1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

100 191 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, lĩnh vực y tế cũng có sự phát triển vượt bậc, hàng năm các kỹ thuật mới không ngừng được đưa ra, các phương pháp điều trị cũng được cập nhật hàng ngày. Bên cạnh đó, yêu cầu về khám chữa bệnh cũng ngày càng được xã hội đề cao, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhà nước đã từng bước triển khai tự chủ hóa nền y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế nước nhà, lĩnh vực y tế đang dần bước vào thời kỳ mới với mức độ cạnh tranh tăng cao. Đối với lĩnh vực y tế, con người là yếu tố hết sức quan trọng, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển trong dịch vụ khám chữa bệnh. Để đảm bảo được chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cần có đội ngũ khám chữa bệnh có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ. Nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến khám chữa bệnh chủ yếu bao gồm đội ngũ bác sỹ, và đội ngũ điều dưỡng viên với các vai trò khác nhau trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Xét về khía cạnh chuyên môn, để đáp ứng được sự tiến bộ về kỹ thuật, cập nhật kịp thời các kỹ thuật khám chữa bệnh mới, cả đội ngũ bác sỹ và điều dưỡng viên hàng năm đều rất mong muốn được tham gia các khóa đào tạo để cập nhật và bổ sung kiến thức mới. Xét về khía cạnhchính sách quản lý nhà nước, thông tư 22 của bộ y tế cũng đã quy định cụ thể, bác sỹ và điều dưỡng viên hàng năm phải cập tham gia học tập nâng cao trình độ với một thời lượng nhất định mới có thể được duy trì chứng chỉ hành nghề, đảm bảo điều kiện để tham gia công tác khám chữa bệnh. Có thể nói nhu cầu tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế là rất lớn. Chính vì vậy, việc cung cấp các khóa đào tạo cho các bác sỹ, điều dưỡng viên trong tỉnh Nghệ An là điều có ý nghĩa hết sức thiết thực, đặc biệt là đối với đội ngũ điều dưỡng viên vì họ phải tham gia công tác tại các đơn vị và khó có điều kiện để đi đào tạo tại các bệnh viện tuyến trung ương hơn nhiều so với bác sỹ. Tỉnh Nghệ An là tỉnh tương đối phát triển về lĩnh vực y tế và được quy hoạch là phòng y tế của khu vực Bắc Trung Bộ. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có hệ thống bệnh viện phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng so với các tỉnh khác trong cả nước. Tuy vậy, đội ngũ nhân lực trong khám chữa bệnh còn có nhiều hạn chế về chuyên môn, đặc biệt là đối với các bệnh viện tuyến huyện, phòng y tế tuyến phường xã, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An là một bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh Nghệ An và cũng là bệnh viên lớn nhất của khu vực Bắc Trung Bộ. Dựa trên thực tế về đánh giá nguồn nhân lực tại Nghệ An, bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã được lãnh đạo tỉnh Nghệ An xác định là phòng đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới. Năm 2014, bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An đã thành lập phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến nhằm tập trung đẩy mạnh công tác đào tào và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các đơn vị khác. Mặc dù mới tập trung phát triển và chưa đi vào hoạt động bài bản, nhưng công tác đào tạo đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh đó tiềm năng và hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội từ công tác đào cũng được phát hiện là hết sức to lớn. Trước bối cảnh đó, việc xây dựng các giải pháp để đẩy mạnh công tác đào tạo tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là hết sức cấp thiết mang lại nguồn thu kinh tế lớn cho bệnh viện cũng như hiệu quả xã hội cho tỉnh Nghệ An. Với mong muốn tìm được phát triển cho đơn vị, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo điều dưỡng viên; phân tích các yêu cầu trong đào tạo điều dưỡng viên; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo điều dưỡng viên; tìm hiểu về thực tiễn kinh nghiệm của các bệnh viện tuyến tỉnh trong triển khai công tác đào tạo. - Phân tích thực trạng công tác đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới từ năm 2014 đến nay, phân tích ưu điểm và nhược điểmcủa bệnh viện trong đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới, xác định những vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạođiều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, từ đó làm cơ sở đề xuất Ban Giám Đốc bệnh viện các phương án triển khai thực hiện. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng viên tuyến dưới trực tiếp tham gia quá trình đào tạo tại Bệnh viện Hữu nghi Đa khoa Nghệ An. - Về nội dung: Các nội dung liên quan tới đào tạo điều dưỡng viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Về không gian, địa điểm: tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: + Các số liệu thứ cấp được thu thập, báo cáo trong khoảng thời gian từ năm 2014 - 2018 + Các khuyến nghị, giải pháp đề xuất được đưa ra cho thời gian tới để áp dụng cho Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Học viên

Phạm Thị Hồng Hạnh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TUYẾN DƯỚI CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH 5

1.1 Khái niệm điều dưỡng viên 5

1.1.1 Vai trò của điều dưỡng 5

1.1.2.Đặc điểm công việc 5

1.1.3 Yêu cầu về năng lực đối với điều dưỡng viên 7

1.2 Đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh 11

1.2.1 Khái niệm về đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viên Đa khoa tuyến tỉnh 11

1.2.2 Bộ máy tham gia đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh 14

1.2.3 Mục tiêu của đào tạo nhân lực tuyến dưới tại bệnh viên đa khoa cấp tỉnh 14

1.3 Quy trình đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh 15

1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 15

1.3.2 Lập kế hoạch đào tạo 19

1.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo 26

1.3.4 Đánh giá kết quả đào tạo 26

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 26

1.4.1 Các yếu tố thuộc về bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 26

1.4.2 Các yếu tố thuộc về điều dưỡng viên tuyến dưới 28

1.4.3 Các yếu tố khác 29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TUYẾN DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN 30

2.1.Tổng quan về bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An 32

Trang 5

Nghệ An 37

2.1.5 Thực trạng bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An 38

2.2 Thực trạng công tác đào tạo tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An 43

2.2.1 Thực trạng bộ máy tổ chức thực hiện đào tạo điều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An 43

2.2.2 Thực trạng xác định nhu cầu 45

2.2.3 Thực trạng lập kế hoạch đào tạo 48

2.2.4 Thực trạng tổ chức thực hiện 66

2.2.5 Thực trạng đánh giá về hoạt động đào tạo 67

2.3 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo điều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An 72

2.3.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu 72

2.3.2 Điểm mạnh 73

2.3.3 Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu 74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TUYẾN DƯỚITẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN 77

3.1 Định hướng hoàn thiện đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An 77

3.1.1 Định hướng phát triển của bệnh viện 77

3.1.2 Định hướng phát triển công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến 78

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An 79

3.2.1 Hoàn thiện xác định nhu cầu 79

3.2.2 Hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo 81

3.2.3 Hoàn thiện tổ chức thực hiện 82

3.2.4 Hoàn thiện đánh giá kết quả đào tạo 85

3.3 Một số khuyến nghị 86

3.3.1 Khuyến nghị đối với sở y tế Nghệ An 86

3.3.2 Khuyến nghị với bệnh viên 87

KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

ĐDV Điều dưỡng viên

Trang 7

BẢNG

Bảng 1.1: Phân tích tiêu chuẩn công việc điều dưỡng viên 17

Bảng 1.2: Mục tiêu và đối tượng của từng khóa đào tạo 18

Bảng 1.3: Tổ chức và quản lý lớp học 22

Bảng 2.1: Chi tiết cơ cấu nhân sự bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An giải đoạn Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – 2018 35

Bảng 2.2: Thống kê chỉ tiêu khám chữa bệnh theo năm 41

Bảng 2.3: Đối tượng và mục tiêu đào tạo điều dưỡng viên 47

Bảng 2.4: Chuyên đề đào tạo điều dưỡng viên hệ nội 49

Bảng 2.5: Chuyên đề đào tạo điều dưỡng viên hệ ngoại 56

Bảng 2.6: Chuyên đề đào tạo điều dưỡng viên hệ sản 59

Bảng 2.7: Chi tiết các lớp đào tạo điều dưỡng viên tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An 61

Bảng 2.8: Mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy với nội dung chương trình 67 Bảng 2.9: Mức nắm bắt kiến thức, kỹ năng của người học theo phương pháp giảng dạy 68

Bảng 2.10: Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu công việc 70 Bảng 2.11: Kết quả điều tra về thực tế áp dụng kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào thực hiện công việc của ĐDV 70

Bảng 3.1: Mô hình đánh giá của tiến sĩ Donald Kir Patrick 85

BIỂU Biểu đồ 2.1: Số lượng bệnh nhân khám hàng năm 40

Biểu đồ 2.2: Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú hàng năm 41

HÌNH Hình 1.1: Bộ máy tổ chức đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới 14

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 34

Hình 2.2: Bộ máy thực hiện đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 44

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nóichung, lĩnh vực y tế cũng có sự phát triển vượt bậc, hàng năm các kỹ thuật mới khôngngừng được đưa ra, các phương pháp điều trị cũng được cập nhật hàng ngày Bêncạnh đó, yêu cầu về khám chữa bệnh cũng ngày càng được xã hội đề cao, đặc biệttrong bối cảnh hiện nay, nhà nước đã từng bước triển khai tự chủ hóa nền y tế nhằmnâng cao chất lượng dịch vụ y tế nước nhà, lĩnh vực y tế đang dần bước vào thời kỳmới với mức độ cạnh tranh tăng cao Đối với lĩnh vực y tế, con người là yếu tố hếtsức quan trọng, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triểntrong dịch vụ khám chữa bệnh Để đảm bảo được chất lượng dịch vụ khám chữabệnh, cần có đội ngũ khám chữa bệnh có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ

Nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến khám chữa bệnh chủ yếu bao gồmđội ngũ bác sỹ, và đội ngũ điều dưỡng viên với các vai trò khác nhau trong khámchữa bệnh cho bệnh nhân Xét về khía cạnh chuyên môn, để đáp ứng được sự tiến

bộ về kỹ thuật, cập nhật kịp thời các kỹ thuật khám chữa bệnh mới, cả đội ngũ bác

sỹ và điều dưỡng viên hàng năm đều rất mong muốn được tham gia các khóa đàotạo để cập nhật và bổ sung kiến thức mới Xét về khía cạnhchính sách quản lý nhànước, thông tư 22 của bộ y tế cũng đã quy định cụ thể, bác sỹ và điều dưỡng viênhàng năm phải cập tham gia học tập nâng cao trình độ với một thời lượng nhất địnhmới có thể được duy trì chứng chỉ hành nghề, đảm bảo điều kiện để tham gia côngtác khám chữa bệnh Có thể nói nhu cầu tham gia học tập nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế là rất lớn Chính vì vậy, việc cung cấp các khóađào tạo cho các bác sỹ, điều dưỡng viên trong tỉnh Nghệ An là điều có ý nghĩa hếtsức thiết thực, đặc biệt là đối với đội ngũ điều dưỡng viên vì họ phải tham gia côngtác tại các đơn vị và khó có điều kiện để đi đào tạo tại các bệnh viện tuyến trungương hơn nhiều so với bác sỹ

Tỉnh Nghệ An là tỉnh tương đối phát triển về lĩnh vực y tế và được quyhoạch là phòng y tế của khu vực Bắc Trung Bộ Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay

có hệ thống bệnh viện phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng so với các tỉnh

Trang 9

khác trong cả nước Tuy vậy, đội ngũ nhân lực trong khám chữa bệnh còn có nhiềuhạn chế về chuyên môn, đặc biệt là đối với các bệnh viện tuyến huyện, phòng y tếtuyến phường xã, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Bệnhviện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An là một bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnhNghệ An và cũng là bệnh viên lớn nhất của khu vực Bắc Trung Bộ Dựa trên thực tế

về đánh giá nguồn nhân lực tại Nghệ An, bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đãđược lãnh đạo tỉnh Nghệ An xác định là phòng đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ kỹthuật cho các bệnh viện tuyến dưới Năm 2014, bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ

An đã thành lập phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến nhằm tập trung đẩy mạnh công tácđào tào và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các đơn vị khác Mặc dù mới tập trungphát triển và chưa đi vào hoạt động bài bản, nhưng công tác đào tạo đã đạt đượcnhiều kết quả khả quan Bên cạnh đó tiềm năng và hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội

từ công tác đào cũng được phát hiện là hết sức to lớn Trước bối cảnh đó, việc xâydựng các giải pháp để đẩy mạnh công tác đào tạo tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoaNghệ An là hết sức cấp thiết mang lại nguồn thu kinh tế lớn cho bệnh viện cũng nhưhiệu quả xã hội cho tỉnh Nghệ An Với mong muốn tìm được phát triển cho đơn vị,

tác giả đã lựa chọn đề tài “Đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện

Hữu nghị Đa khoa Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp cao học.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo điều dưỡng viên; phân tích các yêu cầutrong đào tạo điều dưỡng viên; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạođiều dưỡng viên; tìm hiểu về thực tiễn kinh nghiệm của các bệnh viện tuyến tỉnhtrong triển khai công tác đào tạo

- Phân tích thực trạng công tác đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới từ năm

2014 đến nay, phân tích ưu điểm và nhược điểmcủa bệnh viện trong đào tạo điềudưỡng viên tuyến dưới, xác định những vấn đề còn tồn tại trong công tác đàotạođiều dưỡng viên tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo điều dưỡng viên tuyến dướitại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, từ đó làm cơ sở đề xuất Ban Giám Đốcbệnh viện các phương án triển khai thực hiện

Trang 10

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng viên tuyến dưới trực tiếp tham giaquá trình đào tạo tại Bệnh viện Hữu nghi Đa khoa Nghệ An

- Về nội dung: Các nội dung liên quan tới đào tạo điều dưỡng viên trên địabàn tỉnh Nghệ An

- Về không gian, địa điểm: tỉnh Nghệ An

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Khung nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến đào

tạo điều dưỡng viên tuyến

dưới tại bệnh viện Hữu nghị

Đa khoa Nghệ An

Nội dung đào tạo điều dưỡng viêntuyến dưới tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Giải pháp

- Các yếu tố thuộc về bệnh viện

đa khoa tuyến tỉnh;

- Các yếu tố thuộc về điều

dưỡng viên tuyến dưới;

- Giải pháp

cụ thể

4.2 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và hình thành khung nghiên cứu về đàotạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viên đa khoa

Bước 2: Thu thập dữ liệu dữ liệu thứ cấp để đánh giá về đào tạo điều dưỡngviên tuyến dưới tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An

Trang 11

Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp qua các điều tra và phỏng vấn đối vớiđiềudưỡng tuyến dưới.

Bước 4: Đánh giá thực trạng để chỉ ra các điểm mạnh điểm yếu trong đào tạođiều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An

Bước 5: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo điều dưỡng viêntuyến dưới tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

5 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tọa điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

Chương 2: Phân tích thực trạng đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TUYẾN DƯỚI

CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH

1.1 Khái niệm điều dưỡng viên

1.1.1 Vai trò của điều dưỡng

Ngành điều dưỡng là một trong những trụ cột của hệ thống Y tế Việt Namnói riêng cũng như thế giới nói chung Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con ngườingày càng tăng cao đòi hỏi nguồn nhân lực điều dưỡng đảm bảo cả số lượng và chấtlượng Nếu như bác sĩ là người trực tiếp lên phác đồ điều trị thì điều dưỡngviên đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằnghành động cụ thể, quan tâm tới lợi ích của người bệnh cả về vật chất và tinh thần

Dù y học hiện đại ngày càng phát triển, nhưng mọi máy móc kỹ thuật vẫn không thểthay thế được bàn tay con người trong việc tác động tới cảm xúc và thích ứng nhucầu đa dạng của mỗi cá nhân Do đó vai trò của điều dưỡng viên mãi mãi không thểthay thế trong bước phát triển của ngành y tế

Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y tế về hướngdẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, các nhiệm vụchuyên môn chính điều dưỡng viên tại các bệnh viện, cơ sở Y tế bao gồm:

- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc về tinh thần

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng

- Chăm sóc phục hồi chức năng

- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc và theodõi dùng thuốc cho người bệnh

- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong

- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; Theo dõi, đánh giá người bệnh

- Đảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chămsóc người bệnh; ghi chép hồ sơ bệnh án

1.1.2.Đặc điểm công việc

Khám chữa bệnh là loại hình lao động hết sức đặc thù, trong đó đòi hỏi rấtcao về trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng giao tiếp với

Trang 13

người bệnh Bên cạnh đó, những người làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh luônluôn phải đối mặt với áp lực rất lớn về tinh thần vì tính chất công việc gắn liền với

sự an nguy của sức khỏe và sinh mệnh của người bệnh

Hiện nay, do điều kiện thiếu hụt về nguồn nhân lực khám chữa bệnh, vì vậy,các bác sỹ tại các bệnh viện phải làm việc liên tục cả ngày đêm để phục vụ nhu cầukhám chữa bệnh cho bệnh nhân Việc trực ca đêm cũng là điều thường xuyên diễn

ra đối với những người làm việc trong các cơ sở khám chữa bệnh Làm việc vào banđêm trái với quy luật sinh lý con người, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sứckhoẻ và tinh thần làm việc của người lao động Bên cạnh đó, làm việc tại các cơ sởkhám chữa bệnh luôn phải tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, môi trườnglàm việc nhiều hóa chất độc hại, lây nhiễm bệnh tật cũng là một ghánh nặng đói vớingười lao động Tại nhiều đơn vị khám chữa bệnh, do điều kiện cơ sở vật chất cònnhiều yếu kém, các điều kiện làm việc của nhân viên y tế cũng chưa tốt, việc laođộng cả ngày đêm dưới áp lực công việc cao cũng là một yêu cầu đòi hỏi rất cao đốivới loại hình lao động này

Hoạt động khám chữa bệnh cũng là lao động gây căng thẳng thần kinh, chịusức ép nặng nề của dư luận xã hội Ngày nay, nhu cầu về chất lượng dịch vụ y tếđược người dân ngày càng đề cao, cả về chất lượng khám chữa bệnh và chất lượngphục vụ Khám chữa bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng conngười, đòi hỏi nhân viên y tế phải hết sức cẩn trọng, mọi bất trắc sẽ luôn tiềm ẩnnhững rủi ro hết sức khó lường Với sự bùng nổ của mạng truyền thông internet,mạng xã hội, chỉ cần một sơ suất nhỏ để xảy ra sự cố với bệnh nhân, nhân viên y tế

sẽ đối mặt với rất nhiều hậu quả tinh thần nặng nề trong cuộc sống Vì vậy, khámchữa bệnh đòi hỏi người lao động phải luôn cẩn thận tỉ mỷ, chu đáo và chú tâmtrong công việc để không xảy ra vấn đề mất an toàn trong khám chữa bệnh, đây làđòi hỏi rất cao đối với những người lao động trong lĩnh vực này

