quan ở những nước mới công nghiệp hóa thường có nhiều quyền và có xu hướng tập trung tập trung quyền lực. Đặc điểm này có thể sẽ là trở ngại khi muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng huy động sự tham gia của mọi thành viên. Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: Chỉ số này phản ánh tính mạnh mẽ (được ví với đặc tính của nam) của một doanh nghiệp, thể hiện qua việc coi trọng cấp bậc, uy tín cá nhân, khuynh hướng cạnh tranh và khả năng đối mặt, giải pháp cho những khó khăn, bất đồng... trong doanh nghiệp. Chỉ số này của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình thấp, có nghĩa, dường như mang yếu tố của “nữ quyền” hơn của “nam quyền”. Truyền thống của văn hóa Việt Nam theo xu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống hàng ngày, “văn hoá” là một trong những cụm từ thông dụngnhất, luôn tồn tại sẵn trong tiềm thức của mỗi người Vì vậy theo logic, văn hoá phải là một khái niệm hết sức đơn giản, hiển nhiên Thực tế hoàn toàn ngược lại, văn hoá là một khái niệm hết sức phức tạp, hàm chứa nhiều nội dung, khía cạnh và cách biểu hiện rộng hẹp khác nhau Nói đến văn hóa là nói đến con người - nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện nhân cách Có thể nói, văn hoá là đặc trưng “bản chất người” của cá nhân và cộng đồng

Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó chỉ là nhữngsuy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất

và tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ và khả năng sáng tạo chân - thiện - mỹ trong đời sống Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ hình thành bởi sự liên kết giữa các thành viên hoạt động theo một tôn chỉ mục đích và lợi ích chung tương đối độc lập so với Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhânkhác Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp tất yếu sẽ được hình thành và phát triển như một yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp đó trong quá trình kinh doanh Chỉ từ những năm 90 của thế kỷ trước, người ta mới bắt đầu chú ý và đi sâu nghiên cứu những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một văn hóa riêng không trộn lẫn.Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận này là doanh nghiệp Saigontourist Văn hóa là một yếu tố quan trọng hàng đầu, nhưng liệu rằng văn hóa đó có được duy trì bền vững hay không? Liệu văn hóa tại doanh nghiệp Saigontourist có bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan hay chủ quan nào đó hay không? Hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp du lịch, nhóm 4 chúng em đã cùng nhau thảo luận và đi đến thống nhất lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp tại công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist”

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Yếu

tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trongthực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này Mỗi nền văn hóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp Có một vài cách định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:

“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực” (Gold, K.A.)

“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”.(Kotter, J.P & Heskett, J.L.)

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P & Walters, M.)Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệđiều hành Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất cả, làcái còn lại khi tất cả đã mất

Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp

2 Các nhân tố tác động đến văn hóa của doanh nghiệp du lịch

2.1 Văn hóa xã hội

Trang 4

Văn hóa của doanh nghiệp du lịch là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp du lịch đều phụ thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo văn hóa dân tộc Văn hóa

xã hội ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp thông qua một số biểu hiện sau:

Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể: Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong văn hóa các dân tộc rất khác nhau Nước Mỹ đứng đầu trong nhóm các nước đề cao giá trị cá nhân Việt Nam thuộc nhóm nước

đề cao giá trị cộng đồng Đặc điểm đề cao giá trị cộng đồng sẽ có ảnh hưởng sâu sắc mô hình văn hóa doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp sẽ thường được hiểu là quản lý một nhóm người Quan hệ trong ngoài của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng của thân tộc, dòng họ, trên dưới Ngay cách sử dụng ngôn từ để xưng hô trong giao tiếp người ta thường xưng chú, bác, anh, em, con cháu mà ít sử dụng cách xưng hô tôn trọng cái cá nhân của mỗi người như: anh - tôi, ông - tôi Môi trường văn hóa đề cao cộng đồng có ưu điểm là yên ổn nhưng lại ít thuận tiện cho

sự nảy nở cái mới, nhất là khi cần tiến hành cải cách Song trong một môi trường thiên về khoảng cách quyền uy, thiên về cộng đồng, nếu cái mới được người đứng đầu doanh nghiệp đề xướng, rồi bằng sức ép của cộng đồng thành viên, của vận động phong trào, lại có “giá đỡ” của những quy định sẽ tạo ra những thay đổi có tính bền vững trong doanh nghiệp

