1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động tín dụng đối với khách hàng FDI của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

113 292 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành một thành phần kinh tế quan trọng của Việt Nam. Sau 30 năm, FDI hiện đã chiếm 25% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp trên 20% GDP và chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua đã thể hiện vai trò và vị thế chiến lược của FDI trong nền kinh tế Việt Nam. Với những đặc thù riêng, FDI đã trở thành đối tượng cho vay quan trọng và nhiều tiêm năng với các Ngân hang thương mại (NHTM), đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cùng các chính sách thu hút vốn nước ngoài, ngày càng nhiều tổ chức tài chính mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Điều này tạo ra sức ép vô cùng lớn với các NHTM trong nước trong việc khai thác nhóm khách hang tiềm năng này. Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB), hoạt động kinh doanh với nhóm khách hàng FDI đã được chú ý phát triển trong thời gian qua. Điển hình là việc thành lập phân khúc khai thác khách hàng FDI chuyên biệt từ năm 2015. Điều này đã tăng cường khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng FDI của MSB. Tuy nhiên, việc quản lý cho vay đối với khách hàng FDI vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục như số lượng khách hàng tín dụng còn hạn chế, tỉ lệ sử dụng hạn mức thấp, khách hàng chưa hài lòng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, chưa tạo được sự đột phá trong việc phục vụ khách hàng. Theo báo cáo năm 2016, quy mô giao dịch của nhóm khách hàng FDI tại MSB đạt: tiền gửi không kỳ hạn đạt 92 tỷ; tiền gửi có kỳ hạn đạt 465 tỷ và dư nợ đạt 175 tỷ. Mặc dù đã có sự phát triển nhưng quy mô hiện tại chưa tương xứng với tiềm năng thị trường cũng như năng lực triển khai của MSB. Với mục tiêu phát triển nhóm khách hàng FDI, cải thiện năng lực cạnh tranh với các ngân hàng hàng, MSB đã xác định tiếp tục đẩy mạnh trong tâm phát triển nhóm khách hàng FDI với hợp tác tín dụng là mũi nhọn chiến lược. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng với nhóm khách hàng FDI còn nhiều vấn đề về hoạt động quản lý chung mang tính hệ thống. Trong quá trình làm việc tại MSB, tác giả đã nghiên cứu và tiếp cận với những vấn đề thực tiễn của phân khúc khách hàng FDI. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Quản lý hoạt động tín dụng đối với khách hàng FDI của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam" cho luận văn của mình với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tín dụng với nhóm khách hàng FDI tại MSB. 2.Tình hình nghiên cứu Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI nói riêng. Tuy nhiên, mỗi đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, có thời điểm, không gian và thời gian khác nhau. Trong đó, một số công trình và tác giả tiêu biểu có thể đề cập đến như: - Vũ Thị Mùi (2017) “Mở rộng dịch vụ đối với doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam" ; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động giao dịch đối với doanh nghiệp FDI. Từ đó, đề xuất các giải pháp mở rộng sản phẩm dịch vụ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Nguyễn Xuân Dũng (2007) “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm mở rộng các hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về toàn bộ hệ thống quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI, đặc biệt của MSB. Vì vâỵ, rất cần thiết có một đề tài nghiên cứu toàn diện các vấn đề để đề xuất hệ thống quản lý tín dụng với các khách hàng FDI của MSB. 3.Mục tiêu nghiên cứu •Xác định được những vấn đề cơ bản về quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của ngành ngân hàng; •Phân tích, đánh giá và nhận diện các vấn đề trong hoạt động quản lý tín dụng với khách hàng FDI của MSB tại Hội sở chính, từ đó xác định được các thành tựu và hạn chế của hệ thống; •Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB tại Hội sở chính.

Trang 1

LÊ QUANG ANH

QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG FDI CỦA

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS MAI NGỌC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả

Lê Quang Anh

Trang 3

Trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Mai Ngọc Cường người đã hướng dẫn tác giả tận tâm, nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả hoàn thành đề tài.

Cùng với đó, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo Khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học Tác giả cũng xin cảm ơn Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã giúp đỡ và hỗ trợ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Quang Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG FDI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Khái niệm khách hàng FDI của NHTM 5

1.1.1 Khái niệm khách hàng FDI của NHTM 5

1.1.2 Khái niệm tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 7

1.1.3 Hình thức tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 8

1.2 Quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 10

1.2.1 Khái niệm quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 10

1.2.2 Mục tiêu quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 11

1.2.3 Bộ máy quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 12

1.2.4 Nội dung quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 14

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM 18

1.3.1 Các yếu tố thuộc về NHTM 18

1.3.2 Các yếu tố thuộc về khách hàng FDI 20

1.3.3 Các yếu tố khác 21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG FDI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 23

2.1 Khái quát về MSB 23

2.1.1 Lịch sử hình thành 23

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh: 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.4 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017 29

2.2 Thực trạng tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 33

2.2.1 Khách hàng FDI giao dịch tín dụng tại MSB 33

2.2.2 Kết quả tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 39

2.3 Thực trạng quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 46

2.3.1 Bộ máy tổ chức quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB tại Hội sở chính 46

Trang 5

FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 58

2.3.4 Giám sát và đánh giá quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB 68

Hình 2.28 Kết quả khuyến nghị đối với quản lý tín dụng khách hàng FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 68

2.4 Đánh giá quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB 68

2.5 Hạn chế và nguyên nhân 70

2.5.1 Các yếu tố thuộc về MSB 70

2.5.2 Các yếu tố thuộc về khách hàng FDI 71

2.5.3 Các yếu tố thuộc về cơ quan nhà nước 72

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG FDI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 74

3.1 Định hướng quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB đến năm 2020 74

3.1.1 Tăng trưởng tín dụng 74

3.1.2 Đảm bảo chất lượng tín dụng 74

3.1.3 Cân bằng tín dụng - huy động 75

3.1.4 Phát triển kinh doanh 75

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB đến năm 2020 75

3.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý tín dụng 75

3.2.2 Xây dựng chính sách và kế hoạch tín dụng 76

3.2.3 Triển khai chính sách và kế hoạch tín dụng 77

2.3.4 Giám sát và đánh giá quản lý tín dụng 78

3.3 Các đề xuất 78

3.3.1 Khuyến nghị với khách hàng FDI 78

3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan nhà nước 79

KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

NHTM Ngân hàng thương mại

FDI Đầu tư trực tiếp ngước ngoài

Trang 7

Bảng 2.1 Ngành nghề kinh doanh 24Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB giai đoạn 2014 - 2017 29Bảng 2.3: Bộ chỉ tiêu khẩu vị rủi ro với khách hàng doanh nghiệp 53Bảng 2.4: Kế hoạch và kết quả quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của

MSB giai đoạn 2015 - 2017 57Bảng 3.1 Kế hoạch quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB giai

đoạn 2018 - 2020 77

HÌNH

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức MSB năm 2017 27Hình 2.2 Số lượng khách hàng FDI giai đoạn 2015 - 2017 34Hình 2.4: Số lượng khách hàng FDI giao dịch tín dụng theo quy mô doanh thu

giai đoạn 2015 - 2017 36Hình 2.5: Số lượng khách hàng FDI giao dịch tín dụng theo ngành nghề giai

đoạn 2015 - 2017 37Hình 2.6: Số lượng khách hàng FDI giao dịch tín dụng theo sản phẩm chính giai

đoạn 2015 - 2017 38Hình 2.7: Số lượng khách hàng FDI giao dịch tín dụng theo nhóm nợ giai đoạn

2015 - 2017 39Hình 2.8: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI giai đoạn 2015 - 2017 40Hình 2.9: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI theo quốc tịch giai đoạn 2015 - 2017 41Hình 2.10: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI theo quy mô khách hàng giai đoạn

2015 - 2017 42Hình 2.11: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI theo ngành nghề giai đoạn 2015 - 2017 43Hình 2.12: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI theo sản phẩm giai đoạn 2015 - 2017 44Hình 2.13: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI theo kỳ hạn giai đoạn 2015 - 2017 45Hình 2.14: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI theo TSBĐ giai đoạn 2015 - 2017 45Hình 2.15: Dư nợ tín dụng khách hàng FDI theo nhóm nợ giai đoạn 2015 - 2017 46

