1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề Nâng cao chất lượng ngành giáo dục Thủ đô

88 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 764,4 KB

Nội dung

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ TP Hà Nội cũng chỉ rõ một trong nhiệm vụ chủ yếu của Hà Nội giai đoạn 5 năm 2010 - 2015 là: "Ưu tiên phát triển khoa học - công nghệ, giáo

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay Vì vậy, việc đổi mới toàn diện giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ chiến lược và là nền tảng cũng như động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,

xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ TP Hà Nội cũng chỉ rõ

một trong nhiệm vụ chủ yếu của Hà Nội giai đoạn 5 năm 2010 - 2015 là: "Ưu tiên phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới" Trong

đó, đề ra giải pháp trọng tâm cho phát triển văn hóa - xã hội, Nghị quyết nhấn

mạnh thành phố cần "nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vị trí và yêu cầu phát triển văn hóa, phát triển khoa học, giáo dục và đào tạo để xây dựng Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế"

Là Thủ đô và là trung tâm văn hóa – chính trị - kinh tế của cả nước, Hà Nội nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và có nhiều điều kiện thuận lợi

để phát triển giáo dục cũng như đào tạo nhân lực Tuy vậy, trước sự phát triển và thay đổi như vũ bão của cuộc sống hiện đại, bên cạnh những thuận lợi, giáo dục

Hà Nội đang đứng trước những khó khăn, thách thức mang tính thời đại

Trang 2

Nhằm cung cấp một số thông tin cho bạn đọc về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, công tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua, Thư viện Hà Nội biên soạn Thư mục

chuyên đề “Nâng cao chất lượng ngành giáo dục Thủ đô” Thư mục gồm

những nội dung sau:

I Đường lối chỉ đạo về giáo dục, đào tạo

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo

2 Thành phố Hà Nội với ngành Giáo dục Thủ đô

III Thực trạng ngành Giáo dục Hà Nội

THƯ VIỆN HÀ NỘI

Trang 3

MỤC LỤC

I ĐƯỜNG LỐI CHỈ ĐẠO VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO 1

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo 1

2 Thành phố Hà Nội với ngành Giáo dục Thủ đô 7

II THỰC TRẠNG NGÀNH GIÁO DỤC HÀ NỘI 12

1 Những thành tựu 12

2 Những khó khăn, hạn chế 40

III NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGÀNH GIÁO DỤC HÀ NỘI 48

PHỤ LỤC 54

BẢNG TRA TÊN SÁCH VÀ TÀI LIỆU 63

Trang 4

I ĐƯỜNG LỐI CHỈ ĐẠO VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo

1 Chỉ thị về phương hướng điều chỉnh ngành học bổ túc văn hoá - H : Bộ giáo dục, 1989 - 16tr ; 19cm

Điều chỉnh về bổ túc văn hóa là một trong những nội dung của điều chỉnh cải cách giáo dục theo hướng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV yêu cầu đổi mới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội

3 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại

hội VI, VII, VIII, IX) về văn hoá, xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, đào tạo -

H : Chính trị quốc gia, 2005 - 290tr ; 21cm

Tập hợp các đoạn trích từ các văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết hội nghị trung ương từ Đại hội Đảng 4 đến Đại hội 9 có nội dung đề cập đến các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục – đào tạo

HVL 1561 - 1562

4 ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Nghị quyết Hội nghị toàn Đảng bộ

Hà Nội (họp từ 21-4-1959 đến 30-4-1959) - H., 1959 - 83 tr

Phần nói về văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội (tr.51)

5 ĐOÀN TRỌNG HUY Triết lý Hồ Chí Minh về giáo dục/ Đoàn Trọng

Huy - Tản Viên Sơn, 2013 - Số 11, tr.5-9

Trang 5

Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh có thể thấy trên một hệ thống tư tưởng triết học, về đại thể bao gồm: tư tưởng nhân văn, triết lý nhân bản, triết lý khai phóng, triết lý phát triển, triết lý sáng tạo, triết lý cách mạng, triết lý hiện đại

6 ĐỖ ĐỨC MINH Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng

một nền giáo dục Việt Nam hiện đại / Đỗ Đức Minh - Lịch sử Đảng, 2004 - Số

7 ĐỖ MƯỜI "Đổi mới sự nghiệp đào tạo những người Thày cho đất

nước" / Đỗ Mười - Quân đội nhân dân, 1994 - 19 tháng 1

Bài nói của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 15-1-1994

8 Đồng chí Phạm Thế Duyệt mong mỏi hai trường nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học - Hà nội mới, 1989 - 19 tháng 5

Đ/c Phạm Thế Duyệt đến thăm và làm việc với trường PTTH Phan Đình Phùng và trường Đại học Kinh tế quốc dân

9 Giáo dục Thăng Long - Hà Nội : Quá trình, kinh nghiệm lịch sử và định hướng phát triển / Nguyễn Hải Kế: chủ biên; Nguyễn Văn Căn, Đoàn Minh Huấn : biên soạn - H : Nxb Hà Nội, 2010 - 476tr ; 24cm - (Tủ sách Thăng Long 1000 năm)/Trang tên sách ghi Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.09

Giáo dục Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến (1010-1884) cho đến ngày nay; vai trò, vị trí và những kinh nghiệm của giáo dục Thăng Long - Hà Nội; định hướng phát triển giáo dục thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

HVL 3078 - 3079

Trang 6

10 Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới : Chủ trương, thực hiện, đánh giá - H : Chính trị quốc gia, 2002 - 335tr ; 21cm

Gồm một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ban, ngành đánh giá những thành tựu cũng như khuyết điểm của ngành giáo dục và đào tạo; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

VL 19763 - 19764

11 HỒ CHÍ MINH Bàn về công tác giáo dục / Hồ Chí Minh - H : Sự

thật, 1972 - 114tr ; 19cm

Gồm những bài nói và viết của Hồ Chủ tịch về công tác giáo dục năm 1945

- 1969 trong những lần gặp gỡ, gửi thư cho trường học và các học sinh

HVV 752

12 HỒ CHÍ MINH Hồ Chí Minh nói về vấn đề giáo dục / Hồ Chí Minh,

Hà Thế ngữ, Nguyễn Đăng Tiến, Bùi Đức Thiệp sưu tầm và biên soạn - H : Giáo dục, 1990 - 271tr:7 ảnh ; 19cm

Tập hợp các bài viết bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng

và phát triển sự nghiệp giáo dục của Việt Nam

HVV 799

14 HỒ CHÍ MINH Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và

rất vẻ vang / Hồ Chí Minh - H : Giáo dục, 1969 - 88tr ; 19cm

Trang 7

Những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chủ Tịch và Đảng về công tác giáo dục, về nhiệm vụ của thầy cô giáo

VV 6400

15 M.TH Thực hiện nghị quyết Trung ương 4: Tháo gỡ những cơ chế

quản lý của ngành, tăng cường nguồn đầu tư cho giáo dục Hà Nội / M.TH - Hà nội mới, 1993 - 15 tháng 4

16 Một số văn kiện của Trung ương Đảng và chính phủ về công tác khoa giáo : 5/1976 - 2/1979 - H : Sự thật, 1979 - 386tr ; 19cm

19 Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong đó đề ra mục tiêu "phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực"

www.chinhphu.vn

Trang 8

20 Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hanh T.Ư Đảng khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo - Hà nội mới, 1993 - 15 tháng 2

21 PHẠM VĂN ĐỒNG Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người

chiến sĩ cách mạng dũng cảm thông minh sáng tạo / Phạm Văn Đồng - H : Giáo dục, 1969 - 291tr ; 19cm

Gồm những bài báo, thư, bài nói chuyện của thủ tướng Phạm Văn Đồng về các vấn đề về giáo dục từ năm 1955 cho đến nay

HVV 773

22 PHAN NGỌC LIÊN Hồ Chí Minh với việc xây dựng một nền giáo

dục mới của Việt Nam / Phan Ngọc Liên - Lịch sử Đảng, 2003 - Số 11, tr.17-20

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: giáo dục là một bộ phận quan trọng của hoạt động xã hội; giáo dục gắn liền với các chế độ chính trị; thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế; xuất phát từ quan điểm

"cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” để tiến hành công cuộc "xã hội hoá" giáo dục, làm cho các tầng lớp nhân dân được quyền học tập và có nghĩa vụ đóng góp xây dựng giáo dục

