1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

17 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 43,01 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, khuyến mại là một trong những hoạt động thương mại được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây là cách thức, biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí), nhằm mục đích cuối cùng là thu được lợi ích lớn nhất về mình. Cũng chính bởi mục đích lợi nhuận này mà không ít doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại như một phương thức để thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho hoạt động nảy sinh nhiều mặt trái. Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề bài số 13: “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.” để làm đề tài cho bài tập học kì của mình. Do giới hạn kiến thức thực tiễn cũng như kiến thức về luật học của em còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để em sửa chữa và hoàn thiện bài viết được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”. Theo cách tiếp cận này, Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó bao gồm 10 hành vi. Nhìn chung, cách tiếp cận hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản là phù hợp với Công ước Pari năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như pháp luật một số nước. Bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Theo lý thuyết được thừa nhận rộng rãi ở các nước châu Âu lục địa, thì về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm quyền dân sự; các yếu tố cấu thành của cạnh tranh không lành mạnh giống như các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự truyền thống, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại. 2. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh a) Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm khuyến mại tại khoản 1 Điều 88: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm mục xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Song khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh không được định nghĩa theo kiểu diễn giải cụ thể như khái niệm khuyến mại. Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh định nghĩa dưới dạng liệt kê các hành vi khuyến mại bị cấm. Điều 46 Luật Cạnh tranh quy định về các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh như sau:“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây: 1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; 2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng; 3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; 4. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình; 5. Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.” b) Đặc điểm của khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Thứ nhất, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng là một biện pháp cạnh tranh. Khuyến mại là một biện pháp cạnh tranh quen thuộc nhằm thu hút khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như giảm giá, tặng quà, hứa thưởng... . Trong một thời gian ngắn, vì đánh trúng tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, thương nhân có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng mà nhờ đó thu được một số lợi nhuận kha khá đủ bù cho chi phí thực hiện khuyến mại. Khi khách hàng tập trung đông vào một thương nhân như vậy, hiển nhiên các đối thủ cạnh tranh khác sẽ bị yếu thế hơn, nhất là khi chương trình khuyến mại này được tổ chức bất ngờ có thể làm các đối thủ kia không kịp thích ứng, rơi vào thế bị động. Hậu quả tất yếu sẽ tạo ra sự chênh lệch lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh giữa các thương nhân là đối thủ cạnh tranh của nhau. Mặt khác, xét mặt tích cực của cạnh tranh đem lại, trên khía cạnh bảo vệ quyền lợi khách hàng, khuyến mại lại đem lại một lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng, khi chấp nhận bỏ ra một phần lợi nhuận chuyển thành giá trị khuyến mại. Ngoài ra, các chương trình khuyến mại cũng giúp thị trường sôi động, hấp dẫn hơn, kích thích cung cầu, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đem lại lợi ích chung cho nền kinh tế. Thứ hai, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhìn chung, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng có các đặc điểm chung của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: một là, hành vi này do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận. Hai là, hành vi này có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ thông thường, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh (có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường). Cần lưu ý ở đặc điểm này đó là, hành vi cạnh tranh không lành mạnh luôn gắn với lỗi cố ý của bên vi phạm, tuy nhiên khi áp dụng trong thực tiễn xét xử tranh tụng, yếu tố này thường mang tính suy đoán hơn là có bằng chứng cụ thể. Ba là, hành vi khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải được ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho ba đối tượng nhóm doanh nghiệp cạnh tranh khác, người tiêu dùng và Nhà nước. Thứ ba, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí) nhưng lại gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và lợi ích của người tiêu dùng để thu được nhiều lợi nhuận. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích vật chất nhất định là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác. Theo đó, dấu hiệu này đi kèm với các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo nên điểm khác biệt với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác. Thứ tư, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị kiểm soát bởi một số cơ chế của pháp luật, trong đó có những quy định hiện hành về cạnh tranh không lành mạnh như những giới hạn về giá trị khuyến mại cũng như thời gian thực hiện chương trình khuyến mại (được quy định cụ thể tại Nghị định số 372006NЬCP).

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH1 1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1

2 Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 2

a) Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 2

b) Đặc điểm của khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 3

c) Các dạng hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 5

II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 8

III KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH NÓI CHUNG VÀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH NÓI RIÊNG 11

1 Những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật 11

2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 13

KẾT THÚC VẤN ĐỀ 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, khuyến mại là một trong những hoạt động thương mại được nhiều doanh nghiệp áp dụng Đây là cách thức, biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí), nhằm mục đích cuối cùng là thu được lợi ích lớn nhất về mình Cũng chính bởi mục đích lợi nhuận này mà không ít doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại như một phương thức để thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho hoạt động nảy

sinh nhiều mặt trái Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề bài số 13: “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.” để làm đề tài cho bài tập học kì của mình Do giới hạn kiến thức thực

tiễn cũng như kiến thức về luật học của em còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý

từ thầy cô để em sửa chữa và hoàn thiện bài viết được tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

