1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác chung trong luật biển quốc tế

24 129 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 47,07 KB

Nội dung

Với sự ra đời của công ước Luật biển 1982, vùng biển thuộc quyền tài phán mở rộng hơn đối với các quốc gia, cụ thể: Vùng đặc quyền về kinh tế được mở rộng đến 200 hải lý, vùng thềm lục địa mở rộng đến 350 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thêm vào đó, các phương pháp phân định biển còn mang một số hạn chế dễ dẫn đến một thực trạng các quốc gia có bờ biển đối diện hay nằm song song nhau sẽ bị trùng lấn các vùng kéo dài như đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Yếu tố tiếp theo không thể không nói đến là các lợi ích mà biển đem lại khiến nhu cầu khai thác trên diện rộng của các quốc gia lớn hơn bao giờ hết dẫn đến những cuộc tranh chấp giữa các quốc gia. Khi đối mặt với thực tế này, điều đầu tiên là giải quyết tranh chấp và phân định lại vùng biển chủ quyền, nói đến đây thì chúng ta có các cơ chế về giải quyết tranh chấp. Thế nhưng trong quá trình tranh chấp cũng như để đi đến giải quyết tranh chấp thuận lợi thì phải làm như thế nào, không thể không tính đến. Dựa trên tinh thần đó, đòi hỏi phải có một giải pháp tạm thời có thể dung hòa lợi ích các bên và như vậy việc khai thác chung ra đời và được quy phạm hóa.

Trang 1

Khai thác chung trong luật biển quốc tế - Lý luận và thực tiễn Việt Nam

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B NỘI DUNG 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHAI THÁC CHUNG TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 1

1 Khái niệm và đặc điểm 1

2 Phân loại khai thác chung 3

3 Cơ sở thực tiễn của khai thác chung trong luật biển quốc tế 3

4 Vai trò và ý nghĩa của khai thác chung 4

4.1 Về mặt chính trị 4

4.2 Về mặt kinh tế 5

II CÁC VẤN ĐỀ KHAI THÁC CHUNG TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 5

1 Nguyên tắc của khai thác chung 5

2 Căn cứ pháp lý của khai thác chung 6

3 Vấn đề khai thác chung 6

3.1 Trường hợp chồng lấn vùng biển 6

3.2 Trường hợp mỏ tài nguyên vắt ngang đường ranh giới phân định 11

4 Mô hình quản lý khai thác chung 12

III ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC KHAI THÁC CHUNG TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 12

1 Ưu điểm 12

Trang 2

2 Nhược điểm 12

IV THỰC TIỄN KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN TẠI VIỆT NAM 13

1 Tình hình tranh chấp phân định biển 13

2 Các thoả thuận liên quan đến khai thác chung giữa Việt Nam và các quốc giatrên Biển Đông 142.1 Thỏa thuận ghi nhớ về khai thác chung dầu khí Việt Nam – Malaysia 142.2 Hiệp định hợp tác nghề cá tại Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc 152.3 Hợp tác quản lý, tuần tra chung với Campuchia trong vùng nước lịch sửchung 17

C KẾT LUẬN 18DANH MỤC THAM KHẢO

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Với sự ra đời của Công ước Luật biển 1982, vùng biển thuộc quyền tài phán

mở rộng hơn đối với các quốc gia Điều này dẫn đến một thực trạng các quốc gia

có bờ biển đối diện hay nằm song song nhau sẽ bị trùng lấn các vùng kéo dài nhưđặc quyền kinh tế, thềm lục địa Một cái khó ở đây là việc xác định vùng đặcquyền kinh tế, thềm lục địa lại do các bên thỏa thuận xác định do đó những tranhchấp đã khó dung hòa, lại càng khó dung hòa hơn Vấn đề cần đặt ra trước mắt lúcnày là tìm ra một giải pháp tạm thời để dung hòa được lợi ích của hai bên Theo đóchế định Khai thác chung trong Luật quốc tế ra đời, được các quốc gia sử dụng mộtcách hiệu quả trên thực tiễn, tạo bước đệm cho việc phân định biển giữa các bên.Với ý nghĩa đó, trên cơ sở mong muốn tìm hiểu về các chế định luật quốc tế nóichung, phần trình bày sau đây xin được đi vào làm rõ lý luận về khai thác chung

trong luật biển quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam.

B NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHAI THÁC CHUNG TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

1 Khái niệm và đặc điểm

Theo từ điển Tiếng việt, Khai thác được hiểu là việc tiến hành hoạt động đểthu lấy những nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên như dầu khí, quặng mỏ, cá, Mộttrong những phương diện về khai thác được đề cập trong Luật biển quốc tế là việckhai thác chung Trước hết, cần hiểu khai thác chung ở đây không chỉ đơn thuẩn làviệc các chủ thể Luật quốc tế cùng tiến hành khai thác trên một vùng biển mà vùngbiển đó là biển cả hay thuộc vùng mà một bên quốc gia có quyền chủ quyền, quyềntài phán và một bên quốc gia khác được hưởng quyền khai thác mà Luật quốc tếghi nhận Vấn đề khai thác chung ở đây được đặt ra trong bối cảnh đặc biệt hơn

Theo đó, Khai thác chung (KTC) là thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan trong

Trang 4

việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác và quản lí nguồn tài nguyên biển ở những nơi tồn tại vùng chồng lấn danh nghĩa chủ quyền và quyền chủ quyền do bờ biển

của các quốc gia đối diện nhau hoặc tiếp liền nhau hay những nơi có nguồn tài nguyên trải dài qua đường ranh giới đã hoạch định rõ ràng

Từ khái niệm này, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của khai thác chung sau:

Một là, khai thác chung là sự thỏa thuận giữa các bên Công ước Luật biển

1982 quy định việc xác định vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa do các bênxác định và do vậy khi có tranh chấp dẫn đến việc xác định chủ quyền bị chồng lấnhay do đặc tính tự nhiên của tài nguyên thì tất yếu đầu tiên việc xác định việc cókhai thác chung không, khai thác như thế nào phải dựa trên thỏa thuận các bên

Hai là, về chủ thể: vấn đề khai thác chung được đặt ra giữa các quốc gia hữu

quan, cụ thể là các quốc gia có vùng biển chồng lấn danh nghĩa chủ quyền hayquyền chủ quyền do bờ biển của các quốc gia đối diện nhau hoặc tiếp liền nhauhay giữa các quốc gia có nguồn tài nguyên trên biển trải dài qua đường ranh giới

để phân định các vùng biển của các bên

Ba là, nội dung của hoạt động khai thác Với tư cách là một thỏa thuận, nội

dung khai thác chung của các bên sẽ dựa trên sự thỏa thuận và tình hình thực tiễn

mang tính công bằng cho các bên Theo đó các bên có thể thỏa thuận về việc thăm

dò, khai thác và quản lí nguồn tài nguyên biển như dầu mỏ, cá,… hay nghiên cứukhoa học, xây dựng đảo nhân tạo, bảo vệ môi trường,…

Bốn là, vị trí khai thác Vị trí được xác định là nơi khác thác chung ở đây là

các vùng có tài nguyên nằm vắt ngang qua đường ranh giới phân định hai vùngbiển thuộc quyền chủ quyền của hai quốc gia khác nhau; Vùng bị chồng lấn lãnhthổ: thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế

Năm là, Khai thác chung là thỏa thuận mang tính chất tạm thời và không

làm ảnh hưởng đến lập trường của các quốc gia về yêu sách chủ quyền đối với cácvùng biển chồng lấn

Trang 5

2 Phân loại khai thác chung

Căn cứ vào đối tượng KTC: bao gồm KTC các nguồn tài nguyên phi sinh vậtnhư dầu mỏ, khí tự nhiên và nguồn tài nguyên sinh vật như thủy hải sản Bên cạnh

đó còn có KTC hỗn hợp với bản chất là thỏa thuận hợp tác KTC theo ý chí của cácquốc gia để cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên biển bao gồm nguồn tài nguyênsinh vật, và các nguồn lợi khác của biển như du lịch, giao thông vận tải,…

