1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN MÁU (Bài 1819 SGK cơ bản Sinh học 11)

16 560 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện vấn đề, 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học. Có ý thức tự rèn luyện để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hệ tim mạch4. Năng lực: Năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm. Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo. Hình thành và phát triển năng lực tự học.

Trang 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG ………

CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN MÁU

(Bài 18-19 SGK cơ bản Sinh học 11)

Số tiết dạy: 2 tiết

Người thực hiện: ………

Giáo viên trường ……….

Trang 2

CHỦ ĐỀ : TUẦN HOÀN MÁU (2 TIẾT)

I MỤC TIÊU:

Sau khi học xong chuyên đề này, HS phải:

1 Kiến thức:

- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

- Chỉ ra được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn

- Nêu được khái niệm tính tự động của tim

- Trình bày được cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền tim

- Xác định được chu kì hoạt động của tim

- Chỉ ra được mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể

- Giải thích được tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật

- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch

- Nêu được khái niệm huyết áp

- Phân biệt được huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

- Mô tả và giải thích được sự biến động của huyết áp trong hệ mạch

- Nêu được khái niệm vận tốc máu

- Chỉ ra được mối liên quan giữa vận tốc máu với tổng tiết diện mạch

2 Kĩ năng:

Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện vấn

đề,

3 Thái độ:

- Yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học

- Có ý thức tự rèn luyện để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hệ tim mạch

4 Năng lực:

- Năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm

- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo

- Hình thành và phát triển năng lực tự học

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1 Hình ảnh về cấu tạo chung của hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép, hệ tuần hoàn kín và hở, chu kì hoạt động của tim

2 Sơ đồ sự biến động huyết áp trong hệ mạch, biến động của vận tốc máu trong hệ mạch

3 Video hoạt động của tim và hệ dẫn truyền tim

4 Màn ảnh, máy chiếu, máy vi tính

5 Phiếu học tập:

Phiếu học tập số 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Em hãy quan sát hình ảnh và nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập sau:

Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Đại diện

Cấu tạo

Đường đi của máu

Đặc điểm của dịch tuần hoàn

Tốc độ máu trong hệ mạch

Trang 3

Đáp án phiếu học tập số 1

Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Đại diện Động vật thân mềm và chân khớp Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân

đầu và động vật có xương sống

Cấu tạo Tim, động mạch, tĩnh mạch Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao

mạch

Đường đi

của máu Tim→ Động mạch → Khoang cơ thể

Tĩnh mạch

Tim → Động mạch → Mao mạch

Tĩnh mạch

Đặc điểm

của dịch

tuần

hoàn

- Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô

- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim

- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín từ động mạch, qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó trở về tim

- Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch

Tốc độ

máu

trong hệ

mạch

Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

Phiếu học tập số 2: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Cấu tạo tim

Số vòn tuần hoàn

Máu đi nuôi cơ thể

Tốc độ máu trong động mạch

Đáp án phiếu học tập số 2 Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Đại diện Lớp cá Lớp lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Cấu tạo tim Tim 2 ngăn Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn 1 2 vòng: 1 vòng tuần hoàn lớn, 1

vòng tuần hoàn nhỏ

Máu đi nuôi cơ thể Máu pha Máu pha hoặc máu giàu oxi

Áp lực máu chảy

trong động mạch

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

Tiết 1

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa hệ tuần hoàn với hệ hô hấp và hệ tiêu hóa

1 Mục đích:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh

- Tạo mối liên hệ giữa những kiến thức đã học (hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ hô hấp) với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới (hệ tuần hoàn)

Trang 4

- Giúp học sinh huy động những kiến thức kĩ năng có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học

2 Nội dung:

- Học sinh quan sát hình 1 sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống và chỉ ra được mối liên quan giữa các hệ cơ quan gồm hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết

- GV đặt vấn đề vào bài mới: Qua đó chúng ta thấy được hệ tuần hoàn đóng vai trò vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của

cơ thể Vì sao hệ tuần hoàn có thể thực hiện được chức năng trên? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học này

3 Dự kiến sản phẩm của học sinh:

- HS chỉ ra được: Hệ tiêu hóa cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ tuần hoàn, hệ hô hấp trao đổi khí O2 và khí CO2 với hệ tuần hoàn, các chất thải từ hệ tuần hoàn chuyển qua hệ bài tiết ra ngoài Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất đến các tế bào

4 Kĩ thuật tổ chức:

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1 sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống

Hình 1 Sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống

GV hỏi: Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa với hệ tuần hoàn?