- -I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh

Trang 3

nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.” Theo cách tiếp cận này, Điều 39 Luật Cạnh

tranh 2004 đã liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó bao gồm 10 hành vi

Nhìn chung, cách tiếp cận hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản là phù hợp với Công ước Pari năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như pháp luật một số nước Bản chất pháp

lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan Theo lý thuyết được thừa nhận rộng rãi ở các nước châu Âu lục địa, thì về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm quyền dân sự; các yếu tố cấu thành của cạnh tranh không lành mạnh giống như các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự truyền thống, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại

2 Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

a) Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm khuyến mại tại khoản 1 Điều 88:

“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm mục xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”

Song khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh không được định nghĩa theo kiểu diễn giải cụ thể như khái niệm khuyến mại Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh định nghĩa dưới dạng liệt kê các hành vi khuyến mại bị cấm Điều 46 Luật Cạnh tranh quy định về các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh như

sau:“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:

1 Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;

Trang 4

2 Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;

3 Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;

4 Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;

5 Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.”

b) Đặc điểm của khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Thứ nhất, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng là một biện

pháp cạnh tranh Khuyến mại là một biện pháp cạnh tranh quen thuộc nhằm thu hút khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như giảm giá, tặng quà, hứa thưởng Trong một thời gian ngắn, vì đánh trúng tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, thương nhân có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng mà nhờ đó thu được một số lợi nhuận kha khá đủ bù cho chi phí thực hiện khuyến mại Khi khách hàng tập trung đông vào một thương nhân như vậy, hiển nhiên các đối thủ cạnh tranh khác sẽ bị yếu thế hơn, nhất là khi chương trình khuyến mại này được tổ chức bất ngờ có thể làm các đối thủ kia không kịp thích ứng, rơi vào thế bị động Hậu quả tất yếu sẽ tạo ra sự chênh lệch lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh giữa các thương nhân là đối thủ cạnh tranh của nhau

Mặt khác, xét mặt tích cực của cạnh tranh đem lại, trên khía cạnh bảo vệ quyền lợi khách hàng, khuyến mại lại đem lại một lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng, khi chấp nhận bỏ ra một phần lợi nhuận chuyển thành giá trị khuyến mại Ngoài ra, các chương trình khuyến mại cũng giúp thị trường sôi động, hấp dẫn hơn, kích thích cung cầu, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đem lại lợi ích chung cho nền kinh tế

Trang 5

Thứ hai, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh

tranh không lành mạnh Nhìn chung, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng có các đặc điểm chung của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như:

một là, hành vi này do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận Hai là, hành vi này có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ

thông thường, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh (có thể hiểu là những quy tắc xử

sự chung được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường) Cần lưu ý ở đặc điểm này đó là, hành vi cạnh tranh không lành mạnh luôn gắn với lỗi cố ý của bên vi phạm, tuy nhiên khi áp dụng trong thực tiễn xét xử

tranh tụng, yếu tố này thường mang tính suy đoán hơn là có bằng chứng cụ thể Ba

là, hành vi khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh bị kết luận là

không lành mạnh và cần phải được ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho ba đối tượng nhóm doanh nghiệp cạnh tranh khác, người tiêu dùng và Nhà nước

Thứ ba, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là cách thức, biện

pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí) nhưng lại gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và lợi ích của người tiêu dùng để thu được nhiều lợi nhuận Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích vật chất nhất định là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác Theo đó, dấu hiệu này đi kèm với các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo nên điểm khác biệt với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác

Thứ tư, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị kiểm soát bởi một

số cơ chế của pháp luật, trong đó có những quy định hiện hành về cạnh tranh không lành mạnh như những giới hạn về giá trị khuyến mại cũng như thời gian thực hiện chương trình khuyến mại (được quy định cụ thể tại Nghị định số 37/2006/NĐCP)

Trang 6

c) Các dạng hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Luật cạnh tranh quy định cấm năm dạng hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh khác nhau:

Một là, hành vi khuyến mại gian dối về giải thưởng

Đối với hành vi này, bên vi phạm đã đưa ra những thông tin sai lệch về giải thưởng, trao giải thưởng không đúng theo nội dung cam kết, công bố trong thể lệ khuyến mại hay các thông tin, quảng cáo trước khi thực hiện chương trình khuyến mãi (thường là có giá trị nhỏ hơn) Hành vi này có tính chất lôi kéo bất chính người tiêu dùng để họ tham gia chương trình khuyến mại Ví dụ cụ thể như: Vụ gian dối

về giải thưởng của công ty điện tử LG Việt Nam diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006 Giải thưởng được đưa ra bao gồm chiếc xe Toyota trị giá gần 30.000 đô la (giải nhất), xe tải Huyndai 1,5 tấn (giải nhì), xe máy Honda Dylan (giải ba) Chương trình bốc thăm giải thưởng đang được diễn ra thì có một khách hàng tuyên bố lá phiếu 233 mà anh ta đang giữ cuống vé không có trong thùng phiếu Ban tổ chức để khách hàng đó kiểm tra thùng Quả nhiên trong thùng không có lá phiếu số 233 Và tất cả các tờ phiếu từ số 200 trở lên do một số người khác nắm giữ đều không có trong thùng

