1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn vận DỤNG TIẾP cận PHƯƠNG PHÁP dạy học FLIPPED LEARNING TRONG dạy học CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực tự học CHO học SINH lớp 11 TRUNG học PHỔ THÔNG

49 527 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 512,56 KB

Nội dung

Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạtđộng học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực,dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạ

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI VẬN DỤNG TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC FLIPPED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Quảng Bình, tháng 12 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN I MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận 5

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5

8 Những đóng góp của đề tài 5

PHẦN II NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1.Trên thế giới 6

1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.2 Phương pháp dạy học Flipped learning (lớp học đảo ngược) 7

1.2.1 Cơ sở lý luận về PPDH Flipped learning 7

1.2.1.1 Khái niệm về PPDH Flipped learning 7

1.2.1.2 Ưu điểm của PPDH Flipped learning 8

1.2.1.3 Những hạn chế và thách thức của PPDH Flipped learning (lớp học đảo ngược) 9

1.2.1.4 PPDH Flipped learning (lớp học đảo ngược) và tự học 10

1.2.2 Tổ chức dạy học theo phương pháp flipped learning 10

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG TIẾP CẬN FLIPPED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 12

2.1 Cơ sở để vận dụng thành công phương pháp dạy học Flippedlearning 12

2.2 Xây dựng bộ công cụ dạy học và kiểm tra đánh giá chương “Nitơ - Photpho” – Hoá học lớp 11 theo phương pháp dạy học Flippedlearning 14

Trang 3

2.2.1.Công cụ hỗ trợ dạy học trựctuyến 14

2.2.2 Công cụ và cách thức kiểm tra đánh giá 16

2.3 Tổ chức dạy học chương “Nitơ - Photpho” – Hoá học lớp 11 theo hướng vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flippedlearning 17

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 27

3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 27

3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 27

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 27

3.2 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 27

3.2.1 Lựa chọn địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 27

3.2.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 27

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 28

3.3.1.Kết quả các bài kiểm tra thựcnghiệm 28

3.3.2 Phân tích kết quả địnhlượng 30

3.3.3 Phân tích kết quả định tính 30

3.4 Các bài học rút ra từ thựcnghiệm 31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

1 Kết luận 33

2 Kiến nghị 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC

Trang 4

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ khi bước vào cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, tự động hoá vàtrí tuệ nhân tạo đã làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu Để hội nhập với xu thếphát triển chungcủa thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt racho nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới, hiện đại hoá nội dung và phươngpháp dạy học Giáo dục phải tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tínhchủ động, sáng tạo, có khả năng tự học và học tập suốt đời, dám chịu trách nhiệm và

có khả năng thích ứng cao Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương phápdạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vậndụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ họcchủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,ngoại khoá, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông trong dạy và học”

Trong thời gian vừa qua, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạođược Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, làchìa “khoá mở” ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước mà còn là “mệnh lệnh”của cuộc sống Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh và bồi dưỡng phương pháp học tập mà cốt lõi là

tự học là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay

Việc dạy học Hoá học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài trongsách giáo khoa Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạtđộng học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực,dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực thì cũng mang tính hình thức,đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, thời gian để học sinh ôn tập, hệ thống hoá

lý thuyết và giải bài tập chưa nhiều Vì vậy, việc tự học ở nhà của học sinh là rất quantrọng và cần thiết Mà như chúng ta đã biết một trong những lợi ích hàng đầu củaPPDH Flipped learning là phát triển năng lực tự học

Trang 5

Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG

TIẾP CẬNPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC FLIPPED LEARNINGTRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học Flipped learning – lớphọc đảo ngược, thiết kế một số bài dạy trong phần nitơ – photpho theo hướng tiếp cậnphương pháp dạy học Flipped learning nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học Flippedlearning – lớp học đảo ngược

- Thiết kế một số bài dạy trong phần nitơ – photpho theo hướng tiếp cận PPDHFlipped learning – lớp học đảo ngược

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng

và các biện pháp đã đề xuất

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập chương Nitơ - Photpho chương trìnhhóa học lớp 11

+ PPDH Flipped learning – Lớp học đảo ngược

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Nghiên cứu khả năng vận dụng PPDH “Flipped learning” nhằm bồi

dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua chương Nitơ – photpho

- Địa bàn: Một số trường THPT tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

- Thời gian: Từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018

6 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học Flipped learning sẽ giúp họcsinh nâng cao năng lực tự học, từ đó sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, tăng hứng thú với môn học vì vậy chất lượng dạy và học môn Hóa học

ở trường trung học phổ thông được nâng cao

Trang 6

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài

- Truy cập thông tin liên quan đến đề tài trên internet

- Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát, điều tra

- Trao đổi kinh nghiệm với một số giáo viên khác

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thiết khoa học của đềtài

Trang 7

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.Trên thế giới

Năm 2007, Aaron Sams cùng với người đồng sự dạy hoá tại trường trung họcWoodland Park là Jonathan Bergmann đã ghi lại bài giảng của mình và cung cấp cho

