1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIEU LUAN THUC HIEN HOP DONG MUA BAN HANG HOA - DH LUAT TP.HCM

35 245 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 707,82 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA - ĐH LUẬT TP.HCM

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 2019

Giảng viên hướng dẫn

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ

1 Luật TM 2005 Luật Thương mại 2005

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG: 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3

1 Hợp đồng mua bán hàng hóa 3

a Khái niệm 3

b Đặc điểm 4

2 Xác lập hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 5

3 Nội dung hợp đồng 7

4 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 7

CHƯƠNG II THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 9

1 Thực hiện đối tượng hàng hóa 9

2 Thực hiện về giá cả hàng hóa và thanh toán 14

3 Giao nhận hàng hóa 16

4 Thực hiện về số lượng, chất lượng và quy cách hàng hóa 18

5 Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa 20

6 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 20

Trang 4

7 Thực hiện các nội dung khác của hợp đồng mua bán hàng hóa 22 CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 24

1 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 24

a Hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa hiện hành trong nước

24

b Tham gia điều ước quốc tế và tiếp thu pháp luật nước ngoài 26

2 Nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp 27 PHẦN KẾT LUẬN 29

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường, tự do thương mại giữa các chủ thể trong xã hội thì nhu cầu giao lưu, trao đổi các lợi ích vật chất hữu hình và vô hình ngày càng gia tăng và diễn ra phổ biến Nhà nước với vai trò xây dựng thiết chế để điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội, tạo ra các chuẩn mực chung cho mỗi hành vi của từng chủ thể trong các quan

hệ xã hội, trong đó các quan hệ liên quan đến giao lưu trao đổi các lợi ích trong xã hội cũng không phải là ngoại lệ Các quan hệ xã hội này tồn tại trong

xã hội và biểu hiện ra bên ngoài thông qua hợp đồng

Pháp luật về hợp đồng là một trong những nội dung trọng tâm nhất của pháp luật dân sự ở Việt Nam bao gồm tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hợp đồng dân sự và đóng vai trò quan trọng để bảo vệ các quyền và lợi ích của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh và cũng là công

cụ để các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nâng cao uy tín, thương hiệu của mình Các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng chủ yếu hiện nay

là các thương nhân tham gia vào các quan hệ mua bán, cung ứng dịch vụ thường xuyên Đặc biệt là hoạt động mua bán hàng hóa của các thương nhân trong nước Trong phạm vi kiến thức đã học tại trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh và với lợi thế thực tiễn của người viết ở vị trí công việc có liên quan trực tiếp đến thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp nên việc nghiên cứu quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các chủ thể là doanh nghiệp sẽ giúp nội dung bài tiểu luận có tính thực tiễn cao hơn Hơn thế nữa, quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn những bất cập, rủi ro tiềm ẩn có thể gây thiệt hại về kính tế, uy tín, … cho doanh nghiệp, nghiên cứu thực tiễn về thực

Trang 6

hiện hợp đồng mua bán sẽ giúp cho họ loại bỏ được các rủi ro pháp lý cũng như tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Do vậy, nghiên cứu “thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp nơi làm việc” trong danh mục đề tài tiểu luận cuối khóa của Khoa Luật Thương mại (tính đến tháng 12/2018) là nội dung chính trong bài tiểu luận dựa trên thực tiễn làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Long Thuận

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tương nghiên cứu của bài tiểu luận là các quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, thực tiễn thực hiện hợp đồng và áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam trong thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận là các chế định về thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, nghiên cứu các hợp đồng được giao kết, thực hiện… ở Việt Nam mà không có bất kỳ yếu tố nước ngoài nào Đồng thời có sự kết hợp với thực tiễn tại Công ty để làm sáng tỏ các vấn đề

lý luận đã nêu

4 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ các vấn đề mang tính lý luận trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các thương nhân Việt Nam đồng thời đưa ra các thực tiễn áp dụng pháp luật, bất cập trong áp dụng pháp luật nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện cũng như khắc phục Đồng thời có thể đưa ra các khuyến nghị để các chủ thể khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa cần lưu ý phòng tránh rủi ro pháp lý

Trang 7

- Pháp luật nhiều quốc gia cũng như pháp luật quốc tế xác định hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên yếu tố lãnh thổ, địa điểm thương mại của các thương nhân:

 Công ước La Haye 1964 về luật thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention relating to a Uniform Lawon the International Sale of Goods) thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng trên các lãnh thổ quốc gia khác nhau nếu có thêm các điều kiện:

 Thứ nhất, hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ quốc gia này đến lãnh thổ quốc gia khác;

Trang 8

 Thứ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực hiện trên các lãnh thổ quốc gia khác nhau;

 Thứ ba, việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng

 Đối với Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) thì không đưa ra bất kình định nghĩa cụ thể nào

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ đưa ra các tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

 Vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được

ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh) tại các quốc gia khác nhau, trong đó bên bán cung cấp hàng hóa, chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải thanh toán và nhận hàng theo thỏa thuận

b Đặc điểm

Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa các thương nhân và với mục đích chủ yếu là sinh lợi nên hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có các đặc thù riêng về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, hình thưc hợp đồng, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Về chủ thể: Chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa là các thương nhân hoặc giữa thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi trên lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 03 Luật TM

2005

Trang 9

Về hình thức của hợp đồng: Theo Điều 24 Luật TM 2005 thì: “(1)hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; (2) Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa

mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” Do vậy trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa thì thương nhân phải thực hiện theo các quy định đó ví dụ như: hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Điều 2 Luật Điện lực 2004 thì phải được lập thành văn bản

Về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa đương nhiên phải là hàng hóa Theo quy định của Khoản 2 Điều 3 Luật TM

2005 thì hàng hóa bao gồm: (1) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; (2) những vật gắn liền với đất đai Luật TM 2005 không làm rõ về động sản là gì vì vậy chúng ta quay lại Điều 107 BLDS

2015 như sau: (1) bất động sản bao gồm: đất đai; nhà công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật; (2) động sản là những tài sản không phải là bất động sản Như vậy đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là các tài sản không phải là bất động sản, kể cả các tài sản đó sẽ hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai Bên cạnh đó cần lưu

ý về các điều kiện về hàng hóa phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu

2 Xác lập hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Luật TM 2005 không quy định về xác lập hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng vì vậy các vấn đề pháp lý này sẽ tuân theo quy định của BLDS 2015

Trang 10

- Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Khoản

1 Điều 386 BLDS 2015: đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng Đề nghị này có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức: lời nói, văn bản, dữ liệu điện tử

- Chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị Trường hợp đặc biệt sự im lặng của bên được đề nghị về nguyên tắc không được xem

là đồng ý, trừ trường hợp tồn tại một thói quen đã được xác lập giữa các bên (Điều 393 BLDS 2015)

- Thời điểm giao kết hợp đồng được xác định dựa trên sự thống nhất của các bên về ý chi giao kết hợp đồng, có thể tùy thuộc vào ý chí của các bên trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hoặc theo luật định Điều 400 BLDS 2015 quy định (1) Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhập giao kết; (2) Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó; (3) thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng; (4) thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện bằng văn bản

- Để hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì căn cứ vào các quy định của BLDS 2015 hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

 Các bên tham gia vào giao kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể để ký kết hợp đồng;

Trang 11

 Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

 Hợp đồng phải được giao kết trên cơ sở tự nguyện;

 Phải đáp ứng các quy định của pháp luật về hình thức

Điều khoản thông thường là những điều khoản pháp luật quy định trước, nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định

về việc được thỏa thuận thì được thực hiện như pháp luật đã quy định Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết

tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng

4 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về các quyền và nghĩa vụ, việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa của một bên tham gia thì sẽ đảm bảo cho cho các bên bên còn lại được hưởng quyền lợi phát sinh từ hợp đồng và tương

tự cho các bên khác tham gia vào hợp đồng đó Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định về “vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”, như vậy có thể

Trang 12

xem xét việc thực hiện hợp đồng qua cách hiểu gián tiếp việc thực hiện hợp đồng là thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó và đảm bảo cho bên còn lại được hưởng quyền lợi tương ứng

- Các nguyên tắc khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa:

 Thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối tượng của hợp đồng là các tài sản theo quy định của pháp luật được phép kinh doanh Các bên phải thực hiện đúng các quy định của hợp đồng trong đó: nghĩa vụ giao hàng thuộc về người bán; nghĩa vụ thanh toán thuộc về người mua Đây được xem là các nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, nếu các bên không thực hiện thì xem như đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản theo quy định của Luật TM 2005 Một trong các bên không thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của mình thì sẽ gánh chịu các hậu quả pháp lý tương ứng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Luật