Trong khám chữa bệnh, người lao động luôn phải làm việc với con người,đòi hỏi đội ngũ nhân viên y tế phải có kỹ năng giao tiếp với người bệnh Bệnh nhâncũng như người nhà luôn trong tình trạng căng thẳng về thần kinh và lo sợ ảnhhưởng đến sức khỏe và tính mạng, vì vậy, nếu không có kỹ năng giao tiếp và thuyết

Trang 14

phục bệnh nhân thì sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề xảy ra Bệnh nhân và gia đình có thểđánh giá thấp và thiếu tin tưởng về năng lực khám chữa bệnh của cá nhân và đơn vịkhám chữa bệnh, thậm chí trong nhiều tình huống có thể gây hiểu lầm và xảy ranhững hậu quả hết sức khôn lường Điều này đòi hỏi người lao động không chỉ cầngiỏi về chuyên môn mà còn phải khéo léo, có kỹ năng giao tiếp với người bệnh để

họ yên tâm làm theo chỉ dẫn về khám chữa bệnh Bên cạnh đó, việc phối hợp giữacác nhân viên y tế với nhau như phối hợp giữa các bác sỹ theo dõi, giữa các bác sỹ

và các y tá, điều dưỡng viên cũng đòi hỏi cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và quytrình phối hợp rõ ràng, khoa học để đảm bảo người bệnh luôn có được sự quan tâmkịp thời nhất, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong khám chữa bệnh

Làm việc trong môi trường khám chữa bệnh luôn phải đối mặt với áp lực rấtcao, áp lực cả trong công việc cũng như áp lực về mặt tinh thần Do luôn phải xử lýnhững công việc mang tính nhạy cảm, khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng của conngười, tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên y tế luôn trong trạng thái căngthẳng và mệt mỏi Những người làm công tác khám chữa bệnh phải rèn luyện đượckhả năng chịu đựng áp lực công việc cao Tuy nhiên, đây cũng là nghề cần rất caođến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề Mỗi y, bác sỹ cần phải đềcao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức Đặc thù lao động củangành y tế liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con người Vì vậy đòi hỏi mỗi y, bác

sỹ không chỉ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải là người có lươngtâm nghề nghiệp cao để đảm bảo người dân có thể được cung cấp dịch vụ về y tếmột cách tốt nhất Nếu đội ngũ nhân viên y tế không tận tâm vì người bệnh thì rấtnhiều vấn đề có thể xảy ra, từ tiêu cực trong khám chữa bệnh, chất lượng khámchữa bệnh kém, thiếu công bằng trong xã hội … đều sẽ là những hậu quả lớn nếuđội ngũ nhân viên y tế không tận tâm vì người bệnh và thậm chí là thực hiện việckhám chữa bệnh vì mục đích cá nhân

1.1.3 Yêu cầu về năng lực đối với điều dưỡng viên

1.1.3.1 Yêu cầu về thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực nói chunng và nguồn nhânlực trình độ cao cũng vậy Thể lực bao gồm nhiều yếu tố, bao gồm tếu tố về thể chất

Trang 15

và yếu tố về tinh thần, các yếu tố này phải đảm bảo được sự hài hòa với nhau Hiến

chương của tổ chức Y tế thế giới (WHO : World Heath Organization) đã nêu:

“Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứkhông phải là không có bệnh hoặc thương tật” Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tốtạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả thể chất và tinh thần Sức khỏe vừa là mụcđích của phát triển, vừa là điều kiện của sự phát triển Nhân lực có sức khỏe tốt cóthể mang lại hiệu quả lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trungtrong khi làm việc

Tình trạng sức khỏe là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay và đượcphản ánh chủ yếu qua tình hình thể lực, bệnh tật, tuổi thọ… Tình trạng sức khỏe củacon người chịu tác động của nhiều yếu tố như yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế, yếu tố

xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản

về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điềukiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe

Trạng thái tinh thần là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạtđộng thực tiễn Tiêu chí của trạng thái tinh thần thường được đánh giá thông quacác mức độ như sau:

- Tinh thần thoải mái

- Tinh thần bình thường

- Tinh thần không thoải mái

Đối với các nguồn nhân lực làm việc trog lĩnh vực y tế, sức khỏe càng quantrọng hơn Một mặt, đội ngũ các y, bác sỹ thường xuyên phải làm việc trong tìnhtrạng áp lực công việc rất cao, đặc biệt là các bác sỹ chuyên về ngoại khoa, vì vậycần phải có đủ sức khỏe đề làm việc và phát huy hiệu quả về chuyên môn cao nhất.Mặt khác, đối với y, bác sỹ, chỉ khi ý thức được tầm ảnh hưởng của sức khỏe tớicuộc sống họ mới có thể tận tâm, tận lực phát huy hết khả năng của mình vào việcchăm sóc, phục vụ người bệnh

1.1.3.2 Yêu cầu về trí lực

Bên cạnh yếu tố về thể lực, trí lực cũng là yếu tố nền tảng phản ánh chấtlượng của nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực y tế Trình độ kiến thức chuyên

Trang 16

môn, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm khám chữa bệnh thực tiễn … là một trongnhững tiêu chí hàng đầu phản ánh chất lượng đội ngũ bác sỹ của các cơ sở khámchữa bệnh

Y tế là một lĩnh vực chuyên môn rất sâu, đồng thời luôn phải làm việc dưới

áp lực cao và trong môi trường hết sức nhạy cảm Bên cạnh đó, khám chữa bệnhcũng là một công việc hết sức nguy hiểm do ảnh hưởng đến sự an nguy và tínhmạng của con người Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên y tế cần phải được đào tạo hếtsức bài bản, bồi dưỡng cả về kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm Để hoàn thànhcông việc khám chữa bệnh, đầu tiên đội ngũ bác sỹ cần phải được trang bị đầy đủkiến thức chuyên môn khi họ học tập tại các trường Đại học, đặc biệt họ cần lànhững người học giỏi để nắm bắt tốt được kiến thức chuyên môn Không chỉ là kiếnthức lý thuyết, đội ngũ bác sỹ còn phải được tham gia thực tập đầy đủ tại các bệnhviện dưới nhiều hình thức khác nhau Cuối cùng, họ cần phải được làm việc dưới sựhướng dẫn của những người dày dạn kinh nghiệm để tích lũy kinh nghiệm trước khi

có thể tự mình hoàn thành được nhiệm vụ khám chữa bệnh và hạn chế sai sót trongkhám chữa bệnh Do sự phức tạp trong vấn đề đảm nhận vị trí chuyên môn, sự bàibản và yêu cầu cao trong vấn đề đào tạo, đội ngũ nhân lực có trình độ cao về trí lựcluôn luôn khan hiếm

Để nâng cao năng lực bản thân, cùng với sự tự hoàn thiện kiến thức chuyênmôn, đội ngũ bác sỹ hiện nay cần quan tâm ngày càng nhiều đến khả năng tiếp thukhoa học công nghệ, bởi công nghệ thông tin và các kỹ thuật mới hiện đại ngàycàng được ứng dụng sâu rộng trong Ngành y tế Y tế cũng là lĩnh vực có kỹ thuậtđược phát triển nhanh nhất hiện nay Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong y tếngày càng phổ biến Vì vậy, các bác sỹ cũng luôn phải tự cập nhật kiến thức chuyênmôn một cách thường xuyên thông qua việc tự nghiên cứu, tham gia các hoạt độngnghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ … Đây là các hoạt động gần như làbắt buộc đối với bác sỹ để không bị lạc hậu trong thời đại công nghệ và kỹ thuậthiện nay của nghành y tế

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện quản lýtốt trong các bệnh viện, việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết Các đơn

Trang 17

vị khám chữa bệnh phải thực hiện sao cho đồng bộ và hiệu quả để nhiệm vụ bảo vệ,chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người dân có bước phát triển và cộng đồng đượchưởng lợi từ việc tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế Để pháthuy vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, cán bộ y tế nói chung

và đội ngũ y, bác sỹ trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân nói riêng phảitích cực hơn nữa trong việc tiếp thu công nghệ và ứng dụng trong công việc hàngngày Đây cũng là một trong những yêu cầu đối với trí lực mà hiện nay đội ngũ ybác sỹ, đặc biệt là các bác sỹ thường ít quan tâm vì trọng tâm công việc của họ chủyếu là hoàn thành công việc chuyên môn về khám chữa bệnh

1.1.3.3 Yêu cầu về tâm lực

Ngoài hai tiêu chí về thể lực và trí lực để đánh giá chất lượng đội ngũ y, bác

sỹ còn có tiêu chí thuộc về tâm lực Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm,trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì mỗi y,bác sỹ cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức Đặc thùlao động của ngành y tế liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con người Vì vậy đòihỏi mỗi y, bác sỹ không chỉ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải làngười có lương tâm nghề nghiệp cao để đảm bảo người dân có thể được cung cấpdịch vụ về y tế một cách tốt nhất

Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sứckhoẻ của con người và tính mạng của người bệnh Là lao động liên tục cả ngàyđêm, diễn ra trong điều kiện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnhhưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế Lao động trong môi trường tiếp xúcvới người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại,lây nhiễm, hoá chất, chất thải môi trườngbệnh viện Đây cũng là lao động gây căng thẳng thần kinh, chịu sức ép nặng nề của

dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhânkhi nhu cầu của họ chưa được đáp ứng

Do môi trường làm việc tiêu cực cả về vật chất lẫn tinh thần, vì vậy tinh thầnlàm việc của bác sỹ luôn trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi Mặc dù về yêu cầuthì các y, bác sỹ luôn phải có thái độ lịch sự nhã nhặn, lịch sự và tận tâm với ngườibệnh, nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được Bên cạnh đó, do môi trường

Trang 18

làm việc nhạy cảm của bệnh viện, người bệnh và người nhà bệnh nhân luôn có tâm

lý e dè sợ sệt đội ngũ nhân viên y tế vì sợ ảnh hưởng đến vấn đề điều trị và tínhmạng của người bệnh, chính vì vậy mà các vấn đề tiêu cực trong nghành y tế hiệnnay vẫn tương đối cao Nếu đội ngũ nhân viên y tế không tận tâm vì người bệnh thìrất nhiều vấn đề có thể xảy ra, từ tiêu cực trong khám chữa bệnh, chất lượng khámchữa bệnh kém, thiếu công bằng trong xã hội … đều sẽ là những hậu quả lớn nếuđội ngũ nhân viên y tế không tận tâm vì người bệnh và thậm chí là thực hiện việckhám chữa bệnh vì mục đích cá nhân

Ngày nay, y đức đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội Việt Nam, nhất làtrong nền kinh tế thị trường hiện nay Xã hội ngày càng đòi hỏi người thầy thuốcphải có những phẩm chất đặc biệt để xứng với lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy

“Lương y như từ mẫu”.Nếu vấn đề y đức của đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là đội

ngũ bác sỹ, không được đảm bảo, hậu quả về mặt sức khỏe cộng đồng nhân dân, cácvấn đề công bằng và văn minh trong xã hội sẽ là những hậu quả khôn lường, đây lànhững hậu quả mà xã hội không thể nào giải quyết được nếu vấn đề thực sự xảy ra

1.2 Đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh

1.2.1 Khái niệm về đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viên Đa khoa tuyến tỉnh

Từ khoảng những năm 1990 đến nay, ngành điều dưỡng Việt Nam được sự

hỗ trợ của chính phủ và Bộ Y tế đã phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực từ quản

lý, đào tạo, thực hành và nghiên cứu điều dưỡng Trong xu thế hội nhập khu vực vàquốc tế, chính phủ đã ký thỏa thuận khung về thừa nhận lẫn nhau với 10 quốc giaASEAN về việc công nhận dịch vụ điều dưỡng trong khu vực Hiện nay, chuyênngành điều dưỡng đã và đang phát triển thành một ngành học đa khoa, có nhiềuchuyên khoa sau đại học và song hành phát triển với các chuyên ngành Y, dược, y

tế cộng đồng Nghề điều dưỡng đã phát triển thành một ngành dịch vụ công cộngthiết yếu cần cho mọi người, mọi gia đình Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chấtlượng ngày càng tăng cao tại mọi quốc gia, đặc biệt là quốc gia phát triển do xu thếdân số bị già hóa nhanh chóng Trình độ điều dưỡng viên xu thế cao đẳng và đại

Trang 19

học hóa đang trở thành nhu cầu tốt thiểu để được đăng ký hành nghề và được côngnhận là điều dưỡng chuyên nghiệp giữa các quốc gia khu vực ASEAN và quốc tế.

Hiện nay cả nước có khoảng hơn 70 nghìn điều dưỡng, chiếm 45% nhân lựcchuyên môn của ngành y tế Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một trongnhững trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nângcao chất lượng dịch vụ y tế Tuy nhiên, ngành điều dưỡng đang đứng trước nhiềuthách thức của sự phát triển, đó là thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu chuyên gia đầungành về điều dưỡng nên phải sử dụng tới gần 70% đội ngũ giáo vên giảng dạy điềudưỡng là bác sỹ, khoa học điều dưỡng chưa phát triển kịp với những tiến bộ củađiều dưỡng thế giới trong đào tạo điều dưỡng, người điều dưỡng chưa được đào tạo

để thực hiện chức năng chăm sóc mang tính chủ động và chuyên nghiệp, vị thế vàhình ảnh của người điều dưỡng trong xã hội mặc dù đã có những thay đổi nhưngvẫn chưa được định hình một cách rõ ràng

Theo quy định tại khoản 1, điều 24 luận khám chữa bệnh của quốc hội nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 40/2009 QH-12 ngày 23 tháng 11 năm 2009thì để được cấp chứng chỉ hành nghề, điều dưỡng viên phải thực hành tại cơ sởkhám chữa bệnh trong thời gian 9 tháng Cũng theo quy định, điều dưỡng viên hàngnăm phải tham gia tập huấn đào tạo tai các cơ sở khám chữa bệnh để cập nhật kiếnthức chuyên môn hàng năm

Căn cứ theo quy định số 1985/1997/QĐ-BYT ban hành ngày 19 tháng 09năm 1997, quy định về chức năng nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thìđào tạo là một trong những chức năng nhiệm vụ của các bệnh viện tuyến tỉnh, cụ thểbao gồm như sau:

a Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đạihọc và trung học

b Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dướinâng cao trình độ chuyên môn

Như vậy, đào tạo là một trong những chức năng cơ bản của bệnh viện đakhoa tuyến tỉnh Thực tế, có thể nhận thấy bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh là đơn vịchủ đạo về chuyên môn về y tế của một tỉnh, đây chính là đơn vị đào tạo nguồn

Trang 20

nhân lực khám chữa bệnh cho các đơn vị tuyến dưới Trong nguồn lực khám chữabệnh, điều dưỡng viên là một trong những lực lượng có vai trò hết sức quan trọngđảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh Bêncạnh đó, do lực lượng này chủ yếu đào tạo kỹ năng, không đòi hỏi đào tạo một cáchxuyên suốt và chuyên sâu như đào tạo bác sỹ, vì vậy các bệnh viện tuyến tỉnh là địachỉ đào tạo lý tưởng cho điều dưỡng viên.

Đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Đa khoa tỉnh là quá trìnhphân tích đánh giá năng lực đào tạo điều đưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện, căn

cứ thực trạng năng lực điều dưỡng viên của các bệnh viện tuyến dưới, từ đó xâydựng mục tiêu đào tạo, thiết kế nội dung đào tạo và tổ chức thực hiện quá trình đàotạo điều dưỡng viên Sau khi kết thúc đào tạo, bộ phận chuyên trách sẽ thực hiệnđánh giá kết quả học tập của học viên và cấp các chứng chỉ, chứng nhận liên quan

để đảm bảo quyền lợi cho học viên theo học

Đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới vừa là trách nhiệm nhưng cũng là quyềnlợi của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Về trách nhiệm, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

là nơi dẫn đầu về chuyên môn, là nơi có trình độ chuyên môn cao nhất, có cơ sở vậtchất đảm bảo nhất, có đội ngũ cán bộ đông đảo nhất và có chuyên môn tốt nhất, cầnphải tham gia đào tạo để xây dựng đội ngũ điều dưỡng viên cho địa phương, đẩymạnh năng lực khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao chấtlượng dịch vụ y tế để phục vụ nhân dân Về quyền lợi, hoạt động đào tạo điềudưỡng viên là hoạt dộng mang lại nguồn thu về cho bệnh viện, người học phải đónghọc phí để tham gia khoá học Tại các bệnh viện lớn, hoạt động đào tạo là một hoạtđộng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho bệnh viện Bên cạnh đó, bệnh viện cũng

có thể thông qua hoạt động đào tạo để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũgiảng viên, đồng thời khẳng định thương hiệu về chất lượng chuyên môn đối vớicác bệnh viện tuyến dưới, là một trong những hình thức xây dựng thương hiệu vềchuyên môn hết sức hiệu quả Như vậy, có thể nói, hoạt động đào tạo là chức năngtheo quy định của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đây vừa là trách nhiệm xã hội,đồng thời cũng là quyền lợi của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, nếu phát huy tốt sẽmang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, về uy tín và thương hiệu của bệnh viện

Trang 21

1.2.2 Bộ máy tham gia đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh

Thông thường bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh sẽ có phòng Đào tạo và chỉ đạotuyến Đây sẽ là phòng ban được giao nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện toàn bộ

kế hoạch liên quan đến đào tạo của bệnh viện Công tác đào tạo điều dưỡng viêntuyến dưới cũng không nằm trong ngoại lệ

Bộ máy tham gia đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viên đa khoatỉnh được cụ thể như sau:

Hình 1.1 Bộ máy tổ chức đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới

Trong đó:

- Ban giám đốc là người phê duyệt kế hoạch đào tạo

- Phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong lập

kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

- Khối chức năng cụ thể là phòng TCHC và phòng kế toán có trách nhiệmphối hợp trong các nghiệp vụ liên quan

- Khối lâm sàng và cận lâm sàng là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đàotạo, bao gồm tham gia xây dựng nội dung đào tạo, tư vấn về kế hoạch đào tạo, cửgiảng viên thực hiện đào tạo, cung cấp địa điểm và cơ sở vật chất thực hiện đào tạo

kỹ năng cho điều dưỡng viên

1.2.3 Mục tiêu của đào tạo nhân lực tuyến dưới tại bệnh viên đa khoa cấp tỉnh

Với chức năng nhiệm vụ được giao trong phạm vi, quyền hạn của mình, bệnhviện đa khoa tuyến tỉnh là nơi được phép đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của các đơn

vị tuyến dưới Mục tiêu đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới được cụ thể như sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn mà các đơn vị tuyến dưới gửilên đào tạo

Ban giám đốc

Khối chức năng Phòng đào tọa và

chỉ đạo tuyến

Khối lâm sàng và cận lâm sàng

Trang 22

- Cung cấp các kiến thức liên quan đến chuyên ngành thuộc về điều dưỡng.