Trang 8

Hình 2.17 Số lượng doanh nghiệp FDI thoả mãn điều kiện tín dụng của MSB

giai đoạn 2015 - 2017 60Hình 2.18 Kết quả chấm điểm CSC với khách hàng FDI của MSB giai đoạn

2015 - 2017 61Hình 2.19: Kết quả cảnh báo sớm đối với khách hàng FDI của MSB giai đoạn

2015 - 2017 63Hình 2.20 Kết quả thẩm định tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB giai

đoạn 2015 - 2017 64Hình 2.21 Các lý do từ chối tại bộ phận Thẩm định tín dụng đối với khách hàng

FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 65Hình 2.22 Kết quả xử lý tín dụng tại bộ phận Phê duyệt tín dụng đối với khách

hàng FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 66Hình 2.23 Kết quả giải ngân đối với khách hàng FDI của MSB giai đoạn 2015 - 2017 67Hình 2.24 Kết quả cảnh báo nợ đối với khách hàng FDI của MSB giai đoạn

2015 - 2017 68Hình 2.25 Kết quả khuyến nghị đối với quản lý tín dụng khách hàng FDI của

MSB giai đoạn 2015 - 2017 Error: Reference source not found

Trang 9

LÊ QUANG ANH

QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG FDI CỦA

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

HÀ NỘI - 2018

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Với những đóng góp kinh tế quan trọng cùng sức tăng trưởng mạnh mẽ trongvòng 30 năm qua, khách hàng FDI đã thể hiện vai trò và vị thế chiến lược trong nềnkinh tế Việt Nam, trở thành khách hàng tín dụng quan trọng và tiềm năng không chỉđối với các NHTM nói riêng mà còn của các tổ chức tài chính nói chung Điều nàytạo ra sức ép cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam trong quá trình thu hút và khaithác nhóm khách hàng tiềm năng này

Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB), hoạt độngkinh doanh với nhóm khách hàng FDI đã được chú ý phát triển trong thời gian qua.Với mục tiêu phát triển nhóm khách hàng FDI, cải thiện năng lực cạnh tranh với cácngân hàng khác, MSB đã xác định tiếp tục đẩy mạnh trong tâm phát triển nhómkhách hàng FDI với hợp tác tín dụng là mũi nhọn chiến lược Tuy nhiên, quy mô sốlượng khách hàng tín dụng còn hạn chế, tỉ lệ sử dụng hạn mức thấp, chưa tươngxứng với tiềm năng thị trường cũng như năng lực triển khai của MSB, cho thấy sựtồn tại của những vấn đề về hoạt động quản lý chung mang tính hệ thống với hoạtđộng tín dụng của nhóm khách hàng FDI tại MSB

Để cải thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàngFDI, MSB cần có những nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng thể về toàn bộ hệthống cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này, từ đó đề xuất các biện pháp quảntrị rủi ro chặt chẽ nhằm khai thác và quản lý tín dụng nhóm khách hàng FDI hiệuquả hơn Trong quá trình làm việc tại MSB, tác giả đã nghiên cứu và tiếp cận vớinhững vấn đề thực tiễn của phân khúc khách hàng FDI Vì vậy, tác giả đã lựa chọn

đề tài: "Quản lý hoạt động tín dụng đối với khách hàng FDI của Ngân hàng TMCPHàng Hải Việt Nam" Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tín dụng với nhómkhách hàng FDI tại MSB, tác giả xác định được những vấn đề cơ bản về quản lý tíndụng đối với khách hàng FDI của ngành ngân hàng Trên cơ sở đó thực hiện phântích, đánh giá và nhận diện các vấn đề trong hoạt động quản lý tín dụng với kháchhàng FDI của MSB, từ đó xác định được các thành tựu và hạn chế của hệ thống và

đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tín dụng đối vớikhách hàng FDI tại MSB trong thời gian tới

Trang 11

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục cácbảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn được trình bày gồm

Cụ thể nội dung của các chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng của khách hàng FDI của Ngân hàng thương mại

Định nghĩa rõ nét hơn về khái niệm khách hàng tại NHTM và sự khác biệtvới các loại hình khách hàng khác nhau

Theo đó, khách hàng của NHTM là các cá nhân, tổ chức có sử dụng sảnphẩm dịch vụ của ngân hàng Căn cứ theo đặc điểm khách hàng, sản phẩm sử dụng,loại hình hoạt động, mà NHTM chia khách hàng thành các nhóm khác nhau Ví

dụ như cá nhân và tổ chức; tín dụng và phi tín dụng hoặc tổ chức chính phủ, tổ chứcphi chính phủ và doanh nghiệp Trong doanh nghiệp có thể chia nhỏ thành tư nhân,TNHH, cổ phần, hợp danh, FDI

Từ đó, làm nổi bật lên khái niệm về khách hàng FDI là các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

Trong đó, tín dụng là một trong những mảng sản phẩm mà ngân hàng cungcấp cho khách hàng FDI Cấp tín dụng là việc ngân hàng thoả thuận với khách hàng

về việc cấp cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng theo những mục đích đãđược quy định

Tín dụng được phân chia theo nhiều tiêu chí:

 Theo sản phẩm: cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiếtkhấu, thư tín dụng

 Theo thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Trang 12

 Theo TSBĐ: có TSBĐ, không có TSBĐ

Như vậy, quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI tại NHTM là việc thiếtlập hệ thống hoạch định, triển khai và giám sát hoạt động tín dụng thông qua cáchoạt động xây dựng bộ máy quản lý tín dụng, thiết lập chính sách và kế hoạch quản

lý tín dụng, tổ chức triển khai quản lý tín dụng, giám sát và đánh giá hoạt động quản

 Phát triển kinh doanh

Trong quá trình triển khai quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI, nhậndiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, bao gồm yêu tố đến từ nội tạiNHTM, yếu tố từ khách hàng FDI và yếu tố từ các cơ quan nhà nước

Cơ sở lý thuyết ở chương 1 sẽ là căn cứ để tác giả liên hệ, phân tích thựctrạng quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được thành lập dựa trên giấyphép chấp thuận của NHNN_TW số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 tại trụ sở chính

số 25 Điện Biên Phủ, thành phố Hải Phòng Với định hướng ổn định để phát triểnbền vững, trên cơ sở dự kiến quy mô phát triển của Ngân hàng trong tương lai, saunhiều lần thay đổi trụ sở chính cuối năm 2015 MSB đã tìm kiếm địa điểm và thựchiện việc chuyển Trụ sở chính từ địa điểm Tòa tháp A Sky City 88 Láng Hạ,phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội sang địa điểm 54A Nguyễn ChíThanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Giai đoạn 2015 - 2017 là giai đoạn khó khăn với MSB nói chung và phânkhúc khách hàng FDI nói riêng Đây là giai đoạn có nhiều biến động cả chủ quan vàkhách quan đem lại Việc sát nhập với MDB năm 2015 giúp MSB tăng cường nănglực tài chính và sức mạnh cạnh tranh nhưng cũng gây ra những vấn đề cần xử lý

Trang 13

liên quan đến việc hoà nhập hoạt động kinh doanh và vận hành nội bộ trong ngânhàng Ảnh hưởng từ tin đồn gây mất uy tín lớn của MSB cũng khiến ngân hàng gặpnhiều khó khăn Tuy nhiên, vượt lên khó khăn đó, hoạt động quản lý tín dụng đốivới khách hàng FDI tại MSB đã đạt được một số thành tựu đáng kể như sau:

Tăng trưởng tín dụng:

Nhóm khách hàng FDI là nhóm khách hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụngmạnh mẽ nhất trong các nhóm khách hàng của MSB Về tổng thể, hoạt động tíndụng của khách hàng FDI có những thành tựu lớn, tăng trưởng liên tục trong giaiđoạn 2015 - 2017 Như đã phân tích, việc dư nợ tín dụng năm 2017 không đạt, đạtrất thấp so với kế hoạch đề ra do các vấn đề về tham vọng của lãnh đạo MSB Theo

dự kiến, 2017, MSB sẽ tiến hành kết nối với các khu công nghiệp trên toàn quốc và

tổ chức mở rộng quy mô triển khai tín dụng với khách hàng FDI Tuy nhiên, do cácđối tác không kịp theo tiến độ của MSB nên hoạt động hợp tác chưa triển khai đượctrong 2017, gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch của MSB Điểm này đãđược đánh giá và điều chỉnh trong kế hoạch các giai đoạn sau

