Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển các giống lạc thí nghiệm vụ xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 34)

Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, đây là 2 mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể thực vật nó có tác dụng thúc

đẩy và không tách rời nhau. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mùa vụ, điều kiện thời tiết, biện pháp kỹ thuật, giống …. Thời gian sinh trưởng của lạc được tính từ khi gieo cho đến khi thu hoạch. Theo dõi sự sinh trưởng của cây lạc là cơ sở cho việc bố trí thời vụ thích hợp và chế độ luân canh hợp lý cho từng loại cây trồng, cho từng loại đất, từ đó để

tìm ra loại giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái khác nhau.

Kết quả theo dõi các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lạc ở

từng giai đoạn được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Các thời kỳ sinh trưởng của các giống lạc tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2014

(Đơn vị: Ngày)

Chỉ tiêu

Tên giống

Thời gian từ gieo … (ngày) Mọc Ra hoa Hạt trưởng thành Chín Đỏ Bắc Giang (Đ/C) 7 41 73 104 TB25 8 42 74 115 MD9 8 44 75 117 Lạc Gié 7 42 72 105

28

* Thời gian từ gieo đến mọc

Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt xuống đất đến khi có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất. Sự nảy mầm của hạt là khởi điểm của quá trình sống của cây nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và sức sống của cây sau này. Nảy mầm thực chất là sự chuyển hướng từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng thái sinh trưởng, phát triển của một cơ thể mới.

Trong giai đoạn này diễn ra hàng loạt các quá trình biến đổi, sinh lý, sinh hóa cũng như các quá trình phân giải và tiêu hao năng lượng vật chất phục vụ cho quá trình nảy mầm. Như vậy việc nảy mầm của hạt là do điều kiện nội tại (độ nảy tính nguyên vẹn, độ chín, yếu tố di truyền) quyết định.

Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ẩm

độđất, nhiệt độ, oxy,…).

Nhiệt độ để cho hạt nảy mầm bình thường phải đảm bảo 150 C. Người ta tìm ra mức nhiệt độ tối thích cho hạt nảy mầm từ 25 – 350 C. Oxy rất cần cho quá trình hô hấp của phôi hạt và mầm non lúc nảy mầm. Do vậy cần có

ẩm độ đất không qua cao và tơi xốp thoáng khí đảm bảo đủ oxy cho hô hấp của hạt được diễn ra thuận lợi. Như vậy chất lượng hạt giống tốt, chọn thời

điểm gieo hạt phù hợp, làm đất đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, độ sâu gieo hạt vừa phải (3 – 5 cm) thì việc nảy mầm sẽ diễn ra nhanh chóng, phôi sẽ phá vỡ

vỏ hạt đâm nhanh xuống đất, trục phôi sẽ đẩy lá mầm ra khỏi mặt đất một cách dễ dàng.

Qua bảng 4.2 ta thấy: Trong quá trình theo dõi chúng ta thấy thời gian nảy mầm của các giống lạc tham gia thí nghệm dao động từ 7 – 8 ngày sau khi gieo. Trong đó giống lạc đỏ bắc giang (Đ/C), lạc Gié có thời gian từ gieo

đến mọc nhanh nhất (7 ngày sau gieo), chậm hơn 1 ngày so với giống (Đ/C) là giống TB25 và giống MD9 là 8 ngày.

* Thời gian từ gieo đến ra hoa

Thời gian lạc ra hoa đâm tia và hình thành quả là thời gian lạc chuyển mạnh từ sinh trưởng sinh dưỡng qua sinh trưởng sinh thực. Quá trình này đòi

29

hỏi nhiều dinh dưỡng và nước, cùng với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến sự ra hoa, số quả và khối lượng quả sau này. Tuy nhiên nó còn có sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là những giống phản ánh chặt với ánh sáng. Vì vậy, tìm hiểu thời gian ra hoa của giống có ý nghĩa quan trọng trong các thí nghiệm thử nghiệm. Bởi việc này sẽ đánh giá khả năng chống chịu của giống, tạo điều kiện cho việc bố trí thời vụ

hợp lý.

Qua theo dõi chỉ tiêu này chúng ta thấy thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 41 - 44 ngày sau gieo.Trong đó giống đối chứng ra hoa sớm nhất (41 ngày sau gieo), các giống còn lại ra hoa muộn hơn (Đ/C) từ 1 - 3 ngày (42 - 44 ngày sau gieo).

* Thời gian từ gieo đến hạt trưởng thành

Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả, hạt bắt đầu hình thành. Các chất hữu cơ từ thân lá về rễ, được tập trung vào quả, hạt lớn lên dần. Quá trình tích lũy này sẽ quyết định khối lượng quả và hạt.

Qua số liệu thu được ở bảng 4.2 ta thấy: Các giống có thời gian từ gieo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến hạt trưởng thành dao động từ 72 – 75 ngày. Trong đó giống có thời gian từ gieo đến hạt trưởng thành sớm nhất là giống lạc gié 72 ngày, giống có thời gian từ gieo đến hạt trưởng thành muộn nhất là giống MD9 (75 ngày) muộn hơn giống đối chứng 2 ngày.

* Thời gian từ gieo đến chín hoàn toàn (thời gian sinh trưởng)

Giai đoạn này quá trình sinh trưởng sinh dưỡng gần như ngừng hẳn. các chất đồng hóa được chuyển tích cực vào hạt. Khi hạt đã phát triển đạt đến mức tối đa, các khoang hạt đã kín, quảđã đủ mẩy, sự tích lũy vật chất khô gần như hoàn toàn. Hạt đạt đến độ chín sinh lý, vỏ quả đã có gân nổi rõ, vỏ hạt mỏng dần và mang màu sắc đặc trưng của giống. Theo dõi thời gian sinh trưởng của giống giúp ta biết được giống đó thuộc nhóm chín sớm, chín muộn hay chín trung bình. Từ đó ta có thẻ xác định được thời vụ gieo trồng cũng như bố trí cơ cấu luân canh, xen canh với các cây trồng khác sao cho hợp lý

30

mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian sinh trưởng của giống chủ yếu do yếu tố di truyền quyết định. Ngoài ra nó cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và kỹ thuật chăm sóc,…). Xác định

được thời gian sinh trưởng của giống sẽ giúp ta bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp cho việc sử dụng giống trong sản xuất đại trà, tạo điều kiện giải quyết vấn

đề chọn giống và quy vùng sản xuất các giống lạc sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái cũng như chếđộ luân canh cây trồng của từng địa phương.

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Tất cả các giống tham gia thí nghiệm

đều có thời gian sinh trưởng dài hơn giống (Đ/C) lạc đỏ bắc giang (104 ngày). Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống MD9 (117 ngày). Với thời gian sinh trưởng như vậy thì các giống tham gia thí nghiệm thuộc nhóm chín trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 34)