- HS: Các chất dinh dưỡng đơn giản nhất từ hệ tiêu hóa được hấp thụ vào hệ tuần hoàn

- GV: Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hệ hô hấp với hệ tuần hoàn?

- HS: Hệ hô hấp cung cấp khí O2 cho hệ tuần hoàn vận chuyển đến các tế bào, đồng thời

hệ tuần hoàn nhận khí CO2 từ các tế bào trả lại cho hệ hô hấp

- GV: Hệ tuần hoàn và hệ bài tiết có mối quan hệ như thế nào?

- HS: Hệ bài tiết nhận các chất thải từ hệ tuần hoàn để bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu

- GV: Qua đó các em hãy nêu chức năng của hệ tuần hoàn là gì?

- HS: Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác

- GV đặt vấn đề vào bài mới: Qua đó chúng ta thấy được hệ tuần hoàn đóng vai trò vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của

Trang 5

cơ thể Vì sao hệ tuần hoàn có thể thực hiện được chức năng trên? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 18 Tuần hoàn máu

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1 Mục đích:

- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

- Chỉ ra được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn

2 Nội dung:

Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hoàn thành:

I Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1 Cấu tạo chung

2 Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

II Các dạng hệ tuần hoàn của động vật

1 Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

2 Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

3 Dự kiến sản phẩm của học sinh:

3.1 Nội dung I Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

Học sinh hoạt động cá nhân, quan sát hình cấu tạo chung của hệ tuần hoàn, nghe gợi ý của giáo viên, vận dụng những kiến thức đã học, trả lời câu hỏi Có những ý kiến chưa chính xác sẽ được các bạn và cô giáo chỉnh sửa, hoàn chỉnh

3.2 Nội dung II Các dạng hệ tuần hoàn của động vật.

HS làm việc theo nhóm, nghe gợi ý của giáo viên, hoàn thiện phiếu học tập số 1 và số

2 Sau khi các nhóm hoàn thiện xong, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên dựa theo các đặc điểm yêu cầu trên phiếu học tập để hoàn thiện phiếu học tập

mà giáo viên chiếu trên máy chiếu Sẽ có một số đáp án của các nhóm chưa chính xác

HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:

+ Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?

+ Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu?

+ Tại sao hệ tuần hoàn của cá được gọi là hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép?

+ Cho biết ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn?

HS trả lời được nhưng chưa đầy đủ, GV nhận xét và bổ sung cho đầy đủ hơn

4 Kỹ thuật tổ chức:

4.1 Nội dung I Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

4.1.1 Cấu tạo chung:

- GV: yêu cầu HS quan sát hình ảnh cấu tạo của hệ tuần hoàn:

Hình 2 Cấu tạo hệ tuần hoàn

Trang 6

- GV hỏi: Hệ tuần hoàn được cấu tạo gồm những bộ phận nào? GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vào hình ảnh các bộ phận cụ thể của hệ tuần hoàn

- HS quan sát hình ảnh, lên bảng cầm thước chỉ vào hình ảnh các bộ phận của hệ tuần hoàn gồm: Tim, hệ thống mạch máu, dịch tuần hoàn

- GV hỏi: Dịch tuần hoàn là gì?

- HS: Dịch tuần hoàn là máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô

- GV: Tim có vai trò như thế nào trong hệ tuần hoàn?

- HS: Tim là 1 cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ mạch

-GV: Hệ thống mạch máu gồm những loại mạch nào?

- HS: Gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch

4.1.2 Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn:

- GV hỏi: Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn là gì?

- HS: chức năng của hệ tuần hoàn là vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

4.2 Nội dung II Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh của các loài động vật như: thủy tức, trùng roi, trùng giày, giun dẹp, cá, ếch, rắn, chim, hổ

- GV hỏi: em hãy cho biết trong các loài động vật trên thì loài nào chưa có hệ tuần hoàn, loài nào đã có hệ tuần hoàn?

