Việc mở rộng quy mô giáo dục đã có những tác động tới việc phát triển kinh tế tri thức, tạo ra những điều kiện cho mọi người trong xã hội được học tập, không ngừng nâng cao trình độ văn
Trang 1NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Giáo dục và đào tạo luôn là một vấn
đề quan trọng có ảnh hưởng to lớn đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc Đặc
biệt, trong thời đại hiện nay, khi kinh tế tri
thức trở thành một xu thế khách quan thì vai
trò của giáo dục và đào tạo ngày càng nổi
bật bởi đó là một trụ cột cơ bản nhất cho sự
hình thành và phát triển của kinh tế tri
thức.Tuy nhiên hiện nay, bên cạnh một số
thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều tồn tại
gây cản trở đến sự phát triển của kinh tế tri
thức
*Những thành tựu chủ yếu
Một là, quy mô giáo dục được mở
rộng tạo ra những điều kiện, tiền đề quan
trọng cho sự phát triển kinh tế tri thức.
Trong thời gian qua ở nước ta, quy mô giáo
dục đã được mở rộng đáng kể đáp ứng nhu
cầu học tập của xã hội Hệ thống trường
học, người học không ngừng tăng lên
Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỷ lệ học sinh
trong độ tuổi đi học tăng nhanh, trong đó
mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72 lên 98%; tiểu
học từ 94 lên 97%; trung học cơ sở từ 70
lên 83%; trung học phổ thông từ 33 lên
50%; quy mô đào tạo nghề tăng 3,08 lần; trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần
Riêng đối với hệ thống trường đại học và cao đẳng, theo các số liệu thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo, năm học 1999
- 2000, cả nước có 153 trường đại học và cao đẳng (84 trường cao đẳng và 69 trường đại học), với 893,754 sinh viên và 30,309 giảng viên Đến năm học 2004 - 2005, cả nước có 230 trường đại học và cao đẳng (137 trường cao đẳng, 93 trường đại học),
số lượng sinh viên trên cả nước là 1,319,754 sinh viên, số lượng giảng viên là 47,646 Năm học 2010 - 2011, cả nước có
223 trường cao đẳng, 163 trường đại học, với 1,435,887 sinh viên, 50,951 giảng viên Như vậy, từ năm 2001 - 2010, quy mô giáo dục đại học tăng 2,35 lần Năm 2010, số sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân đạt 227; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động
Việc mở rộng quy mô giáo dục đã có những tác động tới việc phát triển kinh tế tri thức, tạo ra những điều kiện cho mọi người trong xã hội được học tập, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, tiếp
Trang 2thu kiến thức, khoa học công nghệ, kỹ năng,
kinh nghiệm…Đây là những tiền đề quan
trọng để đưa nước ta bước vào xã hội học
tâp, phát triển kinh tế tri thức
Hai là, từng bước thực hiện chuyển
từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô
hình “học tập suốt đời” Tại Đại hội lần thứ
X của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2006)
đã có chủ trương “Chuyển dần mô hình giáo
dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở
-mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập
suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa
các bậc học, ngành học; xây dựng và phát
triển hệ thống học tập và những hình thức
học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu
cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời,
tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho
người học, đảm bảo sự công bằng xã hội
trong giáo dục”.[1,tr95]
Học tập suốt đời ở Việt Nam hiện
nay dựa trên 5 trụ cột: giáo dục chính quy,
giáo dục vừa làm vừa học, giáo dục từ xa,
các trung tâm giáo dục thường xuyên và hệ
thống các trung tâm học tập cộng đồng
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế
tri thức, việc tạo những điều kiện, cơ sở cho
việc học tập suốt đời có ý nghĩa rất quan
trọng, đảm bảo cho mọi người không ngừng
nâng cao trình độ, liên tục cập nhật những
kiến thức mới, nhất là khoa học công nghệ
hiện đại để phục vụ tốt cho công việc của mình Đồng thời việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức sẽ tạo ra những động lực thúc đẩy cho xã hội học tập phát triển nhanh
và hiệu quả
Thứ ba, chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có chuyển biến nhất định Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp
cận tri thức mới, trình độ khoa học và công nghệ của học sinh, sinh viên được nâng cao
Số đông học sinh, sinh viên tốt nghiệp có hoài bão lập thân, lập nghiệp và tinh thần tự lập; đại bộ phận sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm Phát triển giáo dục và đào tạo đã chuyển theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ
Ngoài ba thành tựu cơ bản trên, ở một số phương diện khác giáo dục và đào tạo nước ta cũng đạt được những kết quả nhất định
- Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu Các lực
lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau Ngân sách nhà nước đầu tư
Trang 3cho giáo dục tăng liên tục từ 15,3% năm
2001 lên trên 20% năm 2010 Trong năm
2010, khoảng 25% tổng chi phí của xã hội
cho học tập là đóng góp của người dân Bên
cạnh đó, cũng đã huy động được sự đóng
góp của các doanh nghiệp, các tổ chức
chính trị - xã hội và đầu tư nước ngoài Một
trong những tổ chức góp phần to lớn trong
việc thực hiện xã hội hóa giáo dục là Hội
Khuyến học Việt Nam
- Công bằng xã hội trong giáo dục đã
được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập
cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em
các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật Việc
miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các
chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho
đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện
chính sách được học tập, trước hết ở các cấp
học phổ cập Đã có 53% số học sinh, sinh
viên cả nước được miễn giảm học phí
- Công tác quản lý chất lượng đã
