Việc quản lý đất đai phải khoa học, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đưa ra. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững tài nguyên đất.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************************
NGÔ ĐỨC HUY
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 09/2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************************
NGÔ ĐỨC HUY
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN PHÚ
Trang 3ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI
NGÔ ĐỨC HUY
Hội đồng chấm luận văn:
1 Chủ tịch: PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
3 Phản biện 1: TS ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
4 Phản biện 2: PGS.TS ĐẶNG THANH HÀ
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
5 Ủy viên: TS ĐÀO THỊ GỌN
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Ngô Đức Huy, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1989, tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi, thành phố
Hồ Chí Minh năm 2007 Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý đất đai hệ chính quy tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2011
Cơ quan công tác: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa Chính - Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Thời gian công tác: từ năm 2011 đến nay
Tháng 10 năm 2014 theo học Cao học ngành Quản lý đất đai tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0902.429.689
Email: huycndc@gmail.com
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Ngô Đức Huy
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, các Thầy Cô giáo Khoa Quản lý đất đai
và Bất động sản thuộc trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Kim Lợi, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian, định hướng và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, quý anh, chị, em tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM – nơi tôi đang làm việc, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại huyện Tân Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực địa phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình của tôi Gia đình tôi thực sự
là nguồn động viên lớn lao và là những người truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận văn
Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
Ngô Đức Huy
Trang 7Thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có mục đích, xử lý số liệu thống
kê và tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề tài đã thu được kết quả như sau: loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhất là chuyên màu với giá trị gia tăng đạt 96,9 triệu đồng/ha; loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế thấp nhất là chuyên lúa với giá trị gia tăng đạt 65,5 triệu đồng/ha Hiệu quả xã hội của 2 loại hình bưởi và cam, quýt ở mức cao; các loại hình còn lại đạt mức khá và thấp Hiệu quả về môi trường chưa đảm bảo do người dân bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng vượt mức so với tiêu chuẩn Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đề tài đưa ra hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho huyện Tân Phú, cùng một số giải pháp chính cho hướng sử dụng đất hiệu quả và cải thiện chất lượng đất nông nghiệp của huyện về thủy lợi, kỹ thuật canh tác hợp lý và các giải pháp về chính sách (chính sách đất đai và chính sách hỗ trợ người sản xuất
về vốn, kỹ thuật, thị trường) sẽ đảm bảo hiệu quả trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường
Trang 8By using the purposive random sampling method, statistical data analysis and agricultural land use efficiency analysis, the following results were obtained: the most economically viable land use is specialized in color with the added value of VND 96.9 million/ha; The most economically advantageous land type is the specialized paddy with the added value of 65.5 million VND/ha The social effects of two types of pomelos and oranges and tangerines are high; The remaining categories are quite good and low Environmental efficiency is not guaranteed due to overuse of pesticides and fertilizers Based on the evaluation results of agricultural land use efficiency, land potentials and agricultural land use orientation in the district area, we have introduced the appropriate options of land use for Tan Phu district The topic has provided a number of key options for effective land use and agricultural land quality improvement in the district in terms of irrigation, rational farming techniques and policy options (land policy and policy to support producers in capital, technology and market access) that will lead to the effects on economy, society and environment
Trang 9MỤC LỤC
Trang Trang tựa
Trang chuẩn y i
Lý lịch cá nhân iii
Lời cam đoan iiii
Lời cảm ơn iv
Tóm tắt v
Mục lục vii
Danh sách các hình xii
Danh sách các bảng xii
Danh sách các chữ viết tắt xiii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Đất, đất đai và đất nông nghiệp 4
1.1.1 Đất, đất đai 4
1.1.2 Đất nông nghiệp 5
1.2 Sử dụng đất và loại hình sử dụng đất (LUT) 6
1.2.1 Vấn đề sử dụng đất 6
1.2.2 Loại hình sử dụng đất (LUT) 8
1.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững 8
1.4 Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp 10
1.4.1 Các yếu tố tự nhiên 10
1.4.2 Yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác 11
1.4.3 Yếu tố chính sách vi mô, vĩ mô 11
1.4.4 Các yếu tố thị trường 13
1.4.5 Các yếu tố kinh tế - văn hóa xã hội 15
1.5 Vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 16
1.5.1 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 16
Trang 101.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 17
1.6 Tổng quan tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 19
1.6.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 19
1.6.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 19
1.6.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai 19
1.7 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam 23
1.7.1 Trên thế giới 23
1.7.2 Tại Việt Nam 24
