“Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
Trang 1I Lời nói đầu
Sơ thẩm là giai đoạn quan trọng trong thủ tục tố tụng Thực tế số lượng vụ việc dân sự được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vô cùng lớn Để giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm một cách hợp lý và hợp pháp thì việc xác định thẩm quyền là không thể thiếu Bên cạnh việc phân chia thẩm quyền giải quyết theo loại việc hay theo các cấp Tòa án thì việc phân chia thẩm quyền theo lãnh thổ và quyền lựa chọn của đương sự cũng rất quan trọng Về vấn đề này Bộ luật tố tụng dân sự quy định khá chi tiết về Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những điểm không phù
hợp với thực tế áp dụng Với việc đưa ra đề tài: “Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của
Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn tòa án của đương sự”, nhóm chúng em
xin trình bày những hiểu biết của mình về lý luận và thực tiễn của vấn đề này
II Nội dung 1) Khái quát chung
Khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án
Mỗi cơ quan nhà nước đều có thâm quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định Phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp luật quy định được hiểu là thẩm quyền của các quan đó Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hoạt động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định Việc xác định khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về thẩm quyền của Tòa án
Với mỗi nước thì quan điểm luật học về khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án cũng có sự khác nhau Ở Việt Nam, khái niệm này được tiếp cận dưới ba góc độ: thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của các cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án Từ đó ta có định nghĩa cho thẩm quyền dân sự của Tòa án
như sau: “Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và
quyền hạn ra các quyết định khi xem xét, giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án” 1
Ở Việt Nam, xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án cho nên quan niệm về thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự (TTDS) cũng có những điểm khác biệt Khái niệm về thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ
là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa
án theo lãnh thổ Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến thẩm
quyền của tòa án theo lãnh thổ Hiểu đơn giản: “việc phân định thẩm quyền của tòa
án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa
án cùng cấp với nhau” 2
Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án
1 Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, tr.59
2 Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội Tr 76
Trang 2Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tòa án với với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự,nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự Bên cạnh đó,việc xác định thẩmquyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp trước tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó
có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho tòa án thực hiện đượcchức năng nhiệm vụ
2) Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
2.1 Cơ sở của việc phân định thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
Việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các Tòa án cùng cấp với nhau Việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ dựa trên những cơ sở sau đây:
- Trước hết, việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được
tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng việc việc phân định không đúng thẩm quyền của Tòa án có thể gây kéo dài thời gian giải quyết các yêu cầu của đương sự, không bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc không đảm bảo được sự công bằng trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trên thực tế Do vậy, quy định của pháp luật về phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải nhằm giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự
- Thứ hai, việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến
hành trên cơ sở bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự, tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã được Bộ luật tố tụng dân sự ghi nhận là một nguyên
tắc “Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án
dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”(Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011)
- Thứ ba, việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ còn phải bảo
đảm quyền tự định đoạt của đương sự Trong tố tụng dân sự, quyền tự định đoạt biểu hiện ở khả năng khi tham gia tố tụng, các đương sự tự do định đoạt các quyền, phương tiện tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước các xâm hại
Đó cũng là quan niệm chung nhất được pháp luật tố tụng dân sự của nhiều quốc gia
Trang 3trên thế giới thừa nhận, áp dụng và trở thành một nguyên tắc tố tụng cơ bản Điều 5
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 cũng quy định về Quyền quyết định và tự định
đoạt của đương sự, theo đó “ Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự….” Trong một số trường hợp,
pháp luật quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các Tòa án có điều kiện giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết việc dân sự
2.2 Thẩm quyền sơ thẩm của tòa án theo lãnh thổ
Căn cứ điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 20113 quy định cụ thể
về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
1 Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa
án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ
sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản
2 Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
c) Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;
d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu
tụng dân sự số 24/2004/QH11
Trang 4người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;
đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
e) Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;
g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
m) Tòa án nơi Phòng công chứng, Văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
n) Tòa án nơi Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật;
o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”
2.3 Ví dụ thực tiễn
Tình huống 1:
Trang 5Năm 2010,Chị Nguyễn Thị Yến có hộ khẩu thường trú tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương mua một mảnh đất tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương giá 600 triệu đồng của ông Nguyễn Đăng Mạnh cũng trú tại Kim Thành, Hải Dương Hai bên thỏa thuận nếu xảy ra tranh chấp sẽ giải quyết tại Tòa án huyện Kim Thành Theo thỏa thuận, chị Yến sẽ chuyển 450 triệu đồng cho ông Mạnh sau khi ông Mạnh hoàn thành xong các loại giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất sẽ thành toán nốt 150 triệu đồng còn lại.Nhưng sau khi chuyển quyền sử dụng đất cho chị Yến chị Yến không thanh toán số tiền 150 triệu đồng cho ông Mạnh Hai bên xảy ra tranh chấp, sau nhiều lần thỏa thuận không thành, ngày 4/1/2011 ông Mạnh đã khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện Kim Thành,và Tòa án nhân dân huyện Kim Thành
đã từ chối thụ lí việc việc này
Theo khoản 3, Điều 25 và điểm a, khoản 1, Điều 33 BLTTDS 2004, tranh
chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện Về nguyên tắc theo
quy định tại điểm b, khoẳn 1, Điều 35 BLTTDS ,các đương sự có quyền thỏa thuận
với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là tổ chức, cơ quan giải quyết những tranh chấp về dân sự Song không phải bất cứ trường hợp nào các bên cũng được chấp nhận về việc lựa chon tòa án để giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp trên, đối tượng tranh chấp là bất động sản Theo quy định
tại điểm c, khoản 1, Điều 35 BLTTDS 2004 thì đối với những tranh chấp về bất
động sản thì Tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp mới là nơi có thẩm quyền giải quyết Như vậy mặc dù khi mua bán ông Mạnh và chị yến có thỏa thuận với nhau là sẽ giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân huyện Kim Thành nơi cả hai đang cư trú nhưng tranh chấp này phải thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện Kinh Môn Như vậy, tòa án nhân dân huyện Kim Thành trả lại hồ sơ và không thụ lí tranh chấp là đúng với quy định của pháp luật
Tình huống 2:
Anh Hồ Minh Thắng và chị Lê Thị Thơm kết hôn năm 2001 tại xã Kim Sơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định nơi anh Thắng thường trú, sau đó hai vợ chồng anh sống với nhau và đăng kí thường trú tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Sau khi làm ăn thua lỗ,vợ chồng anh buộc phải bán nhà để trả nợ Chị Thơm và con về nhà bố đẻ của chị Thơm tại huyện Phù Cát, Bình Định sống từ năm 2008 đến nay
và đăng kí tạm trú tại đây Năm 2009, anh Thắng và chị Thơm li hôn,sau khi li hôn anh Thắng chuyển ra nước ngoài sinh sống Vì cho răng anh Thắng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, ngày 8/5/2011 chị Thơm gửi đơn lên Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định yếu cầu anh Thắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo khoản 3, Điều 34 BLTTDS 2005, tranh chấp này thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân tỉnh Chị Thơm yêu cầu anh Thắng thực hiền quyền cấp dưỡng
khi anh này đang sống tại nước ngoài Theo điểm c, khoản 1 Điều 36 BLTTDS năm
Trang 62004, Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về
tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết Như vậy, chị Thơm đang cư trú tại tỉnh Bình Định có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định giải quyết vụ việc này Và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định cũng là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc này
3) Quyền lựa chọn Tòa án của đương sự
Trong thực tế, việc xác định thẩm quyền của tòa án theo vụ việc hoặc theo lãnh thổ rất dễ làm phát sinh trường hợp một vụ việc có nhiều tòa án cùng có thẩm quyền giải quyết Do đó để khắc phục trường hợp này Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định thêm về thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người yêu cầu, được ghi nhận tại các Điều 36 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết 01/2005/NQ – HĐTP Quy định này nhằm đảm bảo và tạo điều kiện cho đương sự tham gia tố tụng dân sự đầy đủ và thuận lợi
3.1 Cơ sở pháp lí
a) Đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động:
Mặc dù BLTTDS đã quy định rõ về thẩm quyền của tòa án nhưng các nhà làm luật vẫn tôn trọng sự tự thỏa thỏa thuận của các đương sự
Thứ nhất, trường hợp các đương sự đã có sự thỏa thuận với nhau: “Các đương
sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú , làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan , tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 25, 27, 29
và 31 của Bộ luật này” (điểm b Khoản 1 Điều 35 BLTTDS)
Thứ hai, quyền lựa chọn tòa án của nguyên đơn
Căn cứ vào Điều 36 BLTTDS đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011 và Nghị
quyết 01/2005 4 thì:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn chỉ có quyền lựa chọn Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết Nếu nguyên đơn chứng minh được bị đơn cố tình giấu địa chỉ hoặc thay đổi địa chỉ liên tục, không ở một nơi nhất định thì có thể vận dụng quy định này để lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc chi nhánh giải quyết bởi theo nguyên tắc hoạt động của chi nhánh pháp nhân được coi là hoạt động của chính pháp nhân đó Như vậy nguyên đơn trong trường hợp này có quyền lựa chọn một trong hai tòa án để yêu cầu giải quyết
4 Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004”
Trang 7- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án tranh chấp về cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết
Đây là một quy định mới so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự
1989 Pháp lệnh này quy định trường hợp bị đơn không cư trú ở Việt Nam thì nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản hoặc cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết Quy định như vậy đã gây khó khăn cho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng Còn đối với các tranh chấp về cấp dưỡng thì trên thực tế, những người yêu cầu cấp dưỡng thường già yếu hoặc sức khỏe không tốt nên quy định này của pháp luật đã tạo điều kiện cho những người đó vẫn có thể tham gia tố tụng
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập
và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết
- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết
- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết
b) Đối với các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình.