- Nâng cao năng lực đội ngũ điều dưỡng viên của các đơn vị tuyến dưới

- Trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năngthực hành trong địa bàn toàn tỉnh về lĩnh vực y tế, sức khỏe

1.3 Quy trình đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh

1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Những năm gần đây, vai trò của điều dưỡng viên ngày càng trở nên quantrọng trong hệ thống y tế, vì vậy ngày càng đòi hỏi điều dưỡng viên có trình độ cao.Trước đây, đa phần điều dưỡng viên thường là có trình độ trung cấp, một số có trình

độ cao đẳng Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhận thức thay đổi đối với điều dưỡngviên, ngày nay xuất hiện nhiều bậc đào tạo điều dưỡng viên có trình độ cao hơn nhưđiều dưỡng viên ở trình độ đại học và trình độ sau đại học Do những biến chuyển

đó, điều dưỡng viên ngày càng có nhu cầu tham gia đào tạo để nâng cao trình độ,đảm bảo cập nhật được kiến thức Để đảm bảo năng lực chuyên môn của cán bộ y

tế, bộ y tế cũng đã ban hành thông tư 22/2013/BYT vào ngày 09 tháng 08 năm 2013

về hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế, trong đó quy định rõ cán bộ y tếlàm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tụcnhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm quy định rõ, cán bộ

y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cónghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp Dướinhu cầu thực tế về chuyên môn nghiệp vụ, quy định của nhà nước về cán bộ y tế,nhu cầu đào tạo điều dưỡng viên trở thành một nhu cầu thiết thực và rất lớn trong xãhội ngày nay

Đối với công tác đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện đa khoatuyến tỉnh, bệnh viện trước hêt cần phải xác định được nhu cầu đào tạo của học viêndựa trên cơ sở năng lực hiện có của điều dưỡng viên trong tỉnh Một trong những cơ

sở quan trọng là bệnh viện phải xây dựng được cơ sở dữ liệu về số lượng điềudưỡng viên của các bệnh viện tuyến dưới, trình độ bằng cấp hiện tại, độ tuổi, giớitính, các khóa đào tạo đã tham gia và các thông tin liên quan Bệnh viện cũng có thể

Trang 23

phối hợp với sở y tế để tổ chức các cuộc thi tay nghề của điều dưỡng viên trongtỉnh Rất nhiều tỉnh đều tổ chức cuộc thi này hàng năm để đánh giá năng lực chuyênmôn của điều dưỡng viên Cuộc thi này bắt buộc 100% điều dưỡng viên trong tỉnhphải tham gia, đây là cơ hội để ngành y tế đánh giá lại chất lượng nguồn lực củađiều dưỡng viên tỉnh nhà Ngoài ra, hàng năm các bệnh viện đều bắt buộc phải thựchiện khảo sát về mức độ hài lòng của người bệnh đối với cán bộ y tế, trong đó cóđiều dưỡng viên, để đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khámchữa bệnh Những câu hỏi có thể đặt ra trong bảng câu hỏi trắc nghiệm như “bạncảm thấy tiêm chuyền có bị đau không?”, “bạn cảm thấy lấy vein có đau không” …,những câu hỏi như vậy trực tiếp đánh giá năng lực chuyên môn cũng như khả nănggiao tiếp và truyền thông giữa điều dưỡng viên và người bệnh Ngoài ra, bệnh viện

có thể phối hợp cùng sở y tế để thực hiện các cuộc khảo sát về năng lực chuyênmôn của điều dưỡng viên và nhu cầu được tham gia các khóa đào tạo thông quakhảo sát trắc nghiệm cũng như phỏng vấn trực tiếp để nắm bắt nhu cầu và tâm tưnguyện vọng của điều dưỡng viên các bệnh viện tuyến dưới Những công vụ và hoạtđộng như trên là những cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng chuyên môncủa điều dưỡng viên, từ đó làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo điều dưỡng viêntuyến dưới

Để đánh giá chính xác mức độ đáp ứng chuyên môn của các điều dưỡngviên, cần xây dựng được tiêu chuẩn công việc công việc của điều dưỡng viêntrong hệ thống y tế, từ các bệnh viện đến các trung tâm y tế khám chữa bệnh.Trong mỗi công việc, điều dưỡng viên càn phải được trang bị những kỹ năng vàkiến thức như thế nào, ví dụ điều dưỡng viên bệnh viện tuyến huyện phải đượctrang bị kỹ năng chăm sóc lấy máu, kỹ năng thay băng, kỹ năng cho ăn qua xông,

kỹ năng tiêm chuyền an toàn Dựa trên tiêu chuẩn công việc, đánh giá mức độđáp ứng tiêu chuẩn công việc của điều dưỡng viên mới có thể đánh giá chính xác

và khác quan điều dưỡng viên đã đáp ứng được công việc hiện tại hay chưa, kỹnăng kiến thức còn thiếu là gì so với tiêu chuẩn công việc và từ đó kết luận được

là điều dưỡng viên có cần được bổ sung đào tạo hay không và cần tham giachương trình đào tạo nào

Trang 24

Bảng 1.1: Phân tích tiêu chuẩn công việc điều dưỡng viên

Đối tượng A Kỹ năng 1

Kỹ năng 2Đối tượng B Kỹ năng 1

Kỹ năng 2

Từ các cơ sở như trên, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có thể xác định đượcmục tiêu đào tạo bồi dưỡng đối với điều dưỡng viên tuyến dưới Để xác định đượcmục tiêu đào tạo, bệnh viện trước hết cần xác định được năng lực đào tạo của chínhbản thân mình Năng lực đào tạo bị giới hạn bởi trình độ chuyên môn của đội ngũgiảng viên trong bệnh viện và đội ngũ chuyên gia viên thỉnh giảng, đội ngũ giảngviên có thể thực hiện được những chương trình đào tạo nào Ngoài ra, đối với bệnhviện đa khoa tuyến tỉnh, đội ngũ giảng viên đều là cán bộ kiêm nhiệm, không phải

là cán bộ chuyên trách, công việc chủ yếu của họ là tham gia công tác khám chữabệnh, công việc này thường chiếm khối lượng rất lớn hàng ngày nên thời gian để bốtrí tham gia công tác đào tạo rất ít Vì vậy, ngoài việc phụ thuộc vào trình độ chuyênmôn, xác định năng lực đào tạo của bệnh viện còn căn cứ về mặt thời gian có thể bốtrí được nhân lực giảng viên để tham gia đào tạo hay không, lúc nào thì có thể sắpxếp được nhân lực thực hiện đào tạo và thực hiện đào tạo được trong thời gian baolâu Bên cạnh đó cơ sở vật chất thực hiện đào tạo cũng là một vấn đề lớn trong đàotạo quyết định trực tiếp đến quy mô đào tạo

Trên cơ sở xác đánh giá được nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên bệnh việntuyến dưới, năng lực đào tạo của mình, cơ sở đào tạo cần xây dựng các khóa đào tạokhác nhau để phục vụ cho từng mục đích và từng đối tượng đào tạo cụ thể Căn cứvào mục đích, tính chất của từng khóa học, cơ sở đào tạo lựa chọn hoặc nhấn mạnhmục tiêu mà mình mong muốn đạt được Cụ thể, cơ sở đào tạo cần xây dựng rõ cáckhóa học cho từng đối tượng với mô tả chi tiết như trong bảng biểu phía dưới

Trang 25

Bảng 1.2: Mục tiêu và đối tượng của từng khóa đào tạo

- Áp dụng các kỹ thuật điều dưỡng vàochăm sóc bệnh nhân mắc bệnh Nộikhoa

- Phân tích vấn đề chăm sóc và ảnhhưởng của nó tới thể chất, tâm lý củabệnh nhân Nội khoa

- Áp dụng được kiến thức bệnh học vàocan thiệp điều dưỡng trong chăm sócbệnh nhân Nội khoa

- Có phương pháp làm việc khoa học đểgiải quyết các vấn đề trong thực tiễnchăm sóc người bệnh ngoại khoa

- Có kỹ năng cơ bản về chăm sóc trẻmới sinh

Trang 26

1.3.2 Lập kế hoạch đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo là công việc quan trọng không chỉ với công tác đào tạođiều dưỡng viên mà còn với bất kỳ công tác đào tạo nào, có ảnh hưởng rất lớn đếntiến trình thực hiện các chương trình đào tạo Nếu kế hoạch được xây dựng phù sẽđảm bảo quá trình đào tạo đạt được mục tiêu đã đặt ra, ngược lại nếu kế hoạchkhông sát thực, thiếu khả thi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình đào tạo và cuốicùng là ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Các nội dung công việc chính trong việclập kế hoạch đào tạo bao gồm như sau:

