Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau: khi nhận thức khách thể đối tượng, sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó m
Trang 1BÀI KIỂM TRA
Câu 1 Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan của sự xem
xét.
* Cơ sở lý luận:
Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của
nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới Yêu cầu của nguyên tắc này
được tóm tắt như sau: khi nhận thức khách thể (đối tượng), sự vật, hiện tượng tồn
tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà
không được thêm hay bớt một cách tùy tiện
- Vật chất là cái có trước tư duy Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai
đọan phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy Do tư duy phản ánh
thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát
từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng.mà phải xuất phát từ chính
bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được bắt đối tượng tuân theo tư duy
mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ
chủ quan hay một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo
trong tư duy các hình tượng, tư tưởng - cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó
- Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói
ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương
tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật “nghệ thuật” chinh
phục như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính
nó Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn Làm như thế nào để biết
chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản
thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy
tính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng
- Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ
quan tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết
Trang 2các vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối
với việc đánh giá tình hình xã hội, v.v., những đánh giá có giá trị hơn, những cách
giải quyết đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các
lực lượng xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực
lượng cách mạng của thời đại đó Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện
tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng Việc xem thường nguyên tắc này
dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó
thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội
phức tạp
* Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem
xét:
Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các
nguyên tắc khác của lôgíc biện chứng Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:
+ Trong hoạt động nhận thức, Chủ thể phải:
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có
mà không được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan
- Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các
giả thuyết khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm
chứng các giả tuyết đó bằng thực nghiệm
+ Trong hoạt động thực tiễn, Chủ thể phải :
- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối
nó
- Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục
tiêu, kế họach, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện Kịp thời
điều chỉnh, uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra
Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri
thức, tình cảm, ý chí, lý trí, v.v., tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong
Trang 3họat động nhận thức và họat động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên
làm chủ thế giới.
Câu 2 Từ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bình luận
“Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi”
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nội dung
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và lý luận nhận thức nói riêng Việc
nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin nói chúng và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người Đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên trong công cuộc xây
dựng đất nước hiện nay
Theo quan điểm của Mác xít, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục
đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản
thân con người
Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh
những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng
Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết, khái quát những
tri thức kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh
nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm Do tính độc
lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ liệu kinh nghiệm Muốn hình
thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm, đó là quá
trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật, hiện tượng Kết quả của nhận
thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm
Chức năng cơ bản của lý luận: có hai chức năng là chức năng phản ánh hiện
thực khách quan, giúp con người hiểu rõ những lĩnh vực hiện tượng của thế giới
xung quanh và chức năng phương pháp luận, giúp con người vạch ra các phương
Trang 4pháp để hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của chính
mình
* Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận; lý
luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Thực tiễn là cơ sở của lý luận: Đối với chủ nghĩa Mác, thực tiễn trước hết
là sự hoạt động sản xuất vật chất, nó là cơ sở sinh sống của con người, nó quyết
định sự sinh tồn của xã hội Lý luận xuất hiện trên cơ sở của thực tiễn, nó là kết
quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của con người Không có thực tiễn thì không có
lý luận khoa học Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận cần phải làm sáng tỏ,