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Nội dung nghiên cứu 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 26
2.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 26
2.1.3 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính 26
2.1.4 Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 29
2.2.2 Phương pháp so sánh 31
2.2.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp 31
2.2.4 Phương pháp tính toán hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 31
2.2.5 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 32
2.2.6 Phương pháp sử dụng bản đồ và công nghệ GIS 32
2.2.7 Phương pháp chuyên gia 33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.1.1 Vị trí địa lý 35
3.1.1.2 Địa hình 38
3.1.1.3 Khí hậu 38
Trang 113.1.1.4 Tài nguyên đất 40
3.1.1.5 Tài nguyên nước 45
3.1.1.6 Tài nguyên rừng 46
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 46
3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 46
3.1.2.2 Thực trạng các ngành kinh tế chính 47
3.1.2.3 Tình hình văn hóa xã hội 48
3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tân Phú 51
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Tân Phú 51
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 53
3.2.3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 54
3.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính 57
3.3.1 Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện 57
3.3.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp 57
3.3.1.2 Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện 60
3.3.2 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 61
3.3.2.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 61
3.3.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội 68
3.3.2.3 Hiệu quả về mặt môi trường 70
3.4 Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 75
3.4.1 Quan điểm xây dựng định hướng 76
3.4.2 Căn cứ đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tân Phú 77
3.4.3 Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Tân Phú 77
3.4.3.1 Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 78
3.4.3.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 78
3.4.3.3 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai 80
3.4.4 Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 87
3.4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo tính bền vững 90
Trang 123.4.5.1 Đầu tư chiều sâu vào các nguồn tài nguyên nhằm phát triển bền vững 90
3.4.5.2 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 91
3.4.5.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật 92
3.4.5.4 Giải pháp về chính sách 93
3.4.5.5 Giải pháp về vốn đầu tư 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 100
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững 16
Hình 2.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu đề tài 29
Hình 3.1 Vị trí huyện Tân Phú trong tỉnh Đồng Nai 36
Hình 3.2 Cơ cấu tài nguyên đất huyện Tân Phú 43
Hình 3.3 Bản đồ đất huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai 44
Hình 3.4 Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Tân Phú 51
Hình 3.5 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 53
Hình 3.6 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 huyện Tân Phú 54
Hình 3.7 Biến động các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 56
Hình 3.8 So sánh giá trị kinh tế các loại hình sử dụng đất 67
Trang 14DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính huyện Tân Phú 37
Bảng 3.2 Phân loại và thống kê diện tích tài nguyên đất huyện Tân Phú 42
Bảng 3.3 Diện tích đất phân theo độ dốc-tầng dày 43
Bảng 3.4 Diện tích các nhóm đất rừng 46
Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Tân Phú 52
Bảng 3.6 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 huyện Tân Phú 55
Bảng 3.7 Thực trạng sản xuất cây hàng năm huyện Tân Phú giai đoạn 2012 – 2015 57
Bảng 3.8 Thực trạng sản xuất cây lâu năm huyện Tân Phú giai đoạn 2012-2015 58
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính huyện Tân Phú 62
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế trên 1ha của công thức luân canh huyện Tân Phú 64
Bảng 3.11 Chỉ tiêu so sánh hiệu quả LUT 68
Bảng 3.12 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Tân Phú 69
Bảng 3.13 So sánh mức phân bón của nông hộ so với quy trình kỹ thuật 72
Bảng 3.14 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một số cây trồng 73
Bảng 3.15 Các tính chất đất đai được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai78 Bảng 3.16 Mô tả các đơn vị đất đai huyện Tân Phú 78
Bảng 3.17 Đánh giá khả năng thích nghi của các loại hình sử dụng đất 83
Bảng 3.18 Diện tích đất theo mức độ thích nghi của từng loại hình sử dụng đất 87 Bảng 3.19 Định hướng sử dụng đất huyện Tân Phú 88
Trang 15DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
CNLN Công nghiệp lâu năm CPTG Chi phí trung gian DTTN Diện tích tự nhiên GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn HQKT Hiệu quả kinh tế HQMT Hiệu quả môi trường HQXH Hiệu quả xã hội
Trang 16MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng… Tại Điều 53, Chương III của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã xác định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khóang sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Việc quản lý đất đai phải khoa học, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đưa ra Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững tài nguyên đất
Nông nghiệp là một ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thóai dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất Việc đánh giá hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
Huyện Tân Phú nằm về phía Đông Bắc tỉnh Đồng Nai thuộc vùng trung du miền Đông Nam Bộ, cách thành phố Biên Hòa 90km và thành phố Hồ Chí Minh
Trang 17khoảng 130 km đường bộ; huyện có 17 xã và 1 thị trấn Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và buôn bán nhỏ, địa bàn huyện rộng, dân cư phân bổ không đồng đều Khoảng 71% dân số của huyện sống bằng nghề nông nghiệp Việc thu hẹp diện tích đất do nhu cầu chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động rất đáng kể đối với nông hộ Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc ra các phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp
lý nhất, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất có thể
Vì vậy, để giúp huyện có hướng đi đúng trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm thỏa mãn nhu cầu về lương thực, phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết Xuất phát từ những vấn đề quan trọng như trên, chúng tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên trên địa bàn huyện nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Mục tiêu cụ thể
Mô tả thực trạng đất sản xuất nông nghiệp chính
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên
cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Tân Phú
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trang 18Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Các yếu tố đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường) của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Bao gồm ranh giới toàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai,
có quy mô diện tích theo kết quả thống kê, kiểm kê diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính đã được xác lập là 77.692,85 ha
Phạm vi thời gian: Mốc số liệu từ thời điểm năm 2005 đến năm 2015 để so sánh, đánh giá Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020
Ý nghĩa của đề tài
Trang 19Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Đất, đất đai và đất nông nghiệp
và thoái hóa vì các hoạt động về vật lý, hóa học và sinh học luôn xảy ra trong nó (Nguyễn Mười và đồng tác giả, 2000)
Theo Wiliam (1863 - 1939) đưa ra định nghĩa: "Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng” Như vậy theo quan điểm này, đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì nhiêu, là khả năng cho sản phẩm (Nguyễn Mười và đồng tác giả, 2000)
Đất đai (land): Là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu
tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology), đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco -System) Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vùng hay khoanh đất được xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như
Trang 20là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai ”
Chất lượng đất đai (land quality): Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng đất cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 - 30, > 3 - 80, ),
Đánh giá đất đai (Land Evaluation – LE): theo FAO (1976) đã định nghĩ về đánh giá đất đai như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”
Đất trồng cây hàng năm: Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm;
kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
Đất trồng cây lâu năm: Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho, v.v…
Đất rừng sản xuất: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
Trang 21Đất rừng phòng hộ: Là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
Đất rừng đặc dụng: Là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
Đất nuôi trồng thủy sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt;
Đất làm muối: Là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối;
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh
Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm
Như vậy, đối với nông nghiệp, đất đai là yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất vật chất của con người Tuy nhiên, tài nguyên đất đai tỷ lệ nghịch với sự gia tăng dân số làm cho áp lực lên ngành nông nghiệp càng tăng, thêm vào
đó, quá trình công nghiệp hóa làm cho chất lượng đất nông nghiệp ngày càng suy giảm Mặt khác, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động tiêu cực đến diện tích đất nông nghiệp, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Vì vậy, việc
sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững
1.2 Sử dụng đất và loại hình sử dụng đất (LUT)
1.2.1 Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất (land uses): Đó là hoạt động tác động của con người vào đất đai
Trang 22nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng Trên thực tế có nhiều loại hình sử dụng đất chủ yếu như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cỏ, đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch, v.v., ngoài
ra còn có đất sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng chủ yếu trên cùng một diện tích đất Kiểu sử dụng đất có thể là trong hiện tại nhưng cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học thay đổi Trong mỗi kiểu sử dụng đất thường gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)
Yêu cầu sử dụng đất đai (land use requirements - LUR) là những đòi hỏi về đặc tính và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh giá
có thể phát triển bền vững (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
- đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai
Sử dụng đất là hoạt động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người lên đất đai nhằm phục vụ mục tiêu kinh tế xã hội cho con người Loại hình sử dụng đất tùy thuộc vào mục đích tác động cụ thể của con người và được quy định cụ thể tại điều số 10 trong luật đất đai 2013 Vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
+ Ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ
sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản) Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo
Trang 23ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất
+ Ngành nông – lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất,
là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu
sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo ) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ) Quá trình sản xuất nông – lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất
Việt Nam có diện tích tự nhiên ở quy mô trung bình, xếp thứ 59 trong tổng
số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng dân số đông (đứng thứ 13) nên bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người rất thấp (khoảng 0,38 ha), chỉ bằng 1/5 mức bình quân của thế giới (1,96 ha) Trước nhiều áp lực, thách thức mục tiêu tổng quát đến năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững
1.2.2 Loại hình sử dụng đất (LUT)
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) được mô tả hoặc được xác định chi tiết hơn loại sử dụng đất chính Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế-xã hội nhất định Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm; đầu tư, lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu về
cơ sở hạ tầng; mức thu nhập v.v
1.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững
Vũ Hữu Yêm cho rằng, có 3 điều kiện để tạo ra nền nông nghiệp bền vững
đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức từ các nhóm địa phương Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng đã trở thành đối tượng để các nước đang phát triển nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh tuý của các nền nông nghiệp, chứ không chạy theo cái hiện đại mà bác bỏ những cái truyền thống Trong sản xuất nông nghiệp bền vững vấn đề chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng
Trang 24không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên
Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ở đó Vì vậy, xây dựng nền nông nghiệp bền vững cần phải
có sự tham gia của nông dân trong vùng nghiên cứu Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng thay đổi các công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người thế hệ hôm nay và mai sau
Theo FAO (1976) cho rằng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật không bị suy thóai, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể trong nông nghiệp bền vững là:
Thỏa mãn nhu cầu lương thực cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về
số lượng và chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác
Cung cấp lâu dài việc làm, thu nhập và điều kiện sống, điều kiện làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp
Duy trì và chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không gây ô nhiễm môi trường
Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông dân
Thực chất của nông nghiệp bền vững là phải thực hiện được khâu cơ bản là giữ độ phì nhiêu của đất được lâu bền Độ phì nhiêu của đất là tổng hòa của nhiều yếu tố vật lý, hóa học và sinh vật học để tạo ra môi trường sống thuận lợi nhất cho cây trồng tồn tại và phát triển
Trang 251.4 Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp
1.4.1 Các yếu tố tự nhiên
Về vị trí địa lý: Có ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí việc sử dụng đất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vị trí địa lý, địa hình đặc biệt là trồng trọt gắn liền với điều kiện tự nhiên Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp cần tuân thủ theo quy luật tự nhiên có sẵn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội môi trường
Về khí hậu thời tiết: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Tổng tích ôn, nhiệt độ bình quân,
sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian… trực tiếp ảnh hưởng đến
sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh…Việt nam là nước khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa có lượng mưa chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm, mùa khô thủy triều xâm nhập xâu vào châu thổ nên đất bị nhiễm mặn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Nếu thời tiết thuận lợi, mưa nắng đều thì năng suất, chất lượng, sản lượng nông sản tăng và ngược lại Các hiện tượng thời tiết gây bất lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp như bão, rét, sương mù…
Về đặc điểm lý, hóa, chất lượng đất: Trong sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả Thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng chất hữu cơ và chất vô cơ trong đất quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất
Về nguồn nước và chế độ nước: Là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển
Về địa hình, độ dốc, thổ nhưỡng: Điều kiện về địa hình, độ dốc, thổ nhưỡng
là nhân tố quyết định đến hiệu quả sử dụng đất, độ phì của đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên để hình thành với
độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm Vì vậy mỗi khi sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp nói chung
Trang 26và trồng trọt nói riêng cần phải cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt mà không chú ý đến mục tiêu phát triển trong tương lai
1.4.2 Yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế; là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất, về thời tiết về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và các sử dụng đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Nếu áp dụng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp lạc hậu thì nông nghiệp tăng trưởng chậm và ảnh hưởng suy thoái môi trường tự nhiên Điều này dẫn đến hệ quả suy thoái môi trường, thu nhập nông dân giảm sút, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và chất lượng của nguồn lao động nông nghiệp
Nếu áp dụng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiến bộ gắn với bảo vệ môi tường
và bền vững thì giảm suy thoái môi trường, tăng thu nhập cho nông dân, sức khỏe được đảm bảo và chất lượng nguồn lao động tốt
1.4.3 Yếu tố chính sách vi mô, vĩ mô
Yếu tố chính sách có vĩ mô tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp, một trong những chính sách vĩ mô của nước ta là chính sách
“Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn” là một chính sách lớn của Đảng
ta Mục tiêu của chính sách là biến nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp của nước ta thành nền kinh tế có cơ cấu hướng ngoại, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ nông thôn trong khi số lượng tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp vẫn cứ tăng lên
Năm 2012, Nghị quyết 19-NQ/TƯ - Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật
về đất đai” đã được ban hành Theo đó, vấn đề nâng cao năng lực quản lý đất đai cũng đã được đề cập chi tiết, trong đó, Nghị quyết nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất,
