Xuất và áp dụng các biện pháp phòng chống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại một số xã trên địa bàn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai và biện pháp phòng chống (Trang 50)

4.3.2.1.Biện pháp phòng khi chưa có dịch

* Đối với hộ chăn nuôi: Cần làm chặt chẽ một số vấn đề sau

Con giống:

- Tiêm phòng đầy đủ 4 bệnh đỏ cho lợn. Nếu có điều kiện có thể tiêm phòng bệnh PRRS theo khuyến cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, theo hướng dẫn của Chi cục thú y tỉnh.

- Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3- 4 tuần, không có dấu hiệu bệnh mới cho nhập đàn.

Tăng sức đề kháng cho vật nuôi:

- Thức ăn và nước uống phải cung cấp đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

- Bổ sung sắt cho lợn con.

- Bổ sung Vitamin ABDE và chất khoáng cho vật nuôi. • Vệ sinh chuồng trại:

- Chuồng trại phải làm nơi cao ráo, sạch sẽ, dễ thoát nước, đúng quy cách, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

- Thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân đem ủ, rác và thức ăn thừa phải chôn hoặc đốt.

- Định kỳ phun khử trùng tiêu độc 7- 10 ngày/lần. Một số hoá chất thường dùng như: Benkocid, HanIodin, Cloramin B, Phoocmol.

- Máng ăn, máng uống phải cọ rửa sạch sẽ, sát trùng, phơi nắng trước khi sử dụng.

- Khơi thông và thường xuyên tiêu độc cống rãnh thoát nước. • Kiểm soát dịch bệnh, ngăn ngừa lây lan:

- Với lợn thịt thực hiện “cùng xuất, cùng nhập” ,để trống chuồng ít nhất 10 ngày, sát trùng và quét vôi diệt mầm bệnh.

- Có hố sát trùng trước khi ra vào khu chăn nuôi. - Có khu cách ly lợn mới nhập và cách ly lợn ốm. - Xử lý xác lợn bệnh chết theo quy định.

- Hạn chế người tham quan khu chăn nuôi.

- Khi xuất nhập lợn cần thực hiện kiểm dịch thú y nghiêm ngặt.

* Đối với các ban ngành liên quan:

- Chính quyền cơ sở và nhân viên thú y địa phương cần giám sát, phát hiện nhanh ổ dịch, xử lý kịp thời ổ dịch khi còn ở diện hẹp, cần thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp phòng chống dịch.

- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần nhanh chóng định chủng virus để khuyến cáo hộ chăn nuôi tiêm đúng loại vacxin. Đồng thời cần có các văn bản hướng dẫn kịp thời, hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho công tác phòng chống dịch và nghiên cứu cách xử lý tiêu huỷ lợn bệnh đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trường.

- Thông tin tuyên truyền kịp thời, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và cấp chính quyền cơ sở về dịch bệnh PRRS để nâng cao ý thức áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

4.3.2.2.Biện pháp chống khi có dịch

Các gia trại và trang trại phải thống kê số lợn ốm, lợn chết báo với chính quyền và thú y địa phương để xử lý theo đúng lệnh công bố dịch và hướng dẫn phòng chống bệnh PRRS của Cục thú y (tiêu huỷ toàn bộ lợn bệnh). Trong trường hợp gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm mà chưa có kết quả, nhưng lợn ốm có dấu hiệu lâm sàng bệnh PRRS thì vẫn phải tiêu huỷ.

Chính quyền và cơ quan thú y địa phương tổ chức bao vây ổ dịch, thành lập các chốt kiểm dịch, ngăn cấm không cho vận chuyển lợn ra vào ổ dịch; tổ chức tiêm phòng bệnh PRRS (nếu có thể được theo hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) ở các vùng chưa có dịch, vùng bị dịch uy hiếp; tuyên truyền về bệnh PRRS và các biện pháp phòng chống nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch của người chăn nuôi.

Các hộ chăn nuôi không được bán chạy lợn ra ngoài, không mổ lợn và bán thịt lợn trong vùng dịch khi chưa công bố lệnh hết dịch; cách ly đàn lợn khoẻ để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và tổ chức tiêm thuốc trợ sức, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn với bệnh; tổ chức làm vệ sinh triệt để chuồng trại và khu chăn thả đã có lợn ốm, phun sát trùng 2lần/tuần trong suốt thời gian có dịch; chỉ nuôi lợn trở lại khi có lệnh công bố hết dịch và để trống chuồng 4 tuần sau khi phun sát trùng theo quy định.