HS, ban đầu chỉ là để giúp đỡ các HS vì nhiều lí do khác nhau đã không đến lớp đầy

đủ nên không theo kịp bài Từ đó họ đã xây dựng nên PPDH Flipped learning, làmthay đổi hoàn toàn cách dạy của GV và cách học của HS Sau đó PPDH Flippedlearning đã phát triển và lan rộng trên toàn nước Mỹ và các nước có nền giáo dục pháttriển như Úc, các nước châu Âu

Ở Mỹ, theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped LearningNetwork tiến hành vào hồi tháng 5/2014, kết quả như sau: Tỉ lệ giáo viên áp dụngPPDH Flipped learning ở Mỹ vào năm 2012 là 48% thì đến năm 2014 đã tăng lên 78%.Đến nay, con số này còn tăng lên đáng kể và trong tương lai, sẽ có nhiều hơn nữanhững ứng dụng mô hình dạy học đảo ngược này trong dạy và học Ngoài ra, các giáoviên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng PPDH Flipped learning giúp thái độ học tậptrong lớp được cải thiện rất nhiều và điểm số của học sinh tăng lên 67% so với cáchhọc truyền thống Ngoài ra, 3/4 trong tổng số 180.000 học sinh trung học tham giacuộc khảo sát Speak Up năm 2013 cũng đồng ý rằng Flipped learning mang lại hiệuquả học tập cao hơn so với bình thường Với những ưu điểm trên, Flipped Classroomđược nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ áp dụng trong giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học

và đại học

Ở Hàn Quốc, PPDH Flipped learning đã được Viện khoa học và công nghệQuốc gia Ulsan (UNIST) và Viện khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST)giới thiệu vào năm 2012 Và khoảng 250 trường tiểu học và trung học tổ chức học tậptheo hình thức học tập này

Dạy học đảo ngược là một trong 5 xu hướng dạy học chính tại Mỹ ở thời điểmhiện tại, các trường áp dụng phương pháp dạy học này không ngừng tăng và hoànthiện hơn Đây chính là xu hướng dạy học trong thời đại mới, thời đại CNTT và giáodục chú trọng lấy HS làm trung tâm, phát triển HS một cách toàn diện và trên tinh thầnhọc mọi lúc, mọi nơi và học tập suất đời

Trang 8

1.1.2 Ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng PPDH Flippedlearning trong giảng dạy như Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm Anhngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn.Đại học FPT đã triển khai mô hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên Kết quả cho thấy,

số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thông thường lên53% khi áp dụng Flipped learning Tuy đã có một số đơn vị giáo dục áp dụng mô hìnhFlipped learning, nhưng con số này còn quá khiêm tốn Một trong những khó khăn lớnnhất cản trở sự phát triển và phổ biến của mô hình Flipped learning là vì chúng ta vẫnchưa có một bộ công cụ quản lý lớp học hiệu quả cho đại đa số giáo viên

Những năm gần đây cũng đã có một số bài báo giới thiệu phương pháp này đếnvới nhiều giáo viên, có thể đề cập như bài báo “Lớp học nghịch đảo–Phương pháp dạyhọc kết hợp trực tiếp và trực tuyến” của tác giả NguyễnVănLợi, Khoa Sư phạm, Đạihọc Cần Thơ đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 34 (2014)Trang: 56-61.Tuy nhiên, do điều kiện thực tế chưa ủng hộ, nên việc áp dụng cụ thể hóaphương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế

Tại các trường THPT, khái niệm “học tập đảo ngược” vẫn còn khá mới mẻ đốivới GV Qui trình xây dựng và tổ chức học tập đảo ngược cũng chưa có nhiều nghiêncứu trong điều kiện của Việt Nam Bên cạnh đó, GV và sinh viên sư phạm cũng chưađược giới thiệu hay đào tạo nhiều theo PPDH này

1.2 Phương pháp dạy học Flipped learning (lớp học đảo ngược)

1.2.1 Cơ sở lý luận về PPDH Flipped learning

1.2.1.1 Khái niệm về PPDH Flipped learning

Theo Brame (2013):“Đối với lớp học đảo ngược, người học sẽ phải tự làm việc

với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên mạng Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học giáo viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới”.

Trang 9

Theo Nguyến Trí Hiển:“Học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng Giờ ở

lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu”.

Hình 1.1 Lớp học đảo ngược

Tại hội thảo Flipped Teaching của trường đại học bang Ohio, Hoa Kỳ năm

2011đã đưa ra định nghĩa lớp học đảo ngược:“Lớp học đảo ngược sẽ đảo ngược trật

tự của phương pháp dạy học truyền thống, đưa ra các bài giảng online ngoài giờ học

và chuyển “bài tập về nhà” thành hoạt động trên lớp”.