* Xây dựng nội dung đào tạo

Sau khi xác định được mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo cần xây dựng nộidung cho từng khóa đào tạo phù hợp với mỗi nhóm đối tượng nhằm bổ sung kiếnthức, nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên Nội dung đào tạo cần phải được xâydựng một cách khoa học, thống nhất giữa các chương trình đào tạo, đảm bảo truyềntải được đầy đủ kỹ năng kiến thức trong thời gian cho phép và đảm bảo phù hợp với

cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, đảm bảo tính khả thi trong đào tạo

Xây dựng nội dung đào tạo là việc xác định một cách hệ thống các môn họcphù hợp với các chuyên môn cần được đào tạo, các kỹ năng và kiến thức cần đượcdạy và phân bổ thời gian hợp lý cho từng nội dung giảng dạy Tùy từng đối tượngđào tạo để lựa chọn nội dung đào tạo, cùng một nội dung, sử dụng cho các nhóm đốitượng khác nhau thì thời lượng giảng dạy và mức độ kiến thức có thể khác nhau.Trong đào tạo điều dưỡng viên, nội dung các khóa đào tạo và hệ thống giáo trình,bài giảng được xác định cũng như xây dựng dựa trên cơ sở yêu yêu cầu của vị tríviệc làm mà điều dưỡng viên đảm nhiệm Cần lưu ý rằng, các khóa đào tạo có thểchỉ cung cấp một số kiến thức kỹ năng cần thiết, không nhất thiết bao hàm toàn bộ

kỹ năng kiến thức theo tiêu chuẩn của điều dưỡng viên Ví dụ có thể xây dựng cáckhóa đào tạo, trong đó có thể chỉ đào tạo một hoặc một số số kỹ năng như kỹ thuậttiêm truyền an toàn, kỹ thuật chăm sóc vết thương, cấp cứu ngừng tuần hoàn và sơcứu, hay khóa học về kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật … Cơ sở đào tạocũng có thể thiết kế khóa học tổng hợp nhiều kỹ năng trong cùng một khóa học.Như vậy có thể đảm bảo được thời gian đào tạo linh hoạt, phù hợp với nhiều đối

Trang 27

tượng, ví dụ nhóm đối tượng đã công tác nhiều năm tại bệnh viện tuyến dướithường phải tham gia công tác khám chữa bệnh, không thể tham gia các khóa đàotạo quá dài, nhưng nhóm đối tượng mới vào nghề thì lại cần tham gia khóa đào tạodài để học tập và hoàn thiện đầy đủ kỹ năng.

Xây dựng nội dung đào tạo là nội dung công việc hết sức trọng yếu trong quátrình đào tạo, nếu nội dung đào tạo được thiết kế một cách hợp lý và khoa học, quátrình truyền tải kiến thức kỹ năng sẽ thuận lợi Nếu nội dung đào tạo xây dựngkhông hợp lý, quá trình đào tạo sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ thời gian cho từngmôn học thiết kế không hợp lý, thời gian quá ngắn sẽ không thể truyền thụ được đầy

đủ kiến thức kỹ năng đến người học trong khi thời gian quá dài sẽ gây nhàm chán

và giảm ý nghĩa của quá trình đào tạo vì khối lượng kiến thức kỹ năng không truyềntải được nhiều giá trị cho học viên Chính vì vậy, xây dựng nội dung cần phải đượchết sức chú trọng, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia đào tạo, đội ngũ giảngviên trong cơ sở đào tạo, chuyên gia về chuyên môn cũng như phản hồi ý kiến củahọc viên tham gia khóa đào tạo Nội dung đào tạo hợp lý là yếu tố cốt lõi làm tiền

đề cho một khóa học có giá trị

* Lựa chọn giảng viên:

Trong hoạt động đào tạo, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đàotạo và đội ngũ giảng viên là ba yếu tố cốt lõi để đảm bảo chất lượng đào tạo Trong

đó, đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo được chất lượng đàotạo, nếu không có đội ngũ giảng viên có chất lượng thì cơ sở vật chất và chươngtrình đào tạo dù tốt cũng không thể mang lại được hiệu quả đối với học viên, giảngviên chính là người truyền tải và mang kiến thức kỹ năng đến cho học viên

Trong vấn đề đào tạo điều dưỡng viên, bộ y tế đã có công văn quy định rõgiảng viên phải đảm bảo đủ hai điều kiện, thứ nhất là phải có chứng chỉ hành nghề y

tế, thứ hai là phải có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm Đây là những điều kiện cứng

để có thể trở thành giảng viên Bên cạnh đó, bằng cấp và trình độ của giảng viêncũng là yếu tố quan trọng quyết định đến người giảng viên có thể hoàn thành tốtnhiệm vụ giảng dạy hay không Hiện nay, do vị trí ngành điều dưỡng có nhiều thayđổi so với trước đây, đội ngũ điều dưỡng viên có trình độ sau đại học còn ít, chính

Trang 28

vì vậy, trong công tác đào tạo, để có thể cử giảng viên là điều dưỡng viên có trình

độ thạc sỹ là việc hết sức khó khăn đối với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh nóichung Thông thường hiện nay thường là điều dưỡng viên đại học và bác sỹ thamgia công tác đào tạo điều dưỡng viên tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Đâychính là một trong những vấn đề mà các bệnh viện đang gặp khó khăn trong côngtác đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới trong bối cảnh hiện nay

Trong điều kiện cử giảng viên có bằng cấp cao tham gia công tác đào tạo cóthể gặp nhiều trở ngại, cơ sở đào tạo có thể mời giảng viên thỉnh giảng hoặc lựa chọnnhững giảng viên có kinh nghiệm để tham gia công tác giảng dạy Do đội ngũ giảngviên là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng đào tạo, tất cả các cơ sở đàotạo cần phải tập trung giải quyết vấn đề này Giảng viên không chỉ cần có trình độchuyên môn cao mà còn phải có năng lực sư phạm tốt mới có thể truyền tải được đầy

đủ và toàn vẹn kiến thức cho học viên Các bệnh viện cần có cơ chế giám và đánh giáchất lượng giảng dạy của từng giảng viên Các hình thức đánh giá có thể thông quacác hoạt động dự giờ kết hợp với phỏng vấn người học và đánh giá kết quả học tậpcủa học viên Thông qua đó, đánh giá năng lực của từng giảng viên dưới các góc độchuyên môn, năng lực sư phạm, tâm huyết của người giảng viên, từ đó làm cơ sởđánh giá và bồi dưỡng giảng viên để họ trở thành những giảng viên giỏi

* Tổ chức và quản lý lớp

Sau khi xác định được mục tiêu, đối tượng đào tạo, xây dựng nội dung đàotạo, lựa chọn giảng viên và bố trí thời gian, địa điểm đào tạo cần tiến hành tổ chứcthực hiện và quản lý lớp Đây là bước công việc quan trọng của các cơ sở đào tạo

Có thể nói đây là khâu cụ thể hóa tất cả các bước trước đó, là khâu tổ chức thựchiện các ý tưởng của mục tiêu đào tạo

Nội dung tổ chức thực hiện và quản lý lớp là những công việc cụ thể nhằmđạt được hiệu quả trong quá trình đào tạo, đó là: tổ chức đón tiếp học viên, xác địnhđịa điểm học tập; tổ chức quản lý học viên; tổ chức giảng dạy, thi cử…

Toàn bộ những nội dung trước đó đã xác định ra có được hiện thực hóa haykhông là nhờ quá trình tổ chức thực hiện có được suôn sẻ, đạt yêu cầu hay không

Để việc tổ chức quản lý lớp được tiến hành thuận lợi, bộ phận phụ trách đào tạo củabệnh viện cần xây dựng được bảng biểu như phía dưới, đảm bảo thông tin về lớphọc được chính xác, đầy đủ và khoa học

Trang 29

Bảng 1.3 Tổ chức và quản lý lớp học Thời gian đào

tạo (kết cấu chương trình đào tạo)

Địa điểm Đối tượng tham gia

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên có kinhnghiệm hoặc giảng viênchuyên ngành về điềudưỡng nội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

hệ nội

Chăm sóc

người bệnh

3 tháng (lýthuyết; thực

Trang 30

Thời gian đào tạo (kết cấu chương trình đào tạo)

Địa điểm Đối tượng tham gia

giảng dạy

Đối tượng được đào tạo

tiết niệu hành) tuyến tỉnh

giảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoaChăm sóc

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngnội khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngngoại khoa

Điều dưỡng viên

hệ ngoại

Điều dưỡng

gây mê

3 tháng (lýthuyết; thựchành)

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viên

hệ ngoại

Trang 31

Thời gian đào tạo (kết cấu chương trình đào tạo)

Địa điểm Đối tượng tham gia

giảng dạy

Đối tượng được đào tạo

ngoại khoaĐiều dưỡng

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngngoại khoa

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡngsản khoa

Điều dưỡng viên

hệ sản

Kỹ thuật tiêm

an toàn

1 tháng (lýthuyết; thựchành)

