Biểu đồ 2.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2012 – 2014

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh An Khê Gia Lai (Trang 56)

( Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh)

Dựa theo bảng 2.5 ta thấy rằng, hoạt động cho vay chỉ thực hiện đối với các đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ gia đình , cá nhân sản xuất. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thì chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và

nhỏ. Doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã không tiến hành vay vốn nên không đạt được doanh số.

Cụ thể:

Dư nợ theo doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2013 có giảm so với năm 2012 là 17.304 triệu đồng và chỉ đạt 70.298 triệu đồng. Năm 2014, giá trị có tăng nhưng không đáng kể, chỉ tăng hơn năm 2013 nhưng so với năm 2012 thì vẫn con thấp hơn, chỉ đạt 71.275 triệu đồng.

Dư nợ theo hộ gia đình, cá nhân sản xuất chiếm tỷ trọng cao và luôn chiếm khoảng hơn 70% mỗi năm. Đây là nguồn cho vay chủ yếu của Ngân hàng tuy nhiên doanh số thu nợ tại thành phần này lại thấp hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Dự nợ theo ngành kinh tế

Trong dư nợ theo thành phần kinh tế, tại Agribank Chi nhánh An Khê - Gia Lai phân ra thành 4 ngành kinh tế phỗ biến đó là : Ngành Nông - Lâm nghiệp, Thương nghiệp - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng và ngành khác.

Bảng 2.5. Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2012 - 2014

Đơn vị : Triệu đồng, % CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dư nợ theo ngành

k.tế 251.880 100 266.910 100 324.828 100

Nông - Lâm nghiệp 45.038 17,88 51.642 19,35 77.974 24,01 Thương nghiệp - dịch

vụ 158.615 62,97 160.159 60 186.354 57,37 Công nghiệp - xây

dựng 37.823 15,02 31.512 8,06 30.347 12,92 Ngành khác 10.404 4,13 23.597 12,59 30.153 5,7

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh)

Theo bảng 2.5, Dư nợ theo ngành kinh tế được phân làm 4 ngành. Ta có thể thấy trong đó ngành thương nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong

tổng dư nợ. Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng dư nợ. Cụ thể:

Nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao thứ nhì trong tổng dư nợ. Trong đó, năm 2013, dự nợ đạt 51.642 triệu đồng cao hơn so với năm 2012, tỷ trọng cũng tăng lên 1,47% so với năm 2012. Đến năm 2014, Dư nợ đạt 77.974 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm và cũng chiếm tỷ trọng cao hơn đạt 24,01% trong tổng dư nợ.

Công nghiệp - xây dựng có sự biến động tăng giảm qua các năm, Cụ thể năm 2013, dư nợ đạt 31.512 triệu đồng , thấp hơn năm 2012 là 6.311 triệu đồng ( giảm 16,69 %). Năm 2014, dư nợ tiếp tục giảm xuống còn 30.347 triệu đồng. Tuy năm 2014, giá trị dư nợ có giảm nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại cao hơn năm 2012 đạt 12,92 %.

Thương mai - dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, giá trị dư nợ đều tăng trong 3 năm. Năm 2013, đạt 160.159 triệu đồng cao hơn năm 2012 là 1.544 triệu đồng. Năm 2014, giá trị dư nợ tiếp tục tăng đạt 186.354 triệu đồng, tăng cao hơn so với năm 2013 là 21.195 triệu đồng. Tuy giá trị dư nợ tăng nhưng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong tổng dư nợ đang có xu hướng giảm xuống trong 3 năm. Điều này có thể bị ảnh hưởng do quá trình cơ cấu lại ngành kinh tế của nhà nước.

Các ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nên không có ảnh hưởng mạnh đến dư nợ của Ngân hàng.

2.2.2.2. Chỉ tiêu về hệ số thu nợ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng thu hồi được từ các khoản đã cho vay trước đó trong một thời kỳ nhất định ( trong năm nay hoặc năm trước). Doanh số thu nợ càng tăng thể hiện việc sử dụng vốn của Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh số thu nợ giảm dẫn tới việc xuất hiện các khoản nợ xấu, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Dựa vào bảng 2.6, ta thấy doanh số thu nợ có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2013 doanh số thu nợ đạt 45.534 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2012 là 2.323 triệu đồng ( giảm 4,8%). Năm 2014, doanh số thu nợ đạt mức tăng trưởng cao 54.148 triệu đồng, mức cao nhất trong 3 năm, cao hơn năm 2013 là 8.614 triệu đồng ( tăng 18,92% so với năm 2013).