Theo tài liệu tập huấn ETEP của Bộ GD & ĐT: “ Lớp học đảo ngược là chiến

lược giảng dạy và đồng thời là một kiểu học kết hợp, và mô hình lớp học này trái ngược hoàn toàn với môi trường giảng dạy truyền thống do nội dung giảng dạy thường được diễn ra trực tuyến và bên ngoài lớp học Khác với cách giảng dạy truyền thống khi mà bài tập được tiến hành tại nhà, cách học này đem bài tập vào trong lớp học.”

Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất, lớp học đảo ngược là hình thức học mà ở đó việc học kiến thức mới được HS tự học ở nhà, việc củng cố lại kiến thức mới và làm bài tập được HS thực hiện cùng nhau ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV

1.2.1.2 Ưu điểm của PPDH Flipped learning

- Flipped learning tạo ra môi trường học tập linh hoạt Với việc tự học kiến thứcmới ở nhà thông qua các bài giảng, video, tài liệu liên quan thì HS có thể chủ động lựachọn cách thức, thời gian, địa điểm học tập phù hợp với bản thân Học sinh có thể họcmọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như

Trang 10

smartphone, máy tính bảng, Ipad, máy tivi hoặc tính bàn có kết nối Internet

- Với Flipped learning HS có thể chủ động học theo khả năng của bản thân, HS

có thể xem đi xem lại đoạn bài giảng chưa hiều, HS có thể chủ động tự ôn tập, học đihọc lại nhiều lần phù hợp với tốc độ nhận thức của mình Nếu HS vắng mặt cũng sẽkhông bỏ lỡ bài giảng Với lớp học truyền thống, nếu không đến lớp học sinh sẽ mấtkiến thức trong bài giảng ngày hôm đó nhưng với Flipped learning thì không, với cácvideo bài giảng được giáo viên cung cấp, học sinh có thể xem lại bất cứ lúc nào

- Thời gian tương tác giữa GV và HS được tăng thêm Ở lớp học truyền thống,

GV phải giảng bài mới trực tiếp ở trên lớp và thường mang nặng tính “biểu diễn”.Nhưng ở lớp học đảo ngược, bài mới được HS nghiên cứu trước ở nhà nên tiết kiệmđược nhiều thời gian cho GV, GV có nhiều thời gian hơn để tương tác với từng HShoặc từng nhóm nhỏ các HS Và đặc biệt GV có nhiều thời gian trên lớp hơn để tiếpcận, giúp đỡ các em HS yếu kém cũng như nâng cao kiến thức cho HS khá giỏi

- Có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trên lớp nên GV có thể áp dụngnhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động của HS như hoạtđộng nhóm, giải quyết vấn đề Vì vậy PPDH Flipped learning không chỉ mang lạigiá trị về kiến thức mà còn mang lại giá trị về phát triển năng lực cho HS như: khảnăng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn, khả năng tư duy phản biện, khảnăng suy luận logic… và từ đó hình thành năng lực tự học một cách tự nhiên, bềnvững

- Việc có nhiều thời gian trên lớp để thảo luận, giải đápnhững thắc mắc mà HSquan tâm sẽ làm tăng hứng thú của HS với nội dung kiến thức đó, làm cho việc học trởthành việc giải quyết vấn đề mà HS quan tâm, thích thú chứ không chỉ dừng lại ởnghĩa vụ phải tìm hiểu nội dung kiến thức

- Việc ôn lại kiến thức trước các kì thi cũng trở nên dễ dàng hơn với các videobài giảng có sẵn Học sinh có thể lựa chọn nghe giảng lại những phần kiến thức màbản thân chưa nắm vững

1.2.1.3 Những hạn chế và thách thức của PPDH Flipped learning (lớp học đảo ngược)

- Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin ở Việt Nam còn nhiều bất cập, có sự

chênh lệch lớn giữa các vùng miền Ở những vùng khó khăn như nông thôn, miền núi

HS không có đủ điều kiện về phương tiện kỹ thuật để có thể tự học tốt ở nhà

Trang 11

- GV gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc tự học tại nhà của HS Nếu HSkhông xem bài giảng, không đọc tài liệu trước ở nhà và đến lớp mà không chuẩn bị gì,khi đó lớp học đảo ngược sẽ khó thành công.

