1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quy định của pháp luật việt nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn thực hiện

17 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 29,73 KB

Nội dung

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì để lôi kéo được nhiều khách hàng mà đã không ngần ngại thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.. Theo đó, tại điều 45 Luật cạnh t

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ.

Quảng cáo là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh chóng Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì để lôi kéo được nhiều khách hàng mà đã không ngần ngại thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Vậy quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như thế nào? Và thực tiễn thực hiện ra sao? Đây cũng

là vấn đề em muốn đề cập trong bài viết này

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Khái quát chung.

1.1 Khái niệm và vai trò của quảng cáo.

Quảng cáo là một hoạt động xuất hiện từ rất sớm, sự ra đời và phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường cũng như của nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, quảng cáo là một trong những nhu cầu và phương tiện hết sức cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của một sản phẩm nói riêng và của một doanh nghiệp nói chung Nhờ vào quảng cáo mà có thể giúp cho nhà sản xuất tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, nâng cao thị phần Thông tin nhanh chóng cho thị trường về tính năng, đặc điểm của sản phẩm góp phần hỗ trợ cho bán hàng, giảm chi phí phân phối vì khách hàng tự tìm đến sản phẩm

là chính Không những vậy, quảng cáo còn trang bị cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về thị trường, về hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn của họ đối với các sản phẩm trên thị trường Với ý nghĩa

đó hoạt động quảng cáo thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Vậy quảng cáo là gì? Xuất phát từ các góc độ khác nhau mà các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những quan niệm khác nhau về quảng cáo.Dưới góc độ pháp lý, ở nước ta hiện nay hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi hai loại văn bản pháp luật, đó là các văn bản

Trang 2

pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản quy định về quảng cáo thương mại, dẫn đến có hai định nghĩa như sau:

“Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh

doanh, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.” (khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh quảng cáo năm

2001)

“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của

thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.” (Điều 102 Luật Thương mại năm 2005).

1.2 Khái niệm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh(khoản 6 điều 39 Luật cạnh tranh năm 2004) Pháp luật Việt Nam hiện nay không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ liệt kê các dạng hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Theo đó, tại điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định cụ thể các hành vi quảng cáo bị cấm sau đây:

+ So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch

vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

+Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác

+Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm

2 Pháp luật Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Trang 3

2.1 Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Trước khi Luật cạnh tranh năm 2004 ra đời, sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nằm trong một số luật và pháp lệnh dưới hình thức là những điều cấm

không được làm như: Cấm thương nhân quảng cáo dối trá(điểm đ khoản 3 điều 9 Luật thương mại 1997; Cấm thông tin, quảng cáo sai sự thật(điều 7

pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999); ngoài ra còn được quy định tại Bộ luật dân sự 1995; Pháp lệnh quảng cáo năm 2001; Nghị định của Chính phủ số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành pháp lênh quảng cáo vv Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu mang tính chất quản

lý, phục vụ cho sự quản lý nhà nước chưa thể hiện rõ hậu quả pháp lý của các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Các quy định này còn rất chung chung, mang tính hình thức không đi vào cuộc sống Khi luật cạnh tranh năm 2004 ra đời, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định khá đầy đủ và cụ thể tại điều 45 Luật cạnh tranh Cùng với đó, các quy định nhằm hạn chế việc quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn được quy định tại điều 109 Luật thương mại năm 2005, và với hệ thống các văn bản hướng dẫn như: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh; Nghị định 120/2005/ NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh pháp luật đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho việc xử lý nghiêm khắc các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp và phần nào tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường

2.2 Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Theo điều 45 luật cạnh tranh năm 2004, những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:

2.2.1 So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.

Trang 4

Về quảng cáo so sánh, mặc dù đã được đề cập đến từ Luật thương mại 1997 (tại khoản 2 Điều 192) nhưng cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về quảng cáo so sánh