Căn cứ vào chủ thế của quan hệ KTC: bao gồm KTC song phương (giữa haiquốc gia) và KTC đa phương (giữa nhiều quốc gia)

Căn cứ vào vị trí vùng KTC: gồm có 3 loại là KTC ở nơi đã 13 có đường biêngiới phân định biển; KTC ở vùng biển nơi chưa có đường ranh giới phân định biển;KTC ở vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định

Căn cứ theo phương thức quản lý: bao gồm KTC được quản lý bới Chính phủcác quốc gia và KTC quản lý bởi các cơ quan, tổ chức được Nhà nước ủy quyền

3 Cơ sở thực tiễn của khai thác chung trong luật biển quốc tế

Với sự ra đời của công ước Luật biển 1982, vùng biển thuộc quyền tài phán

mở rộng hơn đối với các quốc gia, cụ thể: Vùng đặc quyền về kinh tế được mởrộng đến 200 hải lý, vùng thềm lục địa mở rộng đến 350 hải lý kể từ đường cơ sởdùng để tính chiều rộng lãnh hải Thêm vào đó, các phương pháp phân định biểncòn mang một số hạn chế dễ dẫn đến một thực trạng các quốc gia có bờ biển đốidiện hay nằm song song nhau sẽ bị trùng lấn các vùng kéo dài như đặc quyền kinh

tế, thềm lục địa Yếu tố tiếp theo không thể không nói đến là các lợi ích mà biểnđem lại khiến nhu cầu khai thác trên diện rộng của các quốc gia lớn hơn bao giờhết dẫn đến những cuộc tranh chấp giữa các quốc gia Khi đối mặt với thực tế này,điều đầu tiên là giải quyết tranh chấp và phân định lại vùng biển chủ quyền, nóiđến đây thì chúng ta có các cơ chế về giải quyết tranh chấp Thế nhưng trong quá

Trang 6

trình tranh chấp cũng như để đi đến giải quyết tranh chấp thuận lợi thì phải làmnhư thế nào, không thể không tính đến Dựa trên tinh thần đó, đòi hỏi phải có mộtgiải pháp tạm thời có thể dung hòa lợi ích các bên và như vậy việc khai thác chung

ra đời và được quy phạm hóa

Tựu chung lại, có 4 yếu tố để tiến hành khai thác chung như sau:

Một là, Điều kiện tự nhiên Việc khai thác chung không mặc nhiên do các bên

do các bên có thể thỏa thuận mà thành mà đặt ra trong bối cảnh đặc biệt Điều nàyxuất phát từ điều kiện tự nhiên khi các quốc gia ven biển có bờ biển đối diện nhauhay tiếp liền nhau dẫn đến phần mở rộng từ lãnh hải trở ra dễ bị chồng lên nhau,hay các tài nguyên có đặc tính di cư, hay kéo dài cả hai bên vùng biển của hai quốcgia

Hai là, Về giải quyết tranh chấp Xuất phát từ yếu tố đầu tiên mà nhu cầu giải

quyết tranh chấp được đặt ra, đây cũng là cơ sở để các bên tìm kiếm một giải pháptạm thời làm bình ổn mối quan hệ trong quá trình giải quyết tranh chấp

Ba là, Lợi ích và tác động với quốc gia Suy cho cùng việc khai thác là để

đảm bảo cân bằng lợi ích của hai bên, là cái mà cả bên đều mong muốn có được và

có cơ sở để mong muốn vì tranh chấp chưa được giải quyết, chưa xác định rõ bênnào mới thật sự có quyền chính đáng

Bốn là, nhu cầu hợp tác khai thác chung Công ước biển 1982 không đưa ra

cụ thể về khai thác chung mà chỉ đưa ra khuyến nghị về một giải pháp tạm thời Do

đó việc có khai thác chung hay không phụ thuộc vào nhu cầu và thỏa thuận của cácbên

4 Vai trò và ý nghĩa của khai thác chung

4.1 Về mặt chính trị

Việc khai thác chung được đặt ra khi các bên đang tiến tới thỏa thuận xác

định lại đường ranh giới trên biển trong việc phân định thềm lục địa, vùng đặc

Trang 7

quyền kinh tế, do đó đây được xem như giải pháp tạm thời thay cho xác lập lạiranh giới, dung hòa lợi ích của các bên, đảm bảo sự bình ổn trong quá trình thỏathuận, hạn chế những hệ quả tiêu cực trong tranh chấp giữa các bên.