- HS suy nghĩ, trả lời:

+ Các loài chưa có hệ tuần hoàn: thủy tức, trùng roi, trùng giày, giun dẹp

+ Các loài đã có hệ tuần hoàn: cá, ếch, rắn, chim, hổ

- GV: Những loài chưa có hệ tuần hoàn thuộc nhóm nào, chúng trao đổi chất như thế nào?

Trang 7

- HS trả lời: Là những động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp Các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể

- GV: Tại sao những động vật như cá, rắn, ếch, chim, hổ cần có hệ tuần hoàn?

- HS: Vì đây là những động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, trao đổi chất qua bề mặt

cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nên chúng cần có hệ tuần hoàn

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các dạng hệ tuần hoàn khác nhau của các loài động vật:

- GV hỏi: Hệ tuần hoàn ở động vật gồm những dạng nào?

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ, trả lời:

Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các dạng: + Hệ tuần hoàn hở

+ Hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

* Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS quan sát hình hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín và hoàn thành phiếu học tập số 1

- HS hoạt động thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 (5 phút)

- GV lưu ý: các em so sánh dựa theo các tiêu chí đã gợi ý trong phiếu học tập

- GV gợi ý: + Đường đi của máu xuất phát từ tim, theo chiều mũi tên trong hình

+ Hệ tuần hoàn ở hình thứ nhất hở ở chỗ nào? Chỗ hở đó có ảnh hưởng gì đến thành phần dịch tuần hoàn, vận tốc của máu, áp lực của máu lên thành mạch?

+ Tại sao ở hình thứ 2 gọi là hệ tuần hoàn kín? Là hệ tuần hoàn kín thì có ảnh hưởng như thế nào đến thành phần dịch tuần hoàn, vận tốc của máu, áp lực của máu lên thành mạch?

- HS thảo luận theo những tiêu chí trong phiếu học tập và những gợi ý của giáo viên để hoàn thành phiếu học tập

- Sau 5 phút, GV yêu cầu các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 nội dung, các nhóm khác nhận xét Sau đó GV nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án đúng nhất trong phiếu học tập số 1

- GV chốt lại: Hệ tuần hoàn hở là vì máu không được chảy trong hệ mạch kín mà có đoạn máu tràn vào khoang cơ thể Hệ tuần hoàn gọi là kín là vì máu được lưu thông liên tục trong mạch kín

- GV hỏi mở rộng: Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?

- HS: thảo luận theo nhóm, trả lời:

Trang 8

Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao

- GV: Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu?

Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về

- GV lưu ý: ở tĩnh mạch có các van 1 chiều ngăn không máu trong tĩnh mạch chảy ngược xuống phía dưới mà chỉ chảy về tim

* Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:

- GV giảng giải: như đã phân loại ở trên, hệ tuần hoàn kín còn được chia thành 2 loại là hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép, vậy 2 loại này khác nhau như thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu 2 dạng này

- GV phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS quan sát hình ảnh về 2 dạng

hệ tuần hoàn đơn và kép, nghiên cứu SGK dựa theo những tiêu chí trong phiếu học tập (2 phút)

- Sau đó HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 theo các đặc điểm đã được gợi ý trong phiếu học tập (2 phút)

- GV gợi ý trong khi HS đang hoạt động nhóm thảo luận:

+ Về đại diện, các em cần nêu được những nhóm loài động vật nào có hệ tuần hoàn đơn, nhóm loài động vật nào có hệ tuần hoàn kép

+ Về cấu tạo tim, các em cần chỉ ra được tim có mấy ngăn?

- GV yêu cầu HS quan sát thêm hình ảnh hệ tuần hoàn của các loài khác nhau để HS thấy rõ hơn về cấu tạo của tim

- HS quan sát hình, thảo luận: tim cá có 2 ngăn, tim lưỡng cư 3 ngăn,

bò sát tim 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn, chim và thú tim 4 ngăn

+ Về số vòng tuần hoàn: Em hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn?