 Hai là, hành vi khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa,

dịch vụ để lừa dối khách hàng

Trong trường hợp này, hoạt động khuyến mại được doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để làm cho khách hàng bị nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ Hành vi này được thực hiện với thủ đoạn đưa những thông tin gian dối về giải thưởng, không trung thực về hàng hoá, dịch vụ hoặc gây nhầm lẫn để lừa dối người tiêu dùng Bản chất lừa dối của hành vi khuyến mại là việc các doanh nghiệp đã không trung thực

về các lợi ích mà khách hàng sẽ được hưởng hoặc dùng các lợi ích đó để tạo ra sự nhận thức sai lệch về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng Những hành vi như tổ chức và công bố công khai về giải thưởng song không có giải thưởng hoặc giải

Trang 7

thưởng không đúng với những gì đã công bố; hành vi tổ chức khuyến mại bằng cách đưa hàng mẫu cho khách hàng dùng thử với chất lượng cao cấp hơn nhiều so với hàng hóa được dùng để mua bán hòng làm cho khách hàng bị nhầm lẫn về chất lượng hàng hóa đều bị coi là cạnh tranh không lành mạnh Ví dụ cụ thể như: các doanh nghiệp tham gia chương trình khuyến mãi tự động tăng giá bán lên 10 – 15% trước thời điểm diễn ra tháng khuyến mại, để đến khi vào chương trình

khuyến mại thì lại "giảm giá” với các biển hiệu quảng cáo rất ăn khách như "sale 50 – 70%” hay "Đại hạ giá”… Khách hàng những tưởng mua được hàng hóa với giá

rẻ, nhưng thực tế lại bị "móc túi” một cách trắng trợn mà không hề hay biết

Ba là hành vi phân biệt đối xử giữa các khách hàng, không đảm bảo sự bình

đẳng và cơ hội hưởng lợi ích kinh tế dành cho mọi người tham gia trong cùng một chương trình khuyến mại

Tuy nhiên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp để nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại một địa phương nhấy định, pháp luật sẽ không can thiệp cấm nếu như doanh nghiệp thực hiện ưu đãi lớn hơn đối

với khách hàng tại địa phương riêng biệt này Điển hình như: Chương trình khuyến

mại của mạng di động Vinaphone thực hiện từ ngày 15/5 đến 17/5/ 2010, khuyến mại nhân 100% số tiền nạp thẻ cho các thuê bao của mạng Tuy chương trình khuyến mại thực hiện trong 03 ngày như trên nhưng không phải khách hàng nào cũng nhận được tiền khuyến mại Chỉ những khách hàng nhận được tin nhắn thông báo về việc khuyến mại thì mới được hưởng khuyến mại Tuy nhiên, một điều băn khoăn được đưa ra đó là Vinaphone dựa vào tiêu chí nào để phân loại cho các thuê bao mạng di động được hưởng khuyến mại và tổng số thuê bao được hưởng khuyến mại là bao nhiêu Câu trả lời không rõ ràng từ phía lãnh đạo của Vinaphone, đó là tiêu chí phân loại có thể thay đổi, có khi là ưu đãi cho khách hàng trung thành, các thuê bao trả trước đã sử dụng nhiều năm, có khi là những người vừa hòa mạng, cước phí phát sinh chưa nhiều Rõ ràng là đã có sự phân biệt đối xử đối với khách hàng trong chương trình khuyến mại của Vinaphone Tuy đây

là một hình thức được quy định trong Luật Cạnh tranh, nhưng trên thực tiễn thì

Trang 8

trường hợp phân biệt đối xử này thường ít diễn ra bởi điều kiện khách quan của nền kinh tế đất nước và mong muốn chủ quan của các doanh nghiệp là cần có thêm nhiều khách hàng và mở rộng thị trường của mình Những trường hợp phân biệt đối xử trong khuyến mại chủ yếu là hành vi xuất phát từ phía chủ quan của thương nhân muốn dành những ưu đãi của mình cho những khách hàng lâu dài và tin cậy của họ

