Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại là nguyên tắc giải quyết các tranh chấp
BÀI TẬP HỌC KỲ – LUẬT BIỂN QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI A. NỘI DUNG I. Vấn đề khai thác chung trong Luật quốc tế: 1. Định nghĩa khai thác chung. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại là nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng con đường hòa bình, thỏa thuận cùng có lợi giữa các quốc gia. Vì vậy, để giải quyết và hạn chế các tranh chấp, bất đồng trên biển các quốc gia trên thế giới tìm đến một giải pháp đó là giải pháp khai thác chung (Joint Devenlopment). Chúng ta có thể hiểu khái quát vấn đề khai thác chung như sau: Khai thác chung là thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan trong việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác và quản lí nguồn tài nguyên biển ở những nơi tồn tại vùng chồng lấn danh nghĩa chủ quyền và quyền chủ quyền do bờ biển của các quốc gia đối diện nhau hoặc tiếp liền nhau hay những nơi có nguồn tài nguyên trải dài qua đường ranh giới đã hoạch định rõ ràng. Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng về chủ thể: đây là thỏa thuận giữa các quốc gia (từ 2 quốc gia trở lên, quốc gia có thể ủy quyền cho các tổ chức tham gia). Về vị trí xác lập vùng khai thác chung: i. Khai thác các nguồn tài nguyên nằm vắt ngang qua đường ranh giới hoặc; ii. Trong vùng chồng lấn của các quốc gia liên quan: lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Trong đó, hợp tác khai thác chung chủ yếu đặt ra đối với hai khu vực: đặc quyền kinh tế (chủ yếu là tài nguyên sinh vật), thềm lục địa (chủ yếu là tài nguyên phi sinh vật). Đối tượng của thỏa thuận khai thác chung: chủ yếu là khai thác tài nguyên (sinh vật hoặc phi sinh vật) và các hoạt động khác như nghiên cứu khoa học, môi trường, hàng hải… Về tính chất của hoạt động khai thác: có thể thấy đây là sự lựa chọn thay cho việc xác lập đường ranh giới; là biện pháp tạm thời trong khi chờ đợi quá trình phân định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia hữu quan. 2. Cơ sở khai thác chung. Khai thác chung là quyền của quốc gia, khi tiến hành khai thác chung các quốc gia phải xem xét, cân nhắc nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau để đi đến quyết định. Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của vùng biển có khả năng sẽ tiến hành khai thác chung: Điều kiện tự nhiên có thể kể đến trước hết là vị trí địa lý, tuy nhiên nguồn tài nguyên (trữ lượng, giá trị kinh tế ) mới là cơ sở quan trọng để quốc gia xem xét việc tiến hành khai thác chung. Nói cách khác, đây là tiền đề vật chất của việc tiến hành khai thác chung. Thứ hai, cơ sở pháp lí (các quy định của pháp luật quốc tế): Theo Công ước Luật Biển năm 1982, trong khi chờ đợi ký kết các thỏa thuận về hoạch định ranh giới trên biển, “các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này” (khoản 3 Điều 74, khoản 3 Điều 83). Có thể thấy, Công ước Luật Biển năm 1982 không nói rõ các dàn xếp tạm thời nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tiến hành khai thác chung là một trong các biện pháp dàn xếp tạm thời hữu hiệu, cho phép gác lại các tranh chấp lãnh thổ, thúc đẩy việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn quá độ. Nói cách khác, việc thiết lập khu vực Dư Việt Linh – QT33D007 1 BÀI TẬP HỌC KỲ – LUẬT BIỂN QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI khai thác chung bởi điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan là phù hợp và tuân theo những quy định chung của Luật Quốc tế. Ngoài hai cơ sở quan trọng trên, các quốc gia còn phải xem xét các yếu tố: - Lợi ích và tác động đối với các quốc gia; - Nhu cầu hợp tác khai thác chung. Việc hợp tác khai thác chung phải xuất phát từ lợi ích mà quốc gia sẽ đạt được, và nhu cầu của quốc gia, nếu không có hai điều kiện này, các quốc gia cũng sẽ không tiến hành khai thác chung. 