23 PHAN NGỌC LIÊN Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục / Phan Ngọc

Liên - Giáo dục lý luận, 2003 - Số 12, tr.7-10

Theo Người, giáo dục là giáo dục của nhân dân, phải phục vụ quyền lợi của nhân dân; Giáo dục phải nhằm vào mục tiêu đào tạo những con người XHCN cho công cuộc xây dựng CNXH của đất nước; giáo dục phải đem lại quyền lợi cho nhân dân; giáo dục định hướng cho việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học

24 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 88-TTg ngày 17/02/1995 về việc xây dựng 3 trường phổ thông trung học chất lượng cao tại Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và Tp.Hồ Chí Minh - Công báo, 1995 - Số 9, tháng 5.- tr.237

25 Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về việc Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020"

Trang 9

Kèm theo nội dung "Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020" và

"Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020"

http://thuvienphapluat.vn

26 Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Với mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ trong khu vực

www.hanoi.gov.vn

27 THÀNH ỦY HÀ NỘI Chương trình số 04-CTr/TU “Phát triển văn hóa

– xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011 – 2015” / Thành ủy Hà Nội - 2011

Mục 2, Phần II “Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn

2011 – 2015” ghi về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô”, gồm 6 nội dung: xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo, đãi ngộ, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ tri thức; triển khai chủ trương đổi mới giáo dục toàn diện theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trên tất cả các lĩnh vực; quy hoạch, phát triển hệ thống giáo dục phổ thông; quy hoạch, xây dựng đồng bộ mạng lưới các cơ sở dạy nghề của Thành phố…

www.vanban.hanoi.gov.vn

28 Thấu suốt đường lối của Đảng đưa sự nghiệp giáo dục tiến lên mạnh

mẽ, vững chắc / Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng - H : Sự thật, 1972

- 146tr ; 19cm

Phân tích vai trò của giáo dục trong mọi thời đại Vài nét về công tác giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Nhiệm vụ, vị trí của người giáo dục trong việc xây dựng con người mới của chế độ XHCN

VV 7319

Trang 10

29 Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo : xã luận - Hà nội mới,

1994 - 5 tháng 9

Năm học 1993-1994 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết trung ương 4

về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã kết thúc tốt đẹp

30 TRẦN THANH NAM Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo

dục thanh niên hiện nay / Trần Thanh Nam - Tư tưởng văn hoá, 2003 - Số 10, tr.15-18

Giới thiệu về phong trào thanh niên tỉnh Kiên Giang trong công cuộc đổi mới quê hương, đất nước Một số giải pháp nhằm quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên hiện nay

31 TRẦN VĂN CHƯƠNG Định hướng đổi mới phát triển trường đại học

địa phương theo Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo / Trần Văn Chương - Giáo dục & Xã hội, 2014 - Số Xuân, tr.33-35

Một số nét khát quát về thực trạng phát triển các trường đại học địa phương Về định hướng đổi mới phát triển trường đại học địa phương theo Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI: Đổi mới mục tiêu đào tạo; Đổi mới các nhiệm vụ, giải pháp

32 TRỊNH ĐỨC HỒNG Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

giáo dục - đào tạo / Trịnh Đức Hồng - Tư tưởng văn hoá, 2003 - Số 9, tr.21-24

Bài viết đánh giá cao vai trò, vị trí của giáo dục Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minhi đã quan tâm ngay tới vấn đề giáo dục: Mọi người dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của gia đình, nhà trường, xã hội và cả hệ thống chính trị

Tư tưởng này mang tính thời sự sâu sắc

33 Văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục - H : Giáo dục, 1984 - 179tr ; 19cm/(1975 - 1984)

Trang 11

Gồm các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo, quyết định của Ban chấp hành Trung ường Đảng cộng sản Việt Nam và hội đồng chính phủ, Quốc hội ban hành

về ngành giáo dục, đào tạo của nước ta trong từng thời kỳ phát triển

VV 33243 - 33242

35 VŨ VĂN CẨM Hồ Chí Minh và quan điểm về phương pháp giáo dục /

Vũ Văn Cẩm - Tản Viên Sơn, 2013

Quan điểm về các phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn, ảnh hưởng sâu rộng tới sự nghiệp cách mạng Việt Nam và việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho quá trình đổi mới, hội nhập hiện nay

2 Thành phố Hà Nội với ngành Giáo dục Thủ đô

36 Các cơ sở trong thành phố tổ chức hội nghị "Nhà trẻ tiên tiến và nuôi trẻ tiên tiến" - Hà Nội mới, 1968 - 18 tháng 11

Thực hiện chủ trương của ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em và Hội liên hiệp Phụ

nữ thành phố Hà Nội các đơn vị đã tiến hành kiểm tra chất lượng các nhà trẻ

37 Chỉ thị số 11/CT-UBND của UBND TP Hà Nội Về việc tăng cường giáo dục pháp luật và đạo đức, nếp sống cho học sinh

www.vanban.hanoi.gov.vn

Trang 12

38 Hà Nội's future based on skilled human resources - Viet Nam News,

2000 - 23 tháng 12, tr.1+3

Kế hoạch phát triển Hà Nội trong 10 năm tới trong các lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng và an ninh Với nhiệm vụ phát triển kinh tế là hàng đầu, có ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao

39 HẠ YẾN Hà Nội: Giải bài toán thiếu trường / Hạ Yến - Hà Nội mới

cuối tuần, 2012 - Số 40, 6 tháng 10, tr.6

Tình trạng thiếu cơ sở vật chất ở nhiều trường nội thành Hà Nội trở thành nỗi bức xúc của xã hội UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học thành phố, đặt mục tiêu năm 2015 các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trường học; ưu tiên vốn đất xây dựng trường học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Thủ đô

40 Hoan nghênh và quyết tâm thực hiện pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Nghị quyết của Đại hội "Vì tương lai con em chúng ta" thành phố Hà Nội - Hà Nội mới, 1979 - 30 tháng 11

41 KIM CHI Hà Nội đầu tư 14 tỷ đồng để thực hiện phổ cập cấp II vào

năm 2000 / Kim Chi - Quân đội nhân dân, 1993 - 13 tháng 4

42 KIM DUNG Bí thư thành uỷ Nguyễn Phú Trọng: Ngành giáo dục và

đào tạo Thủ đô phải luôn dẫn đầu cả nước / Kim Dung - Hà Nội mới, 2002 - 12 tháng 4, tr.1+3

Toàn thành phố có gần 1000 trường học với 3vạn giáo viên và 60 vạn học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực thực hiện nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII

43 KIM THOA Bao giờ Hà Nội hoàn thành phổ cập cấp II / Kim Thoa -

Hà nội mới, 1994 - 28 tháng 4

Trang 13

Trước thực tế số học sinh không đến lớp ngày càng tăng, HĐND và UBND

đã ra Nghị quyết chỉ thị cho các ngành, đặc biệt là ngành Giáo dục – Đào tạo phải thực hiện việc phổ cập cấp II trong toàn thành phố và phấn đấu hoàn thành phổ cập cấp II trong toàn thành phố trong thời gian sớm nhất

44 LÊ THỊ THU HƯƠNG Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển

giáo dục - đào tạo (1996-2008) / Lê Thị Thu Hương - Lịch sử Đảng, 2009 - Số 7.- tr.49-53

Luật Thủ đô được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 21/11/2012 Trong đó Chương II “Chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô” có Điều 12: Phát triển giáo dục và đào tạo

www.chinhphu.vn/portal/page/chinhphu/

45 LÝ HỒNG PHONG Đề án phát triển mạng lưới các trường nghề trên

địa bàn Hà Nội: Chất lượng cần song hành với số lượng / Lý Hồng Phong - Hà Nội mới, 2013 - 14 tháng 12, tr.3

Nghị quyết về Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 23 trường cao đẳng nghề, 34 trường trung cấp nghề, 73 trung tâm dạy nghề và khoảng 90 lao động được qua đào tạo Theo đánh giá của không ít đại biểu HĐND thành phố, để đạt được mục tiêu này là rất khó khăn

46 MINH ĐỨC Hà Nội cần tiếp tục hiện đại hoá trường lớp, đổi mới và

tăng cường kỷ cương trong quản lý / Minh Đức - Hà Nội mới, 2006 - 5 tháng 7, tr.1+7

Đây là mục tiêu mà đoàn giám sát UBVH, GD TN, TN và nhi đồng của Quốc hội làm việc với UBND Thành phố