Bảng 2.6. Doanh số thu nợ đối với DNVVN năm 2012 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọn g ( %) Giá trị Tỷ trọn g ( %) Giá trị Tỷ trọn g ( %) Doanh số thu nợ 47.857 100 45.534 100 54.148 100

Ngắn hạn 45.413 94,9 43.370 95,3 50.264 92,8 Trung hạn - dài

hạn 2.444 5,1 2.164 4,7 3.884 7,2

( Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh)

Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trong cao nhất, trung bình khoảng hơn 90% mỗi năm. Năm 2013, tỷ trọng ngắn hạn chiếm tới 95,3% tổng doanh số thu nợ, đây là có tỷ trọng chiếm cao nhất trong 3 năm. Tuy nhiên, năm 2014, tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 92,8% và thấp nhất trong 3 năm. Doanh số thu nợ trung - dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng đang có xu hướng tăng lên nhưng chưa thực sự mạnh mẽ.

2.2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn vay của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai

Đây là một chỉ tiêu các NHTM thường tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn cho vay và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Số vòng quay vốn vay được thể hiện như sau: (*)

Năm 2012 : = = 0,75 vòng/năm Năm 2013: = = 0,58 vòng/năm Năm 2014: = = 0,77 vòng/năm

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh, (*) Phụ lục 1)

Ta có thể thấy, số vòng có sự tăng giảm qua các năm. Trong năm 2013, vòng quay vốn vay là nhỏ nhất đạt 0,53 vòng/năm. Điều này cho thấy việc thu lãi từ vốn vay thấp, cũng như nguồn vốn sẽ thấp dẫn đến kém hiệu quả kinh doanh và có thể dẫn đến thua lỗ. Năm 2014, Vòng quay vốn vay là 0,77 vòng/năm cao hơn 2 năm trước. Điều này chứng tỏ việc chi nhánh đã có được nguồn vốn lớn hơn và việc thu lãi từ vốn vay đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vòng quay vốn vay chưa được lớn nên việc thu lãi cũng như hiệu quả từ vốn vay còn thấp, cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao vòng quay vốn vay.

2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời để phát triển hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, trong những năm qua Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai không chỉ quan tâm đến các hộ gia đình, cá nhân sản

xuất mà còn chú ý và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN, đáp ứng đủ vốn cần thiết cho các DNVVN trên địa bàn và thực hiện tốt các chỉ thị cho vay đối với khu vực kinh tế này. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đối với DNVVN trong những năm gần đây.

Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN tại Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai năm 2012 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng,%

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Nợ xấu 3.664 14.630 11.525

Tổng dư nợ 251.880 266.910 324.828

Tỷ lệ (%) 1,45 5,48 3,54

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh)

Bảng 2.7 cho ta thấy tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN tại Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai cũng khá cao so với mặt bằng chung của các NHTM. Cụ thể, tỷ lệ nợ xuất thấp nhất vào năm 2012, chỉ chiếm 1,45% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất vào năm 2013 chiếm tới 5,48% tổng dư nợ. Việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu được giảm xuống còn 3,54%, tuy không cao như năm 2013 nhưng tỷ lệ này vẫn còn đáng lo ngại vì nó có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong năm tới. Điệu này cho thấy được những nỗ lực của Ban Giám Đốc cũng như các cán bộ tín dụng khi thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối ưu tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN tại Chi nhánh.

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, Chi nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị, thực hiện chính sách khoa học, tăng khả năng cạnh tranh với NHTM khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp này.

Ban lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên cùng phòng kinh doanh bám sát khách hàng, bám sát địa bàn bằng cách trực tiếp đi khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quan hệ tín dụng. Từ những thông tin thu thập được trong các chuyến đi khảo sát, nguồn thông tin khác; Chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng có định hớng đầu tư đúng đắn, mở rộng cho vay có hiệu quả.

Chi nhánh đã chỉ đạo được sát sao những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Các khoản cho vay mới, đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ. Tr- ước đây, quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa hoàn chỉnh và chưa xác định rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc. Và hiện nay, được thực hiện theo từng bước trong quy chế cho vay của Agribank Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc sở đối với mỗi khoản vay.

+ Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ cho quyết định cho vay, loại trừ hầu hết phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép.