- Đối với các yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết
(Điều 26 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011), người yêu cầu có thể yêu cầu
tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết
Trang 8- Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28
của BLTTDS thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bên đăng
ký kết hôn trái pháp luật giải quyết
- Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết 5
3.2 Nhận xét
Thứ nhất, BLTTDS đã dự liệu tương đối đầy đủ các trường hợp cho phép
nguyên đơn có thể lựa chọn tòa án giải quyết Tuy nhiên nếu là trường hợp bắt buộc phải tuân theo Điều 35 BLTTDS thì không chấp nhận yêu cầu lựa chọn Toà án của
nguyên đơn
Ngoài ra trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, thì khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một trong các Tòa án được điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn Tòa án do họ lựa chọn yêu cầu người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn kiện không
khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu không yêu cầu tại các tòa án khác (Nghị quyết
01/2005/NQ-HĐTP) Còn nếu như nguyên đơn đã nộp đơn kiện ở nhiều Tòa án
khác nhau hoặc người yêu cầu đã nộp đơn yêu cầu ở nhiều tòa án khác nhau thì Tòa
án đã thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì
căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 168 của BLTTDS trả lại đơn kiện, đơn yêu cầu; nếu
đã thụ lý thì căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 168 và khoản 2 điều 192 của BLTTDS
ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xóa tên vụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho
đương sự Nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án căn cứ vào khoản 3
điều 193 của BLTTDS trả lại tiền tạm ứng án phí đó
Thứ hai, BLTTDS hạn chế quyền lựa chọn tòa án giải quyết của đương sự trong
phạm vi các tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của nguyên đơn hoặc bị đơn
mà chưa quy định mở rộng quyền này đối với các tòa án khác như tòa án nơi các bên thực hiện hợp đồng, nơi một bên có có tài sản….Ngoài ra, trong thực tiễn vẫn nảy sinh trường hợp khi ký kết hợp đồng các bên đã thỏa thuận lựa chọn tòa án để giải quyết nếu có tranh chấp nhưng khi tranh chấp xảy ra, bên khởi kiện lại nộp đơn yêu cầu tòa án của địa phương khác giải quyết Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng mua bán hàng hóa với B có trụ sở tại tỉnh ĐakLak, các bên thỏa thuận nếu có tranh chấp thì các bên khởi kiện tại Toà kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Sau đó khi có tranh chấp doanh nghiệp A lại yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh ĐakLak giải quyết Như vậy giá trị pháp lý của thỏa thuận giữa các bên về việc lực chọn tòa án sẽ được xem xét như thế nào? LTTDS vẫn chưa quy định hướng giải quyết cho trường hợp này
5 Khoản 2 Điều 36 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011
Trang 9Thứ ba, Việc quy định các đương sự có quyền lựa chọn Tòa án như trên có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình
tố tụng Điều này thể hiện sự tôn trọng, tạo nên sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại đồng
4) Nhận xét chung
a) Nhận xét về thực trạng việc xác định thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án hiện nay
Thứ nhất, vướng mắc về việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo nơi có bất
động sản tranh chấp Vấn đề gặp phải ở đây là Luật tố tụng dân sự mới chỉ xác định
rằng Tòa nơi có bất động sản tranh chấp là nơi thụ lý giải quyết vụ án nhưng chưa xác định rõ thế nào là “tranh chấp về bất động sản” dẫn tới có nhiều quan điểm khác nhau Có ý kiến cho rằng đó là tất cả các tranh chấp có liên quan đến bất động sản nhưng có ý kiến cho rằng chỉ có tranh chấp mà đối tượng là bất động sản và là tranh chấp chính mới được gọi là tranh chấp bất động sản Như vậy Tòa án sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xác định thẩm quyền của mình