47 MINH HIỀN Ban hành cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục

công lập chất lượng cao / Minh Hiền - Kinh tế & Đô thị, 2013 - Số 155, 8 tháng

7, tr.2

Trang 14

Tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tại Hà Nội Dự kiến, năm 2015 Hà Nội sẽ có 35 trường chất lượng cao theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện Phiên họp cũng thảo luận và thông qua Nghị quyết về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức vào xây dựng các công trình phúc lợi công cộng

48 Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND thành phố Hà Nội ngày 17/7/2009

về Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Thành phố Hà Nội đến năm 2015

http://thuvienphapluat.vn

49 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND TP Hà Nội về việc thông qua quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

www.vanban.hanoi.gov.vn

50 Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND thành phố Hà Nội ngày 17/7/2009

về việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đào tạo và y tế của Thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009 - 2015)

http://thuvienphapluat.vn

51 Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô (Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Luật Thủ đô)

http://thuvienphapluat.vn

52 NGUYỄN ĐỨC THUẦN Giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô / Nguyễn Đức Thuần - Hà nội mới, 1994 - 4 tháng 9

Trang 15

Diễn đàn vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô

53 NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH Một số chính sách phát triển giáo dục

mầm non của Hà Nội / Nguyễn Thị Ngọc Bích - Giáo dục mầm non, 2003 - Số

55 Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định cụ thể tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục phổ thông chất lượng cao áp dụng tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao (Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Luật Thủ đô)

www.vanban.hanoi.gov.vn

56 Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

www.vanban.hanoi.gov.vn

57 Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 của UBND Thành phố Hà Nội Ban hành quy định chế độ chính sách đối với giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

www.vanban.hanoi.gov.vn

Trang 16

58 Tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI: Ngành giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội đổi mới công tác đào tạo nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất - Hà nội mới, 1991 - 18 tháng 4

59 Về việc mở các lớp đào tạo không chính quy vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Hà nội mới, 1988 - 16 tháng 8

Các nguyên tắc chung của UBND thành phố Hà Nội về việc mở lớp đào tạo không chính quy của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

II THỰC TRẠNG NGÀNH GIÁO DỤC HÀ NỘI

61 40 năm xây dựng và trưởng thành (1959-1999) / Đoàn Phan Tân: chủ biên - H : Đại học văn hoá Hà Nội, 1999 - 56tr ; 30cm

Trang 17

Tổng quan về Giáo dục Hà Nội, Giáo dục ở Thăng Long-Hà Nội trong thời

kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, và sau cách mạng tháng Tám -1945 đến

2007 Quá trình phát triển, hệ thống trường lớp và một số thành tựu giáo dục Hà Nội

HVL 3236 - 3237

64 BẢO ANH Mầm non nông thôn: Bước chuyển mình từ Đan Phượng /

Bảo Anh - Lao động Thủ đô, 2013 - Số 104, 29 tháng 8, tr.7

Trước tháng 8/2008, các trường bán công nông thôn ở huyện Đan Phượng phải mượn nhà dân, nhà kho; lương cán bộ mầm non bấp bênh Sau mở rộng địa giới, trường mầm non Đan Phượng cùng 350 trường mầm non bán công khác chuyển sang loại hình công lập, cơ sở vật chất khang trang, thu hút nhiều trẻ nhập lớp, lương giáo viên ổn định Những tâm sự của Hiệu trưởng trường mầm non Đan Phượng, bà Nguyễn Thị Lan và Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non huyện Đan Phượng, bà Nguyễn Thị Hào

65 BẢO ANH Nơi không xuống cấp / Bảo Anh - Nhân dân, 1994 - 9

Đặc điểm tình hình của trường Những biện pháp phấn đấu và xây dựng trường trong 18 năm qua

HVV 453

67 BẢO HOÀI Vì sự phát triển toàn diện của giáo dục dào tạo Đông Anh:

Đổi mới, nâng cao chất lượng / Bảo Hoài - Hà Nội ngày nay, 2013 - Số 65+66,

20 tháng 6, tr.I

Trang 18

Về những đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo huyện Đông Anh thông qua các chương trình như: chương trình xoá phòng học cấp 4 ở cấp tiểu học và trung học cơ sở Ngoài ra, huyện còn thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Thành phố Hà Nội đến năm 2015" Toàn huyện có 4 trung tâm mầm non: Mai Lâm, Cổ Loa, Bắc Hồng, Đại Mạch Từ đó tạo đà cho việc dạy và học ở huyện Đông Anh đạt được nhiều thành tích đáng kể

68 BẢO KIM Tín hiệu vui từ mô hình trường học mới VNEN / Bảo Kim

- Tuổi trẻ Thủ đô, 2013 - Số 1266, 2 tháng 10, tr.4

Năm học 2012 - 2013, trường tiểu học Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là trường tiểu học đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội được chọn thí điểm dạy mô hình trường học mới (VNEN) Đây là mô hình được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào toạ trong nước Trường tiểu học Tả Thanh Oai đạt trường chuẩn Quốc gia từ 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013, trường chọn 2 lớp 2 và 2 lớp 3 thí điểm phương pháp khuyến khích học sinh tự học, thảo luận trong lớp Phương pháp này giúp học sinh suy nghĩ độc lập, tự tin, mạnh dạn hơn

69 BÙI LINH Những nhà giáo nữ "hai giỏi" / Bùi Linh - Hà Nội mới,

2013 - 14 tháng 11, tr.5

Năm năm qua (2008 - 2013), phong trào thi đua "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", "Cô giáo người mẹ hiền" có 83 nữ nhà giáo đạt danh hiệu ở các cấp với nhiều sáng kiến trong cách dạy học Ngoài ra, các nữ giáo viên Thủ đô còn hưởng ứng chương trình "Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn" và làm tròn nghĩa vụ của người vợ, người mẹ trong gia đình Từ đó, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên toàn ngành, góp phần cải thiên chất lượng giáo dục

70 C.B Trường trung học nông nghiệp Hà Nội gắn liền đào tạo, nghiên

cứu với thực tiễn sản xuất / C.B - Hà nội mới, 1991 - 26 tháng 12

71 CAO HÒA Hà Nội tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu

Thủ đô năm học 2013 – 2014 / Cao Hòa – Tuổi trẻ Thủ đô, 2014 – Số 1366, 19 tháng 5, tr.2

Trang 19

Sáng ngày 18/5/2014, tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội đã tuyên dương, khen thưởng 130 học sinh giỏi tiêu biểu Thủ

đô năm học 2013 – 2014 Đây là hoạt động truyền thống hàng năm của ngành giáo dục – đào tạo Hà Nội Cũng tại buổi lễ, Hà Nội đã phát động đợt thi đua, phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thi đua dạy tốt, học tốt, rèn luyện tích cực tạo nền tảng xây dựng giáo dục Thủ đô phát triển vững mạnh

72 CAO HOÀ Ngành Giáo dục Đào tạo Hà Nội: Tiếp tục tô thắm bảng

vàng cho ngành / Cao Hoà - Tuổi Trẻ Thủ Đô, 2013 - Số 1245, 14 tháng 8, tr.6

Với những thành tích đã đạt được, năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục - Đào tạo Thủ Đô được xã hội, lãnh đạo ngành đánh giá là năm học có nhiều dấu

ấn về thành tích giáo dục mũi nhọn Năm học 2013 - 2014, ngành giáo dục Thủ

đô tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Đặc biệt, sẽ tăng cường các giải pháp quản lý, chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học, tình trạng dạy thêm, học thêm

73 CAO HÒA Thành tựu ngành giáo dục Thủ đô sau 5 năm hợp nhất /

Cao Hòa - Tuổi trẻ Thủ đô, 2014 - Số Xuân, tr.15

Về một số thành tựu mà ngành giáo dục Thủ đô đã đạt được sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính Sự thay đổi từ chất lượng giảng và dạy học cho đến việc đầu tư cơ sở vật chất là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành giáo dục Hà Nội trong suốt 5 năm qua

74 CAO HÒA Trường THCS Lê Quý Đôn đón nhận huân chương lao

động hạng nhì / Cao Hòa - Tuổi trẻ Thủ đô, 2013 - Số 1287, 20 tháng 11, tr.11

Ngày 19/11, trường THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Đồng thời biểu dương và trao bằng khen cho các giáo viên, học sinh dạy tốt, học tốt