Chất lượng tín dụng:

Chất lượng tín dụng của khách hàng FDI rất tốt, vượt kỳ vọng của MSB đặt

ra Tuy nhiên, đây cũng là điểm MSB lưu ý trong hoạt động kinh doanh vì như vậy,mức độ chấp nhận rủi ro, thích ứng với thị trường chưa tốt, chưa phát huy hết khảnăng phát triển thị trường của MSB

Cân bằng tín dụng - huy động:

Với khách hàng FDI, mặc dù kỳ vọng của MSB là đẩy mạnh tín dụng so vớihuy động của nhóm khách hàng này nhưng chưa đạt hiệu quả như mong đợi Tỉ lệtín dụng - huy động của MSB với khách hàng này còn thấp Đây là vấn đề địnhhướng của MSB chưa sát với thực tế Điều này tạo ra sự an toàn về rủi ro nhưngđồng thời chưa tạo ra được cơ hội kinh doanh cho MSB Đây là điểm cần điều chỉnhthêm, xác định rõ vai trò và định hướng cho khách hàng FDI trong giai đoạn tới

Phát triển kinh doanh:

Thu thuần từ hoạt động tín dụng của khách hàng FDI khá tốt, bình quân đạt2% dư nợ Mặc dù so với các hoạt động tín dụng với khách hàng trong nước còn

Trang 14

hạn chế (thường ở mức 3 - 3.5%) nhưng so với các khách hàng FDI là mức rất tốt.Bên cạnh đó, doanh thu này cũng do các sản phẩm tài trợ thương mại đem lại, giúpgia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của khách hàng FDI

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động quản lý tín dụng kháchhàng FDI vẫn còn tồn tại một số hạn chế từ chính MSB như:

Bộ máy tổ chức quản lý tín dụng

Bộ máy tổ chức quản lý tín dụng của MSB được thiết kế theo xu hướng tậptrung hoá Đây là mô hình đang thịnh hành tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trởlại đây Mô hình tổ chức cho phép kiểm soát tập trung tại Hội sở chính với các vaitrò độc lập giúp kiểm soát rủi ro tốt hơn Đồng thời, để phù hợp với tốc độ pháttriển, các chức năng được chuyên nghiệp hoá và chuẩn hoá để sử dụng chung chocác nhóm khách hàng khác nhau Điều này giúp MSB tối ưu hoá bộ máy, chuẩn hoáđào tạo và vận hành Tuy nhiên, với những nhóm khách hàng đòi hỏi các yêu cầuđặc thù như khách hàng FDI, mô hình này bộ lộ nhiều điểm bất cập Các đơn vịkhông được thiết kế riêng cho khách hàng FDI nên chưa có các năng lực chuyênmôn chuyên sâu, chưa nhận diện được đầy đủ các đặc thù của khách hàng, giảmhiệu quả trong hoạt động quản lý tín dụng MSB rơi vào trạng thái hoặc là kiểm soátquá chặt và không phù hợp với đặc điểm khách hàng FDI, hoặc là kiểm soát quálỏng để gây ra rủi ro

Xây dựng chính sách và kế hoạch tín dụng

Các chính sách và kế hoạch tín dụng cho phân khúc FDI đã có nhưng chưađược hoàn thiện Đây là điều hiển nhiên với MSB Đây là lĩnh vực mới được MSBtập trung khai thác từ 2015 Trước đó, khách hàng FDI không được định vị riêng vàđược ứng xử như các doanh nghiệp trong nước Điều này giảm năng lực cạnh tranhcủa MSB, hiệu quả không cao nhưng phù hợp với hoạt động của MSB Vì trước

2015, MSB không đầu tư vào nhóm khách hàng này nên yêu cầu về hiệu quả khôngqua cao Tuy nhiên, sau khi tập trung vào nhóm khách hàng FDI, tham vọng củaMSB với hoạt động này tăng lên, đòi hỏi kết quả quản lý tín dụng phải tăng trưởngmạnh mẽ Do chưa có kinh nghiệm nên hầu hết chính sách và kế hoạch tín dụng dùđược tách riêng nhưng vẫn phải dựa vào cách thực hiện cũ với các kinh nghiệm cũ

Trang 15

Điều này gây ra các rào cản trong việc tiếp cận khách hàng và kế hoạch không sátvới thực tế Điều này đã thể hiện rõ trong năm 2017, mức độ hoàn thành kế hoạchtăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 30%, mặc dù đã tăng 50% so với 2016.

Triển khai chính sách và kế hoạch tín dụng

Hoạt động triển khai chính sách và kế hoạch tín dụng phụ thuộc nhiều vào bộmáy tổ chức và các chính sách áp dụng Trong quá trình triển khai, các đơn vị cònrất lúng túng khi gặp các trường hợp đặc thù, gây ra các quyết định không chínhxác Ngoài ra, do các bộ phận nghiệp vụ khó tuyển dụng hơn so với đơn vị kinhdoanh nên chưa kịp bổ sung các nhân sự am hiểu về khách hàng FDI để có thể xử lý

hồ sơ nhanh chóng và chính xác cho khách hàng

Giám sát và đánh giá quản lý tín dụng

Hoạt động giám sát và đánh giá quản lý tín dụng hiện đang tập trung vàomảng kiểm soát rủi ro tín dụng Mặc dù có các chỉ số cơ bản về tăng trưởng tíndụng nhưng về cơ bản, bộ phận giám sát đặt tại K.QLRR nên các hoạt động giámsát chỉ tập trung vào rủi ro, chưa có các hoạt động giám sát về kinh doanh Mảngkinh doanh đang do K.Doanh nghiệp quản lý chung Các hoạt động nội bộ khác do

bộ phận kiểm soát tuân thủ theo dõi chung Để quản lý toàn diện hoạt động tín dụngcủa khách hàng FDI cần kết nối nhiều đơn vị để có đánh giá tổng thể

Các hạn chế trong việc quản lý tín dụng với khách hàng FDI đến từ kháchhàng FDI:

- Doanh nghiệp FDI chưa am hiểu luật pháp, quy định của Việt Nam Theo

xu thế, dòng vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều dẫn đến một lượng lớncác doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam Trong đó, ngoài một số doanh nghiệp cóquy mô lớn, hoạt động bài bản trên toàn cầu, phần lớn các doanh nghiệp còn lại có quy

mô nhỏ, chuyên thực hiện các công đoạn hỗ trợ, đi theo hoạt động của các tập đoànlớn Các doanh nghiệp này thường hạn chế về năng lực hoạt động, không am hiểu vềcác quy định của Việt Nam Từ đó dẫn đến các trường hợp không tuân thủ, vi phạmquy định, không đủ điều kiện giao dịch với các TCTD tại Việt Nam

- Giao dịch tài chính tại Việt Nam của khách hàng FDI còn hạn chế Cácdoanh nghiệp FDI thường có xu hướng kết nối và giao dịch với thị trường quốc tế,

Trang 16

với các doanh nghiệp nước ngoài khác Nếu doanh nghiệp FDI có quy mô lớnthường giao dịch với thị trường toàn cầu, xuất hàng đi ra các quốc gia khác Hoặccác doanh nghiệp FDI nằm trong các tập đoàn đa quốc gia, thuộc công ty mẹ ở nướcngoài thường được bảo trợ về hoạt động tài chính, thực hiện các hoạt động tín dụngchung với công ty mẹ trên thị trường quốc tế Hoặc các doanh nghiệp có quy mônhỏ tham gia cung ứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, là các doanh nghiệp phụ trợ chocác doanh nghiệp FDI lớn Với các trường hợp này, nhu cầu giao dịch tài chính nóichung và tín dụng nói riêng tại Việt Nam là không cao Và bản thân các NHTMViệt Nam cũng chưa đủ năng lực để cạnh tranh với các tổ chức tài chính lớn trên thếgiới Điều này khiến nhu cầu giao dịch của doanh nghiệp FDI với NHTM Việt Namgiảm xuống, chỉ còn phục vụ các hoạt động vận hành, hành chính, nộp thuế, trảlương tại Việt Nam.

