Phòng bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại một số xã trên địa bàn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai và biện pháp phòng chống (Trang 32)

Ở Việt Nam hiện nay có thể phòng bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học và tiêm phòng bằng vacxin, như đã trình bày ở trên, tính đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh PRRS cho lợn hiệu quả. Vì thế, công tác phòng bệnh càng đóng vai trò quan trọng hơn. * Phòng bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học:

Theo Văn Đăng Kỳ và cs (2007) [9], một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả nên được áp dụng như sau:

- Nhập lợn giống từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly sau 3 - 4 tuần không có dấu hiệu bệnh mới cho nhập đàn.

- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ đàn lợn để sớm phát hiện bệnh, cách ly xử lý kịp thời và lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.

- Đảm bảo thức ăn nước uống, vệ sinh chuồng trại, nâng cao sức đề kháng cho lợn. Tiêm phòng đầy đủ bốn bệnh đỏ và suyễn cho lợn

- Xử lý phân và chất thải hợp vệ sinh.

- Hạn chế người ra vào khu chăn nuôi (nhất là khi có dịch), người và dụng cụ trước khi ra vào khu chăn nuôi phải sát trùng kỹ.

- Thực hiện tốt việc để trống chuồng và sát trùng tiêu độc sau mỗi lứa nuôi.

* Phòng bệnh bằng vacxin:

Hiện nay do chưa xác định rõ chủng virus gây bệnh tại Việt Nam và giá vacxin quá cao (10.000 - 30.000 Vnđ/liều) nên vacxin đang trong quá trình kiểm nghiệm, chưa được sử dụng rộng rãi.

Nguyễn Bá Hiên và cs (2007) [7] cho biết, phòng bệnh PRRS đang được sử dụng ở các địa phương gồm hai loại. Đó là hiện tại vacxin vacxin BSL-PS 100 và vacxin BSK-PS 100.

* Vacxin BSL-PS 100: là loại vacxin PRRS nhược độc đông khô thế hệ mới, có nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng Châu Mỹ. Mỗi liều chứa ít nhất 105.0

TCID50. Vacxin này chỉ được pha với dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp với liều 2ml/con. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm một tuần và kéo dài bốn tháng.

- Lợn con: ở trại không có dịch, tiêm một lần lúc ba tuần tuổi. Với trại có dịch tiêm phòng lần 1 lúc 3 tuần tuổi và tiêm nhắc lại lúc 6 tuần tuổi.

- Lợn nái hậu bị và nái sinh sản: tiêm trước khi cai sữa cho con hoặc trước lúc phối giống. Nếu trại có dịch thì tiêm ngay cho nái ở 70 ngày của thai kỳ.

- Lợn đực: Tiêm chủng lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm.

* Vacxin BSK- PS 100: là vacxin vô hoạt chứa virus PRRS chủng Châu Âu. Mỗi liều chứa ít nhất 107.5

TCID50 . Vacxin an toàn và gây miễn dịch tốt. Liều lượng tiêm bắp 2ml/liều.

- Lợn con: tiêm lúc 3 - 6 tuần tuổi.

- Nái hậu bị: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 3 - 4 tuần. - Nái sinh sản: Tiêm 3 - 4 tuần trước khi phối giống.

- Nái mang thai: tiêm lúc 60 - 70 ngày của thai kỳ.

- Đực giống: tiêm lúc 18 tuần tuổi, cứ 6 tháng tái chủng 1 lần.

Ngoài ra, Sergi Bruguera (2007) [28] cũng giới thiệu một loại vacxin PRRS có hiệu quả cao và an toàn, nhưng hiện chưa được sử dụng tại Việt Nam. Đó là vacxin Amervac-PRRS.

* Vacxin Amervac-PRRS : Sergi Bruguera (2007) [28] đã nghiên cứu hiệu quả của vacxin Amervac-PRRS và cho biết, vacxin này có khả năng bảo vệ lợn với tất cả các chủng Châu Âu, Châu Mỹ. Vacxin này dạng đông khô, nhược độc, chứa virus PRRS dòng Châu Âu VP046BIS. Mỗi liều vacxin chứa ít nhất 103.5

TCID50 . Liều lượng và lịch tiêm phòng:

Tiêm bắp liều 2ml/con không kể lứa tuổi, giới tính, khối lượng.

- Lợn con: tiêm một lần vào lúc 3 - 4 tuần tuổi, khả năng bảo hộ tới 5 tháng tuổi.

- Nái hậu bị: Tiêm một lần ở thời điểm 5 tuần trước khi phối giống. - Đực giống: Tiêm một lần lúc 5 tuần tuổi, sau đó 6 tháng tái chủng một lần. - Nái sinh sản: Tiêm một liều sau khi sinh 12 - 15 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại một số xã trên địa bàn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai và biện pháp phòng chống (Trang 32)