75 CẨM BÌNH Các trường chuyên nghiệp Hà Nội tiếp tục đổi mới công

tác đào tạo / Cẩm Bình - Hà nội mới, 1992 - 6 tháng 2

Trang 20

76 CẨM BÌNH Gặp những người mở trường phổ thông trung học đầu tiên

/ Cẩm Bình - Hà nội mới, 1989 - 25 tháng 6

UBND Thành phố đã cho phép mở trường PTTH dân lập Lương Thế Vinh

77 CẨM BÌNH Một học sinh Việt Nam được tặng Huy chương Bạc của

nước Nga / Cẩm Bình - Hà Nội mới, 2006 - 1 tháng 7, tr.4

Vũ Tiến Thanh - nguyên là học sinh cấp I Trưng Vương, cấp II Giảng Võ Học lớp 7, em theo bố mẹ sang công tác tại Nga, học ngay lớp 7 bằng tiếng Nga Sau 1 năm em thi đỗ trường chuyên Toán - Lý, liên tục đoạt giải Olympic Năm

2006, em được tặng HCB của nước Nga dành cho học sinh PTTH ưu tú

78 CẨM BÌNH Trường PTTH dân lập Đông Đô - Điểm mới của giáo dục

thủ đô / Cẩm Bình - Hà nội mới, 1992 - 16 tháng 1

79 CẨM BÌNH Trường trung học xây dựng Hà Nội : Những yếu tố quyết

định trong quá trình đổi mới / Cẩm Bình - Hà nội mới, 5568 - 21 tháng 10

Một mô hình giáo dục mới, đó là đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất

80 CHU VĂN THẠCH Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy

học cải cách ở huyện Từ Liêm / Chu Văn Thạch - Hà nội mới, 1980 - 14 tháng

3

81 DANG HUE Les écoles maternelles privées ont la cote / Dang Hue -

Le Courrier du Vietnam, 2001 - No2386, tr.3

Hiện ở HN có 37 trường mầm non tư thục đón tiếp khoảng 6747 em Theo

bà Trần Thị Minh Hiền, Trưởng phòng Mẫu giáo thuộc Sở GD-ĐT HN thì chất lượng các trường mầm non tư thục ngày càng được nâng cao và Trường mầm non Minh Hải (12B4B Trung Tự) là một điểm sáng

82 DIỆP PHÚ HƯƠNG Trường nội trú Vân Hồ / Diệp Phú Hương -

Phụ nữ, 1968 - tháng6,số 214, tr.6+7

Lòng tận tụy yêu thương học trò của các cô giáo trường Vân Hồ (khu Hai

Bà Trưng) ở nơi sơ tán

Trang 21

83 DIỆU LINH Phòng Giáo dục & Đào tạo quân Ba Đình (Hà Nội): Từng

bước đổi mới mạnh mẽ / Diệu Linh - Tuổi trẻ Thủ đô, 2013 - Số 1253+1253, 30 tháng 8, tr.16

Quận Ba Đình có 40 trường mầm non (20 trường công lập 20 trường dân lập, tư thục) Trong đó, 100 trẻ 5 tuổi đã được huy động ra lớp với tổng số 4312 cháu Ngoài ra, các trường trên địa bàn quận Ba Đình thực hiện tốt kế hoạch giáo dục 2 buôi/ngày cho học sinh tiểu học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục nếp sống văn minh Những chia sẻ của ông Nguyễn Đắc Hùng - Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Ba Đình về vấn đề này

84 DUNG NHI Hà Nội liên kết với các trường nghề nước ngoài: Một

bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề / Dung Nhi - Hà Nội mới, 2012 - 29 tháng 11, tr.6

Mỗi năm thành phố Hà Nội tạo thêm việc làm cho hàng trăm nghìn lao động nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị vẫn còn hơn 3,2; khu vực nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp sau đào tạo nghề cao hơn rất nhiều Trước tình trạng này, thành phố đã đưa ra nhiều phương án nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, trong đó, ưu tiên liên kết với các trường dạy nghề nước ngoài

85 DUY ANH Điểm nhấn năm học mới / Duy Anh - An ninh Thủ đô,

2013 - Số 3903, 5 tháng 9, tr.4

Một trong những điểm nhất trong năm học 2013 - 2014 là việc kiểm khai rộng rãi mô hình trường học mới cùng sự đầu tư lớn cho cơ sở vật chất Trường Tiểu học Tả Thanh Oai được chọn thí điểm mô hình này trong năm học 2012 -

2013 Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này với 50 trường thuộc 15 quận huyện Ngoài việc đổi mới trong phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, thành phố còn chú trịng đầu tư ngân sách và vốn xã họi hoá Hiện toàn thành phố đã xây mới 7210 phòng học, 768 trường chuẩn

Trang 22

86 ĐAN THÀNH Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội: Vườn ươm tài

năng trẻ / Đan Thành - Người Hà nội , 2001 - Số 19, tr.8

Trường thành lập năm 1967 với tên gọi trường Nghệ thuật Hà Nội đào tạo chuyên ngành sơ cấp Đây là chiếc nôi để những tài năng của Thủ đô ươm mầm

và phát triển

87 ĐẶNG LÂN Để bố mẹ các cháu yên tâm công tác / Đặng Lân - Phụ

nữ Việt Nam, 1980 - Số 22, tr.4

Nhà trẻ 20-10 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tận tình chăm sóc dạy dỗ các cháu

88 Điểm sáng công tác khoa giáo Hà Nội - H : Hà Nội, 2004 - 210tr ; 21cm

Một số đơn vị tiêu biểu về công tác khoa giáo nhằm biểu dương động viên, đồng thời vận động điển hình, đóng góp kinh nghiệm cho các đơn vị đang trên con đường phấn đấu vươn lên

HVL 2292

89 Đội tuyển Hà Nội giành giải nhất toàn đoàn tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia - An ninh thủ đô, 2006 - Số 1700, 30 tháng 3, tr.1

90 ĐỖ SÂM Trường Bưởi - Chu Văn An mái trường xuyên thế kỷ / Đỗ

Sâm - Người Hà Nội, 2010 - Số 46 (12 tháng 11), tr.2

Trong số 2600 trường THPT của cả nước, trường TPTH Chu Văn An là một trong 4 trường được Chủ tịch nước vừa tặng danh hiệu "Anh hùng lao động thời đổi mới" theo quyết định số 1538/QĐ-CTN ngày 11-9-2010 Trường Bưởi Chu Văn An thành lập 9-12-1908 với tên gọi "Trường trung học Bảo Hộ" Nhiều phong trào yêu nước do học sinh trường tổ chức , nhiều học sinh của trường sau thành các nhà lãnh đạo nhà nước , các cán bộ Khoa học kỹ thuật, Giáo dục, Văn hoá, Nghệ thuật, Chính trị Nhà trường được ngành Giáo dục đánh giá cao về đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh

Trang 23

91 20 năm trồng người - H : Sở Giáo dục Hà nội, 1975 - 133tr.:ảnh ; 19cm

Các bài viết của các đồng chí Giám đốc sở giáo dục Hà nội viết về công tác giáo dục của Hà nội trong 20 năm (54 - 74) và những bài viết của các thầy cô viết về những kỷ niệm trong cuộc đời làm thầy của mình

93 Giáo dục và đào tạo Ba Đình - Điểm sáng của giáo dục Thủ đô - Đông Nam á, 2005 - Số 4.- tr.19

94 H.L Ngành giáo dục đào tạo Thủ đô 40 năm xây dựng và trưởng thành

Trang 24

96 HÀ KIÊN Nhà trẻ An Dương ổn định tổ chức sau những ngày lũ lụt /

Hà Kiên - Hà nội mới, 1986 - 26 tháng 8

97 HÀ KIÊN Sau hội thi cô nuôi dạy trẻ giỏi ở nhà trẻ khu vực Mai Dịch /

Hà Kiên - Hà nội mới, 1986 - 4 tháng7

98 HÀ KIÊN Xã Kim Sơn chuyển từ nhận thức đến việc làm / Hà Kiên -

Hà nội mới, 1986 - 16 tháng 9

Viết về nhà trẻ Kim Sơn, thị xã Sơn Tây

99 Hà Nội : Khu lao động Tương Mai xây dựng thêm một trường phổ thông cấp 3 đón 3.000 học sinh vào năm học mới - Nhân dân, 1976 - 9 tháng 9