Khoảng cách phân cấp của xã hội: Nếu mức độ khoảng cách quyền uy càng

ít thì càng thuận tiện cho sự trao đổi giữa cấp trên và cấp dưới, thông tin "lên - xuống" sẽ tốt Hơn nữa nhà quản lý khi ra quyết định sẽ chú ý tham khảo ý kiến cấp dưới vì vậy thời gian ra quyết định chậm nhưng thi hành lại thuận lợi Ngược lại khoảng cách quyền uy lớn thì cấp dưới thường thụ động

Việt Nam được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số liệu định lượng là 70 và về định tính có thể thấy do Việt Nam mới thoát khỏi ách thực dân phong kiến mới trên nửa thế kỷ, tàn dư của nó vẫn còn trong thói quen, nếp nghĩ Ví dụ, ngày nay vẫn còn nhiều người ôm mộng làm quan Ông quan vẫn được xem là con người danh giá, quyền uy nhất trong xã hội Quan ở những nước mới công nghiệp hóa thường có nhiều quyền và có xu hướng tập trung tập trung quyền lực Đặc điểm này có thể sẽ là trở ngại khi muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng huy động sự tham gia của mọi thành viên

Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: Chỉ số này phản ánh tính mạnh

mẽ (được ví với đặc tính của nam) của một doanh nghiệp, thể hiện qua việc coi trọng cấp bậc, uy tín cá nhân, khuynh hướng cạnh tranh và khả năng đối mặt, giải pháp cho những khó khăn, bất đồng trong doanh nghiệp Chỉ số này của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình thấp, có nghĩa, dường như mang yếu tố của

Trang 5

“nữ quyền” hơn của “nam quyền” Truyền thống của văn hóa Việt Nam theo xu hướng khiêm tốn và nhường nhịn Các tổ chức của Việt Nam coi trọng tính ổn định, tránh xung đột trong quan hệ Xuất phát từ nhận thức “giữ thể diện” nên cáchthể hiện của cá nhân và tổ chức Việt Nam nói chung muốn tránh sự từ chối và sự chỉ trích mạnh mẽ một cách trực diện một công việc hay một hành động nào đó

Họ cho rằng nói “không” một cách thẳng thắn sẽ làm tổn thương đến đối tác và ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài

Ngay cả khi nhiều xã hội cùng có sự phân chia giai cấp thì tính chuyển đổi

về mặt xã hội trong những xã hội như thế cũng khác nhau Nước Anh là một xã hội

có giai cấp nơi có tính chuyển đổi về mặt xã hội tương đối thấp Xã hội Anh được phân thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp thượng lưu gồm những cá nhân có gia đình danh tiếng, giàu có, có thế lực trong nhiều thế hệ; giai cấp trung lưu mà các thành viên là trí thức, doanh nhân… và giai cấp lao động gồm các thành viên là những người kiếm sống bằng công việc chân tay

Trái với các doanh nghiệp Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân Ở đó, cá nhân là người ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, thành tích cá nhân rất được coi trọng Người Mỹ sẵn sang bỏ việc nếu tìm được chỗ làm tốt hơn, một doanh nghiệp ở Mỹ sẵn sang sa thải nhân viên nếu thấy họ không cần thiết nữa

Văn hóa các doanh nghiệp Nhật lại có phần tương đồng với Việt Nam , đó là

đề cao chủ nghĩa tập thể, phương châm của họ là “tập thể nghĩ, cá nhân tôi hành động” Các doanh nghiệp ở Nhật quan tâm đến các thành viên trên tinh thần”xí nghiệp là nhất”, tổ chức sinh nhật cho thành viên, tạo điều kiện về chỗ ở; đổi lại các thành viên phải tuyệt đối trung thành với doanh nghiệp

2.2 Quá trình toàn cầu hóa

Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thế mạnh trong đó văn hóa là một điển hình Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh doanh không bao giờ có cùng một kiểu vănhóa thuần nhất Trong khi nền văn hóa Mỹ đánh giá cao lối sống cá nhân và tính thẳng thắn thì nền văn hóa Châu Á lại tuân thủ luật lệ xã hội