Trang 27ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai cho cộng đồng, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin
về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu…”
Nội dung nghị quyết cho thấy, hơn lúc nào hết, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cần được coi là nhiệm vụ cấp bách Việc tìm kiếm giải pháp đồng bộ: tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật
để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, hỗ trợ cây trồng, hỗ trợ thiên tai, miễn thủy lợi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, cải thiện thu nhập từ đất nông nghiệp cho người nông dân… để người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, sống được bằng nghề nông là hết sức cần thiết Nội dung được cụ thể hóa bằng các chính sách sau:
Chính sách phát triển nông thôn:
“Chính sách khuyến nông” có từ rất sớm trong lịch sử phát triển nông nghiêp nước ta Từ khi có chỉ thị 100/ CT (1981) và đặc biệt là sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), công tác khuyến nông được đặc biệt coi trọng Nghị định 13/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ quy định cụ thể về công tác khuyến nông Theo Nghị định này, Nhà nước tổ chức hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến
cơ sở, cho phép phát triển các tổ chức khuyến nông tự nguyện của các đoàn thể, các
tổ chức kinh tế – xã hội và tư nhân để giúp nông dân phát triển sản xuất
“Chính sách xuất khẩu nông sản” là một chính sách quan trọng của nhà nước
ta, có ý nghĩa lớn trong việc khai thác lợi thế so sánh của nền nông nghiệp Việt Nam nhiệt đới gió mùa, lại có cả rừng và biển
Chính sách về tài chính: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả đóng vai trò quan trọng và nó giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả Nó cũng là nhân tố chính trong việc tiếp cận chi phí cơ hội của các loại hàng hoá và dịch vụ Trong đó điển hình là “Chính sách giá cả trong nông nghiệp” là ổn định giá cả, ổn định thị
Trang 28trường một cách tương đối để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng
Chính sách thuế: Ðể khuyến khích nông nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, chuyển đổi cây trồng có hiệu qủa và tận dụng đất đai…đưa vào sản xuất, thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành và miễn, giảm thuế cho nông dân
Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quá trình xây dựng trên quan điểm đổi mới trong một thời gian dài Khởi điểm của quá trình đổi mới đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 về giao quyền tự do cho hộ nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) tháng 11 năm 1988 về giao đất cho hộ nông dân Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nông nghiệp trong đó nổi bật là Luật đất đai 1993 sửa đổi năm 2003
và năm 2013… Nội dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệp của nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện qua chế độ sở hữu đất nông nghiệp, chính sách giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nông nghiệp, chính sách thuế đất nông nghiệp và chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
1.4.4 Các yếu tố thị trường
Thị trường là nhân tố quan trọng trong giai đoạn hiện nay, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân có thể lựa chọn hàng hóa để sản xuất Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hóa mà họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hóa mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng Muốn mở rộng thị trường trước hết phải yêu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, dịch vụ tư vấn… quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa để người sản xuất biết nên sản xuất những loại nông sản nào, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật nào
Trang 29Giá cả nông sản: Trong hoạt động thực tiễn với một loại nông sản nhất định thường có sự chênh lệch giá ở các thị trường địa phương khác nhau Nếu chênh lệch
đó không đủ bù đắp chi phí vận chuyển, bảo quản giữa các thị trường địa phương thì sẽ không có hiện tượng di chuyển sản phẩm từ thị trường này sang thị trường khác Ngược lại, nếu chênh lệch giá giữa hai thị trường địa phương đủ bù đắp chi phí quảng bá và có lãi đủ sức thuyết phục thương nhân hoạt động, sẽ có sự phân bổ lại lượng cung giữa các thị trường địa phương, do đó tạo lập sự cân bằng mới ở mỗi thị trường
Giá cả thời vụ: Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất Tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra
Tình trạng độc quyền: Nền nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước chịu tác động của qui luật cạnh trạnh thị trường Có hai loại cạnh tranh thị trường trong nông nghiệp, đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
và thị trường độc quyền Về mặt thực tiễn cho thấy, không phải mọi thị trường đều
có tính chất cạnh tranh, mà ngược lại trong nông nghiệp, độc quyền một người bán
và độc quyền một người mua là những nét đặc trưng của thị trường nông nghiệp Độc quyền tồn tại dưới hai trạng thái: độc quyền nhất thời và độc quyền lâu dài
Độc quyền nhất thời thường gắn với những điều kiện còn thiếu vắng cho một thị trường cạnh tranh hoàn hảo như trình độ công nghệ, khả năng quản lý không đều của các doanh nghiệp, điều kiện và kiến thức tiếp thị…
Độc quyền lâu dài thường gắn với những yếu tố phi kinh tế như ngăn sông cấm chợ giữa các vùng và các địa phận hành chính…
Môi trường thị trường mở cửa và hội nhập với bên ngoài là điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập của nông nghiệp Việt Nam với thế giới và khu vực
Hiệp định tham gia AFTA: thuế suất, thuế nhập khẩu đối với tất cả mọi mặt hàng không vượt quá 5%
Trang 30Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: duy trì biện pháp hạn chế đối với nhiều loại nông sản nhập khẩu từ Mỹ trong đó có sản phẩm thịt và chế phẩm dùng sản xuất thức ăn động vật nuôi sau đó các doanh nghiệp Mỹ được phép kinh doanh nhập khẩu và phân phối một số sản phẩm, trong đó có động vật sống ở thị trường Việt Nam
Nước ta cũng đã chấp thuận yêu cầu tự do hoá thương mại của IMF và WB theo hướng bỏ các hạn chế định lượng với AFTA
Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO phải cam kết ràng buộc về thuế quan đối với tất cả mọi hàng nông sản tại thời điểm gia nhập, theo đó mức thuế xuất nhập khẩu đối với tất cả các hàng nông sản thấp
Thị trường nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình đổi mới trên nhiều phương diện, việc hội nhập là đòi hỏi bắt buộc của đổi mới cơ chế thị trường cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay
1.4.5 Các yếu tố kinh tế - văn hóa xã hội
Việc nghiên cứu nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao
là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ Nguồn nhân lực trong nông nghiệp Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, nhưng phân
bố không đều giữa các ngành trong nội bộ nông nghiệp và các vùng trong cả nước
Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp cần thiết phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phân bố và phân bố lại lao động hợp lý, kết hợp biện pháp thâm canh, khai hoang và tăng vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, cải tiến tổ chức lao động…
Từ lâu, kinh tế hợp tác, trong đó có các HTX nông nghiệp, tổ hợp tác được xác định có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn HTX như đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hộ nông dân và là đối tác hợp tác hiệu quả của doanh nghiệp khi đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
Trang 31Trình độ kiến thức khả năng sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất, khả năng về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin đề ra quyết định trong sản xuất
1.5 Vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.5.1 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường Sử dụng đất nông nghiệp bền vững là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó
Hình 1.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Hiệu quả kinh tế:
Là hiệu quả do tổ chức bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp hơn Như vậy hiệu quả kinh tế của một hiện tượng hay một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý Nó biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu của
xã hội và được xác định bằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu
Trang 32Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế tài chính
Hiệu quả xã hội:
Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế Hiệu quả xã hội được thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp
Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hóa học, sinh học, vật lý, chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường Hiệu quả môi trường là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho môi trường trong sản xuất và xã hội Hiệu quả môi trường là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật
Tóm lại, để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải đề cập tới cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
1.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là:
H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó : H : Hiệu quả; K : Kết quả; C : Chi phí
0 và 1 là chỉ số về thời gian Tùy vào các hệ thống tính toán khác nhau mà các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả
sẽ khác nhau Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp gồm:
Trang 33Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm GTSX chính là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp
Chi phí trung gian (CPTG): Bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào (trừ khấu hao tài sản
cố định) và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất
Giá trị gia tăng (GTGT): Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến GTGT, đặc biệt trong các quyết định ngắn hạn Nó là kết quả đầu tư các chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ
Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động: Là đánh giá kết quả đầu tư lao động cho từng kiểu sử dụng đất hoặc từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng lao động, bao gồm: GTSX/công và GTGT/công LĐ
Các chỉ tiêu được phân tích đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao, thấp
Hiệu quả xã hội:
Nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ thuật
Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân
Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng
Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân Góp phần định canh, định cư
Hiệu quả môi trường:
Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài Việc người dân khai thác từ đất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên Vì vậy, một số tiêu chí đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là:
Trang 34Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai
Độ phì nhiêu của đất
Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên
Sự thích hợp môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất
1.6 Tổng quan tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 1.6.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Trên toàn thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác 1,5 tỉ ha, còn lại phần lớn là đất xấu, gặp nhiều khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp Phân bố đất nông nghiệp trên các châu lục như sau: châu Mĩ 35%, châu á 26%, châu Âu 13%, châu Phi 20%, châu Đại dương 6% Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người toàn thế giới là 12.000 m2/người (Mỹ 2.000 m2/người, Bungari 7.000 m2/người, Nhật 650 m2/người ) Theo Vũ Thị Phương Thụy (2000),
dự kiến tính đến năm 2020 dân số thế giới tăng lên 8.300 triệu người, đất canh tác tăng lên không đáng kể (1.650 triệu ha), do đó diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người sẽ tiếp tục giảm chỉ còn 1.990 m2/người
1.6.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2014), diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác của Việt Nam trong những năm qua có sự biến động lớn: năm
1990, dân số nước ta chỉ 66,017 triệu người, diện tích đất nông nghiệp 9.940.000
ha, diện tích đất canh tác là 8.101.500 ha, bình quân đất canh tác trên đầu người là 1.227 m2/người Đến năm 2014, dân số đạt 90,73 triệu người, diện tích đất nông nghiệp là 26.822.900 ha, diện tích đất canh tác tăng lên 10.997.700 ha, bình quân đất canh tác trên đầu người giảm còn 1.212 m2/người