100 Hà Nội: Năm 1991 xoá mù chữ cho hơn 2900 người đạt 98 chỉ tiêu - Nhân dân, 1992 - 30 tháng 3

Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng

cờ đơn vị đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập cấp 1, xoá mù chữ với tỷ lệ 99 số dân độ tuổi từ 15-35 biết chữ

101 Hà Nội đưa vào sử dụng thêm một trăm phòng học mới - Nhân dân,

1978 - 15 tháng 8

102 PHÙNG HỮU PHÚ Hai mươi năm đổi mới ở thủ đô Hà Nội định

hướng phát triển đến năm 2010 : Sách chuyên khảo, phục vụ nghiên cứu, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố / Phùng Hữu Phú: chủ biên - H : Hà Nội, 2004 - 398tr ; 24cm

Đổi mới tư duy nhận thức ở thủ đô Hà Nội, quá trình và thành quả đổi mới của thủ đô Hà Nội, những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tốc độ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2010

HVL 2391 - 2392

Trang 25

103 HÀM CHÂU Ngô Bảo Châu từ Huy chương vàng IMO đến giải

thưởng Clay / Hàm Châu - Sức khoẻ và đời sống, 2005 - Số Xuân ất Dậu, tr.11

Giáo sư Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972), người đoạt 2 Huy chương tại Olympic toán quốc tế năm 1988 và 1989, với công trình nghiên cứu cùng Giáo

sư G.Laumon có tên "Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita" đã được nhận giải thưởng Clay 2004

104 HIỀN ANH Một mô hình đào tạo chất lượng cao / Hiền Anh - Hà

Nội mới, 2012 - 19 tháng 11, tr.5

Được xây dựng trên di tích 6000 m 2 tại khu Đô thị Mỹ Đình 1 từ năm 2005, Đoàn Thị Điểm là một trong những trường THCS có cơ sở vật chất khang trang bậc nhất tại Hà Nội Trường có 100 giáo viên đạt chuẩn đào tạo; 89,9 giáo viên

có trình độ trên chuẩn và 30 đạt trình độ Thạc sĩ Những thành tích đạt được của trường trong những năm qua

105 HOÀ NAM Nắng sân trường : phóng sự / Hoà Nam - Người Hà Nội,

1991 - 31 tháng 3

Bài đạt giải nhất cuộc thi "Hà Nội trên đường đổi mới" viết về trường Đinh Tiên Hoàng Đây là mô hình giáo dục mới đang hình thành với một tư duy mới, trường học đặc biệt dành cho các em học sinh bị đuổi học hoặc không được chấp nhận tiếp tục học trong môi trường phổ thông bình thường

106 HOÀNG BÁ THỊNH Lặng lẽ Xã Đàn : Ghi chép / Hoàng Bá Thịnh

- Tuỏi trẻ Thủ đô, 1991 - tháng 10, Số 20

Những điều ghi nhận về sự trưởng thành lặng lẽ, bình dị mà lớn lao của thày trò cơ sở Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội

107 HOÀNG ĐIỆP ANH Trường tiểu học Lý Thường Kiệt - Viên gạch

hồng của giáo dục Thủ đô / Hoàng Điệp Anh - Đông Nam Á, 2005 - Số 4, tr.50-51

Trang 26

108 HOÀNG MINH Mầm non tư thục Âu Cơ: Ươm "hạt giống" tương lai

/ Hoàng Minh - Hà Nội mới cuối tuần, 2014 - Số 3, 18 tháng 1, tr.16

Những tâm sự về chặng đường lập nghiệp mở trường mầm non tư thục của chị Đinh Thị Thúy Hà Hiện tại, chị Hà là chủ cơ sở Mầm non tư thục Âu Cơ (tại thôn Miễu, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) Trường Mầm non tư thục

Âu Cơ là một trong những cơ sở mầm non chất lượng và được tin tưởng

109 HOÀNG THỊ MINH ANH Mái trường thân yêu / Hoàng Thị Minh

Anh - Đông Nam á, 2005 - Số 4.- tr.24,36

110 HỒ THU Giữa Thủ đô có một ngôi trường như thế / Hồ Thu - Người

Hà Nội, 2013 - Số 25 + 26, 21 tháng 6, tr.25

Trường THPT Văn Lang thành lập từ năm 1997, đào tạo được 948 học sinh lớp 12, bình quân thi đỗ tốt nghiệp hàng năm 85 - 93 Hai bộ môn Toán và Tiếng Anh luôn đứng trong top đầu các trường THPT ở Hà Nội Hầu hết học sinh học tại trường là con em sống tại khu bãi An Dương, Nhật Tân Mười sáu năm qua, trường vẫn phải đi thuê địa điểm và gặp nhiều khóa khăn nhưng các thầy cô giáo luôn vượt qua và hết lòng dạy dỗ các em học sinh

111 HỒNG HẠNH Chẳng thơm cũng thể hoa lài / Hồng Hạnh - Hà Nội

mới, 2004 - 19 tháng 11 , tr.1+7

Những nét đẹp của trường tiểu học bán công Tràng An, quận Hoàn Kiếm,

Hà Nội

112 HỒNG HẠNH Hà Nội triển khai quy hoạch phát triển giáo dục đến

năm 2020, tầm nhìn 2030: Hình thành bức tranh giáo dục Thủ đô tương lai / Hồng Hạnh - Hà Nội mới, 2012 - 30 tháng 11, tr.7

Theo quy hoạch tổng thể, từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây mới 1215 trường học Diện tích đất dành cho việc xây dựng trường là hơn 12 triệu mét vuông Tổng kinh phí dự kiến hơn 71.000 tỷ đồng, trong đó có tới 60 kinh phí là

từ ngân sách, số còn lại huy động từ nguồn xã hội hoá

Trang 27

113 HỒNG HẠNH Hà Nội xây dựng mô hình trường chất lượng cao:

Đích đến là sự bứt phá toàn diện về chất lượng / Hồng Hạnh - Hà Nội Mới,

2013 - 10 tháng 8, tr 1+7

Hà Nội là địa phương đầu tiên và duy nhất ban hành được bộ tiêu chí với 5 tiêu chí của trường chất lượng cao: cơ sở vật chât, đội ngũ giáo viên, chương trìn, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục Trường nào được công nhận chất lượng cao phải được Sở Giáo dục - Đào tạo thẩm định theo quy trình nghiêm ngặt, kỹ lưỡng theo đúng, đủ 5 tiêu chí trên Sau khi được công nhận, các trường chất lượng cao tiếp tục được hậu kiểm theo chu kỳ 4 - 5 năm, giữa các chu kỳ, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra, thanh tra đột xuất Một trong những nguyên tắc bắt buộc khi triển khai mô hình chất lượng cao là chỉ phát triển trường chất lượng cao ở những khu vực đã có đủ chỗ học cho học sinh và việc theo học là tự nguyện

114 HỒNG HẠNH Nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục Thủ đô: Coi

trọng hai yếu tố cơ bản / Hồng Hạnh - Hà Nội mới, 2013 - 17 tháng 7, tr.2

Năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục - Đào tạo có bước chuyển mạnh mẽ

về quy mô và chất lượng giáo dục sau 5 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính Quy mô và chất lượng được nâng cao toàn diện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, trong đó có tác động lớn từ 2 yếu tố cơ bản là cơ sở vật chất

và đội ngũ giáo viên Năm năm liền, Hà Nội là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về công tác giáo dục - đào tạo

115 HỒNG LỤA Trường THPT Ngô Thì Nhậm Hà Nội - 28 năm - một

chặng đường xây dựng và phát triển / Hồng Lụa - Đông Nam Á, 2005 - Số 4, tr.23

116 HUYỀN QUÂN Nét xuân ở trường Mẫu giáo Việt Triều / Huyền

Quân - Nhân dân, 1992 - 18 tháng 2

Trường thuộc Sở Giáo dục Hà Nội, đang thực nghiệm cải cách Trường đưa việc bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật vào chương trình giảng dạy