 Bốn là hành vi tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu

khách hàng đổi hành hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình

Hành vi này là một hình thức khuyến mại vi phạm đặc biệt bởi tính chất của nó nhằm cản trở, gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác, phá vỡ các quan hệ ổn định của khách hàng đối với đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, nếu khách hàng hài lòng với sản phẩm khuyến mãi được dùng thử hơn, đương nhiên họ sẽ không sử dụng sản phẩm cạnh tranh kia nữa, do đó việc yêu cầu này khách hàng đem sản phẩm cạnh tranh đổi lấy hàng khuyến mại là không cần thiết, hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh và vì thế bị coi là không trung thực hay thiện chí Hành vi này xét ở góc

độ sâu xa, đó là hành vi nhằm làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều hơn Kết quả là làm giảm thị phần của đối thủ cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại Bên cạnh đó, hành vi này phần nào tác động đến quyền

tự do lựa chọn sử dụng sản phẩm của khách hàng Ví dụ: doanh nghiệp A và B

cùng sản xuất bột giặt, doanh nghiệp A đưa ra chương trình khuyến mại là tặng bột giặt của doanh nghiệp mình cho khách hàng dùng thử, nhưng khách hàng phải đổi bột giặt do doanh nghiệp khác sản xuất mà họ đang sử dụng Hành vi này bị coi là một dạng không lành mạnh bởi nó được thực hiện nhằm xoá bỏ một cách không chính đáng thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác

Năm là các hành vi khuyến mại khác mà pháp luật có quy định

Trang 9

Thực tế cho thấy cùng với đà phát triển của nền kinh tế đang hội nhập của Việt Nam, hoạt động khuyến mãi nói riêng và các hoạt động xúc tiến thương mại nói chung đang ngày càng phát triển phong phú hơn, kéo theo đó, các hành vi khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng đa dạng hơn Ngoài bốn hành

vi nói trên, tùy từng trường hợp mà pháp luật cạnh tranh và các hệ thống pháp luật khác sẽ có quy định cụ thể cho hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh này

II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh

không lành mạnh còn chưa tập trung Pháp luật cạnh tranh về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một phần của hệ thống pháp luật cạnh tranh Việt Nam, do đó cũng chịu ảnh hưởng chung của pháp luật cạnh tranh nói chung Tuy nhiên, các điều khoản quy định về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh vẫn chưa được xây dựng tập trung thành một văn bản pháp luật nào, mà được quy định rải rác tại nhiều điều luật trong các văn bản pháp luật khác nhau Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định trực tiếp tại khoản 7 Điều 39 và Điều 46 Luật Cạnh tranh 2004; Điều 36 Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

và Điều 34 Nghị định 71/2014/NĐ – CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Nhìn chung, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam còn chưa có hệ thống đầy đủ, cũng như chưa thể hiện triết lí lập pháp rõ ràng nên hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng không tránh khỏi thực trạng này Các quy định về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh vừa được tiếp thu từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật cạnh tranh của các quốc gia phát triển tại các giai đoạn khác nhau vừa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quản lí hoạt động thương mại trong nước, nhất là hoạt động xúc tiến

Trang 10

thương mại đang được đẩy mạnh trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam Một ví dụ có thể thấy rõ của bất cập này chính là ngay trong văn bản dưới luật quan trọng nhất là Nghị định số 116/2005/NĐCP của Chính phủ ngày 15/9/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh cũng không có quy định nào về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ có hướng dẫn kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Mặt khác, hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quản lý hoạt động thương mại trong nước, tức là các vấn đề pháp lý phát sinh từ hành vi này liên quan khá nhiều đến thực tiễn nhưng pháp luật Việt Nam lại không thừa nhận các án lệ Thẩm quyền thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam thuộc về cơ quan hành chính là Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ công thương, mà không phải là tòa án, do đó cũng sẽ hạn chế đáng

kể khả năng các điều luật được giải thích, cụ thể hóa trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh

Thứ hai, dù chưa được quy định tập trung nhưng những quy định hiện hành

về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh vẫn là những quy định mở Xét

về mặt lý luận, nếu tiếp cận bằng cách đưa ra khái niệm thế nào là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cần trải qua một quá trình nghiên cứu khá dài

và khó khăn, do bản chất của cạnh tranh không lành mạnh vốn đã bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau Cách tiếp cận từ mặt trái của khuyến mại phù hợp với nguyên tắc chung của tự do trong kinh doanh, theo đó cá nhân, tổ chức kinh doanh có thể tự do “làm những việc mà pháp luật không cấm” Xét về mặt thực tiễn, xuất phát từ việc hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, hoạt động xúc tiến thương mại đang được đẩy mạnh phát triển, có thể ở từng thời điểm, từng giai đoạn khác nhau mà một chương trình khuyến mãi sẽ bị xác định là phải cạnh tranh khi đi ngược lại với lợi ích của nhà nước và xã hội, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng

và các doanh nghiệp cạnh tranh khác Do vậy, pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng xây dựng những quy định mở để có thể áp dụng linh hoạt hơn

Ngày đăng: 24/08/2017, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w