1.6.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tọa độ địa lý từ 10°29’58” đến 11°34’57” vĩ độ Bắc, từ 106°43’56” đến 107°36’46” kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên 589.775 ha, chiếm khoảng 1,79% diện tích cả nước và khoảng 19,40% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có dân số khoảng 2.769 nghìn người, đứng thứ 2 về diện tích và dân số của các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Trang 35Nam Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện, trong đó thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh
Theo số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất năm 2015, tổng diện tích đất
tự nhiên của tỉnh Đồng Nai là 589.775 ha trong đó đất nông nghiệp 469.995 ha, chiếm 79,69%; đất phi nông nghiệp 119.767 ha, chiếm 20,31% và đất chưa sử dụng còn 13 ha Quỹ đất đai được khai thác, sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế-
xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp -xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đã tác động đến hiện trạng sử dụng đất Diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm dần trong khi diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng qua các năm Cụ thể, diện tích hiện trạng nhóm đất nông nghiệp như sau:
Đất trồng lúa: toàn tỉnh có 31.421 ha đất trồng lúa, gồm: đất chuyên trồng lúa nước (2 - 3 vụ/năm) có diện tích là 21.776 ha (chiếm 69,30% diện tích đất trồng lúa), đất trồng lúa nước còn lại (trồng 1 vụ/năm hoặc kết hợp trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu) có diện tích 9.645 ha (chiếm 30,70% diện tích đất trồng lúa)
Đất chuyên trồng lúa nước (2-3 vụ/năm) có diện tích là 21.776 ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực đồng bằng ven sông Đồng Nai, La Ngà thuộc các huyện Tân Phú (5.433 ha), Nhơn Trạch (4.074 ha), Định Quán (3.356 ha), Xuân Lộc (2.683 ha), Vĩnh Cửu (1.885 ha) và Long Thành (1.808 ha),… Phần lớn tại các khu vực chuyên trồng lúa nước đều có hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh, nên chủ động được nước tưới, tạo điều kiện cho việc thâm canh, tăng năng suất, nâng cao hệ số sử dụng đất (hệ số sử dụng đất từ 2 - 3 lần/năm), đem lại hiệu quả trong sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, tại một số khu vực thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và Nhơn Trạch, nhiều diện tích đất chuyên trồng lúa nước nằm trong khu vực quy hoạch phát triển đô thị, nên ít được thâm canh sản xuất, chủ yếu gieo trồng theo thời vụ, năng suất phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên
Đất trồng lúa nước còn lại (trồng 1 vụ/năm hoặc kết hợp trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu) có diện tích 9.645 ha, phân bố ở các khu vực thường bị ngập úng vào mùa
Trang 36mưa hoặc thiếu nước tưới vào mùa khô thuộc các huyện Xuân Lộc (1.913 ha), Tân Phú (1.732 ha), Trảng Bom (881 ha), Định Quán (872 ha), Long Thành (683 ha), Cẩm Mỹ (546 ha),… Tại các khu vực trồng lúa nước còn lại thường không có hệ thống thủy lợi, việc gieo trồng chủ yếu theo mùa mưa, năng suất bấp bênh Những năm gần đây, diện tích đất trồng lúa 01 vụ đã giảm rất nhiều để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như các loại cây lâu năm hoặc một
số khu vực chuyển sang làm trang trại chăn nuôi tập trung rất có hiệu quả
Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích 35.097 ha, chiếm 7,47% diện tích đất nông nghiệp Phân bố nhiều ở các huyện Xuân Lộc (6.710 ha), Cẩm Mỹ (5.045 ha), Định Quán (4.695 ha), Trảng Bom (3.604 ha),
Đất trồng cây lâu năm: diện tích 211.338 ha, chiếm 44,97% đất sản xuất nông nghiệp, phân bố nhiều ở các huyện Xuân Lộc (35.274 ha), Cẩm Mỹ (34.530 ha), Định Quán (32.147 ha), Long Thành (24.162 ha)… đa số diện tích đất trồng cây lâu năm là các loại cây công nghiệp (cao su, tiêu, cà phê, điều) và các loại cây
ăn quả (chôm chôm, sầu riêng, cây có múi…) hình thành các vùng chuyên canh tập trung có hiệu quả
Đất rừng phòng hộ: diện tích 34.667 ha, chiếm 7,38% diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung tại các huyện Định Quán (15.352 ha), Xuân Lộc (7.325 ha), Nhơn Trạch (6.093 ha), Tân Phú (4.500 ha), Long Thành (511 ha),… Phần lớn diện tích đất rừng phòng hộ do các Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, sử dụng như: Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú (Định Quán), Ban Quản lý Rừng phòng
hộ Xuân Lộc (Xuân Lộc), Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành (Nhơn Trạch, Long Thành),…
Đất rừng đặc dụng: diện tích 102.539 ha, chiếm 21,82% diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung tại địa bàn Vĩnh Cửu (64.199 ha) và Tân Phú (39.033 ha) thuộc 02 đơn vị: Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai và Vườn Quốc gia Cát Tiên Ngoài ra, còn phân bố tại huyện Trảng Bom (10 ha) thuộc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ (thị trấn Trảng Bom) và rừng Linh Quy (tại Tây Hòa)
Trang 37Đất rừng sản xuất có 44.720 ha, chiếm 9,51% đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu tại huyện Định Quán (18.199 ha), Vĩnh Cửu (10.336 ha), Xuân Lộc (4.231 ha),… Phần lớn đất rừng sản xuất tập trung thuộc khu vực đất của các tổ chức như: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Xuân Lộc, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ,…
Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 7.638 ha, chiếm 1,63% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở huyện Nhơn Trạch (1.706 ha), Vĩnh Cửu (1.164 ha) và Trảng Bom (1.000 ha) Phần lớn là đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó diện tích nuôi tập trung không nhiều, chủ yếu là diện tích ao nuôi kết hợp trong khuôn viên hộ gia đình
Đất nông nghiệp khác: diện tích 2.575 ha chủ yếu là các trang trại chăn nuôi, nhà kho, các cơ sở nghiên cứu, lai tạo giống phục vụ sản xuất nông nghiệp; tập trung chủ yếu ở các huyện Xuân Lộc (753 ha), Trảng Bom (487 ha), Thống Nhất (482 ha), Vĩnh Cửu (307 ha),