Trang 28

117 K.D Vinauvis là nơi giúp đỡ nữ sinh viên phát triển trên con đường

khoa học / K.D - Hà nội mới, 1994 - 10 tháng 6

Câu lạc bộ khoa sinh trường ĐHTH Hà Nội hoạt động với mục đích "Phụ

nữ trong khoa học" nhằm khuyến khích tài năng cán bộ nữ

118 K.T Đến năm 1995 phấn đấu có 3 quận đạt tiêu chuẩn phổ thông cấp

II / K.T - Hà nội mới, 1994 - 21 tháng 4

Tại Hội nghị do UBND TP tổ chức, Phó Chủ tịch Vũ Mạnh Kha đã đưa ra một số biện pháp và kế hoạch cụ thể giao trách nhiệm cho các đoàn thể, các tổ chức nhằm đạt mục tiêu phổ cập cấp II của thành phố

119 K.T Hà Nội sẽ mạnh dạn tăng tốc / K.T - Hà Nội mới, 2002 - 7

121 KIM THOA Năm học 2000 - 2001 ngành Giáo dục thủ đô dẫn đầu cả

nước / Kim Thoa - Hà nội mới, 2001 - 23 tháng 8, tr.2

Hà Nội được Bộ Giáo dục – Đào tạo tặng cờ đơn vị dẫn đầu với 11 chỉ tiêu công tác được đánh giá tốt

122 KIM THOA Nâng cao dân trí vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô / Kim

Thoa - Hà nội mới, 2005 - 26 tháng 12, tr.5

Thành tựu của ngành Giáo dục Thủ đô từ 2000 - 2005

Trang 29

123 KIM THOA Nét chữ Thăng Long / Kim Thoa - Hà Nội mới, 2004 -

29 tháng 7, tr.4

Những chặng đường phát triển - 50 năm giáo dục - đào tạo Thủ đô Viết về trường tiểu học Thăng Long - ngôi trường đầu tiên cho phong trào "Vở sạch chữ đẹp" của học sinh từ lớp 1 đến lớp 4

124 KIM THOA Phân ban: một hướng đi đúng / Kim Thoa - Hà nội mới,

1994 - 21 tháng 4

Từ năm 1993-1994 cùng với 11 trường PTTH trong cả nước, 4 trường ở Hà Nội (Hoàn Kiếm, Việt Nam - Ba Lan, Lê Quý Đôn, dân lập Đông Đô) bắt đầu thực hiện thí điểm phân ban theo chủ trương của Bộ Giáo dục Đào tạo Đây là chủ trương đúng phù hợp với yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới, trong bước tiến mới của đất nước

125 KIM THOA Quận Hai Bà Trưng hoàn thành phổ cập giáo dục vào

năm 1995 / Kim Thoa - Hà nội mới, 1994 - 1 tháng 12

126 KIM THOA Sẽ trở thành trung tâm dạy nghề chất lượng cao / Kim

Thoa - Hà nội mới, 1994 - 24 tháng 11

Trường kỹ thuật chuyên nghiệp Hà Nội sẽ được phát triển theo hướng trở thành trung tâm dạy nghề chất lượng cao

127 KIM THOA Trước thềm năm học mới / Kim Thoa - Hà nội mới,

1994 - 5 tháng 5

Phỏng vấn đồng chí Nguyễn Triệu Hải - Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo

Hà Nội nhân ngày khai trường về sự nghiệp giáo dục và đổi mới đội ngũ giáo viên

128 KIM THOA Trường mầm non thực hành Hoa Sen: nơi cho em tình

yêu tuổi thơ / Kim Thoa - Hà nội mới, 1994 - 18 tháng 5

Giới thiệu một mô hình tốt của ngành giáo dục mầm non trong cả nước

Trang 30

129 LÊ NGA Của những bà mẹ đảm đang / Lê Nga - Phụ nữ , 1967 -

tháng3,số 161, tr.23

Thư của chị Lê Nga (thay mặt giáo viên trường cấp III Đống Đa) nói lên tình cảm gắn bó của thầy trò nơi sơ tán và trách nhiệm của một nữ giáo viên khi các em sống xa bố mẹ

130 LINH KHA "Cô giáo Hà Nội" / Linh Kha - Phụ nữ, 1967 -

tháng2,số 200, tr.5

Tinh thần kiên trì tận tụy và lòng hăng say công tác của cô Hà Thị Liễu

131 LỤC THỊ NGA Về giáo dục tiểu học ở Hà Nội theo quan điểm tiếp

cận chất lượng / Lục Thị Nga, Bùi Thị Thanh - Giáo dục, 2005 - Số 107.-

tr.10-12

132 LƯU DANH CHIÊM Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường

Trung học phổ thông bán công Đống Đa - Hà Nội / Lưu Danh Chiêm - Nghiên cứu Giáo dục, 1996 - Số 10, tr 4

133 M.T Trung tâm hỗ trợ lao động nữ Đoàn Thị Điểm đa mở 27 lớp dạy

nghề cho 431 người / M.T - Hà nội mới, 1994 - 30 tháng 6

Tổ chức xã hội hoạt động vì mục tiêu việc làm và thu nhập cho lao động nữ thuộc TLĐLĐ Việt Nam do Australia tài trợ, trung tâm thành lập ngày 10-5-

Trang 31

135 MINH HẢI Giáo dục đào tạo Thủ đô: Triết lý mở và tiềm năng sáng

tạo / Minh Hải - Hà Nội ngày nay, 2013 - Số 69+70, 1 tháng 8, tr.14

Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính, địa bàn thành phố Hà Nội có trên

1500 trường học các cấp Bên cạnh đào tạo phổ thông đại trà, Hà Nội còn tập trung đầu tư một số trường chất lượng cao; tiếp tục duy trì các trung tâm giáo dục thường xuyên và công tác xoá mù chữ; có chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài; tích cực thống nhất cơ chế chính sách về giáo dục đặc biệt là các địa phương mới về Hà Nội Ngoài ra, thành phố còn củng cố, xây mới và đầu tư cơ

sở vật chất; cân đối đội ngũ giáo viên; đảm bảo công bằng trong thi cử; nâng cao trình độ giáo dục hiện đại

136 MINH KHANG Hà Nội đặt mục tiêu xoá mù chữ cho người từ 15

tuổi trở lên cao hơn bình quân cả nước 1,5 / Minh Khang - Hà Nội Mới, 2013 -

10 tháng 7, tr 5

Hà Nội tích cực thực hiện mục tiêu xoá mù chữ cho người từ 15 tuổi trở lên Hiện, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 là 99,8 nhưng chưa cân bằng giữa nam và nữ 5/2013 Thủ tướng Chính phủ thông qua đề án "Xoá mù chữ đến năm 2020"

137 NAM PHONG Những “người hùng thầm lặng” / Nam Phong.- Hà

Nội mới, 2014.- 18 tháng 3, tr 8

Câu chuyện về những cô giáo "cắm bản" hy sinh tình cảm gia đình để về dạy chữ cho người Mường ở xã miền núi Khánh Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội)

Vì vậy, những cô giáo nơi đây được mệnh danh là "người hùng"

138 N.D.C Đổi mới hoạt động và hoạt động có hiệu quả: Các trung tâm

giáo dục thường xuyên của Hà Nội / N.D.C - Hà nội mới, 1994 - 15 tháng 9

Hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc nâng cao dân trí cho mọi người

139 Ngành giáo dục đào tạo Hà Nội tổng kết 5 năm hoạt động khoa học kỹ thuật: thực hiện 2 chương trình và 22 đề tài cấp thành phố quản lý - Hà nội mới,

1990 - 5 tháng 12

Trang 32

140 Nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Tổng hợp - Thăng Long khoa học và công nghệ, 1994 - Số 2

141 NGỌC LÊ Giáo dục - đào tạo Thủ đô: Đi lên từ nội lực / Ngọc Lê -

Hà Nội mới tin chiều, 2005 - 21 tháng 12, tr.7

Những thành tích đáng tự hào của ngành Giáo dục - Đào tạo của Thủ đô Trong đó có nêu yếu tố then chốt quyết định thành công là nâng cao chất lượng đội ngũ

142 NGỌC QUANG Giáo dục - đào tạo Hai Bà Trưng đảm bảo các điều

kiện củng cố phát triển giáo dục / Ngọc Quang - Đông Nam Á, 2005 - Số 4.- tr.20

143 NGỌC QUANG Giáo dục đào tạo quận Đống Đa - Thực hiện việc

nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học / Ngọc Quang - Đông Nam Á, 2005 - Số 4.- tr.17