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viêncác hệ

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viêncác hệ

Xử trí sốc

phản vệ

2 tháng (lýthuyết; thựchành)

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viêncác hệ

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viên

hệ nội

Chăm sóc 3 tháng (lý Bệnh viện Điều dưỡng viên có Điều dưỡng viên

Trang 32

Thời gian đào tạo (kết cấu chương trình đào tạo)

Địa điểm Đối tượng tham gia

đa khoatuyến tỉnh

kinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viên

Bệnh viện

đa khoatuyến tỉnh

Điều dưỡng viên cókinh nghiệm hoặcgiảng viên chuyênngành về điều dưỡng

Điều dưỡng viên

hệ nội

1.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

Sau khi kế hoạch đào tạo ĐDV tuyến dưới được phê duyệt, đơn vị đào tạotiến hành xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo theo kế hoạch Cụ thể cầntiến hành các bước sau:

Gửi công văn thông báo, hoặc quảng cáo

Tiến hành đám phám, thuê mượn địa điểm, giảng viên

*Đánh giá kết quả khóa học

Đánh giá của đối tượng tham gia lớp học về chất lượng, kết cấu chương

Trang 33

trình, nội dung giảng dạy và trình độ của giảng viên, thời gian bố trí và địa điểm tổchức lớp học

Đánh giá của đối tượng sử dụng lao động về kết quả thực hiện công việc củangười lao động sau khi tham gia khóa đào tạo

1.3.4 Đánh giá kết quả đào tạo

Đây là bước cuối cùng của quá trình đào tạo thường được thực hiện vào cuốinăm nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu, giúp nhà quản lý đưa ra cácquyết định phù hợp cho công tác đào tạo ĐDV Về bản chất, đánh giá chính là việc

so sánh những kết quả đạt được với kế hoạch đặt ra trước đó Với ý nghĩa phát triển,đánh giá được xem như là việc kiểm tra, xem xét độc lập và có hệ thống của mộtchương trình để xác định kết quả, hiệu quả của khóa đào tạo Bên cạnh đó, việcđánh giá lại bản thân công tác đào tạo còn giúp cơ sở đào tạo phát hiện ra nhữngkhiếm khuyết hay những điểm bất hợp lý trong quy trình đào tạo để từ đó có những

bổ sung,điều chỉnh cho phù hợp

Đánh giá công tác đào tạo bên cạnh ý nghĩa tổng kết, rút kinh nghiệm còncần xem xét hiệu quả của chương trình đào tạo, nhằm cung cấp thông tin về mức độnâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của ĐDV sau khi đào tạo

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo điều dưỡng viên tuyến dưới của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

1.4.1 Các yếu tố thuộc về bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

* Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng điều dưỡng viên:

Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng ĐDV có vai trò đặc biệt quan trọngtrong công tác đào tạo Vai trò này thể hiện ở những quan điểm về chính sách, chế

độ đãi ngộ, tính phối hợp trong thực hiện công tác đào tạo… của đơn vị, từ đó ảnhhưởng đến nguồn lực mà đơn vị dành cho đào tạoĐDV của mình Đơn vị quan tâmđến công tác đào tạo sẽ có những chế độ, chính sách đào tạo ĐDV phù hợp Cácchính sách ưu tiên,độngviên, khuyến khích giúp thúc đẩy các hoạt động đào tạo, qua

đó thúc đẩy ĐDV tuyến dưới tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, năng lực công tác và ngược lại

Chúng ta đều biết con người với tư cách là một sinh vật cao cấp có ý thức,mọi hoạt động đều có mục đích và bao giờ cũng có một động lực tương ứng nhằm

Trang 34

thúc đẩy hoạt động để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần Vì vậy, thường xuyênchăm lo tới lợi ích vật chất (hỗ trợ tiền ăn ở, tiền đi lại, tiền học phí ) và lợi ích tinhthần (biểu dương, khen thưởng khi đạt được kết quả cao trong quá trình học tập ),

có chính sách đãi ngộ phù hợp là các công cụ rất hữu ích trong việc thúc đẩy hiệuquả của hoạt động đào tạo Đối với những cơ quan hạn chế về tài chính, không đủcác quỹ cho việc khuyến khích bằng vật chất thì hình thức khen thưởng, công nhậnbằng tinh thần cũng phát huy giá trị rất lớn Sử dụng đồng bộ các biện pháp khuyếnkhích chính là tạo động lực để ĐDV tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ,năng lực công tác Đó là một trong những nhân tố góp phần nâng caochất lượng của các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của đơn vị quản lý, sử dụng ĐDV với đơn vị đàotạo cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo Nó ảnh hưởng đến đốitượng đào tạo mà đơn vị cử đi có phù hợp với chươngtrình đào tạo hay không, qua đóảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Sự phối hợp này còn thể hiện ở chỗ đơn vị quản lý,

sử dụng ĐDV tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ĐDV được tham gia đào tạo

* Yếu tố con người của cơ sở đào tạo:

Con người là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động Trongcông tác đào tạo, yếu tố con người bao gồm đội ngũ lãnh đạo, giảng viên và ngườilàm công tác hỗ trợ, quản lý đào tạo

- Đội ngũ lãnh đạo với những chính sách cụ thể giúp cho công tác đào tạođược hiện thực hóa Công tác này có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rấtnhiều vào quan điểm, chính sách của nhà lãnh đạo, quản lý

-Giảng viên là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ĐDV.Một đội ngũ giảng viên có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là yếu tố tích cựctác động tốt tới đào tạo, bồi dưỡng ĐDV

- Người làm công tác hỗ trợ, quản lý đào tạo là những người trực tiếp thực hiệntừng phần việc, gắn kết các bước thành một quy trình đào tạo hoàn chỉnh Chất lượngđào tạo cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực vàcách thức làm việc của đội ngũ này

1.4.2 Các yếu tố thuộc về điều dưỡng viên tuyến dưới

* Đặc điểm của đội ngũ điều dưỡng viên tuyến dưới:

Trang 35

Đặc điểm của đội ngũ ĐDVtuyến dưới về số lượng, trình độ chuyên môn,kiến thức, kỹ năng, độ tuổi công tác… đều có ảnh hưởng đến công tác đào tạo.Những ĐDV tuyến dưới chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chứcdanh thì họ cần phải tham gia học tập, bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đối vớichức danh đó Ngoài ra, tại một vị trí việc làm, ĐDV cũng cần thường xuyên cậpnhật kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ.

Độ tuổi công tác có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác đào tạo ĐDV có độ tuổicao thường có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ít hơn ĐDV trẻ do họ sắp đến độ tuổinghỉ hưu ĐDV trẻ tuổi lại dễ dàng cập nhật kiến thứcmới, nhanh nhẹn trong nắmbắt kỹ năng, là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng

* Nhận thức của đơn vị tuyến dưới đối với công tác đào tạo

Nhận thức của đơn vị tuyến dưới đối với đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố cơ bản,

có tính chất quyết định tới các kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Nhận thứcđúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học

và ngược lại Nếu mỗi đơn vị đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việcđào tạo, có tác dụng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việccủa bản thân; nếu họ hiểu học tập là để phục vụ chính họ trong việc nâng cao chấtlượng hoạt động công vụ, họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi kiến thức,học hỏi, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và cóhiệu quả

Nhận thức đúng đắn từ đơn vị tuyến dưới sẽ có thái độ tích cực khi cho nhân

sự của mình thamgia cáckhóa đào tạo, công tác đào tạo qua đó đạt được kết quả tốt,hoạt động đào tạo của tổ chức đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra Ngược lại, nhậnthức sailệch sẽ khiến đơn vị có thái độ thờ ơ khi tham gia các khóa đào tạo, gây nêntình trạng lãng phí trong đào tạo Phải tốn nhiều thời gian, kinh phí để cử ĐDVtham gia đào tạo nhưng kết quả là sau khóa học năng lực và thái độ làm việc của họkhông được cải thiện Mục tiêu và kết quả của hoạt động đào tạo bồi dưỡng sẽkhông đạt được

1.4.3 Các yếu tố khác

* Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí của cơ sở đào tạo

Trang 36

- Điều kiện cơ sở vật chất (trường, lớp, trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy, họctập…) là yếu tố cần thiết có tác động tích cực hoặc hạn chế tới công tác đào tạo Cơ

sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đào tạodiễn ra và ngược lại nếu

cơ sở vật chất không tốt, hoặc thiếu thốn sẽ hạn chế rất lớn đến các hoạt động đàotạo; thậm chí có thể không thực hiện được các hoạt động đào tạo

- Nguồn kinh phí đào tạo là yếu tố quyết định đến số lượng ĐDVđược đàotạo Kinh phí này thường do Nhà nước cấp (chỉ dành cho đào tạo công chức); kinhphí của đơn vị sự nghiệp (đối với đào tạo viên chức); nguồn đóng góp của học viên(nếu các cơ sở đào tạo là những đơn vị sự nghiệp công tự chủ một phần tài chính);nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án…

* Chương trình và nội dung đào tạo

Chương trình và nội dung đào tạo có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của côngtác đào tạo, đặc biệt là hình thức đào tạo tập trung