Có thể hiểu quảng cáo so sánh là việc các doanh nghiệp trong quá trình quảng cáo đã đưa ra những thông tin có nội dung so sánh với sản phẩm của doanh nghiệp khác.(1)Căn cứ vào mức độ so sánh có thể phân quảng cáo

so sánh thành 3 loại: Quảng cáo so sánh bằng; quảng cáo so sánh hơn và quảng cáo so sánh nhất Luật cạnh tranh năm 2004, ngăn cấm mọi hành vi quảng cáo so sánh mà không phân biệt giữa so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất Hành vi quảng cáo bị coi là quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, sản phẩm quảng cáo đã đưa ra những thông tin khẳng định sản phẩm được quảng cáo có các điều kiện thương mại như chất lượng, mẫu mã, số lượng, giá cả ngang bằng, tốt hơn hoặc tốt nhất so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác Thông tin so sánh có thể đúng hoặc không đúng Với hành vi quảng cáo so sánh, những thông tin so sánh đúng hoặc không đúng đều là cạnh tranh không lành mạnh Cũng chỉ coi là quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là những sản phẩm cùng loại và của hai doanh nghiệp khác nhau Như vậy, một sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói về 2 loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại thì hành vi đó không được coi là quảng cáo so sánh Ví dụ: quảng cáo sản phẩm nước lau sàn gỗ thơm như nước hoa chanel Và cũng không được coi là quảng cáo so sánh khi nội dung quảng cáo so sánh các sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo kinh doanh như so sánh sản phẩm mới với tính năng vượt trội so với sản phẩm trước đây

Thứ hai, hành vi quảng cáo so sánh phải là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác Các thông tin quảng cáo sẽ là so sánh trực tiếp nếu những hình ảnh, màu sắc, tiếng nói, chữ viết được sử dụng

1 Theo: Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (sách tham khảo), Nxb Tư pháp, 2006.

Trang 5

trong sản phẩm quảng cáo đủ để người tiếp nhận thông tin xác định được sản phẩm bị so sánh Trong thực tế, so sánh trực tiếp có thể là việc doanh nghiệp

vi phạm điểm mặt, chỉ tên sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn so sánh đến Ví dụ: Tổng Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) vừa có văn bản gửi Cục Quản lý cạnh tranh và Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông “tố” Mobifone cạnh tranh không lành mạnh Theo nội dung đơn của Viettel, thời gian qua tại một số tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long xuất hiện các poster quảng cáo giá cước dịch vụ mới của Mobifone.Các poster này đã in thông tin

từ một bài báo so sánh giá cước của Mobifone thấp hơn giá cước của Viettel

10 đồng/phút ở tất cả các gói cước tương ứng giữa 2 mạng và ở cước thuê bao trả sau thì thấp hơn 1.000 đồng/tháng.(2)Các trường hợp quảng cáo so sánh với những thông tin chung chung như so sánh độ tẩy trắng của bột giặt Omo với bột giặt thông thường, không xác định cụ thể là sản phẩm nào, của ai có thể

sẽ không bị coi là vi phạm Tuy nhiên, sự so sánh sẽ là trực tiếp nếu như thông tin đưa ra làm cho khách hàng có khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không phải gọi tên cụ thể doanh nghiệp nào Ví dụ: Tháng 4 và 5.2007, Trung Nguyên đưa ra một ý tưởng mới cho G7 “3in1” Đó là phim quảng cáo so sánh chiếc cốc đỏ (vốn là hình ảnh gắn liền với thương hiệu Nescafe), trên có ghi “17% cà phê Buôn Ma Thuột” với chiếc cốc của G7 “3in1” ghi “89% cà phê Buôn Ma Thuột” Đến tháng 8.2007, Trung Nguyên lại tiếp tục chạy phim quảng cáo so sánh với chiếc cốc

