Khái niệm và các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luậtVăn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các
Trang 11 Khái niệm và các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống
Văn bản quy phạm pháp luật là một trong 3 hình thức pháp luật được giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình thành pháp luật là: tập quán pháp, tiền lệ pháp
và văn bản quy phạm pháp luật Pháp luật XHCN có bản chất khác với bản chất của các kiểu pháp luật trước đó, vì vậy nó cũng đòi hỏi phải có những hình thức biểu hiện phù hợp với bản chất đó
Từ định nghĩa trên, ta thấy văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, nghĩa là, không phải mọi văn bản đều có thể gọi là
văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ những văn bản nào được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định mới có thể trở thành văn bản quy phạm pháp luật Đặc trưng này cần chú ý một số điểm
như sau : Một là không phải bất kỳ cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước đều
có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ có những cơ quan được pháp luật quy định mới có được thẩm quyền này Hai là thẩm quyền của các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và mức độ điều chỉnh của văn bản Ba
là cơ chế phân công và phối hợp, phân cấp thẩm quyền cũng như các nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế trong tổ chức, hoạt động của cơ quan Nhà
Trang 2nước là yếu tố quy định sự hình thành một trật tự nghiêm ngặt về hiệu lực pháp lý của các văn bản
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với mọi chủ thể của pháp luật Như vậy những văn bản mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng không chứa đựng những quy tắc xử sự chung thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ như Nhà nước XHCN có thể ra các văn bản mang tính chính trị như: Lời kêu gọi, tuyên bố, thông báo, nghị quyết … Các văn bản đó mặc dù có ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật) Đây là tiêu chí chủ yếu để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các văn bản Nhà nước khác như văn bản áp dụng pháp luật, các loại giấy tờ hành chính
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống, được áp dụng trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra Như vậy, các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần đối với một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc trong từng địa phương, cho đến khi nào văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực hoặc
bị bãi bỏ do cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Văn bản quy phạm pháp luật có nhiều loại, mỗi loại từ tên gọi, nội dung, phạm vi điều chỉnh, giá trị pháp lý, thủ tục, trình tự ban hành đều do luật định
- Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như: tuyên truyền, giáo dục thuyết phục; các biện pháp về tổ chức hành chính, kinh tế Trong trường hợp cần thiết thì Nhà nước áp dụng bằng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm
Trang 32 Ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất,
là nền tảng, cơ sở để ban hành các luật và văn bản dưới luật Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất là nhà nước và xã hội như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Các quy phạm Hiến pháp vừa bao quát các quan hệ XH mà pháp luật điều chỉnh lại vừa mang tính khái quát cao Do vậy, Hiến pháp như là “luật nguồn”, “luật mẹ”,
“luật của các luật” để cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào để ban hành các văn bản quy phạm khác, hình thành nên toàn bộ toà nhà pháp lý./