Đặc trưng lớn nhất của nội dung đào tạo hay giáo trình, tài liệu đào tạo ĐDV

là tính không ổn định và luôn đòi hỏi cập nhật Đây cũng là điểm khó khăn cho hoạtđộng đào tạo vì đòi hỏi nội dung phải luôn được đổi mới, việc biên soạn lại tài liệukéo theo là sự gia tăng chi phí đào tạo, bồi dưỡng Ngoài ra, các tài liệu chưa theo

hệ thống thống nhất, chưa đồng bộ cũng gây khókhăn cho giảng viên và học viênkhi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng

Ngược lại, một cơ sở đào tạo giải quyết được vấn đề về nội dung và chươngtrình đào tạo sẽ thúc đẩy quá trình đào tạo diễn ra suôn sẻ hơn, giảm thiểu được chiphí và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TUYẾN DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN

HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

2.1.Tổng quan về bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trang 37

Những năm đầu thế kỷ XX: Thành lập, qui mô xây dựng, hoạt động của Nhàthương Vinh ( Nhà thương Vinh là tiền thân của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ

An bây giờ):

– Nhà Thương Vinh được thành lập năm 1910 (Theo cuốn: địa lý, khảo cổ,lịch sử … của một nhân vật lịch sử người Pháp Roubeaud viết về Nghệ An có đềcập đến nhà Thương Vinh)

19/12/1945: Toàn dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,Nghệ An và Thành phố Vinh thực hiện chính sách kháng chiến, các Bệnh viện ởVinh bước vào giai đoạn sơ tán đợt I

– 19/6/1947: Bệnh viện Hồ Chí Minh sơ tán lên Bạch Ngọc – xã Lam Sơn –

Đô Lương và chuyển tên thành Bệnh viện Quân dân y Liên khu IV, sau đó táchriêng thành 2 Bệnh viện:

+ Bệnh viện Dân y, cuối năm 1947 lại tách thành 2 Bệnh viện với qui mômỗi Bệnh viện 80 giường bệnh: Bệnh viện Phuống – Thanh Chương do Bác sỹHoàng Lẫm làm Bệnh viện trưởng; Bệnh viện Tăng Thành – Yên Thành do Bác sỹ

Lê Khánh Đồng làm Bệnh viện trưởng

+ Bệnh viện Quân y chủ yếu phục vụ cho Quân đội ta trong thời kỳ này.– 1947- 1950: Nhằm xây dựng phát triển phong trào y tế nông thôn, Bệnh viện

đã góp phần rất lớn trong công tác phục vụ dân công hoả tuyến ở trung và Thượng Lào,xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho công cuộc kháng chiến

– 1950-1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ thực hiện đường lối y học dựphòng: Xây dựng phong trào vệ sinh phòng bệnh, xây dựng nông thôn XHCN

Năm 1954 – 1958: Từ 2 địa điểm sơ tán: Phuống và Tăng Thành, Bệnh việnđược lệnh dời quay trở lại Vinh, đóng ở xã Hưng đông (Cạnh Đền Voi đạp)

Đến tháng 02/9/1956 (Sau trận bão lớn) Bệnh viện tỉnh Nghệ An được sátnhập với Bệnh viện E ở Cửa Lò (Bệnh viện Miền nam tập kết – Bệnh viện này phục

vụ cho đồng bào, cán bộ, chiến sỹ Miền Nam tập kết ra Bắc) và được mang tên là:Bệnh viện A1 (Vẫn ở xã Hưng Đông và xã Hưng Vĩnh – Hưng Nguyên) với qui môbước đầu 300 dường bệnh với cơ cấu là 1 Bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh Bệnh viện

có 3 khu vực: Khu vực chữa trị, khu vực dành cho CBCNVC và khu vực của Văn

Trang 38

phòng Ty y tế với qui mô thống nhất tập trung.

Năm 1959 – 1964: Bệnh viện A1 và Văn phòng Ty chuyển về Ngã 6thuộcthành phố Vinh

Năm 1965 – 1968: Bệnh viện tăng lên 500 giường bệnh, cơ cấu 1 Bệnh viện

Đa khoa hoàn chỉnh: Lâm sàng và phi lâm sàng phát triển cân đối, Đảng uỷ cơ sở y

tế được thành lập (Bao gồm Văn phòng Ty và Bệnh viện), phòng trào thi đua pháttriển rầm rộ

– 1965: Biện viện sơ tán một bộ phận lên xã Hưng đạo (Hưng Nguyên), phầnlớn được dời lên Nam Yên (Nam Đàn), chỉ để lại khoảng 70 người do Bác sỹNguyến Khương phụ trách.Sơ tán về Nam Đàn được 5 tháng Bệnh viện lại đượclệnh dời lên Thanh Chi - Thanh Chương sau đó dời đến Thanh Luân – Thanhchương, tiếp đến chuyển đến Văn Thành – Yên Thành

– Năm 1969 Bệnh viện chuyển lên Nghĩa Đức – Nghĩa Đàn và suốt thời giancòn lại của cuộc chiến tranh phá hoại Bệnh viện lại được lệnh quay về đóng ởThanh Luân, Thanh Ngọc thuộc Huyện Thanh Chương Sau khi chuyển đến một nơimới Bệnh viện để lại nơi cũ một số cán bộ để tăng cường cho các huyện Sở chỉđạo, Bệnh viện tăng cường lực lượng: Lúc này đã có 18 Bệnh viện Huyện trưởngthành và vững vàng để đảm nhận vai trò tuyến III

– Sau nhiều năm sơ tán, năm 1974, Bệnh viện tỉnh Nghệ An trở về thành phốVinh và được sự giúp đỡ của nước Cộng hoà Ba Lan đã tiến hành xây dựng lại cơ

sở vật chất tại địa điểm mới Năm 1976, chính thức phục hồi Bệnh viện với quy mô

500 giường bệnh chính quy hiện đại tại xã Hưng Dũng – Thành phố Vinh

– 1976 – 1985: Thực hiện chủ trương hợp tỉnh, Bệnh viện lấy tên: Bệnh việnNghệ Tĩnh

– Cuối tháng 11- 1985, Giám đốc Bệnh viện quyết định đón bệnh nhân đếnkhám và điều trị Đây là việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của cán

bộ và nhân dân khi đau ốm và đưa đội ngũ cán bộ công nhân viên đi vào hoạt động

ở cơ sở hiện đại, từ đó bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ, năng lựcquản lý Bệnh viện Nhi ra đời khi bệnh viện I Nghệ Tĩnh chuyển đến một cơ sở mớivừa được xây dựng đồng bộ do sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhân dân Ba Lan, gọi

Trang 39

là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Ba Lan (nay là Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoatỉnh) Trên một phần cơ sở cũ của Bệnh viện I Nghệ Tĩnh, Khoa Nhi được tách rathành lập Bệnh viện Nhi Nghệ Tĩnh và chính thức hoạt động từ ngày 01- 6- 1985.

Năm 1989-1992: Do có sự chia tách Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và

Hà Tĩnh nên Bệnh viện lúc này được đổi tên thành Bệnh viện Việt Nam – Ba Lan

– Năm 1997 tại Quyết định số 2438/QĐ-UB ngày 10/6/1997 của Chủ tịchUBND tỉnh Nghệ An v/v đổi tên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Ba lan thànhBệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Cùng sự phát triển của lịch dân tộc, quá trình hình thành và phát triển củaBệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trải qua bao khó khăn vất vả, nhờ sự nỗ lựchết mình, hy sinh xương máu của rất nhiều CBCNV Bệnh viện Tháng 10/2014,Bệnh viện HNĐK Nghệ An chính thức di chuyển tới địa điểm làm việc mới tạiKm5, đại lộ LêNin, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An Từ đây, người dân tỉnh Nghệ

An có được một Bệnh viện Tỉnh với quy mô rộng lớn với giường bệnh được giao là900; thực kê 1300 giường; với phương tiện, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ CBCNVđông đảo, tri thức y học vững (1000 người) Đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnhngày càng cao của không chỉ nhân dân trong tỉnh mà cả các Tỉnh lân cận cũng nhưnước bạn Lào

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trựcthuộc Bộ Y tế và UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh,chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bệnh viện

có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại,

có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp Bệnh viện thực hiện các chức năngnhiệm vụ sau:

Trang 40

Nhà nước.

Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng nhưtại địa phương nơi Bệnh viện đóng Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi hội đồnggiám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố, trưng cầu; khám giám định pháp

y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu

* Nghiên cứu khoa học về y học:

Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến

bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu yhọc cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh khôngdùng thuốc - Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹthuật của Bệnh viện

Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏeban đầu…

* Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các Bệnh viện tuyến dưới pháttriển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị

Kết hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạchchăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực

* Phòng bệnh:

Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng

Phối hợp với các cơ sở y tế phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòngbệnh, phòng dịch

* Hợp tác quốc tế:

Ngày đăng: 13/04/2019, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23. Kỷ yếu công trình nghiên cứu mắt hột và nhãn khoa – NXB Y học, số 1/1965 24. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị KHKT ngành mắt năm 1996 25.Website: http://www.bvnghean.vn (Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An) Link
15. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Khác
16. Trần Quốc Hà (2002, Giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới- Chủ trương thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
18. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
19. Tạ Ngọc Hải (2010), Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lự, NXB Thông tin và Truyền thông Khác
20. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
21. Nguyễn Văn Minh (2002), Con người, chìa khóa của thành công, Nghệ thuật sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
22. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức, NXB Tư pháp, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w