đỏ, nhưng lần này chiếc cốc G7 “3in1” có đóng dấu bảo chứng “cà phê thật Buôn Ma Thuột” Trong ví dụ này, Trung Nguyên không gọi tên cụ thể đối thủ cạnh tranh nhưng đã dùng hình ảnh gắn liền với thương hiệu của đối thủ

2http://www.tin247.com/viettel_%E2%80%9Cto

%E2%80%9D_mobifone_canh_tranh_khong_lanh_manh-3-21441252.html

Trang 6

để so sánh và làm cho người tiêu dùng dễ dàng xác định sản phẩm bị so sánh

là Nescafe.(3)

2.2.2 Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng

Bắt chước sản phẩm quảng cáo là việc dùng các thông tin, hình ảnh,

âm nhạc, chữ viết giống với sản phẩm của doanh nghiệp khác đã công bố trước đó với mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất

xứ, chất lượng của sản phẩm được quảng cáo Hoạt động bắt chước một sản phẩm quảng cáo dễ gây nhầm lẫn với sản phẩm bị bắt chước làm định hướng sai hành vi mua bán của khách hàng nên bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Tuy nhiên, hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác phải

đi kèm với mục đích là gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc gây ra hậu quả là nhầm lẫn cho khách hàng thì mới là hành vi bị cấm trong luật cạnh tranh Việc bắt trước có thể chỉ là bắt chước một phần hoặc toàn bộ sản phẩm quảng cáo khác Ví dụ: Biển hiệu quảng cáo của Cơ sở cà phê Mê Hy Cô bắt chước biển hiệu quảng cáo của Xí nghiệp Trung Nguyên gây nhầm lẫn cho khách hàng

Cụ thể, Xí nghiệp Trung Nguyên hoạt động kinh doanh với ngành nghề chế biến cà phê bột (đăng ký kinh doanh năm 1996) Xí nghiệp này sử dụng rộng

rãi biển hiệu: “Trung Nguyên – cho bạn nguồn cảm hứng sáng tạo mới” trong

hoạt động kinh doanh Biển hiệu này được sử dụng tại các quán cà phê ở những địa điểm cung ứng cà phê của Trung Nguyên Biển hiệu của Xí nghiệp Trung Nguyên có những đặc điểm chính như sau (theo bố cục của biển hiệu

từ trên xuống): dòng chữ “cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng; dòng chữ “Trung Nguyên” ở giữa màu trắng; dòng chữ “mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” được thể hiện theo đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng); góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên; góc bên trái là hình tách

cà phê trên nền các hạt cà phê Cơ sở cà phê Mê Hy Cô hoạt động kinh doanh

từ năm 1999 có cùng ngành nghề chế biến cà phê với xí nghiệp Trung Nguyên

và hoạt động tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc Cơ sở Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu

3 http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?page=3&id=4776

Trang 7

“Mê Hy Cô – Cho bạn cảm giác sáng tạo mới” tại một số địa điểm kinh

doanh của cơ sở và tại những địa điểm đã đặt biển hiệu của xí nghiệp Trung Nguyên Biển hiệu của cơ sở Mê Hy Cô có những đặc điểm chính sau đây: dòng chữ “hãng cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng ở phía trên; dòng chữ “Mê Hy Cô” ở giữa màu trắng; dòng chữ “hương vị cho bạn cảm giác sảng khoái mới” được thể hiện theo đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng); góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên; góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê.(4)

2.2.3 Đưa thông tin gian đối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng

Tại khoản 3 điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi đưa thông tin gian đối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng trong hoạt động quảng về một trong các nội dung sau đây: giá, số lượng, chất lượng công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn

sử dụng, xuất sứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, nơi gia công, người gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; và các nội dung gian đối và gây nhầm lẫn khác Vậy thế nào là quảng cáo đưa thông tin gian dối và thế nào là quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng? Mặc dù pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về hai hành vi này nhưng có thể hiểu quảng cáo gian dối là việc doanh nghiệp cung cấp các thông tin quảng cáo về giá, số lượng, chất lượng sai sự thật khách quan Còn quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng là việc doanh nghiệp cung cấp những thông tin có khả nâng gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số lượng, chất lượng, công dụng của sản phẩm Tuy nhiên trên thực tế rất khó để có thể tách bạch giữa quảng cáo gian dối và quảng cáo gây nhầm lẫn Do đó, pháp luật của đa số các quốc gia trong đó có Việt Nam quy định hai dạng hành vi gian dối và gây nhầm lẫn này cùng chung trong một điều luât với cách thức và chế tài xử lý giống nhau Ví dụ quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng: thời gian qua có

http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/5422-XAC-DINH-HANH-VI-CANH-TRANH- KHONG-LANH-MAaNH-VA-HANH-VI-HAN-CHE-CANH-TRANH-LIEN-QUAN-DEN-QUYEN-SO-HUU

Trang 8

khá nhiều những quảng cáo hết sức ấn tượng do các nhà sản xuất hàng điện, điện tử của Samsung, LG, Panasonic… trưng ra như: điều hòa diệt virus H1N1 đến 99%, tủ lạnh tiết kiệm 40% điện năng, máy giặt diệt khuẩn 99% Thế nhưng, trên thực tế, các tính năng “vàng” này chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện của… phòng thử nghiệm với những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo

mà không thể có được trong điều kiện sử dụng trong gia đình Những quảng cáo có nội dung như vậy thường không đầy đủ và gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng(5)

2.2.4 Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

Đây là quy định mở của Luật cạnh tranh Theo đó, các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm có thể được quy định trong các văn bản pháp luật như: Luật thương mại năm 2005; Pháp lệnh quảng cáo năm 2001; Nghị định của Chính phủ số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành pháp lênh quảng cáo

2.3 Xử lý vi phạm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

2.3.1 Thẩm quyền xử lý vi phạm.

Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh là Cục quản

lý cạnh tranh trực thuộc Bộ thương mại(nay là Bộ công thương) (điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 09/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục quản lý cạnh tranh) Theo khoản 2 điều 49 Luật cạnh tranh năm 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ quyền hạn:

“c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

5 http://www.baomoi.com/Quang-cao-sai-la-lua-doi-khach-hang/76/4675217.epi

Trang 9

d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;”

Như vậy, Cục quản lý cạnh tranh vừa là cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, đồng thời vừa là cơ quan tư pháp, cơ quan xét xử đặc biệt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nó riêng

2.3.2 Nguyên tắc xử lý các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Tại điều 3 Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ-CP ngày30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh đã xác định nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh nói chung và quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng như sau:

- Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời Việc xử lý hành vi vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử lý hành vi vi phạm phải tuân theo các trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh được quy định tại chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Nghị định này;

- Việc xử lý hành vi vi phạm phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định;

- Một hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ bị xử lý một lần; một doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý đối với từng hành vi vi

Trang 10

Ngoài ra việc xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn phải tuân thủ theo các nguyên tắc quy định tại điều 3 Pháp lệnh xử

lý vi phạm hành chính

2.3.3 Hình thức xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Theo quy định tại điều 35 Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ-CP ngày30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử

lý như sau:

*Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:

- So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch

vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác

*Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Ngày đăng: 27/03/2019, 10:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nghị định 120/2005/ NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh9 . Hà Thị Hằng, “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học luật Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ởViệt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
10. Đinh Minh Đức, “Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất trong việc giải quyết tranh chấp ở Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng vànhững đề xuất trong việc giải quyết tranh chấp ở Việt Nam
11. Hà Thu Trang, “Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam những vấn đềlý luận và thực tiễn
12. Trịnh Thị Liên Hương, “Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam”, Luận án Thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật chống hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2011 Khác
2. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009 Khác
3. Trường đại học kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Giáo trình luật cạnh tranh, 2010/4. Luật thương mại 1997 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w