Trang 6

Sự giao lưu văn hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp du lịch khác nhằm pháttriển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình Quá trình tìm hiểu và giao lưu vănhóa càng làm cho các doanh nghiệp du lịch hiểu thêm về nền văn hóa của mình tự

do tác động trở lại hoạt động kinh doanh

2.3 Khách du lịch

Trong xã hội hiện đại khách du lịch không mua sản phẩm thuần túy họ mua những giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối cảnh văn hóa chứ không đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn Nhu cầu thẩm mỹ trình độ dân trí

về kinh tế của khách du lịch tác động trực tiếp tới văn hóa của các doanh nghiệp dulịch

Ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp lữ hành nhiều thách thức Khi tham gia thị trường, khách du lịch ngày càng có nhiều lựa chọn đối với cùng một loại dịch vụ và khách du lịch có xu hướng đưa ra quyết định dựa vào văn hóa của doanh nghiệp chứ không đơn thuần

là những quyết định có tính chất thiệt hơn Do đó các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược định hướng khách hàng tối ưu xuyên suốt các hoạt động của doanh nghiệp Các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử với khách hàng luôn tận tâm, trung thực, tôn trọng và lịch thiệp khi quan hệ với khách du lịch là những giá trị cốtlõi mà văn hóa doanh nghiệp của các doang nghiệp lữ hành đề cao Doanh nghiệp hướng tới khách hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu , tính thẩm mỹ, trình độ dân trí, các đặc điểm nhân khẩu học của các nhóm khách du lịch để hình thành nên văn hóa riêng của doanh nghiệp đó

2.4 Các yếu tố nội tại

- Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp: người đứng đầu, người chủ doanh nghiệp

- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp

- Hình thức sở hữu của doanh nghiệp: các giá trị văn hóa học hỏi được và văn hóa vùng miền

Trang 7

II THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST

1 Giới thiệu khái quát về Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist

Tên doanh nghiệp là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên, tên tiếng Anh là Saigontourist Holding Company và tên viết tắt là

Saigontourist Thành lập vào ngày 1/8/1975, công ty Dịch vụ Lữ hành

Saigontourist( thành viên trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn) nhanh chóng trở thành một trong những công ty lữ hành hàng đầu và duy nhất tại Việt Nam kinhdoanh hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước ngoài và du lịch trong nước Với logo kế thừa hình ảnh bông mai vàng bao quanh quả địa cầu và slogan "Tận hưởng bản sắc VIệt" nhằm chuyển tải thông điệp Saigontourist là nơi hội tụ sắc màu văn hóa truyền thống Việt Nam tinh tế được chắt lọc đưa vào các dòng sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đẳng cấp của Saigontourist nhằm mang đến sự tận hưởng trọn vẹn và tuyệt vời cho khách hàng

Sự phát triển toàn diện không ngừng đổi mới sáng tạo, hoàn thiện công nghệquản lý, định chuẩn quy trình phong cách phong cách phục vụ cùng nguồn nhân lực dồi dào, giàu kinh nghiệm, yêu nghề là nền tảng tạo nên sức mạnh , giá trị khácbiệt cho thương hiệu Lữ hành Saigontourist Trong quan hệ quốc tế , Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới Thế mạnh cốt lõi của Saigontouristtập trung trên các lĩnh vực chính: lưu trú- ẩm thực-lữ hành-các dịch vụ du lịch

Hoạt động kinh doanh chính của Saigontourist là thiết kế và thực hiện một cách tốt nhất các dịch vụ du lịch và du lịch kết hợp hội nghị cho khách hàng với kinh nghiệm tư vấn, dịch vụ chất lượng tốt và sản phẩm đa dạng Hiện nay Công tyDịch vụ Lữ hành Saigontourist là một trong các nhà điều hành du lịch hàng đầu trên phạm vi toàn quốc với hệ thống quan hệ đối tác chặt chẽ với hơn 300 công

ty, đại lý du lịch tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ như Pháp , Đức , Nhật, Hoa, Trung Quốc, Bắc Âu, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và các nước trong khu vực Asean

Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là thành viên chính thức của các Hiệp hội du lịch quốc tế( PATA, ASTA, USTOA,JATA), và Hiệp hội Du lịch Việt Nam(VTA), Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh(HTA), Câu lạc bộ du lịch MICE

Trang 8

Việt Nam

Từ năm 1999 đến nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam bình chọn đạt danh hiệu " Công ty Lữ hành Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam" Đồng thời được đánh giá là doanh nghiệp có nguồn vốn, quy mô cơ sở vật chất và trình độ quản lý cao, góp phần quan trọng trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam cùng các ngành kinh tế khác

2 Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist

2.1 Văn hóa xã hội

Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist luôn được bình chọn vị trí Đứng đầudanh hiệu Lữ hành Quốc tế hàng đầu Việt Nam và Đứng đầu Lữ hành Nội địa hàngđầu Việt Nam Đây là 2 danh hiệu cao quý nhất, chính thức của ngành du lịch Việt Nam do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch xét duyệt, công bố

Các danh hiệu được xét duyệt, xếp hạng dựa trên tiêu chí về lượng kháchphục vụ, doanh thu, đặc biệt chú trọng tiêu chí hiệu quả lợi nhuận kinh doanh, nộpngân sách, thu nhập bình quân của người lao động, chất lượng dịch vụ cung cấp,đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch - lữ hành, trách nhiệm đối với xã hội -cộng đồng

Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dung của khách

du lịch Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc,học vấn và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch Môi trường vănhóa xã hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hìnhthành nên thói quen cư xử của khách hàng trên thị trường Văn hóa quy định cáchthức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài Văn hóa ảnh hưởngđến việc hình thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp

Lối sống con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi con người tích cựclàm việc Qua đó họ cần có thời gian để thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏitrong cuộc sống bằng cách đi du lịch Do giới trẻ ngày càng năng động, thích khámphá, thể hiện cá tính của bản thân nên sự quan tâm hàng đầu của họ là nhữngchuyến phiêu lưu mạo hiểm khám phá thế giới đầy rộng lớn bên ngoài Văn hóa trởthành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững Các sản phẩm du lịch,

Trang 9

các hoạt động của SaiGonTourist luôn được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”,thân thiện với môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế -

xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự ủng hộcủa cộng đồng đối với hoạt động phát triển của công ty Hoạt động từ thiện xã hộichăm lo cộng đồng là một trong những đặc trưng văn hóa của SaiGonTourist

Ảnh: Chương trình “thắp sáng niềm tin” dành cho học sinh khiếm thị

Trang 10

Hoạt động vì công đồng:

Với phương châm luôn quan tâm, hướng tới cộng đồng, phát triển hài hòavới lợi ích cộng đồng, Công ty TNHH Một Thành viên Dịch vụ Lữ hànhSaigontourist tài trợ triển khai hàng năm chương trình THẮP SÁNG NIỀM TIN,một chương trình du lịch biển và sách nói du lịch dành cho học sinh khiếm thị tạithành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 2004, chương trình “Thắp sáng niềm tin” tiên phong trong cả nướcđẩy mạnh những tour du lịch biển và sách nói du lịch dành cho hơn 400 học sinhkhiếm thị Mục đích chính của chương trình là góp phần tạo sân chơi tập thể trongmột không gian mở cho các em khiếm thị, để các em cảm nhận thiên nhiên quanhững tour du lịch đặc biệt với hướng dẫn viên chuyên nghiệp và nhiều tìnhnguyện viên chính là cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH Một Thành viên Dịch

vụ Lữ hành Saigontourist

Ngoài ra, Saigontourist thường xuyên tham gia tài trợ các chương trình nhânđạo khác như chương trình Vì nạn nhân chất độc màu da cam, chương trình Hiếnmáu nhân đạo và giải phẫu mắt cho trẻ em nghèo bị mù, chương trình Phẫu thuật

Nụ cười Việt Nam, các chương trình ủng hộ bệnh nhân nghèo, nạn nhân sóng thần,nạn nhân bão lụt, chương trình Terry Fox của lãnh sự quán Canada, chương trình

từ thiện Swing for Life gây quỹ cho Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo, tiến hành giảiphẫu mắt, đem lại ánh sáng cho người mù nghèo