144 NGỌC QUANG Trường tiểu học Trung Hiền - Những chặng đường

giáo dục vẻ vang / Ngọc Quang - Đông Nam Á, 2005 - Số 5.- tr.24,36

145 NGỌC QUANG Trường tiểu học Văn Chương: Bông hoa tươi thắm

của ngành giáo dục Thủ đô Hà Nội / Ngọc Quang - Đông Nam Á, 2005 - Số 2.- tr.65-66

146 NGỌC QUANG Trường trung học cơ sở Bát Tràng - Sức sống một

ngôi trường trong làng nghề truyền thống / Ngọc Quang - Đông Nam Á, 2005 -

Số 5, tr.66,68

147 NGỌC TRƯỜNG Trường THCS Láng Thượng dạy chữ rèn người /

Ngọc Trường - Đông Nam Á, 2005 - Số 4.- tr.37+41

148 NGÔ DOÃN CHÂU Năm 1991 Hà Nội xoá mù cho 2946 người /

Ngô Doãn Châu - Hà nội mới, 1992 - 20 tháng 2

Trang 33

149 NGÔ DOÃN THANH Công tác xã hội hoá giáo dục góp phần thúc

đẩy sự nghiệp giáo dục ở quận Thanh Xuân - Hà Nội / Ngô Doãn Thanh - Nghiên cứu Giáo dục, 1999 - Số 6, tr.3

150 NGUYỄN CHÂU Ở mái trường mang tên Tổng Bí thư đầu tiên của

Đảng / Nguyễn Châu - Hà Nội mới , 2004 - 1 tháng 5, tr.4

Trường PTTH Trần Phú, quận Hoàn Kiếm luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục Thủ đô

151 NGUYỄN ĐỨC MINH Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học ở

trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội / Nguyễn Đức Minh - Hà nội mới,

1993 - 21 tháng 10

152 NGUYỄN HẢI Vũ Đình Nho, thầy giáo yêu nghề / Nguyễn Hải -

Thủ đô Hà Nội, 1966 - 26tháng6, tr.4

Một trong những người tiêu biểu của Thủ đô trong sản xuất và chiến đấu

153 NGUYỄN HỮU ĐỘ Gương mặt nhà giáo thủ đô năm 2007 / Nguyễn

Hữu Độ, Phạm Văn Đại, Đào Bích Vân - H.Nxb Hà Nội, 2008 - 203tr; 21 cm

Giới thiệu gương mặt những nhà giáo ưu tú của thủ đô Hà Nội Những tấm gương lao động của các nhà giáo không chỉ là sự khẳng định hình ảnh đẹp đẽ của người thầy giáo mà còn là nguồn động viên cổ vũ để bạn bè, đồng nghiệp và các thế hệ học trò noi theo

154 NGUYỄN KIM HOÃN Toàn cảnh giáo dục - Đào tạo thành phố Hà

Nội / Nguyễn Kim Hoãn, Đỗ Vũ, Nghiêm Hà - H.: Thống kê, 2000 - 257tr; 28cm

Những thành tựu đã đạt được, phương hướng, nhiệm vụ và triển vọng của giáo dục và đào tạo Thủ đô trong những năm đầu thế kỷ 21 Những văn bản pháp quy, quy định thông tin mới cho cán bộ, chuyên viên, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh Các thông tin về trường học, thầy cô giáo, học bổng, tuyển sinh

Trang 34

155 NGUYỄN QUYẾT THẮNG 6 năm Đại học dân lập Thăng Long /

Nguyễn Quyết Thắng - Hà nội mới, 1995 - 5 tháng 1

Trường ĐHDL Thăng Long thành lập tháng 12-1988

156 NGUYỄN THÌN XUÂN Nghề vinh dự và cao quý / Nguyễn Thìn

Xuân - Hà nội mới, 1994 - 19 tháng 11

Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

157 NGUYỄN THỨC MINH Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học ở

trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội / Nguyễn Thức Minh - Hà nội mới,

1993 - 21 tháng 10

158 NGUYỄN TIẾN ĐOÀN 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào

tạo của Hà Nội / Nguyễn Tiến Đoàn - Cộng sản, 2004 - Số 10, tr.9-12+43

159 Người giáo viên Hà Nội - H : Sở giáo dục Hà Nội, 1971 - 71tr: ảnh ; 19cm

Những tiêu chuẩn về phong cách của người giáo viên Hà Nội Những tấm gương tiêu biểu của ngành giáo dục

HVV 375

160 Nhà nước ta phong tặng danh hiệu cho 31 "Nhà giáo nhân dân" và 141

"Nhà giáo ưu tú" - Nhân dân, 1988 - 16 tháng 11

Danh sách các nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”

và “Nhà giáo ưu tú”

161 NHÃ PHONG Trường THCS Lê Quý Đôn, 10 năm làm nên một cái

tên / Nhã Phong - Hà nội mới, 2005 - 27 tháng 12, tr.1+2

Trường THCS Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là trường trong nhiều năm qua luôn đứng đầu quận về thành tích học sinh giỏi cấp quận, Thành phố;

đi đầu về ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý và dạy học, liên tục

là đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp thành phố

Trang 35

162 Những bông hoa đầu mùa thi đua "hai tốt" - H : Giáo dục, 1962 - 132tr; 19cm

Giới thiệu trường phổ thông cấp III Hà Nội

167 NÙNG CHI LAN Chuyện ghi ở ngôi trường đặc biệt / Nùng Chi Lan

- Hà Nội mới cuối tuần, 2006 - Số 29, 22 tháng 7, tr.13

Viết về Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 5, thuộc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội với nhiệm vụ dạy học, giáo dục giúp trẻ em phạm tội ở tuổi vị thành niên làm lại cuộc đời

Trang 36

168 P.V 10 sự kiện tiêu biểu của Giáo dục - Đào tạo Hà Nội trong năm

học 2000 - 2001 / P.V - Hà nội mới, 2001 - 23 tháng 8, tr.2

169 P.V Ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội: 6 cá nhân được bằng khen

"Sáng kiến, sáng tạo" năm 2013 / P.V - Lao Động Thủ đô, 2013 - Số 89, 25 tháng 7, tr 7

Ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội có 6 cá nhân nhận bằng khen "Sáng kiến, sáng tạo" năm 2013 nhằm phát huy sức lao động, sáng tạo của cán bộ giáo viên và hoạt động giáo dục và đào tạo của các nhà trường

170 P.V Thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội / P.V - Nhân dân, 1994 - 8

tháng 4

Theo nghị định của Chính phủ số 97/CP ký ngày 10/12/1993 thành lập trường ĐH Quốc gia Hà Nội gồm các trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Sư phạm

HN I, Sư phạm ngoại ngữ HN

171 PHẠM NGỌC ĐIỆP Một trường PTTH đưa võ đạo vào giảng dạy

chính khoá / Phạm Ngọc Điệp - Hà nội mới, 2001 - 18 tháng 8, tr.1+2

Trường PTTH dân lập Đinh Tiên Hoàng được thành lập năm 1989 Trường

đã đưa môn võ cổ truyền Việt Nam vào chương trình chính khoá nhằm nâng cao sức khoẻ cho học sinh, giáo dục sự tự tin, ý thức sống lành mạnh cho học sinh

172 PHẠM VĂN ĐẠI Giáo dục và đào tạo Hà Nội trong quá trình hội

nhập / Phạm Văn Đại - Khoa học giáo dục, 2009 - Số 44.- tr.50-53

173 PHẠM XUÂN TÀI Quá trình phát triển giáo dục của Hà Nội từ năm

1986 đến năm 2008 : LATS Lịch sử: 62.22.54.05 / Phạm Xuân Tài - H., 2012 - 253tr.: bản đồ, bảng; 30cm

Giới thiệu khái quát về giáo dục của Hà Nội trước năm 1986 Trình bày quá trình xây dựng, phát triển giáo dục của Hà Nội trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1996) và phát triển giáo dục Hà Nội từ năm 1986 đến năm 2008