cần phải giải đáp Chỉ có lý luận nào gắn với thực tiễn, phục vụ cho nhu cầu thực
tiễn và được thực tiễn kiểm tra thì mới có lý do để tồn tại lâu dài
- Thực tiễn là động lực của lý luận: Hoạt động thực tiễn góp phần làm hoàn
thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội Thực tiễn mà trước hết
là thực tiễn sản xuất vật chất đã thúc đẩy các ngành khoa học ra đời, các lý luận phát
triển
- Thực tiễn là mục đích của lý luận: Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao
năng lực hoạt động của con người trong thế giới hiện thực khách quan để đem lại
cho con người ngày càng nhiều lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng, để đáp ứng nhu cầu đó phải thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động thực tiễn
sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người Lý luận quay về xâm
nhập vào thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, làm cho thực tiễn ngày càng hiệu
quả hơn
- Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận: Lý luận chỉ được coi là chân lý
khi nó phù hợp với hiện thực khách quan mà nó phản ánh, và nó được thực tiễn
kiểm nghiệm C Mác nói: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt
đến chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là
một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân
Trang 5lý” Thừa nhận thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, cần chú ý những vấn đề
sau: Thực tiễn chỉ là tiêu chuẩn chân lý của lý luận khi thực tiễn đạt đến tính toàn
vẹn của nó; Thực tiễn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Nếu lý luận chỉ khái
quát một giai đoạn nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa rời thực tiễn
Qua đó, yêu cầu xây dựng lý luận phải xuất phát từ thực tế, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn Nếu xa rời thực tiên sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh
chủ quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu,…tức lý luận suông
* Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển
trong lịch sử; Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận
Hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi
đường: Chính nhờ có lý luận soi đường, hoạt động thực tiễn của con người mới có
hiệu quả và đạt được mục đích mong muốn Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận
vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, vạch ra các phương
pháp, biện pháp thực hiện Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển các mối
quan hệ thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế, thất bại
có thể có trong quá trình hoạt động Chính vì vậy, C.Mác đã nói: “Vũ khí của sự phê
phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất
chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận sẽ trở thành lực lượng
vật chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng” Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn
cần lưu ý:
- Phân tích một cách cụ thể mỗi tình hình Nếu vận dụng lý luận một cách
máy móc, giáo điều, kinh viện thì chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn
làm phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực
tiễn
- Từ lý luận chúng ta cần xây dựng các mô hình dành cho hoạt động thực tiễn
hướng theo những mục khác nhau Cần đưa ra những dự báo về các diễn biến, các
Trang 6mối quan hệ, lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển
để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao
- Phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những
khiếm khuyết của lý luận, hoặc thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn
- Lý luận có thể mang lại hiệu quả, hoặc không mang lại hiệu quả, hoặc kết
quả chưa rõ ràng Khi đó, giá trị của lý luận do thực tiễn quy định V.I.Lênin nhận
xét rằng: “thực tiễn cao hơn nhận thức, vì nó có ưu điểm không những của tính phổ
biến, mà cả tính hiện thực trực tiếp”
Đại thi hào người Đức Goethe có câu: “Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có
cây đời mãi mãi xanh tươi” Một câu nói mà chúng ta có thể bắt gặp trong rất
nhiều các đầu sách, từ nghiên cứu, nghị luận, hay trong các luận văn cử nhân, thạc
sĩ… Câu nói này vốn ngày càng phổ biến và trở thành một dạng “chân lý truyền
miệng”, nhưng xin lưu tâm rằng ở đây chúng tôi chỉ dùng 2 chữ chân lý trong dấu
ngoặc kép Tựu trung lại, thì câu nói trên của Goethe cho rằng: lý thuyết – hay
những thứ chúng ta vẫn xếp vào hàng lý thuyết, vốn dĩ không mấy quan trọng Chỉ
có thực tiễn và những gì con người thu nhặt từ thực tiễn mới thật sự có giá trị Và,
dường như lối tư tưởng đó đang phổ biến đến mức chuyển từ vị thế quan điểm
sang vị thế chân lý, nghĩa là nó đúng và luôn đúng trong xã hội Và từ đó, con
người dựa theo mà hành xử trên thực tế
Ví dụ như: sinh viên ngủ trong lớp/ cúp tiết, miễn là cuối kỳ thi đậu, còn ra
đời làm việc thì khác Cứ nhảy ra đi làm, không cần học, vì đời sẽ dạy đời Thứ quan
trọng là quan hệ, còn học thức, không cần quá quan tâm, v.v Nhìn nhận về vấn đề
trên như thế nào? Và câu nói của Goethe kia, phải chăng chính là những gì tôi vừa
đề cập?
Trang 7Trước khi đi vào phần phân tích ý kiến, xin có một lưu ý, rằng việc xem
trọng lý thuyết hoàn toàn khác với việc xem trọng bằng cấp Có một câu hỏi cần
phải đặt ra, nếu như lý thuyết không quan trọng, thì hệ thống giáo dục tồn tại để
làm gì? Nếu như lý thuyết không quá quan trọng, phải chăng chỉ cần học hết cấp
bậc căn bản mà ở Việt Nam gọi là bậc học phổ thông là đủ? Sự tồn tại của các
trường đại học, cao đẳng, học viện phải chăng chỉ là một sự tô vẻ cho một quốc
gia, rằng tôi cũng bằng anh, bằng chị, bằng em, rằng tôi cũng có đấy trường đại
học và các hệ đào tạo sau phổ thông như ai…?