Bên cạnh đó Saigontourist đã liên tiếp tổ chức Ngày hội trung thu cho các

em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên học tập tốt Năm 2016 lànăm thứ 11 liên tiếp Saigontourist tổ chức Ngày hội trung thu cho các e thể hiện sựquan tâm trên tinh thần tương thân tương ái cùng chia sẻ những khó khăn với cộngđồng xã hội đặc biệt là các em thiếu nhi vùng sâu vùng xa Saigontourist đã traotặng 1700 phần quà trao 220 suất học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn đồng thời hỗ trợ xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ,tỉnh Hậu Giang tổ chứctrung thu cho 400 em nhỏ thiếu nhi nghèo với kinh phí 10.000.000 đồng

2.2 Quá trình toàn cầu hóa của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist

Saigontourist đặc biệt quan tâm dòng sản phẩm tiếp cận giá trị của các nềnvăn hóa cùng sức hút của các nền văn minh nhân loại Với hệ thống đối tác tin cậy

Trang 11

tại nước ngoài đồng thời luôn bám sát nhu cầu của khách hàng, công ty liên tụcgiới thiệu nhiều loai hình du lịch nước ngoài trọn gói đa dạng phù hợp theo mùa,thị hiếu thu nhập và lứa tuổi của du khách,du lịch thuần túy,du lịch kết hợp khảosát dịch vụ thị trường, tham dự hội chợ hội thảo,khám chữa bệnh, thăm thân nhân,

du lịch khám phá văn hóa lịch sử Hiện nay điểm đến của chùm tour du lịch nướcngoài đã vươn tới hầu hết các châu lục như châu Á,Châu Âu và các nước khác nhưHoa Kỳ,Canada, Nga ,Úc

Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập", Công

ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã và đang trong quá trình toàn cầu hóa, chútrọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, pháttriển vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặctrưng văn hóa truyền thống, tăng cường công tác tuyên truyền - quảng bá - tiếp thịđến các thị trường mục tiêu và tiềm năng

Liên tục phát triển hiệu quả và bền vững từ năm 1975 đến nay, Công ty Dịch

vụ Lữ hành Saigontourist luôn được công nhận là thương hiệu lữ hành hàng đầu tạiViệt Nam, kinh doanh hiệu quả nhất đồng thời trên cả ba lĩnh vực du lịch thenchốt: du lịch quốc tế, du lịch trong nước và du lịch nước ngoài Từ năm 2008 đếnnay, Saigontourist là thương hiệu lữ hành duy nhất tại Việt Nam được chọn lựatham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia của Chính phủ Việt Nam Sự pháttriển toàn diện, không ngừng đổi mới sáng tạo, hoàn thiện công nghệ quản lý, địnhchuẩn quy trình, phong cách phục vụ cùng nguồn nhân lực dồi dào, giàu kinhnghiệm, yêu nghề là nền tảng tạo nên sức mạnh, giá trị đẳng cấp cho thương hiệuhàng đầu Lữ hành Saigontourist.Trong ngành du lịch Việt Nam, Công ty Dịch vụ

Lữ hành Saigontourist là doanh nghiệp lữ hành luôn tiên phong với những sáng tạođột phá, tăng trưởng bền vững, khẳng định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượngsản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ và hiệu quả kinh doanh Đó là cơ sở để Lữhành Saigontourist liên tục vinh dự đón nhận hàng loạt giải thưởng, danh hiệu uytín công nhận và khẳng định vị thế Thương hiệu Quốc gia, Thương hiệu Lữ hànhhàng đầu Việt Nam và khu vực

Thông qua việc quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành.mua sắm, MICE, du lịch sông và tàu biển Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững,Saigontourist sẽ tích cực phát triển các chi nhánh ở khu vực Đông Nam Á Vớitiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam,Saigontourist tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầmvới du lịch Châu Á.Hiện nay, Công ty đã mở rộng quan hệ đối tác chặt chẽ với hơn

400 công ty, đại lý du lịch tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng

Ngày đăng: 14/04/2019, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w