Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lạc vụ xuân 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 40)

Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô là hai chỉ tiêu sinh lý quan trọng phản ánh sinh trưởng và liên quan chặt chẽ đến năng suất của lạc. Lá là cơ quan chính làm nhiệm vụ quang hợp để tạo ra vật chất khô, khoảng 90 – 95% vật chất khô của cây là do quang hợp của lá tạo ra. Theo nghiên cứu của Canery (1953) thì 85% vật chất khô trong lạc là do lá chuyển về, 15% là do rễ và thân cành tạo nên.

Vì vậy lá có vai trò quan trọng trong việc tạo nên năng suất của giống. Ngoài sự phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc, thì đặc

điểm ra lá, tuổi thọ và kích thước của lá là do đặc tính của giống quy định. Để

nghiên cứu đặc tính đó người ta sử dụng chỉ tiêu: Chỉ số diện tích lá để đánh giá bộ lá của các giống, chỉ số diện tích lá có liên quan đến số lá, tuổi thọ, kích thước lá. Song đối với cây trồng qua trình quang hợp xảy ra cùng một lúc trong tế bào. Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia. Muốn nâng cao năng suất phải tăng cường khả năng quang hợp, hô hấp nhằm tăng cường khả năng tích lũy vật chất khô. Đối với cây lạc chỉ số diện tích lá là một yếu tố để đánh giá tiềm năng của giống. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì chỉ số diện tích lá khác nhau, ở thời kỳ hoa rộ đến khi lạc đâm tia, hình thành quả chỉ số diện tích lá khá cao. Nếu chỉ số diện tích lá quá cao hoặc qua thấp đều ảnh hưởng không tốt đến năng suất. Nếu quá cao sẽ xảy ra hiện tượng lá bị che khuất lẫn nhau dẫn đến cường độ quang hợp giảm. Ngược lại nếu chỉ số diện tích lá quá thấp là cho quang hợp giảm xuống lượng chất khô được tích lũy ít đi, năng suất thấp.

Để làm cơ sở cho việc chọn giống có năng suất cao em đã tiến hành nghiên cứu chỉ số diện tích lá ở 2 giai đoạn: Ra hoa rộ và giai đoạn vào chắc.

34

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3: Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của các giống lạc trong vụ xuân 2014

Giống Thời kỳ rộ Thời kỳ hạt trưởng thành CSDTL (m2 lá/ m2 đất) KNTL VCK (g/cây) Tỷ lệ chất khô (%) CSDTL (m2 lá/ m2 đất) KNTL VCK (g/cây) Tỷ lệ chất khô (%) Đỏ Bắc Giang (Đ/C) 2,21- 4,18- 6,93- 4,23- 13,15- 25,72- TB25 2,29ns 4,33ns 7,23ns 4,25ns 12,39ns 25,70ns MD9 2,14ns 4,22ns 7,45ns 4,14ns 13,35ns 26.83ns Lạc Gié 1,82ns 3,74ns 7,21ns 3,22* 9,92* 23,33* CV (%) 14,9 6,5 6,8 9,6 7,6 4,5 LSD0,05 0,62 0,53 0,98 0,75 1,85 2,26 Chú ý: –: là đối chứng ns : là sai khác không có ý nghĩa * : là sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% Qua bảng 4.4 ta thấy: Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của các công thức tăng dần qua 2 thời kỳ hoa rộ và hạt trưởng thành đạt chỉ số diện tích lá cao nhất ở giai đoạn hạt trưởng thành.

Diện tích lá: Ở thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá của các công thức biến

động từ 1,82 – 2,29 m2 lá/ m2 đất. Tất cả các công thức thí nghiệm có chỉ số

diện tích lá tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ trưởng thành chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô nhìn chung cao hơn thời kỳ hoa rộ. Ở thời kỳ này chỉ số diện tích lá dao

động từ 3,22 – 4,25 m2 lá/m2đất. Trong đó giống lạc gié có chỉ số diện tích lá thấp nhất là 3,22 m2 lá/m2 đất thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa chắc chắn

35

ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tích là tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ hoa rộ lượng chất khô tích lũy của các giống dao động từ

3,74 – 4,33 g/cây. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm có lượng chất khô tích lũy tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ hạt trưởng thành khối lượng chất khô dao động từ 9,92 – 13,35 g/cây. Trong đó các giống TB25, giống MD9 có lượng chất khô tích lũy tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống lạc Gié có lượng chất khô tích lũy ít hơn giống đối chứng có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ

tin cậy 95%.

Tỷ lệ chất khô: Ở thời kỳ hoa rộ tỷ lệ chất khô của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 6,93 – 7,45 %. Tất cả các giống thí nghiệm đều có tỷ

lệ chất khô tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ hạt trưởng thành tỷ lệ chất khô dao động từ 23,33 – 26,83 %. Trong đó giống TB25, giống MD9 tỷ lệ chất khô tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống lạc gié (23,33 %) có tỷ lệ chất khô ít hơn giống đối chứng có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)