Có những quan điểm cho rằng: “ngay chính những vỹ nhân trên thế giới
cũng từng xuất thân từ học thức thấp đó thôi, cần gì phải học nhiều” Vậy xin ai đó
trả lời cho tôi câu hỏi, tại sao những vỹ nhân đó, nhiều người sau khi thành đạt lại
quay về đầu tư cho giáo dục? Họ đang muốn kiếm tiền theo triết lý “business is
business” ư? Tôi không cho là như vậy, dẫu rằng mục tiêu lợi ích dù ít dù nhiều
vẫn luôn tồn tại và có mấy ai trong số những người học thức thấp trở nên thành
công và nổi tiếng đủ để cả thế giới biết đến?
Rõ ràng, về hình thức cũng cho thấy chính những người học thức thấp
nhưng sau đó thành công trong sự nghiệp đó, cuộc đời từng trải của họ giúp họ
nhận ra kiến thức trên ghế nhà trường, kiến thức có được từ nền giáo dục là quan
trọng đến chừng nào, nếu không thì họ đã chẳng quay về đầu tư cho giáo dục
Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa tìm ra được lý do nào khiến con người ta có
nhận thức: “lý thuyết vốn dĩ không quan trọng, có hay không cũng không phải là
vấn đề gì quá lớn lao” Thật ra, tôi cho rằng suy nghĩ như thế chỉ là một sự ngộ
nhận Hãy thử lấy một hình ảnh đơn giản như sau:
Trang 8Một anh chàng đừng trên bờ sông, điều anh ta muốn chính là đi qua bờ sông
bên kia một cách ngắn nhất, không có cầu, không có thuyền, lòng sông thì rộng
Anh ta đã thử chờ cho đến khi nước rút, nhưng ngay cả khi đó thì lòng sông vẫn
quá sâu và quá rộng để anh ta có thể tự thân lội bộ qua Không còn cách nào khác,
anh ta quyết định bơi qua sông
Lần đầu tiên nhảy xuống nước, anh ta ngụp lặng như người sắp chết đuối,
uống không biết bao nhiêu là nước, bởi trước nay anh nào có biết bơi Lần thứ hai
nhảy xuống nước, anh ta đã bắt đầu quen với việc vẫy vùng trong nước, bắt đầu
định hình và tự khám phá được chút nào đó cách giữ thăng bằng trong nước (đứng
nước), nhưng để có thể di chuyển trong nước quả vẫn là một món quà xa xỉ Lần
thứ 3, lần thứ 4, lần thứ 5, v.v Cho đến lần thứ mấy anh ta cũng không nhớ nữa,
nhưng anh ta cảm thấy mình làm chủ được bản thân giữa dòng nước sâu, có thể tự
nổi, có thể tự bơi, từ những quãng ngắn đến những quãng dài hơn Từ việc thường
hụt hơi khi bơi, anh ta biết đươc cách lấy hơi sâu và giữ hơi như thế nào khi vận
động dưới nước Và rồi cũng có lúc anh ta bơi được qua bờ bên kia con sông, với
cả thân thể mỏi nhừ và tay chân rã rời Anh chàng ngồi thở dốc và đã hiểu việc bơi
trong 1 hồ bơi và bơi giữa một con sông khác nhau và khó khăn đến chừng nào
Và, nếu trước đó anh đã từng bơi ở một dòng sông, hay ít nhất ai đó đã dạy anh
cách bơi ở một dòng sông, hoặc đơn giản hơn chỉ là anh đã từng biết bơi trước đó,
có lẽ mọi chuyện đã không kéo dài và gian nan đến như thế Cách người thanh niên
đó vượt sông, đó là cách tự mày mò, tự ứng biến với thực tế, nghĩa là anh ta chấp
nhận tự nhảy vào dòng sông để biết cách bơi và làm chủ được chính mình
Tới đây có lẽ nhiều bạn sẽ cho rằng anh ta có chí hướng, anh ta có nghị lực
Nhưng ở khía cạnh khác, các bạn có nhận ra anh ta đang chơi một ván bài may rủi
mà vốn liếng anh ta có được ngoài sự kiên trì, nghị lực còn là tính mạng của chính
mình? Hãy giả sử: nếu lần đầu tiên xuống nước anh ta bước hụt chân, giả sử lần
Trang 9thứ 2 bước xuống nước anh ta té va vào đá, giả sử đang ngụp lặn giữa dòng anh ta
gặp nước xoáy… và còn có thể giả sử rất nhiều những rủi ro hoặc nguy hiểm khác
Đó chính là mặt trái của sự việc mà đôi khi chúng ta ít để ý đến, nhưng khi nó hiện