Trang 37

TVQG

174 QUỲNH PHẠM Mô hình trường đại học Thủ đô: Xứng tầm quốc gia

rõ đặc trưng Hà Nội / Quỳnh Phạm – Hà Nội mới, 2014 – 15 tháng 4, tr.5

UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề "Trường đại học Thủ đô Hà Nội - mô hình và giải pháp thực hiện" Bên cạnh việc bàn thảo về cơ sở lý luận

và thực tiễn để thiết kế mô hình trường, các chuyên gia quản lý, nhấn mạnh việc xây dựng trường Đại học Thủ đô Hà Nội cần theo hướng chất lượng cao, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, xứng tầm quốc gia những vẫn rõ đặc trưng tiêu biểu của Hà Nội Một số ý kiến về đội ngũ giáo viên

và mô hình trường đại học Thủ đô Hà Nội

175 QUỲNH PHẠM Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội: Đội ngũ vững

vàng, ngành nghề đa dạng / Quỳnh Phạm – Hà Nội mới, 2012 – 16 tháng 1, tr.5

Thành lập năm 1987, trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội luôn chú trọng yếu tố con người và đáp ứng nhu cầu ngành nghề của xã hội nên tạo được thương hiệu trên thị trường lao động của Thủ đô

176 Sơ thảo truyền thống giáo dục Đan Phượng - Hà Đông : Phòng giáo dục huyện Đan Phượng, 1985 - 134tr ; 19cm/Trang bìa ghi Truyền thống giáo dục Đan Phượng

Tình hình giáo dục huyện Đan Phượng (Hà Nội) 40 năm từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 1984, về các hệ thống giáo dục phổ thông, mẫu giáo, bình dân học vụ và bổ túc văn hoá

HVV 4069

177 TẠ ĐĂNG CÔNG Một tập thể giáo viên "Ba sẵn sàng" / Tạ Đăng

Công - Thủ đô Hà Nội, 1966 - 27tháng4, tr.4

Tập thể giáo viên ba sẵn sàng trường cấp II Liên Mạc (Từ Liêm)

178 THANH HƯƠNG Yêu người yêu nghề / Thanh Hương - Phụ nữ,

1966 – tháng 9, số 173, tr.9

Chuyện chiến sĩ thi đua ngành giáo dục Lê Thị Hải Đường

Trang 38

179 THANH NGA Trường trung học cơ sở Long Biên vươn tới lá cờ đầu

của ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô / Thanh Nga - Đông Nam Á, 2005 - Số 5.- tr.68

180 THANH NGA Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự với những hứa

hẹn tốt đẹp / Thanh Nga - Đông Nam Á, 2005 - Số 5.- tr.67

181 THANH VÂN Trường tiểu học Ngọc Hồi - Điểm sáng của giáo dục

tiểu học Thanh Trì / Thanh Vân - Đông Nam Á, 2005 - Số 4.- tr.59-60

182 THAO LÂM Viện đại học mở Hà Nội, một mô hình mới trong giáo

dục / Thao Lâm - Nhân dân, 1993 - 9 tháng 12

Viện đại học mở Hà Nội tạo thuận lợi học đại học cho nhiều đối tượng, coi trọng phương thức đào tạo từ xa

183 THẢO VÂN Giáo dục - đào tạo Thanh Trì, Hà Nội - Một mô hình

giáo dục toàn diện / Thảo Vân - Đông Nam Á, 2005 - Số 4.- tr.21

184 THẢO VY Trường tiểu học Ái Mộ - Thành tích nhiều hơn tuổi / Thảo

Vy - Đông Nam á, 2005 - Số 4.- tr.56+57

185 THỐNG NHẤT Đánh giá cán bộ, giáo viên: Giải pháp then chốt để

đổi mới giáo dục / Thống Nhất - Hà Nội mới, 2013 - 7 tháng 11, tr.5

Hà Nội sẽ triển khai đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo tại các trường công lập, ngoài công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2013 - 2014 Năm học 2012 - 2013, Hà Nội có hơn 20 nghìn người xếp loại xuất sắc, 17 nghìn người loại khá, hơn 1400 người trung bình và 26 người loại yếu Từ đó Sở cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong trường hợp 2 năm liên tiếp xếp loại yếu sẽ bắt buộc thôi việc Hà Nội xem đây là giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng đội ngũ của về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, lối sống

Trang 39

186 THỐNG NHẤT Giáo dục Thủ đô: Tự tin, vững bước vào năm học

mới / Thống Nhất - Hà Nội Mới, 2013 - 12 tháng 8, Tr 1+7

Bài phỏng vấn Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Ông Nguyễn Hữu Độ về những thành quả, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Thủ đô và đất nước Hà Nội có gần 2500 cơ sở giáo dục với hơn 1,5 triệu học sinh Năm học 2012 -

2013, Hà Nội tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về số lượng và chất lượng giỏi trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, được tuyên dương việc đổi mới phương pháp giảng dạy Về những mục tiêu ngành giáo dục Hà Nội đặt ra trong năm học

2013 - 2014

187 THỐNG NHẤT Kỷ niệm 60 năm ngành Giáo dục thủ đô: Vững nền,

bền chất lượng / Thống Nhất - Hà Nội mới, 2014 - 11 tháng 2, Tr 5

Năm 2014 - năm đầu tiên ngành giáo dục thực hiện nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo, cũng là năm đánh dấu tròn 60 năm phát triển ngành giáo dục Thủ đô Về những thành tích đạt được của ngành Giáo dục Thủ đô sau 60 năm đổi mới

188 THỐNG NHẤT Mô hình trường chất lượng cao tại Hà Nội: Phí cao,

chất lượng có cao? / Thống Nhất - Hà Nội mới, 2013 - 4 tháng 7, tr.5

Hà Nội hiện có 18 trường thí điểm mô hình chất lượng cao Theo đó, mức phí năm học 2013 - 2014 của trường mầm non, tiểu học công lập chất lượng cao

là 2,9 triệu đồng/tháng/học sinh; trường THCS và THPT là 3 triệu đồng/tháng/học sinh Tuy nhiên việc những trường này có được "đóng dấu" chất lượng cao hay không còn phụ thuộc vào sự thẩm định của cơ quan quản lý Trong trường hợp chưa đạt chuẩn chất lượng cao, các trường học thí điểm thêm

2 năm học để hoàn thiện các tiêu chí Từ năm học 2015 - 2016 trở đi, nếu trường chưa được công nhận là trường chất lượng cao thì được chuyển về mô hình trường công lập bình thường Vấn đề băn khoăn của các phụ huynh là với mức phí cao như vậy liệu chất lượng có thực sự xứng đáng?

Trang 40

189 THỐNG NHẤT Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi ở Hà Nội: Về đích

trước hai năm / Thống Nhất - Hà Nội mới, 2014 - 7 tháng 2, Tr 5

Hà Nội được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 Như vậy, Hà Nội là một trong số ít địa phương về đích sớm trước 2 năm so với kế hoạch đặt ra Để có kết quả này, thành phố đã đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất; kinh phí; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và chính sách cho giáo viên, trẻ em

190 THỐNG NHẤT Quản lý dạy thêm, học thêm: Kiên quyết xử lý sai

phạm / Thống Nhất - Hà Nội mới, 2013 - 26 tháng 10, tr.5

Năm học 2013 - 2014 sẽ là năm đầu tiên Hà Nội thực hiện việc quản lý dạy thêm học thêm theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND do UBND thành phố ban hành ngày 25/6/2013 Sở Giáo dục và Đào tạo quy định rõ việc dạy thêm và học thêm phải được thực hiện tự nguyện; thời khoá biểu phải được niêm yết rõ ràng; quy định mức phí học thêm dạy thêm cụ thể Ngoài ra, Hà Nội sẽ tích cực tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm trong dạy thêm, học thêm

191 THU ANH Hà Nội 5 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH 12 của

Quốc hội khoá XII: Bước đột phá của giáo dục Thủ đô / Thu Anh - Kinh tế &

Đô thị, 2013 - Số 165, 19 tháng 7, tr.3

5 năm qua, Hà Nội đã có thêm 7841 phòng học, 2296 phòng học bộ môn, xây dựng mới 11.148 phòng học văn hoá, 1071 phòng học bộ môn tại các cấp học Chính sách ưu đãi đối với cán bộ, giáo viên được cải thiện, chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của người dân Thủ đô

192 THU ANH Hà Nội vào năm học 2013 - 2014: Tạo điều kiện tốt nhất

cho dạy và học / Thu Anh - Kinh tế & Đô thị, 2013 - Số 206, 5 tháng 9, tr.9

Bài phỏng vấn ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo chia sẻ về một số công việc ngành giáo dục đã và sẽ làm cho năm 2013

- 2014 Ông cũng giải đáp một số thắc mắc về việc đầu tư cơ sở vật chất, tình

Ngày đăng: 13/04/2019, 12:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w