Thứ hai là vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền đối với các tranh chấp
về tài sản trong đó bao gồm cả động sản và bất động sản Trên thực tế, các Tòa đã
rất lúng túng khi giải quyết những vụ việc như đương sự kiện yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, chia di sản thừa kế nhưng tài sản đó lại bao gồm cả động sản và bất động sản Có ý kiến cho rằng thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp về bất động sản vì với tranh chấp này phải xác định ai được thừa kế rồi mới chia và có khi đương sự chỉ đòi chia giá trị tài sản mà không yêu cầu chia hiện vật Có ý kiến cho rằng thừa kế bao gồm cả động sản và bất động sản thì không thể áp dụng nguyên tắc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ nơi có bất động sản
Thứ ba, các quy định về việc lựa chọn Tòa án của đương sự chưa thật sự hợp
lý Hiện nay, pháp luật chỉ hạn chế đương sự trong việc thả thuận về Tòa án có thẩm
quyền giải quyết trong phạm vi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở cả nguyên đơn mà chưa mở rộng quyền này đối với các Tòa khác như Tòa nơi các bên thực hiện hợp đồng, nơi một bên có chi nhánh hoặc nơi có tài sản,… Ngoài ra, luật cũng chưa quy định rõ về giá trị pháp lý của thỏa thuận giữa các bên đương sự dẫn tới nhiều bất cập trong thực tiễn
Thứ tư là vướng mắc về vấn đề thực hiện quyền của đương sự Hiện nay, Bộ
luật tố tụng dân sự vẫn chỉ dừng lại ở quy định rằng: Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp về bất động sản mà không xác định rằng chỉ có Tòa này mới có thẩm quyền giải quyết dẫn tới lúng túng đối với các đương
sự khi lựa chọn Tòa nào để nộp đơn và các Tòa án khi thụ lý
Trang 10b) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Thứ nhất, tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự cần quy định rõ
rằng, cụ thể hơn thẩm quyền giải quyết duy nhất thuộc về Tòa án nơi có bất động sản tranh chấp
Thứ hai, trong văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự cần có
hướng dẫn cụ thể về quy tắc xác định thẩm quyền trong trường hợp vụ việc có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp như trường hợp bao gồm cả động sản và bất động sản
Thứ ba, xét thấy hiện nay cần bổ sung những quy định về việc xác định thẩm
quyền của Tòa án nơi mở thừa kế đối với các tranh chấp về thừa kế có bất động sản vào Bộ luật tố tụng dân sự để xác định thẩm quyền một cách rõ ràng đối với accs tranh chấp loại này
Thứ tư, về quyền của đương sự lựa chọn Tòa án có thẩm quyền, cần mở rộng
quy định thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp,theo đó, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi thực hiện hợp đồng, nơi một bên có chi nhánh hoặc nơi có bất động sản hay nơi có tranh chấp để giải quyết vụ án
Thứ năm, theo pháp luật hiện hành thì đối với các vụ án có nhiều bất động sản
tranh chấp thì các nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết (điểm i khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự) Tuy nhiên quy định này chưa thật sự cụ thể và chỉ theo hướng có lợi cho nguyên đơn mà bất lợi cho bị đơn Vì vậy, pháp luậ có thể quy định một cách linh động hơn nhưu nơi có bất động sản lớn nhất, nơi các bên thỏa thuận, hoặc nơi mở thừa kế để thuận tiện cho các bên tham gia tố tụng
III Kết luận
Với đề tài đã nêu, nhóm đã đưa ra những hiểu biết và tìm hiểu của mình về xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự Có tể thấy xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết một vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm là
cơ sở để đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý Đảm bảo quyền lựa chọn Tòa án của đương sự trong tố tụng dân sự là đảm bảo tính dân chủ và nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và nguyên tắc tự định đoạt cua đương sự
Từ đó để đạt được hiểu quả trong việc giải quyết sơ thẩm vụ việc dân sự