hữu thì mọi thứ sẽ thật tồi tệ
Hãy cứ tưởng tượng, lý thuyết chính là bờ bên này sông, còn thực tế chính
dòng sông và cả bờ bên kia sông Chúng ta, những con người, phải làm gì? Ngày
nào còn đứng bên này sông, chúng ta không biết bơi, không biết cách để vượt sông
thì khi nhảy xuống dòng sông đó, chúng ta đang bước chân vào một ván bài may
rủi, mà ở đó vốn liếng của chúng ta chính là số phận, là sự nghiệp của chính chúng
ta Càng bồi dưỡng kiến thức nhiều bao nhiều thì chúng ta càng có phần trăm thắng
trong ván bài ấy bấy nhiều, tất nhiên là thắng có căn cứ chứ không phải theo lối
cầu may Hãy nghĩ tới người thanh niên trong câu chuyện đó, khi anh ta chỉ có 1
lựa chọn là bơi qua sông Bởi kiến thức hiện hữu trong đầu không cho phép anh ta
làm những việc khác để vượt sông, ví dụ như: tìm cây làm bè, biết được có đường
vòng, v.v Con người khi không có một cái nền móng lý thuyết vững vàng cũng
như vậy, mất phương hướng trong cái mà chúng ta gọi là thực tế, và rồi khi chúng
ta học được những bài học từ thực tế, chúng ta hoang hỉ, chúng ta vui mừng, mà
chúng ta quên mất rằng nếu nắm vững lý thuyết, chúng ta vốn dĩ đã học được bài
học đó từ rất lâu rồi, chỉ còn chờ thực hành ứng dụng
Thực tế sống động của cuộc sống chính là nơi thể hiện lý thuyết khô khan,
nếu vững lý thuyết, chúng ta sẽ không phải mất một khoảng thời gian học lại nó từ
thực tế mà đa số chúng ta học lại mà không hề biết mình đang học lại, cũng như
người thanh niên kia, sẽ không mất thời gian học lại cách bơi, vấn đề là ứng dụng
kỹ thuật bơi vào dòng sông thực tế như thế nào cho hợp lý
Trang 10Cũng với hình ảnh ẩn dụ đó, nhưng với một góc nhìn khác Nếu đứng từ cái
bờ bên này, như trên vẫn gọi đó là cái bờ của lý thuyết, nếu anh chàng thanh niên
ấy hiểu được rằng ngoài việc bỏ công gồn sức bơi qua sông, hãy còn có những
cách khác như gom cây làm bè, đi xuôi theo dòng cho đến khi tìm dc cầu nhỏ, thì
có lẽ anh ta cũng không phải mất nhiều thời gian, công sức, và phải đánh liều với
sự may rủi như thế
Vậy nói cho gọn thì lý thuyết và thực tế cái nào quan trọng? Câu hỏi này đã
nhắc lại chính thực trạng mà đầu bài viết đã nêu ra, hãy suy ngẫm nghĩ lại một
cách có hệ thống và khách quan, chúng ta không khó để nhận ra một lượng lớn
kiến thức mà chúng ta cho rằng học được từ thực tế sinh động, thật ra chính là
những tri thức chúng ta cố tình bỏ qua trong quá trình dung nạp lý thuyết, nhưng
xin lưu ý ở đây chỉ là phần lớn, chứ không phải tất cả, vì sự thật là thực tế sinh
động cũng cho ta học được những tri thức mà lý thuyết không bao giờ giúp chúng
ta động đến Quay lại câu chuyện dòng sông và hai bên bờ sông, lý thuyết là bờ
bên này, thực tế là bờ bên kia, và con người phải tự xây cho mình một cái cầu,
hoặc tự thân mình tạo ra cách sang sông, khi chúng ta bắt được một chiếc cầu từ bờ
bên này sang bờ bên kia, chính là chúng ta đưa lý thuyết và thực tiễn, cảm nhận
thực tiễn, và từ đó quay về suy ngẫm về lý thuyết, hoặc phát triển lý thuyết hơn,
hoặc tối ưu hóa nó
Như vậy có thể khẳng định rằng, lý thuyết và thực tế không bao giờ tách rời
nhau, chúng chỉ tách rời chỉ là vì con người hiểu biết nông cạn tự nghĩ rằng nó phải
là 2 thực thể tách rời Quan điểm xem nhẹ lý thuyết là một sự ngộ nhận hoặc là sai
lầm mang tính chất chủ quan duy ý chí
Và hãy nhớ thành công của người đi học là đứng vững được trên bờ lý
thuyết, nhưng thành công của người đi làm, không phải là sang được bờ của thực