 Thực hiện đúng các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng này phải được tuân thủ: đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng phương thức thanh toán và đúng các thỏa thuận khác trong hợp đồng Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán có tính chất đối ứng, quyền và nghĩa vụ của các bên tương xứng với nhau do vậy các bên thực hiện đúng đầy đủ nghĩa vụ của mình thì hợp đồng đạt được mục đích là đem lại các lợi ích cho các bên tham gia

 Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, thiện chí, theo tinh thần hợp tác và cùng có lợi cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng Các bên tham giam trong hợp đồng đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ do đó khi hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập thì các bên phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau, thống báo cho nhau và

Trang 13

khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có thiệt hại sảy ra thì phải hạn chế nó Ngay cả khi thiệt hại xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại nếu bên bị vi phạm không có biện pháp ngăn chặn thiệt hại trong khả năng của mình thì cũng phải gánh chịu hậu quả pháp

lý tương ứng Nguyên tắc này vừa là một nguyên tắc pháp lý và cũng đảm bảo cho các thương nhân tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa lợi ích tối

đa từ hợp đồng và cũng trở thành một chuẩn mực chung của các thương nhân trong nền kinh tế thị trường

 Việc thực hiện đúng hợp đồng là nguyên tắc quan trọng trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng nếu việc thực hiện hợp đồng dẫn đến việc vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của bên thức ba thì nguyên tắc này không được ưu tiên thực hiện Nguyên tắc không

vi phạm pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của người thứ ba là sự thừa nhận của quốc gia về quyền tự do kinh doanh, sự bình đẳng trước pháp luật

và xa hơn làm ổn định các chính sách phát triển quốc gia và các mục tiêu chính trị khác

CHƯƠNG II THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1 Thực hiện đối tượng hàng hóa

Luật TM 2005 ra đời đã quy định rộng hơn các hoạt động thương mại

và với cơ chế mới của nhà nước về nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa diễn ra sôi nổi hơn phù hợp với nguyên tắc tự do thương mại khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động thương mại Theo đó các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục, đạo

Trang 14

đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ Đồng thời khi thỏa thuận các quyền

và nghĩa vụ của các bên doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận trong hợp đồng những điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật và nhu cầu thực sự của mình đề đạt được các lợi ích tối đa phát sinh từ hợp đồng

Như đã phân tích ở phần lý luận chung đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa theo quy định của Luật TM 2005 nhưng không phải là hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu Theo Điều 25 Luật TM 2005 quy định về hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện:

- Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước

quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiên và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó

- Đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều

kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

Do vậy đối với các hàng hóa hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải xem xét đến các điều kiện theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện hợp đồng Theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh

có điều kiện:

(1) Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh

- Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Trang 15

 Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;

 Thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành lập

và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

 Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;

 Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;

 Phạm vi, quy mô, thời gian, địa điểm kinh doanh, số lượng thương nhận tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù và quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đó trong từng thời kỳ;

 Thương nhân kinh doanh phải có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật

- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh mặt hàng thuốc lá, rượu phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch

vụ hạn chế kinh doanh

Trang 16

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và hướng dẫn việc cấp Giấy phép kinh doanh (2) Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện

- Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

 Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;

 Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

 Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;

 Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện địch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật,

 Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chúng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh

- Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh mặt hàng xăng, dầu, khí đốt phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này

Trang 17

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch

vụ kinh doanh có điều kiện

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Bên cạnh những quy định trên thì đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa còn có thể bị áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước theo quy định tại Điều 26 Luật TM 2005:

- Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:

 Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;

 Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp

- Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật

Trong thực tiễn trường hợp bị áp dụng một trong các biện pháp nêu trên thường xuyên sảy ra, đặc biệt đối với các loại hàng hóa có nguy cơ lây bệnh

là gia súc, gia cầm; các loại thực phẩm tươi sống… đây là một quy định tiến

bộ để đảm bảo trong một số trường hợp nhất định lợi ích của cộng đồng được bảo vệ

Ngày đăng: 10/04/2019, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w