PHẦN 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu và điều tra về tình hình dịch PRRS ở huyện Bảo Yên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

* Diễn biến dịch PRRS:

Dịch PRRS xảy ra ở huyện Bảo Yên có diễn biến rất phức tạp, bắt đầu từ những năm trước đó và kéo dài đến tận ngày nay, đặc biệt là thường sảy ra những ổ dịch nhỏ, nếu không kịp thời phòng chống và dâp dịch thì dịch sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại thành đại dịch. Dịch có khả năng lây lan nhanh nên chỉ sau khi phát hiện nó đã lây lan sang 11 hộ khác. Nhờ phòng chống dịch kịp thời, tích cực, Chi cục thú y tỉnh cùng các ban ngành liên quan đã ngăn chặn được các ổ dịch nhỏ, đến vẫn chưa có thêm ổ dịch nào bùng phát

* Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh PRRS:

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh trong đàn của huyện là 67,74%. Đây là tỷ lệ cao so với một số nghiên cứu về tình hình mắc bệnh PRRS ở địa phương khác.

- Trong các loại lợn, lợn sữa mắc bệnh với tỷ lệ cao nhất (59,52%), lợn thịt 38,10%, lợn nái 2,38%.

- Chăn nuôi đúng kỹ thuật, chăm sóc quản lý lợn tốt, nuôi theo mật độ phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn, vệ sinh phòng bệnh và kiểm soát dịch chặt chẽ sẽ giảm được nguy cơ xảy ra dịch PRRS và giảm thiệt hại do dịch gây ra.

* Sự lưu hành virus PRRS ở lợn tại huyện Bảo Yên: có 7/9 mẫu dương tính với virus PRRS, chiếm 77,78%. Nguy cơ mắc bệnh PRRS của lợn nái, lợn thịt và lợn sữa là tương đương nhau.

* Để ngăn chặn dịch và giảm thiệt hại do dịch gây ra, các hộ chăn nuôi cần quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ và kịp thời báo cáo với cơ quan thú y khi lợn ốm có một số triệu chứng của bệnh PRRS.

5.2. Tồn tại

Do thời gian và kinh phí thực tập còn hạn chế nên chúng tôi mới chỉ nghiên cứu sự lưu hành virus PRRS với số lượng mẫu còn ít, chưa thể là căn cứ đánh giá trên phạm vi toàn huyện và chưa thể đánh giá toàn diện, sâu sắc về tình hình dịch bệnh PRRS còn đang diễn biến khá phức tạp ở huyện Bảo Yên.

5.3. Đề nghị

Dịch bệnh PRRS vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Để giảm nguy cơ mắc bệnh PRRS ở lợn, trong khi chưa có vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, người chăn nuôi cần chú ý chăm sóc, quản lý đàn lợn thật tốt, tích cực phối hợp cùng các cơ quan thú y trong công tác phòng chống dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Quang Anh, Nguyễn Văn Long (2007), Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh PRRS ) và tình hình dịch tại Việt Nam, Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 8/2007, tr 1-9.

2. Trần Minh Châu (2005), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc - gia cầm, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr 1- 6.

3. Công ty cổ phần dược phẩm vật tư thú y Hanvet (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tài liệu hội thảo

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn,

Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 84-95.

4. Cục thống kê Lào Cai (2008), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2007, Nhà

xuất bản thống kê.

5. Cục thú y (2008), Hướng dẫn phòng chống Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) số 75/TY-DT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1-2008).

6. Nguyễn Ngọc Hải, Trần Thị Bích Liên, Trần Thị Dân, Nguyễn Ngọc Tuân (2007), “Chẩn đoán virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (PRRS) bằng kỹ thuật RT-PCR”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (5-2007), tr 5-12.

7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007), “Một số hiểu biết về virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản”, Tài liệu hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 1-11.

8. Nguyễn Lương Hiền, Ngô Thanh Long, Nguyễn Ngô Minh Triết (2001), “Bước đầu khảo sát Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở một số trại heo giống thuộc vùng Thành Phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo khoa học, phần chăn nuôi thú y, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999-2000), tr 244-247. 9. Văn Đăng Kỳ, Phạm Sỹ Lăng, Phùng Quốc Quảng (2007), Hội chứng rối

loạn hô hấp và sinh sản ở lợn và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr 5-43.

10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đăng Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn”, Diễn đàn khuyến nông và công nghệ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (8-2007), tr 10-28.

11. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nhà xuất bản lao động - xã hội, tr 33-37.

12. Trương Lăng, Xuân Giao (2003), Nuôi lợn và phòng chữa bệnh cho lợn ở gia đình, Nxb Lao động - xã hội, tr 84 104.

13. Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Phước Ninh, Nguyễn Ngọc Tuân (2007), “Khảo sát sự biến động của kháng thể mẹ truyền trên heo con của nái nhiễm virus PRRS”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (2-2007), tr 5-10.

14. Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ”, Tài liệu hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 12-24.

15. Lê Văn Năm (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, phương pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi (6-2007), tr

47-48.

16. Lê Văn Năm (2007), “Kết quả khảo sát bước đầu các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể bệnh PRRS tại một số địa phương thuộc đồng bằng bắc bộ Việt Nam”, Tài liệu hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 64-77.

17. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2006), Bốn bệnh đỏ của lợn và biện pháp phòng trị, Nxb nông nghiệp Hà Nội.

18. Phạm Ngọc Thạch, Đàm Văn Phải (2007), “Một số chỉ tiêu máu ở lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên một số đàn lợn ở tỉnh HảI Dương và Hưng Yên”, Tài liệu hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 25-35.

19. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang (2001), Dịch tễ học thú y, Nxb nông nghiệp Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS)”, Tài liệu hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 36- 44.

21. Tô Long Thành (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn”,

Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (3-2007), tr 81- 88.

22. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,

Nxb nông nghiệp Hà Nội, tr 180 - 235.

23. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 873-2006 (2006), Qui trình kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi lợn thịt, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 24. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Hà

Nội, tr 64-75.

II. Tài liệu dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt

25. Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Nxb bản đồ, Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch, tr 180-181.

26. Eduardo Fano, Luis Olea, Calos Pijoan (2007), “Thanh toán virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn bằng cách tiêm truyền huyết thanh của lợn nái hậu bị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y , tập XIV (6-2007). 27. Tian Kegong (2007), “Kết quả nghiên cứu chủng Virus PRRS cường độc ở

Trung Quốc”, Tài liệu hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 109-126. 28. Sergi Bruguera (2007), “Quyết định xử lý bệnh PRRS an toàn và hiệu quả

với chương trình chủng ngừa bằng vacxin Amervac - PRRS”, Tài liệu hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn,

Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội, tr 45-63.

III. Tài liệu nước ngoài

29. Albania E., Madec F., Cariolet R., Torrision J. (1994), “Immune response and persistence of the porcine reproductive and respiratory syndrome virus

in infected pig and form unid”, Veterinary recond (28), p. 567.

30. Frederick A.Murphy, E.paul J.Gibbs, Marian C.Horzineck, Michael

J.Studdert (1996), “Arteriviridae”, Veterinary virology, third edition,

chapter 34, p.509-515.

31. Jenny G.Cho, Scott A.Dee (2006), “Porcine reproductive and respiratory

32. Leman A.D, Straw B.E, Mengeling W.L, Allaire S.D, Taylor D.J (1996),

Deseases of swine, Seventh Edition, p.756-762.

33. Michael thrusfield (1986), Veterinary epidemiology, Butter worths & co

(published) Ltd.Lon Don, p.144-146.

34. Wills R.W, Gray J.T, Fedorka- Gray P.J, Yoon K.J, Ladely L., Zimmerman J.J, “Synergism between porcine reproductive and respiratory

syndrome virus (PRRSV) and Salmonella cholerae suis in swine”, Vet

Microbiol (77), p.177-192.

IV. Tài liệu từ mạng internet

35. http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://www.vemedim.vn/i mages/Hinh_Benh_Heo_PRRS.jpg&imgrefurl=http://www.vemedim.vn/i mages/Benh_Heo_tai_xanh.htm&h=210&w=286&sz=47&hl=vi&start=16 &usg=__XvQ2oBKVFmjrEpxXsiCZU0MJRSM=&tbnid=ylAlFHYbNkW uGM:&tbnh=84&tbnw=115&prev=/images%3Fq%3D%2522prrs%2522% 26gbv%3D2%26hl%3Dvi 36.http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/H%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A9n g_r%E1%BB%91i_lo%E1%BA%A1n_sinh_s%E1%BA%A3n_v%C3%A0_ h%C3%B4_h%E1%BA%A5p_%E1%BB%9F_l%E1%BB%A3n_(PRRS 37.www.pigprogress.net/prrs/ 38. http://vietnamnet.vn/bandocviet/2007/04/687660/ 39.http://chicucthuyhcm.org.vn/new/2009/04/17/Tinh-hinh-dich-benh-gia- sucgia-cam-thuy-san-nam-2008-va-cac-bien-phap-phong-chong-dich-nam- 2009.aspx 40.http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130419/6-tinh-thanh-co-dich-heo- tai-xanh.aspx

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH PRRS

1. Chủ hộ (trang trại ): 2. Địa chỉ:

3. Quy mô chăn nuôi của hộ: (<15 con; 15-30 con; >30 con)

*Trước khi có dịch tai xanh có: Tổng số……… con

Lợn sữa: Lợn nái:

Lợn thịt: Lợn đực:

* Sau khi có dịch tai xanh có: Tổng số ……… con 4. Phương thức chăn nuôi:

a. Truyền thống, tận dụng b. Bán công nghiệp c. Công nghiệp hiện đại 5. Mật độ nuôi: ……….. con/m2 6. Tình hình tiêm phòng 4 bệnh đỏ cho lợn:

a. Không tiêm b. Tiêm không đủ

Phụ lục 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ĐỀ TÀI

Hình 1 : Lợn có triệu chứng sốt cao, tai, mõm tím

Hình 2: Bệnh tích ở phổi của lợn bị bệnh PRRS

Hình 5: Chắt huyết thanh Hình 6: Sắp xếp mẫu

Hình 9,10: Tiêu hủy lợn mắc bệnh PRRS

Hình 11. Tập huấn cho người dân cách phòng bệnh PRRS và một số bệnh khác

Hình 12. Tiêm phòng vắc xin PRRS cho lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại một số xã trên địa bàn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai và biện pháp phòng chống (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)