- Thói quen học tập của HS cũng là vấn đề Phần lớn HS đã quen với cách họctruyền thống khiến các em khá thụ động, tinh thần tự giác, khả năng tự học chưa cao

HS chưa có thói quen vào mạng học bài Nếu không có sự giám sát và tinh thần kỷ luậtcao, các em dễ mất tập trung hoặc thiếu tính tự giác, dễ sa đà, mất thời gian vào các tròchơi, các kênh hấp dẫn khác trên internet

- Giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị bài giảng ở nhà cho

HS và thiết kế cả bài giảng trên lớp

- Các bài tập giao cho HS thực hiện ở nhà cũng đòi hỏi GV phải chuẩn bị cẩnthận, vừa sức, phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi HS HS có thể cảm thấybất mãn hay quá tải nếu nhiệm vụ được giao quá nhiều hay quá khó dẫn đến tâm lý thờ

ơ hoặc chống đối và không còn yêu thích môn học

1.2.1.4 PPDH Flipped learning (lớp học đảo ngược) và tự học

Như chúng ta đã biết, một trong những lợi ích hàng đầu của lớp học đảo ngược

là phát triển năng lực tự học Việc tổ chức học tập theo hình thức lớp học đảo ngượcyêu cầu HS phải có tính tự giác, tích cực trong học tập Trong lớp học đảo ngược, HSphải chủ động tìm hiểu về bài học trước khi lên lớp Vì vậy, thời gian trao đổi giữa GV

và HS ở trên lớp sẽ tăng lên, nhiều vấn đề HS quan tâm và muốn tìm hiểu thêm sẽđược thảo luận, việc học sẽ trở thành việc giải đáp những thắc mắc, đặc biệt là nhữngvấn đề thực tiễn mà học sinh quan tâm thông qua nội dung kiến thức bài học Đặcđiểm này chính là một trong những yếu tố góp phần tăng khả năng tự học của HS do

nó đáp ứng được nhu cầu mà HS quan tâm

1.2.2 Tổ chức dạy học theo phương pháp flipped learning

Như chúng ta thấy PPDH Flipped learning có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn sovới phương pháp dạy học truyền thống Để đạt được hiệu quả tốt, một bài dạy theophương pháp Flipped learning phải đảm bảo gồm 2 phần quan trọng sau:

* Công việc chuẩn bị trước khi lên lớp

Bước 1: Chuẩn bị

GV: Chuẩn bị bài giảng, tài liệu liên quan, câu hỏi và bài tập để định hướng cho HS tựhọc ở nhà

Trang 12

HS: Học sinh phải tự chuẩn bị kiến thức bài mới tại nhà thông qua các bài giảng mà

GV cung cấp, SGK và các tài liệu liên quan

Ở bước này GV phải có sự tương tác với HS (có thể sử dụng mạng xã hội facebookhoặc lập trang web riêng) và qua đó để tải các tài liệu, các bài giảng của mình HS sẽvào đây để chuẩn bị bài mới với các tài liệu này

Bước 2: Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập mà GV giao và phản hồi các vấn đề

thắc mắc liên quan đến bài học Đây là bước kiểm tra kiến thức mà HS tiếp thu đượcqua bài giảng tự học ở nhà Vì vậy các câu hỏi và bài tập phải đảm bảo chuẩn kiếnthức kỹ năng, vừa sức, đòi hỏi HS phải xem bài giảng mới hoàn thành tốt

* Công việc thực hiện trong tiết học trên lớp

Bước 3: Triển khai bài giảng trên lớp

- GV cho HS hoạt động theo nhóm để thảo luận lại các vấn đề trọng tâm của bài vàgiải đáp các thắc mắc của HS đã đưa ra ở bước 2 GV cần tổng hợp các các câu hỏinày và đưa các câu hỏi mà nhiều HS cùng thắc mắc hoặc câu hỏi thú vị thành các câuhỏi thảo luận cho cả lớp

- Sau đó HS tiến hành làm bài tập vận dụng theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV

Bước 4: GV hướng dẫn HS tự rèn luyện bài tập ở nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp

theo

Trang 13

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG TIẾP CẬN FLIPPED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự thành công củaphương pháp dạy học Flipped learning

Các yếu tố khách quan là nội dung kiến thức trong chương trình đã phù hợp vớiphương pháp Flipped learning hay chưa, điều kiện công nghệ thông tin để triển khaiphương pháp này, nguồn tài liệu dạy học…

Các yếu tố chủ quan là ở bản thân giáo viên và học sinh tham gia phương pháp dạyhọc này Trong đó vai trò của giáo viên là tối quan trọng quyết định sự thành bại củaphương pháp

Vì vậy để đạt được thành công với phương pháp này, cần xác định mục tiêu và lên

kế hoạch giảng dạy kĩ lưỡng, hạn chế những khuyết điểm của phương pháp

Bước 1: Xác định phạm vi nội dung kiến thức và thời gian sẽ áp dụng phương pháp Flipped learning.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng không có một phương pháp dạy học nào làtuyệt đối hiệu quảvà phương pháp Flipped learning cũng vậy Có những phần kiếnthức nếu áp dụng phương pháp này sẽ không đạt được hiệu quả cao vì vậy việc xácđịnh phạm vi nội dung kiến thức để áp dụng Flipped learning là rất quan trọng, nó giúphọc sinh không gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và liên kết các nội dung kiếnthức