4.2 Về mặt kinh tế

Đây chắc chắn là điều mà các quốc gia mong muốn để góp phần giải quyết

nhu cầu kinh tế cấp bách cho sự phát triển của quốc gia ven biển Điều này đượcthể hiện rõ trong trường hợp tiến hành khai thác chung do nguồn tài nguyên cắtngang qua đường ranh giới thì lúc này đòi hỏi các bên phải thỏa thuận để giảiquyết ổn thỏa lợi ích mà hai bên đều có quyền được hưởng

II CÁC VẤN ĐỀ KHAI THÁC CHUNG TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

1 Nguyên tắc của khai thác chung

Bất kỳ một vấn đề nào cũng cần có cách định hướng giải quyết, theo một

quan điểm, chủ trương nhất định Ghi nhận và áp dụng các nguyên tắc của Luậtquốc tế, việc khai thác chung cũng chịu sự chi phối bởi những nguyên tắc sau:Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; Nguyên tắc cấm đe dọa sửdụng vũ lực, sử dụng vũ lực; Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp; Nguyêntắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

Điều này được hiểu rằng: trong chuỗi hoạt động để giải quyết tranh chấp vềphân định vùng biển hay khai thác các tài nguyên chạy ngang qua đường ranh giới

đã xác định, các quốc gia buộc không được sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũlực mà nỗ lực tiến hành giải quyết bằng những biện pháp hòa bình, theo nhữngcách thức hòa bình, nỗ lực làm dịu nhẹ đi mâu thuẫn trên cơ sở bình đẳng, tôntrọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia đối với vùng biển đó và chia

sẻ lợi nhuận một cách công bằng theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế;trong quá trình đó, trên tinh thần để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đảm bảo

Trang 8

hài hòa lợi ích các bên, các quốc gia tiến hành hợp tác đưa ra một giải pháp mangtính tạm thời để khai thác chung trên vùng, phần tranh chấp – được xem là sự hợptác trong lĩnh vực kinh tế để trước khi đi đến kết quả cuối cùng, là đường ranh giớiđược xác định thì một trong hai bên quốc gia, không bên nào phải chịu sự bất lợi

2 Căn cứ pháp lý của khai thác chung

Công ước quốc tế về Luật biển 1982 ra đời là nguồn luật biển quốc tế quantrọng và là một bước tiến quan trọng so với những thành tựu lập pháp trước đó,điều chỉnh các vấn đề về hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ biển,trong đó có vấn đề về khai thác chung Mặc dù không quy định cụ thể và trực tiếpnhưng những quy định trong công ước biển vẫn là cơ sở quan trọng để việc khaithác chung được diễn ra và thỏa thuận theo đúng quy định và phù hợp với quy địnhkhác trong công ước quốc tế Trong việc áp dụng luật, khoản 4 Điều 74 và khoản 4Điều 83 quy định: “Các quốc gia là thành viên khi tiến hành các hoạt động trênbiển có thể tiến hành các thỏa thuận pháp lý song phải tuyệt đối tuân thủ các quyđịnh trong công ước này” cho thấy công ước quốc tế về luật biển là cơ sở pháp lýquan trọng và tiên quyết đối với các quốc gia thành viên Ngoài ra đối với các vấn

đề cụ thể và đặc trưng về thềm lục địa – một trong hai vùng có thể xảy ra chồng lấnbiển, chúng ta có thể căn cứ vào Công ước Genevơ 1958 về thềm lục địa

3 Vấn đề khai thác chung

3.1 Trường hợp chồng lấn vùng biển

Vì thềm lục địa nằm tiếp liền bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ

sở, do đó việc chồng lấn xảy ra ở hai trường hợp như sau:

Vùng khai thác chung được thiết lập tại nơi thềm lục địa chồng lấn

Thềm lục địa được quy định riêng trong phần VI của Công ước biển quốc

tế Chiều rộng của thềm lục địa không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở để

tính chiều rộng lãnh hải Các quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền đối với

Trang 9

thềm lục địa quy định cụ thể tại Điều 77 Công ước bao gồm: thăm dò và khai thác

tài nguyên thiên nhiên và các quốc gia khác cũng được hưởng một số quyền nhất

định quy định tại Điều 78 như tự do đặt dây cáp ngầm, tự do hàng hải,

Trước khi xác định các quyền hạn của quốc gia, cần xác định rõ ranh giớivùng đặc quyền kinh tế, nhất là khi các quốc gia có bờ biển liền hay đối diện nhau

Về vấn đề này, Điều 74 quy định như sau:

“ 1 Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay

đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng.

… 3 Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiều biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng…”

Ở đây, chúng ta chú ý đến khoản 3, theo đó công ước Luật biển khuyến khíchcác quốc gia thành viên trên tinh thần hợp tác để đi đến một sự dàn xếp mang tínhchất tạm thời Đây rõ ràng là một sự quy định dự trù mang tính hợp lý để làmnguội đi tranh chấp của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó,thỏa thuận này không làm ảnh hưởng đến việc phân định vùng đặc quyền kinh tế,cho thấy tính chất tạm thời với mục đích hòa hảo để đi đến mục đích cuối cùng làgiải quyết tranh chấp của việc khai thác chung

* Cách thức thực hiện: Cụ thể ở đây, bước đầu tiên, các quốc gia cần xác định

vùng đặc quyền kinh tế bị chồng lấn lẫn nhau, có tọa độ địa lý và diện tích rõ ràng

và tiến tới xác định lại và thỏa thuận Nếu việc thỏa thuận có thể đi đến kết quảngay thì có lẽ sẽ không cần đến thỏa thuận khai thác chung Nhưng nếu để đi đếnthỏa thuận là một quá trình dài thì công ước biển khuyến nghị các quốc gia hợp tác

để đi đến thỏa thuận khai thác chung, tức là biến vùng chồng lấn thành vùng khai

Trang 10

thác chung tạm thời trước khi có kết luận ai mới là bên có quyền chủ quyền vàquyền tài phán thực sự Trên thực tế, sự thỏa thuận của các bên thường hình thứchóa bằng các vản bản mang tính pháp lý Theo đó, các quốc gia có thể đưa ra cácquy định về quyền khai thác của hai bên, phạm vi quản lý, cơ chế quản lý, xử lývới các vi phạm,

Ở đây cần lưu ý, mặc dù quyền thuộc chủ quyền của quốc gia ven bờ đốivới thềm lục địa là vốn có, đương nhiên (khoản 3 Điều 2 Công ước Geneve 1958

và khoản 1 Điều 77 Công ước Luật Biển năm 1982) Trong thềm lục địa của mình,các quốc gia ven bờ có đặc quyền đối với việc thăm dò hoặc khai thác tài nguyênthiên nhiên và không một quốc gia nào có quyền đối với việc thăm dò hoặc khaithác những tài nguyên đó mà không có sự chấp thuận của quốc gia ven bờ Tuyvậy, việc thiết lập khu vực khai thác chung ở trên thềm lục địa và chế độ pháp lýcủa nó không được vượt quá giới hạn phạm vi các quyền mà Luật Biển quốc tế quyđịnh Do đó, về nguyên tắc, không một chế định nào của vùng khai thác chungđược vượt ra ngoài quy định chung của Luật Quốc tế Đồng thời cũng cần nhấnmạnh rằng giữa việc khai thác chung và sự thỏa thuận để phân định ranh giới củacác quốc gia là độc lập với nhau, việc cả hai quốc gia khai thác chung không đồngnhất với việc công nhận một trong hai bên đã có quyền của một quốc gia ven biểnvới khu vực đó mà các quốc gia vẫn tiến hành đám phán, hòa giải,, giải quyết trên

cơ sở các bước giải quyết tranh chấp trên cơ sở các tư liệu, bằng chứng, thỏa thuậnnhư bình thường