3. Vai trò của khai thác chung. Trên thực tế, giải pháp khai thác chung ngày càng tỏ ra hiệu quả và ngày càng được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Việc hợp tác, khai thác chung vừa làm “loãng” và “mềm” hóa những xung đột, căng thẳng giữa các quốc gia hữu quan 1 . Giải pháp này có thể tạm thời trì hoãn các tranh chấp, hạn chế sự tranh chấp có thể ảnh hưởng tới quan hệ của các quốc gia hữu quan. Từ đó thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế – chính trị giữa các quốc gia và nước tham gia hợp tác 2 . II. Thực tiễn hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ: Vịnh Bắc Bộ là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật nói chung đặc biệt là nguồn hải sản nói riêng rất đa dạng và phong phú. Vào các năm 1957, 1961 Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận cho phép các tàu thuyền của hai nước được đánh bắt cá trong vịnh ngoài phạm vi 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý. Nhưng đến đầu những năm 70 thì các Thỏa thuận trên đã hết hiệu lực. Ngày 25 tháng 12 năm 2000, bên cạnh sự kiện Việt Nam, Trung Quốc ký thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ hai nước còn tiến hành ký thỏa thuận hợp tác nghề cá. Hiệp định này đề cập đến các vấn đề kinh tế ký thuật và không ảnh hưởng tới việc hoạch định (phân định) Vịnh Bắc Bộ. Nhìn một cách tổng quát về khả năng khai thác của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, thì việc ký kết hiệp định hợp tác nghề cá thể hiện thái độ thiện chí của Việt Nam đối với Trung Quốc. 1. Hiệp định hợp tác nghề cá Gồm 7 phần với 22 điều và 1 phụ lục quy định về tránh nạn khẩn cấp với nội dung chính của Hiệp định là lập Vùng đánh cá chung có thời hạn, nơi tàu cá của hai bên được tiến hành các hoạt động đánh bắt theo quy định của Uỷ ban liên hợp nghề cá Việt - Trung. Thứ nhất, thiết lập vùng khai thác chung với tọa độ được xác định theo phụ lục của Hiệp định, Vùng khai thác chung được chia làm ba vùng đó là: Vùng đánh cá chung, Vùng dàn xếp quá độ và Vùng đệm cho các tàu cá nhỏ. Trong đó quy định về vị trí của các vùng, quyền và nghĩa vụ của hai quốc gia đối với mỗi vùng như sau: a. Vùng đánh cá chung này nằm ở phía Nam vĩ tuyến 200 Bắc, có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích 33.500km 2 , 1 Xem thêm: Vấn đề khai thác chung – Thách thức và triển vọng đối với Việt Nam. Nguyễn Bá Diến. 2 Xem thêm: Luận Thùy Dương – Nghiên cứu Quốc tế, số 31 tr. 47-48. Dư Việt Linh – QT33D007 2 BÀI TẬP HỌC KỲ – LUẬT BIỂN QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI tức là khoảng 27,9% diện tích vịnh. Ranh giới phía Tây của vùng đánh cá chung đại bộ phận cách bờ biển Việt Nam từ 35 đến 59 hải lý. Thời hạn hiệu lực của vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và 3 năm gia hạn). Sau đó việc hợp tác tiếp theo do hai bên hiệp thương thoả thuận 3 . b. “Vùng dàn xếp quá độ” nằm ở phía Bắc vĩ tuyến 200 Bắc, về hai phía của đường phân định. Trong thời hạn 4 năm, tàu cá của mỗi bên được hoạt động trong cả. Vùng dàn xếp quá độ này với số lượng ban đầu được quy định ban đầu và giảm dần mỗi năm cho đến khi hết thời hạn vùng dàn xếp quá độ. c. Vùng đệm nhỏ ở ngoài cửa sông Bắc Luân nhằm tạo thuận lợi cho việc ra vào của tàu cá nhỏ hai bên. Vùng này dài 10 hải lý và rộng 6 hải lý (3 hải lý về mỗi phía kể từ đường phân định lãnh hải). Với ba nguyên tắc lớn của Vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền về kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào Vùng đánh cá chung; sản lượng và số tàu thuyền được phép đánh bắt trong vùng đánh cá chung dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ ba trong vùng đánh cá chung trong khuôn khổ quy mô đánh bắt của bên mình. Hai bên thoả thuận thành lập Uỷ ban liên hợp nghề cá để xây dựng quy chế liên quan đến Vùng đánh cá chung. Thứ hai, đó là cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc tiến hành khai thác chung thông qua Ủy ban Liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt – Trung. Ủy ban Liên hợp nghề cá bao gồm các đại diện chính phủ và một số ủy viên. Ủy ban này sẽ thực hiện theo đúng Quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ gồm 26 điều nhằm xây dựng quy chế và đảm bảo việc thực hiện và quản lý Vùng đánh cá chung 4 . Cùng với pháp luật mỗi bên, Ủy ban liên hợp nghề cá căn cứ vào đường phân định được lấy làm đường biên giới kiểm soát lực lượng hữu quan của hai bên, xử lý các vi phạm quy định sản lượng và số lượng tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng đánh bắt được xác định thông qua điều tra định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác khai thác cá đối với bên thứ ba trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. 