được chú trọng với việc tăng cường hệ
thống đánh giá và kiểm định chất lượng
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn
thành việc xây dựng Đề án đổi mới cơ chế
tài chính trong giáo dục đào tạo, trong đó có
đề án học phí Việc phân cấp quản lý giáo
dục cho các địa phương và sở giáo dục
được đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ
động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển
dụng giáo viên, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng vùng miền
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng
dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo
- Cơ sở vật chất nhà trường được cải
thiện, Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 52% năm 2006 lên 71% năm 2010
Những thành tựu của giáo dục nước
ta đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể: từ 0,688, xếp thứ 109 trong
số 174 quốc gia vào năm 2000 đã tăng lên 0,733, xếp thứ 105 trong số 177 quốc gia vào năm 2005 Những thành tựu của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh
Trang 4chính trị của đất nước trong những năm đổi
mới vừa qua
*Những hạn chế, yếu kém của giáo
dục và đào tạo nước ta trong điều kiện
phát triển kinh tế tri thức
Một là, chất lượng giáo dục và đào
tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế tri thức Thời gian qua, mặc dù chất
lượng giáo dục và đào tạo ở một số cấp học,
bậc học có những chuyển biến tích cực
nhưng nhìn chung còn thấp so với yêu cầu
phát triển của đất nước và thấp so với các
nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu
vực, trên thế giới
Chất lượng giáo dục đào tạo thấp thể
hiện ở nhiều mặt nhưng tập trung nhất là
chất lượng nguồn nhân lực Trình độ tri
thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực
hành, kỹ năng mềm… của nguồn nhân lực
còn yếu, đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp
tại các trường đai học, cao đẳng phải trải
qua một quá trình đào tạo lại ở các đơn vị
sử dụng lao động mới có thể làm được việc
Chất lượng giáo dục đại học, cao
đẳng và đào tạo nghề ở nước ta còn thấp so
với nhiều nước trong khu vực và thế giới,
điều này có nhiều nguyên nhân như: chủ
yếu nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực
hành, thời gian đào tạo dài, nội dung,
phương pháp đào tạo còn lạc hậu, chậm đổi
mới không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, chưa chuyển mạnh sang nhu cầu của xã hội
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng và quy mô với yêu cầu nâng cao chất lượng; giữa dạy chữ và dạy người; còn có những biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ: "Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [2,tr168]
Hai là, quản lý Nhà nước về giáo dục
và đào tạo còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới Quản lý
Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nặng tính quan liêu bao cấp, vẫn còn tình trạng ôm đồm, sự vụ, làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các đơn vị cơ sở Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho việc
Trang 5quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục
chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất
Việc tách rời quản lý nhà nước về chuyên
môn với quản lý nhân sự, tài chính đã làm
giảm tính thống nhất trong chỉ đạo, điều
hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục
quốc dân và làm cho bộ máy quản lý giáo
dục trở nên cồng kềnh, nặng nề Năng lực
của các cơ quan quản lý giáo dục chưa đáp
ứng được nhiệm vụ quản lý trong tình hình
mới
Chính sách huy động và phân bổ
nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp
lý, chưa quan tâm đúng mức đến các địa
phương khó khăn Đầu tư của nhà nước cho
giáo dục còn thiếu hiệu quả, chưa tập trung
cao cho những mục tiêu ưu tiên Cơ cấu chi
ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó
phần chi cho hoạt động chuyên môn là
không đáng kể
Ba là, nội dung, phương pháp giáo
dục còn bộc lộ nhiều hạn chế; chương trình
giáo dục đại học chậm đổi mới, chưa đáp
ứng được mục tiêu cho phát triển kinh tế tri
thức Trong nội dung, chương trình giáo
dục, nhất là giáo dục đại học, cao đẳng và
học nghề còn nhiều phần không thiết thực,
lạc hậu, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực
hành, chưa gắn với yêu cầu xã hội; một số
nội dung đào tạo quan trọng như ngoại ngữ,
kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm chưa được coi trọng đúng mức Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ máy móc, không phát huy được tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo và tinh thần tự học
Bốn là, một bộ phận nhà giáo và cán
bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới Đội
ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn Còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống Năng lực của một bộ phần nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thỏa đáng Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
Đánh giá về những hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo, Văn kiện Đại hội
XI cũng nhận định: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy
Trang 6chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quản lý nhà nước
về giáo dục đào tạo còn bất cập Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [2,tr167,168]
Như vậy, từ những thành tựu và hạn chế trên có thể thấy, để giáo dục nước nhà theo kịp yêu cầu của sự phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải thay đổi căn bản và toàn diện từ nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại Trong bối cảnh hiện nay,
sự thay đổi này là một xu hướng khách quan và tất yếu
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb.CTQG, Hà Nội, 2006
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.CTQG, Hà Nội, 2011
3 www.moet.gov.vn