* Quyền và nghĩa vụ của các bên khai thác chung: Bên cạnh các quyền, các

quốc gia trong việc thiết lập và vận hành khu vực khai thác chung, còn có nghĩa vụkhông can thiệp một cách bất hợp lý đối với các quyền tự do biển cả của quốc giathứ ba trong vùng khai thác chung (Điều 5.1 Công ước Geneve 1958 và Điều 78.2Công ước Luật Biển năm 1982) Những quyền tự do này bao gồm tự do hàng hải,

Trang 11

tự do hàng không và lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm Tuy nhiên, quyền đặtdây cáp và ống dẫn ngầm của quốc gia thứ ba không phải là tuyệt đối Điều 4 Côngước Geneve năm 1958 quy định rằng các quốc gia ven bờ không thể cản trở việcđặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tuy nhiên quyền của các quốc gia khác trong lĩnhvực này lại “còn tuỳ thuộc vào các quyền của quốc gia ven bờ trong việc đưa racác quy chuẩn thích hợp cho việc thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên

ở thềm lục địa” Cuối cùng, có hai nghĩa vụ của quốc gia ven bờ trong việc

thực thi các quyền về thềm lục địa của mình Thứ nhất, nghĩa vụ tận tâm thực hiện

việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển bởi việc khai thác nguồn tài nguyên đáybiển thuộc quyền tài phán của mình gây ra (Điều 5.7 Công ước Geneve 1958 và

Điều 208 Công ước Luật Biển năm 1982) Thứ hai, theo Điều 82 Công ước Luật

Biển 1982, quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hay hiện vật về việckhai thác tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục điạ nằm ngoài 200 hải

lý tính từ đường cơ sở Do đó, đối với những vùng khai thác chung nằm ngoàiphạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở, các quốc gia thành viên của thoả thuậnkhai thác chung đương nhiên phải chấp hành nghĩa vụ đóng góp này

Việc thiết lập khu vực khai thác chung tại vùng chồng lấn thềm lục địa

và vùng đặc quyền kinh tế

Điều này được hiểu là các quốc gia bị chồng lấn toàn bộ thềm lục địa và mộtphần hoặc toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế Quy định tương tự như với vùng chồnglấn thềm lục địa, tiến hành một giải pháp mang tính tạm thời, các quốc gia tiếnhành thỏa thuận và khai thác chung trong khuôn khổ quyền mà công ước Luật biểnthừa nhận đối với quốc gia ven biển với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tếcủa mình

Về phần xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế, Điều 74 Công ước biển cũng quy định như sau:

Trang 12

“ 1 Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diên nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.

… 3 Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng….” Theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tếcủa quốc gia ven bờ được mở rộng ra không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sởdùng để tính chiều rộng lãnh hải (Điều 57) Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốcgia ven biển có các quyền thuộc quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn

và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nướctrên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như việc sản xuất nănglượng từ nước, hải lưu và gió Quốc gia ven biển còn có quyền tài phán về lắp đặt

và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học; bảo

vệ và gìn giữ môi trường biển Về các quyền liên quan đến đáy biển và lòng đấtdưới đáy biển của quốc gia ven biển được thực hiện theo đúng quy định tại phần

VI (Thềm lục địa) của Công ước Do đó, nếu vùng khai thác chung được thiết lậptại khu vực chồng lấn của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thì chế độ pháp

lý của vùng khai thác chung sẽ gồm chế độ pháp lý của thềm lục địa và vùng đặcquyền kinh tế

Các vùng nước chồng lấn trong khu vực khai thác chung khi đó không thuộcbiển cả nữa Điều này có nghĩa là các quyền của quốc gia thứ ba bị cắt bỏ đáng kể.Các quyền này khi đó sẽ chỉ bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền

tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm Trong vùng khai thác chung (thuộc khu vựcchồng lấn về đặc quyền kinh tế), các quy định của luật biển quốc tế về quyền hànghải(2), quốc tịch của tàu thuyền(3), địa vị pháp lý của tàu thuyền(4),… quyền

Ngày đăng: 03/04/2019, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w