Ngoài ra do Flipped learning là một phương pháp mới và mức độ thành côngcòn phụ thuộc vào từng lớp học sinh vì vậy giáo viên cần cân nhắc khoảng thời gian ápdụng phương pháp (ví dụ: nửa học kì hoặc một học kì) Sau đó nếu kết quả học tập củahọc sinh tỏ ra khả quan hơn so với phương pháp cũ thì tiếp tục mở rộng phạm vi vàthời gian áp dụng phương pháp

Bước 2: Tìm kiếm hoặc xây dựng nguồn bài giảng, tài liệu dạy học.

Có rất nhiều nguồn tài liệu có thể sử dụng cho phương pháp như: video, sách,tạp chí, internet Hiện nay có nhiều nguồn tài liệu có sẵn để dạy học theo phương phápnày như thư viện bài giảng Khan Academy,…và nhiều nguồn khác Giáo viên cần xácđịnh và tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp với phần kiến thức cần dạy và phù hợp với

Trang 14

học sinh Bên cạnh đó giáo viên có thể tự xây dựng những tài liệu này để phục vụ chomục đích giảng dạy của mình một cách hiệu quả nhất.

Bước 3: Chuẩn bị cho học sinh khi bắt đầu áp dụng phương pháp mới.

Trong khi học sinh đang kém hứng thú với việc học tập môn học trên lớp thìviệc áp dụng một phương pháp dạy học mới có thể đem lại một trong hai hiệu ứng:học sinh có thể sẽ cảm thấy hứng thú hơn hoặc là học sinh lo lắng phải thích nghi thêmmột phương pháp mới Vì vậy việc chuẩn bị tâm thế cho học sinh cũng khá quantrọng Giáo viên cần tổ chức một buổi giới thiệu về phương pháp này, lắng nghenhững thắc mắc và trấn an được những lo lắng của học sinh, làm cho học sinh thấyđược những ưu điểm của phương pháp và cho học sinh biết những việc mà họ cần thựchiện trong phương pháp này

Bước 4: Cách hướng dẫn và kiểm soát quá trình tự học của HS trước khi đến lớp.

Giáo viên không thể chỉ cung cấp các nguồn tài liệu cho học sinh và mong muốnhọc sinh có thể tự định hướng và tự giác làm việc trước khi đến lớp Giáo viên cầnđịnh hướng cũng như có một cơ chế kiểm soát được hoạt động của học sinh trước khiđến lớp

Bước 5: Hoạt động trong tiết học tại lớp.

Điều quan trọng nhất trong bước này chính là việc các nội dung kiến thức phảithống nhất trong các hoạt động trước và trong lớp học Ngoài ra mục đích của phươngpháp này là đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học vì vậy tiết học trên lớp cóthể tổ chức theo hình thức học tập nhóm, giáo viên có thể đặt các câu hỏi thảo luận,hoặc giao các chủ đề thảo luận, các bài tập vận dụng cho mỗi nhóm, sau đó từng nhóm

sẽ trình bày sản phẩm của nhóm mình cho cả lớp

Hoạt động trong lớp có thể tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau nhưng nhất thiếtkhông thể giống tiến trình của một lớp học truyền thống Nếu tiết học trên lớp lại làmột buổi thuyết giảng thì đó không phải là phương pháp Flipped learning

Bước 6: Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Phương pháp Flipped learning hoàn toàn khác với dạy học truyền thống vì vậyviệc đánh giá học sinh cũng phải có tiêu chuẩn đánh giá riêng

Ngoài ra, như đã trình bày ở trên phương pháp Flipped learning có thành cônghay không còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là giáo viên, người giáo viên phải cótrình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong

Trang 15

giảng dạy, thể hiện qua việc xây dựng tài liệu học tập, video bài giảng một cách khoahọc, phù hợp với đối tượng người học Giáo án của cách dạy đảo ngược sẽ khác về bảnchất với dạy học truyền thống Giáo án của giáo viên gồm hai phần chính: video bàigiảng truyền thống và nội dung bài dạy hay tương tác của giáo viên với học sinh ở lớp.

