Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 42)

Đây là một đặc điểm quý gía của cây lạc làm cho nó có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng là khả năng cải tạo đất thong qua nốt sần ở rễ.

Đặc biệt có ý nghĩa đối với những vùng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng thì trồng lạc được coi là một trong những biện pháp cải tạo đất hiệu quả cao, vừa rẻ tiền lại thu nhập cao. Nốt sần có khả năng cung cấp 50 – 70% tổng lượng

đạmcần thiết cho quá trình sống của cây, đây cũng là một yếu tố giúp người sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là hiện nay chiến lược phát triển nền nông nghiệp bền vững được chú trọng sẽ làm cho vai trò của cây lạc nói riêng và cây họ đậu nói chungđược nâng cao, vì cây họ đậu có khả năng cải tạo đất rất tốt vừa cung cấp một lượng dinh dưỡng cho cây trồng vừa có tác

36

dụng cải tạo đất làm cho đất giàu lên mà không gây độc hại cho con người và môi trường.

Nốt sần ở bộ rễ cây lạc là kết quả cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium vigna với rễ cây lạc (cây chủ). Nốt sần xuất hiện sau trồng 25 – 30 ngày. Những nốt sần đầu tiên thường nhỏ và có dịch màu hồng nhạt, số lượng nốt sần tăng lên nhanh từ thời kỳ hoa rộđâm tia hình thành quả.

Như chúng ta biết vào thời kỳ đầu cây còn nhỏ chưa có khả năng cố định đạm lượng đạm chủ yếu cung cấp cho cây lúc này nhờ vào bộ rễ hút từ đất. Do đó cồn phải bón một lượng đạm cần thiết để cung cấp cho cây trồng, giai đoạn đầu đồng thời kích thích sự phát triển của vi khuẩn Rhizobium vigna.

Để đánh giá khả năng hình thành và phát triển của nốt sần, chúng ta tiến hành nghiên cứu số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu của các giống thí nghiệm vào 2 thời kỳ ra hoa rộ và vào chắc. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc tham gia thí nghiệm

Công thức

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ hạt trưởng

thành Số lượng (Cái/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (Cái/cây) Khối lượng (g/cây) Đỏ Bắc Giang (Đ/C) 51,11- 0,28- 61,22- 0,37- TB25 59,99* 0,32ns 69,77* 0,37ns MD9 62,21* 0,26ns 68,77* 0,32ns Lạc Gié 54,55ns 0,26ns 64,44ns 0,32ns CV(%) 6,2 13,3 3,8 15,2 LSD0,05 7,00 0,75 4,96 0,10 Chú ý: –: là đối chứng ns : là sai khác không có ý nghĩa * : là sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%

37

Qua bảng 4.5 chúng ta thấy: Khả năng tạo nốt sần hữu hiệu của từng loại giống là khác nhau và ngay trong một số giống ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì khả năng tạo nốt sần hữu hiệu cũng khác nhau.

* Ở thời kỳ hoa rộ:

Số lượng nốt sần của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 51,11- 62, 21 cái/cây. Trong đó giống MD9 có số khối lượng nốt sần nhiều nhất là 62,21 cái/cây cao hơn giống đối chứng là 11,1 cái/cây ở mức độ tin cậy 95%. Giống TB25 và giống lạc gié đều có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Khối lượng nốt sần dao động từ 0,26 - 0,32 g/cây. Tất cả các công thức thí nghiệm ở thời kỳ hoa rộđều có khối lượng nốt sần tương đương với giống

đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Thời kỳ hạt trưởng thành:

Số lượng nốt sần dao động từ 61,22 – 69,77 cái/cây. Trong đó giống TB25, MD9 ở thời kỳ hạt trưởng thành đều có số lượng nốt sần cao hơn giống

đối chứng có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống lạc gié ở

thời kỳ này cũng có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng ở mức độ

tin cậy 95%.

Khối lượng nốt sần ở các công thức trong giai đoạn này từ 0,32 - 0,37 gam/cây. Các giống tham gia thí nghiệm ở thời kỳ hạt trưởng thành đều có khối lượng nốt sần tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc vụ xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)