Trong những năm gần đây, diện tích đất canh tác của Đồng Nai tăng nhanh đòi hỏi phải có một khối lượng lớn nước ngọt để tưới nên hệ thống kênh mương, thủy lợi ngày càng dày thêm Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm đất và việc sử dụng đất Môi trường đất bị suy thoái đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp
Theo Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp lần lượt là 435.990 ha, 153.785 ha Tuy diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng năng suất cây trồng ngày càng tăng cao nhờ đẩy mạnh khai thác sử dụng tài nguyên đất, trong đó
đó việc sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV Đây sẽ nguồn tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường đất Đồng thời, nuôi trồng thủy sản phát triển kéo theo việc gia tăng các chất thải ô nhiễm làm chất lượng môi trường đất có nguy cơ suy thoái, ô nhiễm các chất độc hại, mất chất dinh dưỡng
Trang 38Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, công nghiệp sẽ làm hệ sinh thái tự nhiên của khu vực bị phá vỡ, đa dạng sinh học bị suy giảm, diện tích thảm thực vật giảm, gây xói lở, sạt lở đất, làm suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất Việc xây dựng các nhà cửa, công trình gây nguy cơ phá vỡ kết cấu đất
1.7 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam
1.7.1 Trên thế giới
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp Đó là quá trình hình thành của hệ sinh thái đồng ruộng Nhà khoa học Otak Tanaka đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, KT-XH Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng, hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên các loại đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương” (Hoàng Đạt, 1995), đã thúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn Từ năm 1975, Thái Lan
đã quy định mức hạn điền 8 ha với trồng trọt và 16 ha đối với đất chăn nuôi Đến năm 1998, Luật đất đai bổ sung quy định đất đai ổn định và không ổn định, tạo điều
Trang 39kiện cho dân yên tâm sản xuất, góp phần đưa Thái Lan đã trở thành nước đứng đầu trong xuất khẩu gạo, sản xuất cao su
Hiện nay, xu hướng chung các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế kết hợp với hiệu quả xã hội, môi trường ở hiện tại và trong tương lai Thực hiện phương thức canh tác trên đất dốc theo hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng, đa dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm
và cây lâu năm, trồng rừng đã góp phần bảo vệ được môi trường sinh thái, chống xói mòn và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất so với các phương thức canh tác trước đây
1.7.2 Tại Việt Nam
Theo Lê Văn Hải (2006), “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây” Kết quả cho thấy, huyện Phúc Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 11.705,65ha, trong đó đất nông nghiệp có 6.922,12ha chiếm 59,13% tổng diện tích đât tự nhiên Hiện nay, Phúc Thọ có 8 loại hình sử dụng đất chủ yếu với
24 kiểu sử dụng đất Các LUT được các hộ nông dân canh tác, trồng trọt nhiều như LUT chuyên lúa, LUT cây ăn quả, LUT lúa màu, LUT chuyên rau Trong đó, LUT cây ăn quả, LUT lúa màu cho hiệu quả kinh tế cao; LUT cây ăn quả, LUT lúa màu, LUT cá có ảnh hưởng tốt nhất đến môi trường; LUT lúa màu thu hút được công lao động lớn nhất với 4483 công
Theo Vũ Thị Thương, Cao Việt Hà (2012), “Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” Lục Ngạn là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang Trên địa bàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính với các cây hàng hóa trọng điểm là vải thiều, hồng và keo Trong các loại hình sử dụng đất, cây vải và cây keo cho hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất đạt từ 142,5 - 76,8 triệu/ha/năm, 51,3 - 52,65 triệu đồng thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công từ 128.000 - 180.000 đồng và hiệu quả đồng vốn từ 1,71 - 2,01 lần Các kiểu sử dụng đất hai lúa và lúa màu cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực Đến năm 2020 diện tích đất chuyên lúa, lúa - màu dự kiến là 4.000
Trang 40- 4.200 ha, diện tích trồng cây ăn quả khoảng 18.500 ha trong đó diện tích trồng vải thiểu chất lượng cao từ 12.000 - 15.000 ha, diện tích rừng sản xuất sẽ mở rộng lên 33.000 ha chủ yếu trồng cây keo lấy gỗ và cây nguyên liệu giấy
Theo Đỗ Thị Tám và ctv (2013), “Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên điều tra 90 hộ từ 3 xóm để phân tích hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất (LUTs) chính trên địa bàn xã Nghi Trường Hiện tại xã có 5 LUTs, 15 kiểu sử dụng đất LUT cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế thấp nhất, với GTGT/ha là 15,55 triệu đồng, chỉ bằng 0,08 lần so với LUT nuôi trồng thủy sản và bằng 0,25 lần so với LUT lúa màu LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao nhất, với giá trị gia tăng/ha đạt tới 188,95 triệu đồng, cao gấp 8,5 lần LUT chuyên lúa và cao gấp 3 lần LUT lúa màu Một số kiểu sử dụng đất yêu cầu đầu tư lao động lớn và giá trị gia tăng/lao động cao là kiểu sử dụng đất nuôi cá, kiểu sử dụng đất dưa hấu - lúa mùa - rau Mức độ bón phân cho các cây trồng chưa cân đối
so với tiêu chuẩn Hầu hết các loại thuốc đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép theo chỉ dẫn ghi trên bao bì
Theo Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Thị Phong Thu (2016), “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên” Kết quả nghiên cứu cho thấy, toàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất (LUT) với 17 kiểu sử dụng đất Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, như: 2 lúa + bí xanh, 2 lúa + cà chua, chuyên rau màu, cây ăn quả và chuyên cá Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
và phân bón vượt quá ngưỡng khuyến cáo như cây rau, màu Như vậy, kết quả đánh giá hiệu quả là cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trong tương lai của địa phương
Qua các nghiên cứu cho thấy vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đang được quan tâm tại nhiều địa phương Các nghiên cứu trên sẽ làm nền tảng cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Tân Phú