Phương pháp Flipped Classroom ra đời tại Mỹ với các điều kiện về công nghệ,

về đặc điểm học sinh, thích hợp để phát triển và đạt được hiệu quả Tuy nhiên việc ápdụng phương pháp Flipped Classroom tại Việt Nam không thể rập khuôn áp dụngtương tự Bước đầu sẽ gặp khá nhiều khó khăn do thiếu bộ công cụ quản lý việc họctại nhà của học sinh Thiếu tài liệu các bài giảng trực tuyến, … Vì vậy để áp dụngđược phương pháp này tại Việt Nam, phải điều chỉnh lại để phù hợp với đặc điểm họcsinh và điều kiện công nghệ, công cụ tại ViệtNam

Tóm lại một tiết lên lớp theo phương pháp Flipped learning không có mộtkhuôn mẫu nhất định hoặc cứng nhắc theo một kịch bản đã chuẩn bị trước mà cần linhhoạt, thay đổi phù hợp với từng lớp hoặc từng diễn biến trong tiết học Điều này giúpnâng cao hiệu quả sư phạm cũng như giúp giáo viên rèn luyện được khả năng xử lýtình huống bất ngờ trong giờ dạy của mình

2.2 Xây dựng bộ công cụ dạy học và kiểm tra đánh giá chương “Nitơ - Photpho” – Hoá học lớp 11 theo phương pháp dạy học Flippedlearning

Tiến trình dạy học một bài theo phương pháp Flipped learning cơ bản sẽ đi theo

4 bước

Bước 1: Học sinh tự học kiến thức mới tại nhà thông qua tài liệu giáo viên cungcấp hoặc video clip bài giảng trực tuyến

Bước2:Học sinh làm bài kiểm tra nhỏ tại nhà (trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn)

để kiểm tra kiến thức vừa học

Bước 3: Các hoạt động củng cố, mở rộng kiến thức hoặc rèn luyện kĩ năng thựchành, làm bài tập tại lớp

Bước 4: Các bài tập tự rèn luyện cho học sinh tạinhà và hướng dẫn chuẩn bị chobài học tiếp theo

Để thực hiện tốt 4 bước trên, cần có bộ công cụ, phương tiện phù hợp để tiếnhành phương pháp một cách hiệu quả

2.2.1.Công cụ hỗ trợ dạy học trựctuyến

Với yêu cầu của phương pháp Flipped learning, học sinh phải học trước kiến

Trang 16

thức mới tại nhà, do đó cần phải có một website học trực tuyến hoặc cung cấp tài liệucho học sinh tự học tại nhà Trong nội dung luận văn này, tác giả chọn cách cung cấpbài giảng và video bài giảng cho học sinh xem tại nhà Do đó yêu cầu cần thiết phải cómột website dạy học trực tuyến và các bài giảng, video bài giảng.

Hiện nay có nhiều website hỗ trợ việc mở một lớp học trực tuyến nhưwww.edmodo.com, http://eduspace.vn/,… Tuy nhiên phần lớn đều tính phí hoặc miễnphí thì không có đầy đủ chức năng cho việc mở một lớp học hiệu quả Do đó, tác giả

đề xuất một cách thức phù hợp với điều kiện thực tế là sử dụng các công cụ củaFacebook, Google và Youtube.Với điều kiện thực tế tại Việt Nam là hầu hết các emhọc sinh đều sở hữu một tài khoản Facebook, vì vậy việc dùng Facebook để tạo mộtlớp học trực tuyến là hoàn toàn khả thi và dễ dàng Giáo viên có thể sử dụng công cụ

“Group” (nhóm) của Facebook để tạo một lớp học và yêu cầu học sinh tham gia vàonhóm này Như vậy chúng ta đã có một nơi để trao đổi tài liệu và hỏi đáp trực tiếpgiữa giáo viên và học sinh

Về bài giảng powerpoint, video bài giảng, tác giả tự tạo và tải lên trang web cá nhân https://thuythao15383.violet.vnvàwww.Youtube.comvới trang youtube cá nhân

là https://www.youtube.com/channel/UCafyB19fgNAQ8mVRpJoxKXA?

view_as=subscriber Sau đó gửi đường dẫn video này vào nhóm Facebook của lớp học

(Hoá A –K51 Trường THPT Đồng Hới) Như vậy tất cả học sinh đều có thể tiếp cận

và xem bài giảng, video bài giảng này một cách dễ dàng

Tiếp theo là bài kiểm tra sau khi xem video bài giảng, chúng ta có thể sử dụngcông cụ “Google Form” của Google để tạo một bài kiểm tra với nhiều hình thức Ởđây, tác giả chủ yếu dùng hình thức trắc nghiệm Google Form có chức năng tạo mộtbài kiểm tra, sau đó thống kê câu trả lời Nhờ đó giáo viên có thể nắm được bao nhiêuphần trăm học sinh trả lời đúng hoặc sai, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động trên lớpphùhợp Nếu không sử dụng công cụ “Google Form” của Google thì giáo viên có thểcho HS trả lời câu hỏi của bài kiểm tra cũng như gửi các câu hỏi thắc mắc ngay ở trênnhóm Facebook của lớp