- Hoạt động tài chính không minh bạch Đa số các doanh nghiệp FDI cócông ty mẹ tại nước ngoài thường áp dụng hình thức chuyển giá về quốc gia mình

để trốn thuế Do đó dẫn đến các báo cáo tài chính được điều chỉnh, hợp lý hoá đểthể hiện doanh nghiệp lỗ khi đầu tư tại Việt Nam Các trường hợp này, ngân hàngkhông có đủ hồ sơ, căn cứ để giao dịch tín dụng với các doanh nghiệp này

Và nguyên nhân đến từ các cơ quan nhà nước với các chính sách chưa cởi mở

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Căn cứ trên các định hướng về hoạt động quản lý tín dụng đối với kháchhàng FDI của MSB cùng những phân tích, đánh giá, tác giả đề xuất ra một số giảipháp cho MSB

- Thứ nhất, MSB cần kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý tín dụng với đội ngũnhân sự có kinh nghiệm, am hiểu về khách hàng FDI

- Thứ hai, MSB cần điều chỉnh chính sách tín dụng đối với khách hàng FDI.Trong đó tập trung mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu, thay đổi quan điểm xâydựng sản phẩm theo hướng cung cấp giải pháp trọn gói cho khách hàng, áp dụng cơchế tính lãi theo tổng thể giao dịch của khách hàng, kết nối với các đối tác để mởrộng năng lực bán hàng, nới lỏng các tiêu chí kiểm soát rủi ro Ngoài ra, hoạt động

Trang 17

lập kế hoạch cũng cần điều chỉnh theo hướng khả thi, phù hợp với thực tế.

- Thứ ba, nâng cao năng lực triển khai thông qua các kế hoạch chuẩn bị vềnguồn lực, đầu tư công nghệ và cải tiến hệ thống công cụ đánh giá tín dụng, cậpnhật theo thực tế của thị trường

- Thứ tư, tăng cường năng lực giám sát và quản lý tín dụng thông qua các hệthống hiện đại, áp dụng công nghệ phân tích nâng cao vào hoạt động giám sát, đưa

Trang 18

LÊ QUANG ANH

QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG FDI CỦA

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS MAI NGỌC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 19

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành một thànhphần kinh tế quan trọng của Việt Nam Sau 30 năm, FDI hiện đã chiếm 25% tổngnguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp trên 20% GDP và chiếm 70% tổng kimngạch xuất khẩu của Việt Nam Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua đãthể hiện vai trò và vị thế chiến lược của FDI trong nền kinh tế Việt Nam

Với những đặc thù riêng, FDI đã trở thành đối tượng cho vay quan trọng vànhiều tiêm năng với các Ngân hang thương mại (NHTM), đặc biệt với sự phát triểnmạnh mẽ trong thời gian qua Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cùng các chínhsách thu hút vốn nước ngoài, ngày càng nhiều tổ chức tài chính mở rộng hoạt độngtại Việt Nam Điều này tạo ra sức ép vô cùng lớn với các NHTM trong nước trongviệc khai thác nhóm khách hang tiềm năng này

Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB), hoạt độngkinh doanh với nhóm khách hàng FDI đã được chú ý phát triển trong thời gian qua.Điển hình là việc thành lập phân khúc khai thác khách hàng FDI chuyên biệt từ năm

2015 Điều này đã tăng cường khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng FDI củaMSB Tuy nhiên, việc quản lý cho vay đối với khách hàng FDI vẫn còn nhiều điểmhạn chế cần khắc phục như số lượng khách hàng tín dụng còn hạn chế, tỉ lệ sử dụnghạn mức thấp, khách hàng chưa hài lòng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cungcấp, chưa tạo được sự đột phá trong việc phục vụ khách hàng Theo báo cáo năm

2016, quy mô giao dịch của nhóm khách hàng FDI tại MSB đạt: tiền gửi không kỳhạn đạt 92 tỷ; tiền gửi có kỳ hạn đạt 465 tỷ và dư nợ đạt 175 tỷ Mặc dù đã có sựphát triển nhưng quy mô hiện tại chưa tương xứng với tiềm năng thị trường cũngnhư năng lực triển khai của MSB

Với mục tiêu phát triển nhóm khách hàng FDI, cải thiện năng lực cạnh tranhvới các ngân hàng hàng, MSB đã xác định tiếp tục đẩy mạnh trong tâm phát triểnnhóm khách hàng FDI với hợp tác tín dụng là mũi nhọn chiến lược Tuy nhiên, hoạtđộng tín dụng với nhóm khách hàng FDI còn nhiều vấn đề về hoạt động quản lýchung mang tính hệ thống

Trang 20

Trong quá trình làm việc tại MSB, tác giả đã nghiên cứu và tiếp cận với nhữngvấn đề thực tiễn của phân khúc khách hàng FDI Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài:

"Quản lý hoạt động tín dụng đối với khách hàng FDI của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam" cho luận văn của mình với mục tiêu hoàn thiện công tác quản

lý tín dụng với nhóm khách hàng FDI tại MSB

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý tín dụng của các ngân hàngthương mại nói chung và quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI nói riêng Tuynhiên, mỗi đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, có thời điểm,không gian và thời gian khác nhau Trong đó, một số công trình và tác giả tiêu biểu

có thể đề cập đến như:

-  Vũ Thị Mùi (2017) “Mở rộng dịch vụ đối với doanh nghiệp FDI tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam" ; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại họcKinh tế quốc dân

Luận văn nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động giaodịch đối với doanh nghiệp FDI Từ đó, đề xuất các giải pháp mở rộng sản phẩmdịch vụ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam

-  Nguyễn Xuân Dũng (2007) “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam”; Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạtđộng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Từ đó đề xuất các biệnpháp nhằm mở rộng các hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về toàn bộ hệ thống quản lýtín dụng đối với khách hàng FDI, đặc biệt của MSB. Vì vâỵ, rất cần thiết có một đềtài nghiên cứu toàn diện các vấn đề để đề xuất hệ thống quản lý tín dụng với cáckhách hàng FDI của MSB

3 Mục tiêu nghiên cứu

 Xác định được những vấn đề cơ bản về quản lý tín dụng đối với kháchhàng FDI của ngành ngân hàng;

Trang 21

 Phân tích, đánh giá và nhận diện các vấn đề trong hoạt động quản lý tíndụng với khách hàng FDI của MSB tại Hội sở chính, từ đó xác định được các thànhtựu và hạn chế của hệ thống;

 Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tíndụng đối với khách hàng FDI của MSB tại Hội sở chính

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của MSB

 Nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý tín dụng tại ngân hàng gồm cáchoạt động chính là thiết lập bộ máy tổ chức quản lý tín dụng, hoạch định chính sách

và kế hoạch quản lý tín dụng, tổ chức triển khai chính sách và kế hoạch quản lý tíndụng, giám sát và đánh giá hoạt động quản lý tín dụng Các hoạt động này được tổchức thực hiện tại Hội sở chính Do đó, nội dung nghiên cứu tập trung vào các hoạtđộng quản lý tín dụng tại Hội sở chính

 Không gian nghiên cứu: tại Hội sở chính của MSB

 Thời gian nghiên cứu:

- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015 - 2017

- Giải pháp được đưa ra đến năm 2020

5 Quy trình nghiên cứu

5.1Khung nghiên cứu

Kết quả thực hiện quản lý tíndụng đối với khách hàng FDI tại

- Xây dựng chính sách

và kế hoạch quản lý tíndụng

- Triển khai chính sách

và kế hoạch quản lý tíndụng

- Giám sát và đánh giá quản lý tín dụng

Thực hiện theo các mục tiêu quản lý tín dụng:

Trang 22

5.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Thu thập tài liệu, nghiên cứu lý thuyết về quản lý tín dụng đối với

khách hàng FDI tại hệ thống ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụngđối với khách hàng FDI

Bước 2: Thu thập số liệu và tài liệu về tình hình quản lý tín dụng đối với

khách hàng FDI của MSB

 Dữ liệu thứ cấp thu được gồm:

- Kết quả kinh doanh của MSB 2014 – 2017

- Đánh giá hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch các năm 2014 – 2017

- Báo cáo thanh kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, báo cáo rủi ro cácnăm 2014 – 2017