+ Quá trình thẩm định và theo dõi từng khoản tín dụng sau khi giải ngân được giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính. Sự phân công đó đòi hỏi cán bộ tín dụng nâng cao trách nhiệm cá nhân và năng lực nghiệp vụ, các khoản vay sẽ được giám sát, đánh giá hiệu quả thường xuyên qua thông tin

phản hồi của người phụ trách, thể hiện tính chuyên sâu của nghiệp vụ tín dụng.

+ Nghiêm túc thực hiện sửa sai theo kết luận của thanh tra Ngân hàng nhà nước và bước đầu đã có hiệu quả.

Tình hình hoạt động của Chi nhánh nói chung và tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng có nhiều triển vọng tốt đẹp. Trong thời kì mà nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn thì Chi nhánh đã hoàn thành tương đối tốt, làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Song cũng không phải không có những tồn tại mà cần phải giải quyết để có thể đi tới những thành tựu lớn hơn trong các năm tiếp theo.

2.3.1.2. Những chỉ tiêu định lượng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các chỉ tiêu về doanh số cho vay cao, tăng trưởng dư nợ tăng lên, doanh số thu nợ cao, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có phần giảm xuống của Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với những hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng hơn, cơ cấu vốn ngày càng được phát triển, mở rộng hơn về quy mô vốn vay đã tạo cho khách hàng tin tưởng và tăng thêm uy tín cũng như thị phần của Chi nhánh.

Việc hoàn thành gần như 95% kế hoạch mà Chi nhánh đề ra đã phần nào thể hiện được điều đó, trong năm 2014, Tổng dư nợ đạt 324.828 triệu đồng đã hoàn thành tới 99,9% so với kế hoạch ban đầu là 325.000 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn huy động được 563.492 triệu đồng đã vượt chỉ tiêu lên đến 101% so với kì kế hoạch là 553.781 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng đã giảm còn 3,64% so với năm 2013. Những điều đó cho thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đang ngày càng phát triển.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Về quy trình nghiệp vụ cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thực đơn tín dụng còn đơn giản. Hiện nay, mới thực hiện phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư

và cho vay hợp vốn. Trong đó, chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Việc tìm kiếm các dự án đầu tư gặp phải sự cạnh tranh từ phía Ngân hàng khác, đặc biệt là Ngân hàng đầu tư và phát triển, vốn đợc đánh giá có uy tín và ưu thế trong tài trợ cho các dự án đầu tư. Cho vay hợp vốn là phương thức khá mới mẻ đối với các Ngân hàng hiện nay, nên số l- ượng các dự án được giải ngân chưa nhiều.

Quy trình cho vay còn chưa được bám sát với các dự án, phòng tín dụng vẫn còn hạn chế về nhân lực để quản lý các khoản vay. Việc áp dụng mức lãi suất cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các DNVVN. Việc điều tra và xử lý thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn khi không được trang bị đầy đủ thong tin cần thiết dẫn đến việc mất nhiều thời gian đề kiểm tra cũng như thẩm định về khoản vay.

2.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ nhất, dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt trung bình

nhưng thiếu ổn định chưa vững chắc, còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn huy động. Số lượng cho vay dự án còn thấp, đặc biệt các dự án từ 5 năm trở lên còn hiếm. Đây là vấn đề nỗi cộm trong toàn hệ thống Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh An Khê Gia Lai nói riêng.

Thứ hai, cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, còn tập trung nhiều vào khu vực hộ gia đình và cá nhân sản xuất, khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ thấp, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ.

Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức cao và chưa thực sự ổn định. Cần phải có sự điều tiết cũng như những biện pháp mạnh mẽ từ Ban Giám Đốc để giảm bớt nợ xấu trong Chi nhánh.

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho đầu tư tín dụng, còn thiếu nhiều các định chế phụ trợ cần thiết:

Hiện nay chưa có một cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính các doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa Ngân hàng với kiểm toán chưa chặt chẽ. Có những doanh nghiệp đã được kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán nhưng khi Ngân hàng xin kết quả kiểm toán thì không được đáp ứng. Vì vậy, nguồn thông tin chính Ngân hàng dựa vào các báo cáo doanh nghiệp cung cấp. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để Ngân hàng thiết lập và đảm bảo chất lượng quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính và tình hình sử dụng vốn cho Ngân hàng sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về doanh nghiệp và

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh An Khê Gia Lai (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w