Trang 17

Hình 2.1 Chức năng thống kê câu trả lời của Google Form

Tư liệu bàigiảng

Bao gồm bài giảng powerpoint, video bài giảng và tài liệu tham khảo của ba bài

“Nitơ”, “Amoniac và muối amoni”, “Axit nitric và muối nitrat” do tác giả tự thiết kế

và thực hiện với cấu trúc nội dung bài giảng, video bài giảng được trình bày bên dưới

Bài giảng PowerPoint được tác giả tự soạn, có chèn hình ảnh, âm thanh, video thí nghiệm Còn video bài giảng được tạo ra nhờ công cụ chuyển PowerPoint thành video

2.2.2 Công cụ và cách thức kiểm tra đánh giá

Công cụ đánh giá người học bao gồm:

* Các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực tự học của HS (Phụ lục 3)

* Hệ thống câu hỏi kiểm tra và các nhiệm vụ học tập ở mỗi bài học, đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra 1 tiết (Phụ lục 1,2)

Phương pháp Flipped Classroom có thành công hay không phụ thuộc rất nhiềuvào việ chọc sinh có chuẩn bị kiến thức mới ở nhà hay không Vì vậy việc đảm bảohọc sinh phải tự học ở nhà là rất quan trọng, chúng ta không thể chỉ hi vọng học sinh

tự giác mà phải có một cơ chế kiểm soát và có hình thức thưởng phạt thì mới thúc đẩyđược tinh thần tự giác, tự học của học sinh

Ở các trường phổ thông, trong 1 học kì môn Hoá học thường có tối thiểu 1 cộtđiểm miệng, 2 – 3 bài kiểm tra 15 phút, hai bài kiểm tra 1 tiết Do đó, tác giả đã đềxuất phương án để kiểm soát việc tự học tại nhà và khuyến khích tinh thần tự giác củahọc sinh

- Trên lớp học trực tuyến sau mỗi bài giảng, học sinh phải làm một bài kiểm tranhỏ (hình thức trắc nghiệm, hoặc tự luận ngắn…) Các bài kiểm tra này sẽ lấy điểmcộng vào bài kiểm tra 15phút (đúng 5/5 câu được cộng 1 điểm, 3/5 hay 4/5 câu đượccộng 0,5 điểm, đúng 2/5 câu được cộng 0,25 điểm)

Trang 18

- Trong mỗi bài kiểm tra sẽ có phần cuối cùng để học sinh đặt câu hỏi về nhữngthắc mắc trong bài Học sinh nào có câu hỏi hay sẽ được điểm cộng để khuyến khíchcác em học tập (1 điểm cộng có thể bằng 1 điểm vào điểm kiểm tra 15 phút hoặc 0, 5vào điểm kiểm tra 1tiết).

- Học sinh nào không làm các bài kiểm tra sau bài giảng sẽ bị nhận điểmtrừ (trừ 1điểm trong bài kiểm tra 15 phút hoặc 0,5 điểm trong bài kiểm tra 1 tiết)

Bài kiểm tra sau video bài giảng như đã trình bày ở trên, chúng ta sẽ sửdụngcông cụ Google Form của Google để tạo bài kiểm tra Với Google Form, chúng ta

có thể thu thập từng bài kiểm tra của học sinh và đánh giá được số điểm Ngoài ra vớichức năng thống kê câu trả lời, giáo viên có thể dựa vào đó và xem xét các phần kiếnthức mà nhiều học sinh nhầm lẫn, qua đó xây dựng tiến trình dạy học trên lớp nhấnmạnh vào những phần kiến thức này

- Ngoài ra có thể đánh giá điểm cộng, trừ bằng cách quan sát hoạt động của họcsinh trên lớp Đánh giá dựa trên kĩ năng làm việc nhóm, mức độ tích cực của cácnhóm, của các HS trong việc xây dựng bài, cách ghi chép ở vở ghi của HS

GV cũng có thể đánh giá không thông qua điểm cộng, điểm trừ mà bằngnhững nhận xét, góp ý (thậm chí có thể là phê bình) kịp thời trong các tiết học để HS

có sự điều chỉnh và ngày càng tiến bộ hơn

2.3 Tổ chức dạy học chương “Nitơ - Photpho” – Hoá học lớp 11 theo hướng vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flippedlearning

Bài dạy minh hoạ

Bài 7 Nitơ

I Mục tiêu bàihọc:

1 Kiến thức:

HSbiết:

- Vị trí của Nitơ trong BTH, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ

- Cấu tạo phân tử nitơ, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi ) trạng thái tự nhiên, điềuchế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong côngnghiệp

HS hiểu:

- Phân tử nitơ rất bền là do trong phân tử có liên kết ba

- Tính chất hóa học đặc trưng của nitơ: tính oxi hóa, ngoài ra còn có tính khử

2.Kĩ năng:

Trang 19

- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của nitơ.

- Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của nitơ

- Tính thể tích khí nitơ (đkc) trong phản ứng hóa học; tính phần trăm thể tích của nitơ trong hỗn hợp khí

- Tính được hiệu suất của phản ứng giữa N2 với H2

3.Thái độ:

- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.