- HS suy nghĩ: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về lĩnh mạch và trở về tim

- GV: Qua đó các em hãy chỉ ra ở cá có mấy vòng tuần hoàn?

- HS: có 1 vòng tuần hoàn

- GV: Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép?

- HS:

Trang 9

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ

và các động mạch nhở hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận

để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 di theo tĩnh mạch về tim

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim

- GV: Qua đó các em hãy chỉ ra ở thú có mấy vòng tuần hoàn?

- HS: có 2 vòng tuần hoàn

- GV hỏi mở rộng: Tại sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn? Hệ tuần hoàn ở thú gọi là hệ tuần hoàn kép?

- HS: vì ở cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn Ở thú có 2 vòng tuần hoàn,

- GV hướng dẫn tiếp: Về đặc điểm của máu đi nuôi cơ thể các em chú ý màu sắc của mạch trên hình, ứng với mỗi màu sắc là máu giàu O2 hay máu giàu CO2?

- HS thảo luận:

- Kết thúc 4 phút, GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên trình bày nội dung phiếu học tập của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận, đồng thời chiếu đáp án phiếu học tập cho HS so sánh

- GV: Cho biết ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn?

- HS thảo luận trả lời: máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình

Ở hệ tuần hoàn kép: máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao

- GV giảng giải thêm: lượng máu đến các cơ quan và quá trình trao đổi chất ở mao mạch phụ thuộc vào áp lực máu chảy trong động mạch.ở

hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu lừ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh Do vậy máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình

Ở hệ tuần hoàn kép sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay

về tim và dược tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch

Hoạt động 3: Luyện tập

1 Mục đích: Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức

vừa học được ở trên để trả lời các câu hỏi luyện tập

2 Nội dung: HS trả lời được các câu hỏi sau:

Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích?

a Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu oxi

Trang 10

b Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.

c Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha

3 Dự kiến sản phẩm của học sinh:

- Đối với câu a, HS có thể chỉ ra được là sai, vì ở động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2

- Đối với câu b, HS có thể chỉ ra được là đúng nhưng chưa giải thích được

- Đối với câu c, HS dễ dàng chỉ ra được là sai, vì tim bò sát có 4 ngăn nhưng thực chất là 3 ngăn vì có vách ngăn hụt nên máu vận chuyển trong cơ thể vẫn là máu pha

4 Kỹ thuật tổ chức.

- GV chiếu câu hỏi luyện tập lên màn chiếu và yêu cầu HS nhớ lại nội dung kiến thức vừa học được để trả lời câu hỏi

- HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, trả lời:

a Sai, vì máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu oxi

b Đúng, vì do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim → kích thước cơ thể phải nhỏ

c Sai, vì tim bò sát có 4 ngăn nhưng thực chất chỉ là 3 ngăn vì giữa 2 tâm thất có vách ngăn hụt nên có sự pha trộn máu ở tâm thất

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng:

1 Mục đích: giúp HS có những hiểu biết cơ bản về bệnh tim bẩm

sinh Giúp HS hiểu được thế nào là bệnh tim bẩm sinh, nguyên nhân gậy bệnh, biểu hiện của bệnh Từ đó HS có thể nhận biết được những đứa trẻ bị bệnh và có những biện pháp để phòng tránh

2 Nội dung: HS tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh

- Hãy trình bày những hiểu biết của em về bệnh tim bẩm sinh: khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của bệnh

3 Dự kiến sản phẩm của học sinh:

- HS có thể nêu được sơ qua về bệnh tim bẩm sinh, hs nêu được đây là bệnh bị từ trong bào thai, sinh ra đã bị rồi Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong Nhưng HS chưa nắm rõ biểu hiện của bệnh, nguyên nhân gây bệnh, phòng tránh bệnh

4 Kỹ thuật tổ chức:

- GV đưa các câu hỏi vào cuối giờ học:

+ Thế nào là bệnh tim bẩm sinh?

+ Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?

+ Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tim bẩm sinh?

+ Cách phòng tránh bệnh?

- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập

- GV sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào buổi học hôm sau

Tiết 2

Ngày đăng: 11/04/2019, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w