- Báo cáo triển khai tín dụng với khách hàng FDI của MSB các năm

2015 - 2017

 Dữ liệu sơ cấp thu được gồm:

- Khảo sát Ban điều hành về định hướng phát triển khách hàng FDI tại MSB

- Khảo sát khách hàng FDI hiện hữu về thực trạng giao dịch với các ngânhàng tại Việt Nam

Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá quản lý tín dụng đối với khách hàng

FDI Xem xét mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến hoạt động quản lý tíndụng đối với khách hàng FDI của MSB, xác định nguyên nhân trọng yếu

Bước 4: Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đã tìm ra

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, tóm tắt luận văn và kết luận, nội dung chính của luậnvăn được chia thành 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI củangân hàng thương mại

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI củaNgân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng đối với khách hàng FDIcủa Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Trang 23

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

KHÁCH HÀNG FDI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm khách hàng FDI của NHTM

1.1.1 Khái niệm khách hàng FDI của NHTM

1.1.1.1 Khái niệm khách hàng của NHTM

Thị trường tồn tại nhiều đối tượng và chủ thể Tuy nhiên, không phải đốitượng nào cũng là khách hàng của doanh nghiệp Có một số quan điểm tiếp cậnđánh giá khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.Như vậy, phạm vi sẽ bao trùm toàn bộ xã hội với sự phát triển của các loại hình sảnphẩm và gia tăng nhu cầu Trong phạm vi này, khách hàng được định nghĩa làkhách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Khách hàngnói chung được hiểu là tập hợp những chủ thể, bao gồm cá nhân hay nhóm người, tổchức có sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để thoả mãn nhu cầu đó củamình

Với NHTM, khách hàng của NHTM là các cá nhân, nhóm người, tổ chức có

sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và được ghi nhận thông tin trên hệ thốngquản lý cuả ngân hàng

1.1.1.2 Phân loại khách hàng của NHTM

Khách hàng của NHTM được phân chia thành các nhóm theo nhiều tiêu chí:

Trang 24

 Khách hàng tổ chức là các tổ chức được thành lập hợp pháp, sử dụng cácsản phẩm dịch vụ của ngân hàng Khách hàng tổ chức có thể là doanh nghiệp, tổchức công, tổ chức phi lợi nhuận

b Theo nhóm sản phẩm

Theo nhóm sản phẩm, khách hàng được chia thành hai nhóm chính:

 Khách hàng tín dụng: là các khách hàng đang sử dụng các sản phẩm tíndụng như: vay, bảo lãnh, chiết khấu, nhờ thu, Ngoài sản phẩm tín dụng, các kháchhàng này có sử dụng các loại sản phẩm khác nhưng vẫn được xếp vào nhóm kháchhàng tín dụng của NHTM

 Khách hàng phi tín dụng: là các khách hàng đã, đang sử dụng các sảnphẩm của ngân hàng, từ sản phẩm tín dụng Các sản phẩm phi tín dụng chính như:tài khoản thanh toán, tiết kiệm, giao dịch chuyển tiền, Với khách hàng phi tíndụng, khách hàng có thể đã có giao dịch tín dụng trong quá khứ và hiện tại đã tấttoán, chấm dứt các nghĩa vụ tín dụng với NHTM

c Theo loại hình hoạt động

Các khách hàng tổ chức được chia làm các nhóm trên cơ sở loại hình hoạtđộng, như:

 Tổ chức chính phủ: các tổ chức thuộc quản lý của cơ quan nhà nước vàthực hiện các công việc, chức năng theo yêu cầu của chính phủ, phục vụ các mụctiêu điều hành của nhà nước

 Tổ chức phi chính phủ: các tổ chức, hội nhóm, đoàn thể không thuộcquản lý của cơ quan nhà nước, thực hiện các công việc theo những nhu cầu riêngcủa tổ chức, đoàn thể thành lập

 Doanh nghiệp: các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy địnhcủa pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận Córất nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp như: bản chất kinh tế của chủ sở hữu(tư nhân, hợp danh, trách nhiệm hữu hạn), hình thức pháp lý (trách nhiệm hữu hạn,

cổ phần, hợp danh, tư nhân, FDI), chế độ trách nhiệm (vô hạn, hữu hạn)

1.1.1.3 Khái niệm khách hàng FDI của NHTM

Theo các định nghĩa về khách hàng của NHTM, khách hàng FDI là các

Trang 25

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được thành lập hợp pháp theo quyđịnh của Việt Nam và có các hoạt động giao dịch với NHTM thông qua các thoảthuận giao dịch, bao gồm và không hạn chế các dịch vụ: huy động, tín dụng, thanhtoán, đầu tư,

Trong đó, hoạt động đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 05/VBHN-VPQHngày 05/12/2016 có quy định: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nướcngoài, tổ chức thành lập theo luật pháp nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinhdoanh tại Việt Nam Trong đó, hoạt động đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏvốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập các tổ chứckinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theohình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư Về bản chất, pháp luật Việt Namtương đồng theo các cách hiểu chung của thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạimột quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn (bằng tiền hoặc tài sảnkhác) vào quốc gia đó để có quyền sở hữu hoặc quản lý/ kiểm soát tổ chức kinh tếtại quốc gia đó để thu lợi ích

1.1.2 Khái niệm tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏathuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụngmột khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, chothuê tài chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻtín dụng, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định củaNgân hàng Nhà nước, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhânkhác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quyđịnh của pháp luật - Luật Các tổ chức Tín dụng 2010 Đi kèm với hoạt động cấp tíndụng là Tổng mức dư nợ cấp tín dụng, bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu,tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếudoanh nghiệp, thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định củaNgân hàng Nhà nước, bao gồm cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhânkhác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quyđịnh của pháp luật; số dư bảo lãnh và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi

Trang 26

nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng Như vậy, cấp tín dụng là một hìnhthức giao kết giữa NHTM và các khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng mộtkhoản tiền của ngân hàng để phục vụ nhiều mục đích, trong đó có cho vay.

Như vậy, tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM là thoả thuận giữa cácNHTM với khách hàng FDI về việc cung cấp tổng mức dư nợ tín dụng để kháchhàng FDI sử dụng Tổng mức dư nợ tín dụng này sẽ được khách hàng FDI sử dụng

đa mục đích, bao gồm vay, tài trợ thương mại, khi thoả mãn những yêu cầu cụ thểcủa ngân hàng

1.1.3 Hình thức tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

Tương tự như với các nhóm khách hàng doanh nghiệp khác, tín dụng đối vớikhách hàng FDI thường được sử dụng để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá.Loại tín dụng này thường được cấp để phục vụ các mục đích: tài trợ vốn hoạt động,mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh, Các hìnhthức cấp tín dụng cụ thể đối với khách hàng FDI của NHTM được biểu hiện quamột số yếu tố:

a Theo sản phẩm

 Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kếtgiao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Chovay là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất tỏng danh mục tín dụng của ngân hàng

 Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên muahàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc cáckhoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợpđồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

 Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụngcam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tíndụng theo thỏa thuận Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng theo nhiều mục đích củadoanh nghiệp: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,

Trang 27

 Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi cáccông cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạnthanh toán.

 Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ cógiá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán

b Theo thời hạn

 Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo củangày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm kháchhàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng vàkhách hàng Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngàynghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo Đối với thời hạn cho vaykhông đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự về thời điểm bắtđầu thời hạn Thời hạn cho vay được chia thành 3 nhóm: ngắn hạng, trung hạn vàdài hạn

- Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống,được sử dụng để đáp ứng vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêungắn hạn, thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng của các ngân hàng

- Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng, được

sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định như xây dựng nhà xưởng, mua sắm máymóc, thực hiện các dự án có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sửdụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản có quy mô lớn, các dự án lâu thuhồi vốn như xây dựng khu đô thị, cầu đường,

 Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã thỏathuận mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn

bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng Kỳ hạn được xác định linh hoạttheo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,

c Theo tài sản bảo đảm

 Không có tài sản bảo đảm: Tín dụng được ngân hàng cấp cho khách hàngdưới các hình thức tín chấp hoặc theo các chỉ định của chính quyền, có bảo lãnh của

Trang 28

các tổ chức khác Hình thức cấp tín dụng không tài sản bảo đảm thường áp dụng với

số tiền nhỏ trên tổng quy mô hoạt động của khách hàng, khách hàng có uy tín cao.Đây là hình thức cấp tín dụng có mức rủi ro cao nhất của ngân hàng

 Có tài sản bảo đảm: Tính dụng được ngân hàng cấp cho khách hàng đượcbảo đảm bằng các loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốnvay Theo quy định, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.Quyền sở hữu được thể hiện qua các hình thức sở hữu chắc chắn hoặc các thoảthuận sở hữu Tài sản phải xác định được, được định giá Tài sản bảo đảm được thểhiện thông qua các hình thái: tiền và giấy tờ có giá (ví dụ như trái phiếu, cổphiếu, ), kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nhà xưởng, bất động sản, quyền sở hữu,quyền đòi nợ, Chủ sở hữu tài sản có thể là doanh nghiệp hoặc của cá nhân có liênquan Trên cơ sở tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể áp dụng mở rộng thêm các phầnhạn mức vượt quá giá trị tài sản nhưng không phải là tín chấp, vì khoản tín dụngvẫn cần có tài sản bảo đảm là căn cứ để thực hiện

1.2 Quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

1.2.1 Khái niệm quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

Hoạt động tín dụng tại NHTM là hoạt động quan trọng và cốt lõi nhất củangân hàng với vai trò là một trung gian tài chính Thông lệ các ngân hàng thườngphân biệt quy mô thông quan hoạt động tín dụng bởi đây là hoạt động chiếm tỷtrọng lớn trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng truyền thống Tuy nhiên, khác vớicác hoạt động huy động và dịch vụ khác, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn các vấn

đề về rủi ro Các rủi ro liên quan đến tín dụng gắn chặt với toàn bộ hoạt động tíndụng, từ khâu khởi tạo đến khi kết thúc giao dịch tín dụng Vì vậy, quản lý tín dụngtại NHTM bao gồm toàn bộ hoạt động định hướng chính sách và kế hoạch quản lýtín dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá tại NHTM Phạm vi quản lý tíndụng tại NHTM bao trùm toàn bộ các hoạt động liên quan đến tín dụng, bao gồmcác hoạt động về chiến lược, chính sách, kế hoạch tài chính, hệ thống vận hành,triển khai tín dụng từ thẩm định đến xử lý nợ,

Với khách hàng FDI, quản lý tín dụng tại NHTM được hiểu là việc thiết lập

hệ thống hoạch định và triển khai, giám sát tín dụng với nhóm khách hàng FDI tại

Trang 29

ngân hàng Hoạt động này bao gồm các nội dung chính về xây dựng bộ máy quản lýtín dụng, thiết lập các chính sách và kế hoạch quản lý tín dụng, tổ chức triển khaiquản lý tín dụng, giám sát và đánh giá hoạt động quản lý.

1.2.2 Mục tiêu quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

Quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI nói riêng và khách hàng nói chungcủa NHTM tập trung vào 4 yếu tố chính:

a Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu quan trọng nhất với hoạt động tín dụng Đây

là chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hoạt động tín dụng trong tổng thể chungcủa ngân hàng Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có thể được đánh giá theo nhiều góc

độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng NHTM Với các NHTM có nền tảngkhách hàng tín dụng còn yếu, ít khách hàng thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng làtăng trưởng khách hàng tín dụng Với NHTM có nền tảng khách hàng đông đảonhưng quy mô tín dụng chưa cao, mục tiêu tăng trưởng tập trung vào dư nợ tín dụngcủa khách hàng Như vậy, tuy các chỉ tiêu đánh giá có thể khác nhau nhưng tăngtrưởng tín dụng là mục tiêu quan trọng nhất của NHTM khi nhắc đến hoạt động tíndụng, thể hiện sự phát triển tín dụng của NHTM

b Đảm bảo chất lượng tín dụng

Bên cạnh hoạt động tăng trưởng về quy mô, hoạt động tín dụng là một hoạtđộng đặc thù của ngân hàng và đi kèm với đó là các vấn đề về rủi ro Mức độ rủi rochính của các NHTM đến từ hoạt động tín dụng Vì vậy, với riêng hoạt động tíndụng, NHTM đặt ra mục tiêu đảm bảo chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọngthứ 2 Với mục tiêu này, các NHTM đồng nhất sử dụng chỉ tiêu chính là tỷ lệ nợxấu theo quy định của NHNN Theo chuẩn chung của NHNN, các NHTM phải đảmbảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ

c Cân bằng tín dụng - huy động

NHTM là các tổ chức trung gian tài chính với vai trò chính là huy động vàtín dụng Để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động, các NHTM luôn phải đảm bảocân bằng giữa tín dụng và huy động Nếu cán cân bị lệch, ví dụ tín dụng vượt quáhuy động sẽ khiến NHTM có nguy cơ mất thanh khoản Và ngược lại, nếu huy động

Trang 30

vượt quá tín dụng, NHTM không sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kết quả kinh doanh

bị giảm Vì vậy, NHTM luôn phải đảm bảo sự cân bằng giữa tín dụng - huy động đểđảm báo phát triển hiệu quả, bền vững và ổn định

d Phát triển kinh doanh

Mục tiêu quan trọng tiếp theo của quản lý tín dụng là phát triển kinh doanh.Phát triển kinh doanh được hiểu là hiệu quả đem lại cho ngân hàng, bao gồm cácyếu tố về lợi nhuận, số lượng khách hàng, Mục tiêu tăng trưởng tín dụng tập trungvào quy mô hoạt động mảng tín dụng, mục tiêu phát triển kinh doanh tập trung vàolợi ích đem lại cho ngân hàng Lợi ích này còn phụ thuộc vào các yếu tố: lãi suất,chi phí,

1.2.3 Bộ máy quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

Hình 1.1 Khung bộ máy quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

a Uỷ ban tín dụng

 Là đơn vị giúp việc cho Hội đồng quản trị

 Thực hiện phê duyệt các trường hợp khách hàng có hạn mức đề xuất cao,mức độ rủi ro lớn

 Uỷ ban tín dụng được phân quyền phê duyệt theo hạn mức uỷ quyền củaHội đồng quản trị

Trang 31

b Hội đồng tín dụng

 Là đơn vị giúp việc cho Tổng Giám đốc

 Thực hiện phê duyệt các trường hợp khách hàng có hạn mức đề xuất cao,mức độ rủi ro lớn

 Hội đồng tín dụng được phân quyền phê duyệt theo hạn mức uỷ quyềncủa Tổng Giám đốc

c Khối Khách hàng doanh nghiệp

 K.KHDN là đơn vị quản lý khách hàng, có trách nhiệm phát triển, khaithác các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng

 K.KHDN thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng, bao gồm:dịch vụ tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, tín dụng,

 Phối hợp cùng các đơn vị khác quản lý và phòng chống rủi ro tín dụng

 Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh

d Khối Vận hành

 Bộ phận Hỗ trợ và tác nghiệp tín dụng

- Thực hiện các thủ tục hỗ trợ giao dịch tín dụng, bao gồm: soạn thảo hợpđồng, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, kiểm tra các thông tin theo quy định, thực hiệntác nghiệp theo yêu cầu giao dịch

- Lập và quản trị các báo cáo hoạt động theo yêu cầu

 Bộ phận Quản lý Tài sản bảo đảm

- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến TSBĐ như soạn thảo hồ sơ, hoànthiện hồ sơ, quản lý hồ sơ TSBĐ

- Thực hiện định giá TSBĐ theo yêu cầu

e Khối Quản lý rủi ro

 Bộ phận Thẩm định

- Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo tiêu chuẩn nội bộ của NHTM

- Phân tích và đánh giá rủi ro với hồ sơ tín dụng của khách hàng

Trang 32

1.2.4 Nội dung quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

Hoạt động quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM phải đảmbảo tuân thủ các quy định chung của NHNN, bao gồm các hoạt động:

1.2.4.1Xây dựng chính sách và kế hoạch tín dụng

Chính sách và kế hoạch tín dụng là khung quy định cơ bản để định hình hoạtđộng tín dụng tại NHTM, các hoạt động triển khai đều phải tuân thủ chính sách vàhướng đến mục tiêu hoàn thành kế hoạch:

a Chính sách

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động vầ phương diện nào đócủa tổ chức, bao gồm các mục tiêu mà tổ chức muốn đạt được và cách làm để đạtđược mục tiêu đó Chính sách tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM cần đảmbảo xác định rõ các nội dung về các cấu phần:

 Khách hàng: chính sách khách hàng quy định rõ đối tượng khách hàng màNHTM tiếp cận, các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn khách hàng Cụ thể, với các doanhnghiệp FDI cần thoả mãn các điều kiện gì để trở thành khách hàng của NHTM

 Sản phẩm: chính sách sản phẩm quy định về các loại sản phẩm dịch vụđược cung cấp cho khách hàng Trong đó bao gồm các nội dung về đặc tính sản

Trang 33

phẩm, quy trình triển khai sản phẩm, các điều kiện để sử dụng sản phẩm

 Lãi suất: chính sách lãi suất quy định về mức lãi suất sẽ áp dụng cho từngkhách hàng với từng loại sản phẩm, cơ chế tính toán lãi suất và nguyên tắc điềuchỉnh lãi suất

 Phân phối: chính sách bán hàng, đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, cáckênh bán, đội ngũ bán, quy trình bán,

 Xúc tiến: chính sách thúc đẩy bán, marketing đi kèm để gia tăng hiệu quảbán hàng

 Rủi ro: chính sách về các điều kiện, nguyên tắc triển khai để đảm bảophòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng

b Kế hoạch tín dụng

Kế hoạch tín dụng là tổng thể hoạt động xác định các mục tiêu mà quản lý tíndụng cần đạt được trong một khoảng thời gian xác định Kế hoạch tín dụng đượcxác định trên hai yếu tố:

 Chỉ tiêu: các mục tiêu mà hoạt động quản lý tín dụng cần đạt được, bao gồmtên chỉ tiêu, mức độ cần đạt được, phương thức đo lường Đây là các mục tiêu kế hoạch

mà hoạt động quản lý tín dụng cần đạt được sau những mốc thời gian xác định

 Quy trình: là các bước, nguyên tắc xây dựng kế hoạch tín dụng, thể hiệncách thức hoàn thành bản kế hoạch tín

1.2.4.2Tổ chức triển khai chính sách và kế hoạch tín dụng

a Xây dựng hệ thống vận hành

Hệ thống vận hành tín dụng là các công cụ, phần mềm, ứng dụng và các quytrình vận hành tương ứng Hệ thống vận hành tín dụng bắt buộc theo quy định củaNHNN là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Đây là hệ thống phân loại các kháchhàng tín dụng của NHTM thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau trên cơ sở bộchỉ tiêu đánh giá theo từng ngân hàng Ngoài ra, các ngân hàng có thể ứng dụngcông nghệ vào việc xây dựng và phát triển các hệ thống vận hành như hệ thốngquản lý hồ sơ, khởi tạo và quản lý khoản vay,

b Thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là hoạt động bắt buộc trước khi cấp tín dụng cho khách

Trang 34

 Đánh giá nhu cầu của khách hàng: căn cứ trên chuỗi giá trị của hoạt độngkinh doanh của khách hàng để xác định nhu cầu tín dụng của khách hàng như thếnào là phù hợp, kiểm soát các trường hợp khách hàng vay sai mục đích, đầu tưngoài ngành

 Đánh giá năng lực của khách hàng: căn cứ trên tình hình hoạt động, đặcbiệt các chỉ số tài chính; bộ phận thẩm định thực hiện đánh giá năng lực, dòng tiền

để đề xuất về phương án cấp tín dụng với khách hàng

c Phê duyệt tín dụng

Phê duyệt tín dụng là hoạt động ra quyết định chính thức về phương án cấptín dụng với khách hàng theo quy định của NHTM Căn cứ theo đối tượng kháchhàng, hạn mức tín dụng, mức độ rủi ro, NHTM phân cấp phê duyệt tín dụng thànhnhiều mức khác nhau, từ cá nhân đến tập thể Nội dung phê duyệt tín dụng là cơ sởchính thức để NHTM thực hiện giao dịch tín dụng với khách hàng

d Giải ngân

Khi phát sinh nhu cầu, khách hàng làm thủ tục với NHTM thực hiện hoạtđộng giải ngân Giải ngân được hiểu là hoạt động cho vay hoặc thực hiện cácnghiệp vụ tài trợ thương mại theo yêu cầu của khách hàng, nằm trong phạm vi hợpđồng tín dụng của NHTM với khách hàng Trong đó, NHTM cần đảm bảo kiểmsoát việc giải ngân của khách hàng đúng mục đích, hợp pháp, hợp lệ theo hợp đồngtín dụng đã ký kết

e Cảnh báo nợ

Cảnh báo nợ bao gồm toàn bộ hoạt động kiểm soát sau cho vay Trong đó,NHTM thường xuyên kiểm tra tình trạng khách hàng thông qua các hoạt động kiểmsoát thực địa, đối chiếu số liệu, theo dõi tài chính để nhận diện các dấu hiệu bấtthường của khách hàng có thể gây ra rủi ro cho NHTM, từ đó đưa ra các hành động

Trang 35

kiểm soát hoặc xử lý nợ phù hợp, kịp thời.

nợ nghi ngờ mất vốn ( quán hạn 90 - 180 ngày) và nhóm 5 là nợ có khả năng mấtvốn ( quán hạn trên 180 ngày) Các khách hàng thuộc 3,4,5 được xếp vào nhóm nợxấu Căn cứ theo tình trạng nợ sẽ tiến hành các hoạt động xử lý nợ như: nhắc nợ, giahạn nợ, cơ cấu nợ, thu giữ tài sản, thanh lý tài sản, khởi kiện, mua bán nợ

1.2.4.3 Giám sát và đánh giá quản lý tín dụng

Hoạt động giám sát và đánh giá quản lý tín dụng là hoạt động kiểm tra, báocáo hiện trạng hoạt động quản lý tín dụng thông qua đánh giá các chỉ số mục tiêuliên quan Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ có bộ chỉ số mục tiêu khác nhaunhưng không thay đổi hệ thống giám sát và đánh giá

Hoạt động giám sát và đánh giá quản lý tín dụng được chuẩn hoá theo quyđịnh của NHNN Với mỗi NHTM khác nhau, mỗi nhóm khách hàng khác nhau đềuphải đảm bảo hệ thống giám sát, thể hiện thông qua các hoạt động:

 Giám sát tín dụng

Hoạt động theo dõi và kiểm soát tín dụng được các NHTM thực hiện nghiêmtúc và cẩn trọng Trong quá trình hoạt động, NHTM phải theo dõi, kiểm soát rủi rotín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục, có biện pháp khắcphục khi phát sinh vấn đề suy giảm chất lượng tín dụng, đảm bảo các yêu cầu:

- Theo dõi danh mục tín dụng theo các nhóm nợ

- Kiểm soát mức trích lập dự phòng theo quy định của NHNN

- Kiểm soát thực trạng tín dụng để đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu quản lý tíndụng: giới hạn cấp tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng

- Có cơ chế cảnh báo sớm để nhận diện các vấn đề khi danh mục tín dụngphát sinh suy giảm về chất lượng

Trang 36

- Quy định về tần suất kiểm soát tối thiểu để đảm bảo hoạt động theo dõi

và kiểm soát rủi ro tín dụng

Trong đó, NHTM cần quy định rõ về vai trò và trách nhiệm của các cá nhân,đơn vị liên quan đến hoạt động theo dõi và kiểm soát tín dụng

 Đánh giá quản lý tín dụng

Hệ thống báo cáo nội bộ về quản lý tín dụng cần đảm bảo được thực hiện tốithiểu hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước Báocáo nội bộ cần thể hiện tối thiểu các nội dung:

- Chất lượng tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng, danh mục cấp tíndụng theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế

- Các đề xuất liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng với các cấp quản lý

- Kết quả thực hiện khắc phục các vấn đề rủi ro theo yêu cầu và khuyếnnghị của cơ quan nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM

1.3.1 Các yếu tố thuộc về NHTM

Hoạt động quản lý tín dụng đối với khách hàng FDI của NHTM có thể bị tácđộng bởi một số yếu tố nội tại của ngân hàng, bao gồm:

 Chiến lược kinh doanh

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng củaNHTM với các khách hàng FDI Trong bối cảnh thị trường biến động và môi trườngcạnh tranh khốc liệt, các NHTM hiện nay đã chú trọng hơn đến hoạt động hoạchđịnh chiến lược kinh doanh Theo đó, các NHTM xác định rõ các nhóm kháchhàng trọng tâm và chuyển dịch nguồn lực sang các nhóm khách hàng đó Tình

Trang 37

trạng phục vụ đa dạng khách hàng sẽ dần được thay đổi Mỗi ngân hàng sẽ cónhững phân khúc, lĩnh vực phục vụ khác nhau Điều này sẽ tác động đến chínhsách của NHTM áp dụng với khách hàng FDI Đồng thời, các chiến lược củaNHTM có xu hướng cập nhật nhanh hơn so với trước đây Chu kỳ cập nhật vàđiều chỉnh chiến lược kinh doanh hiện nay được giảm xuống từ 3-5 năm thay cho5-10 năm như trước đây.

 Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM là yếu tố quan trọng trongviệc xác định giới hạn phục vụ các khách hàng tín dụng nói chung và khách hàngFDI nói riêng Theo chiến lược quản lý rủi ro, các NHTM thực hiện kiểm soát tỷ lệ

nợ xấu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo các lĩnh vực kinh tế, đối tượng kháchhàng Điều này trực tiếp tác động đến đối tượng khách hàng có thể tiếp cận, đến lãisuất/ phí sẽ áp dụng lên từng nhóm khách hàng Vì vậy, nếu chiến lược quản lý rủi

ro tín dụng quy định kiểm soát chặt chẽ nhóm khách hàng FDI hoặc lĩnh vực phổbiến của các khách hàng FDI thì NHTM sẽ không phát triển mảng tín dụng với cáckhách hàng FDI Năng lực kinh doanh

Năng lực kinh doanh là yếu tố thứ hai tác động đến hoạt động quản lý tíndụng đối với khách hàng FDI Trong hoạt động quản lý tín dụng của NHTM, độingũ kinh doanh tại địa bàn tham gia với vai trò là chốt kiểm soát đầu Bên cạnh cácyêu cầu về kinh doanh, đội ngũ nhân sự tại các đơn vị cần đảm bảo các yêu cầu vềđánh giá khách hàng, thẩm định các yếu tố rủi ro theo quy định Đặc biệt với cáckhách hàng FDI, với các đặc thù về hoạt động nên các nhân viên kinh doanh phục

vụ nhóm khách hàng này cần có các yêu cầu đặc thù như năng lực ngoại ngữ (ngoàicác tiêu chuẩn chung về tiếng Anh còn cần biết các ngôn ngữ khác theo từng kháchhàng như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật ) và năng lực am hiểu các hoạt độngđầu tư nước ngoài Đây là rào cản mà không phải ngân hàng nào cũng vượt qua đểphát triển nhóm khách hàng FDI

1.3.2 Các yếu tố thuộc về khách hàng FDI

Doanh nghiệp FDI mặc dù được đánh giá như các doanh nghiệp trong

Trang 38

nước nhưng vẫn mang các đặc điểm riêng mà NHTM cần lưu ý khi thực hiện cấptín dụng:

 Hoạt động chuyển giá

Đây là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM vớicác khách hàng FDI Cơ sở chính để các NHTM cấp tính dụng cho các khách hàngnói chung và khách hàng FDI nói riêng là năng lực trả nợ Điều này được thể hiệnthông qua các chỉ số về tài chính, đặc biệt là chỉ số về lợi nhuận Tuy nhiên, trongthực tế, các doanh nghiệp FDI thường thực hiện các chính sách chuyển giá đểchuyển lợi nhuận về công ty mẹ tại nước ngoài Vì vậy, nhiều doanh nghiệp FDI cókết quả kinh doanh tốt, tiềm năng phát triển ổn định nhưng trên hồ sơ không đápứng các tiêu chuẩn để cấp tín dụng Đây là điểm đánh đổi của các doanh nghiệp FDIgiữa hoạt động chuyển giá và các nhu cầu cấp tín dụng tại Việt Nam

 Mức độ cam kết trách nhiệm

Nhiều NHTM đã phải trả giá khi các khách hàng FDI trốn khỏi Việt Nam.Ngoài các công ty đa quốc gia có uy tín và quy mô lớn, tại Việt Nam có rất nhiềucác doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ Đây là các doanh nghiệp do các cá nhân là ngườinước ngoài thành lập Vì vậy, khi phát sinh vấn đề về khả năng trả nợ, nhiều chủdoanh nghiệp đã lựa chọn phương án trốn khỏi Việt Nam để về nước Điều này đãlàm cho các NHTM gặp tổn thất rất lớn khi phát sinh các sự kiện rủi ro tín dụng,làm mất vốn

 Quan hệ giao dịch với công ty mẹ

Các doanh nghiệp FDI có quy mô lớn thường hoạt động trên cơ sở quản lýcủa công ty mẹ tại nước chủ quản Với các doanh nghiệp FDI này, đa số các hoạtđộng liên quan đến thu xếp vốn được thực hiện tập trung tại công ty mẹ Theo đó,công ty mẹ sẽ trực tiếp huy động vốn tại thị trường quốc tế và phân bổ lại cho doanhnghiệp FDI tại Việt Nam, hoặc công ty mẹ kết nối với các ngân hàng quốc tế đểquản lý tập trung hoạt động tài chính của cả công ty Ví dụ các doanh nghiệp HànQuốc sử dụng Shinhan Bank, doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng Mizuho Bank Điềunày làm hạn chế khả năng cấp tín dụng của NHTM với các doanh nghiệp FDI.Đồng thời, việc huy động vốn trên thị trường quốc tế thường có chi phí vốn thấp

Trang 39

hơn rất nhiều so với chi phí vốn trong nước nên các doanh nghiệp FDI ít có nhu cầutín dụng với NHTM Việt Nam.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh với công ty mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đếnkhả năng quan hệ tín dụng giưa NHTM và doanh nghiệp FDI Một số doanh nghiệpFDI tại Việt Nam chỉ sản xuất và phục vụ xuất khẩu, không phục vụ thị trường ViệtNam Điều này làm giảm mức độ quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp FDI vớithị trường Việt Nam, giảm cơ hội phát sinh các giao dịch tài chính với đối tác tạiViệt Nam Từ đó tạo ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng của các NHTM với cáckhách hàng FDI

Chính sách thu hút FDI của các địa phương và phân bổ FDI trên toàn quốc sẽtạo áp lực lớn lên hệ thống mạng lưới của các NHTM Để phục vụ nhóm kháchhàng tiềm năng này, nhiều NHTM và ngân hàng quốc doanh đã chấp nhận dời chinhánh về các khu công nghiệp, những địa bàn xa khu dân cư, ít tiềm năng với cáchoạt động chính của ngân hàng Thay vào đó, NHTM tập trung phục vụ và khai tháccác doanh nghiệp tại chỗ

Các chính sách về thu hút đầu tư, chế độ tài chính, ưu đãi thuế/ phí cho cácdoanh nghiệp FDI sẽ tác động trực tiếp lên dòng tiền, lợi nhuận hoạt động của các

Trang 40

doanh nghiệp này Từ đó ảnh hưởng trực tiếp lên năng lực trả nợ của các doanhnghiệp FDI với các NHTM.

 Kinh tế vĩ mô toàn cầu

Bên cạnh các yếu tố tác động nội tại của Việt Nam và doanh nghiệp FDI, nềnkinh tế vĩ mô toàn cầu cũng góp phần tác động mạnh mẽ lên hoạt động của cácdoanh nghiệp này Với vai trò là các doanh nghiệp đa quốc gia với thị trường vàchuỗi giá trị trải dài qua nhiều quốc gia, các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, tỷ giá củanền kinh tế thế giới tác động mạnh lên hoạt động kinh doanh và đầu tư của cácdoanh nghiệp FDI Nếu các quốc gia lân cận nổi lên với vị thế của điểm đầu tư hấpdẫn, dòng vốn sẽ chuyển dịch từ Việt Nam sang quốc gia khác và tạo ra sự thay đổi

về hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Ngày đăng: 12/04/2019, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w