2. Nghị định thư bổ sung Hiệp định Hợp tác nghề cá gồm phần mở đầu và 8 Điều. Nội dung của Nghị định thư bổ sung đã nêu rõ: - Phạm vi Vùng nước dàn xếp quá độ của mỗi bên là 4.540 km 2 , nằm về phía Bắc vùng đánh cá chung (tính từ vĩ tuyến 200 Bắc). Ranh giới vùng dàn xếp quá độ cách đường nối các điểm đảo nhô ra xa nhất của Việt Nam 20 hải lý và cách đảo Bạch Long Vĩ một cung tròn có tâm là đèn biển đảo Bạch Long Vĩ với bán kính 15 hải lý. - Số lượng tàu cá được phép hoạt động ở Vùng dàn xếp quá độ trong năm đầu tiên sau khi Hiệp định Hợp tác nghề cá có hiệu lực của mỗi bên là 920 tàu. Số tàu nói 3 Phụ lục bản đồ phân định. 4 Xem thêm: Quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ. Dư Việt Linh – QT33D007 3 BÀI TẬP HỌC KỲ – LUẬT BIỂN QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI trên được cắt giảm hàng năm là 25%, tương đương 230 tàu và sau 4 năm tàu cá của mỗi bên sẽ rút hết khỏi vùng dàn xếp quá độ thuộc phần biển của bên kia 5 . - Biện pháp quản lý đảm bảo thực hiện được chủ quyền và quyền chủ quyền của mỗi bên, tàu cá Trung Quốc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và tàu cá Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Trung Quốc khi vào hoạt động trong vùng nước dàn xếp quá độ của bên kia. Tàu cá được cấp phép phải nộp phí cấp phép, đánh bắt 200USD/tàu/năm 6 . - Nghị định thư bổ sung được thực hiện thông qua cơ chế Uỷ ban liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt - Trung. Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên ký kết về việc giải thích hoặc áp dụng Nghị định thư bổ sung sẽ giải quyết thông qua Hiệp thương hữu nghị. - Hiệu lực của Nghị định thư bổ sung đối với Vùng dàn xếp quá độ là 4 năm kể từ khi Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc có hiệu lực. Sau một thời gian thực hiện Hiệp định này, ta thấy số vụ vi phạm của ngư dân Trung Quốc đã giảm. Tuy nhiên chúng ta gặp một số khó khăn trong việc thực thi Hiệp định: Công tác tuyên truyền về nội dung của Hiệp định vẫn chưa sâu rộng; năng lực khai thác đánh bắt cá của chúng ta còn nhiều hạn chế như tàu thuyền đánh bắt nhỏ, công suất đánh bắt không lớn, nên không thể khai thác xa bờ nhiều như bên phía Trung Quốc, các trang thiết bị của tàu đánh bắt cá còn lạc hậu,… cùng với năng lực quản lý kiểm soát của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế do lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng. Như vậy, chúng ta đã có một cơ chế hợp tác bước đầu nhưng vấn đề là chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ những phương tiện B. KẾT LUẬN Việt Nam trong khu vực biển Đông có một vị trái địa lý khá thuận lợi bờ biển dài 3260 km, điện tích biển lớn với diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km 2 , cùng với nguồn tài nguyên biển phong phú, giao thông vận tải biển và du lịch biển thuận lợi… Là thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 từ năm 1994 đến nay, Việt Nam phải đối mặt với các thách thức không nhỏ trong việc phân định ranh giới biển với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là với Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống về vấn đề khai thác chung đối với Việt Nam có một ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn góp phần giải quyết các tranh chấp, tăng cường sự hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực. Mục đích đầu tiền là nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo vệ các lợi ích của quốc gia trong đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. 5 Sổ tay giới thiệu Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ 6 Xem thêm: Phụ lục Quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ. Dư Việt Linh – QT33D007 4 . BÀI TẬP HỌC KỲ – LUẬT BIỂN QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI A. NỘI DUNG I. Vấn đề khai thác chung trong Luật quốc tế: 1. Định nghĩa khai thác chung. Một trong những nguyên. triển kinh tế của các quốc gia hữu quan. 2. Cơ sở khai thác chung. Khai thác chung là quyền của quốc gia, khi tiến hành khai thác chung các quốc gia phải