- Yêu thích, hứng thú với môn hóahọc

4 Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Nănglực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

II.Chuẩn bị của GV vàHS:

1 Chuẩn bị củaGV

- Bài giảng, video bài giảng “Nitơ”

Link bài giảng, video bài giảng:https://thuythao15383.violet.vn

https://www.youtube.com/watch?v=6TthXaTwPiQ

https://youtu.be/YVh8Z9sKoBs

- Bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến kiến thức bài “Nitơ”

- Phiếu học tập, bảng HTTH, video về ứng dụng của nitơ lỏng

2 Chuẩn bị củaHS

- Xem trước video bài giảng “Nitơ” tạinhà

- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến sau bài giảng “Nitơ”tạinhà

III Thiết kế các hoạt động dạyhọc:

Hoạt động dạy học theo phương pháp Flipped learning được chia làm 2 phần lớn: Hoạt động trước khi lên lớp (tại nhà) của học sinh và hoạt động trên lớp

* Hoạt động trước khi lênlớp (ở nhà).

Trang 20

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giáo viên đưa các nội dung cho học sinh

chuẩn bị trước tại nhà bao gồm

- Bài giảng, video bài giảng “Nitơ”

- Bài kiểm tra trắc nghiệm kiểm tra kiến

- Sau khi HS xem xong video GV đặt câu hỏi: Các em có biết người ta đã dùng chất gì

để bảo quản tinh trùng? (Nitơ lỏng, từ đó GV dẫn dắt vào bài)

Hoạt động 2: Củng cố lại nội dung kiến thức quan trọng của bài Nitơ.

- GV sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt lại kiến thức cho HS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Trang 21

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm

hoàn thành 1 phiếu học tập

- GV vẽ sơ đồ tư duy trên bảng sau đó

yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận và

hoàn thành phiếu học tập vào bảng phụ,

sau đó cử đại diện nhóm lên bảng dán và

Trong không khí nitơ chiếm khoảng

78% thể tích không khí Dựa vào những

hiểu biết của em hãy nêu một số tính

chất vật lí của nitơ ?

- Trạng thái, màu sắc, mùi vị?

- Nhẹ hơn hay nặng hơn không khí?

- Tan trong nước nhiều hay ít?

- Nhiệt hoá lỏng?

Phiều học tập số 2:Tính chất hoá học

- Nitơ là phi kim khá hoạt động nhưng ở

điều kiện thường nó lại khá trơ về mặt

hoá học? giải thích?

- Nêu các số oxi hoá có thể có của nitơ?

- Dựa vào các số oxi hoá có thể có của

nitơ hãy cho biết nitơ có tính chất hoá

học gì? Viết pthh minh hoạ?

- Tiến hành thảo luận để hoàn thành phiếu học tập

- Cử đại diện nhóm lên báo cáo

- Theo dõi các nhóm báo cáo để nhận xét, bổ sung

* Tính chất vật lí:

- Khí không màu, không mùi, không vị,hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng –

1960C

- Khí nitơ tan rất ít trong nước

- Không duy trì sự cháy, sự hô hấp

Trang 22

- GV bổ sung thêm: Ở điều kiện thường

- Trong tự nhiên nitơ tồn tại ở dạng nào?

- Nêu ứng dụng của nitơ trong thực tế

mà em biết?

Phiếu học tập số 4: Điều chế

- Nêu cách điều chế N2 trong phòng thí

nghiệm và trong công nghiệp?

+ Tính oxi hoá: Tác dụng với H2

Ở nhiệt độ cao, nitơ phản ứng với một sốkim loại hoạt động như Mg, Ca, Al, :

+ Tính khử :

* Trạng thái tự nhiên, ứng dụng:

Trạng thái tự nhiên :

- Dạng tự do (đơn chất): N2 chiếmkhoảng 78 % thể tích không khí

- Dạng hợp chất: Có nhiều trong khoángchất natri nitrat NaNO3 (diêm tiêu natri),

trong thành phần protein

Ứng dụng :

- Tổng hợp khí amoniac, từ đó sản xuất phân đạm và axit nitric

- Trong công nghiệp (luyện kim, điện tử,thực phẩm…) sử dụng nitơ làm môitrường trơ

- Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẩu vật sinh học

Trang 23

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Chữa bài tập trắc nghiệm:

- GV chiếu lại bài tập và gọi một số HS

C trong phân tử nitơ, mỗi nguyên tử nitơ

còn 1 cặp e chưa tham gia liên kết

D trong phân tử nitơ có liên kết 3 rất bền.

Câu 2: Nitơ phản ứng với tất cả các chất

trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất

khí?

A Li, Al, Mg B H2, O2

C Li, H2, Al D O2, Ca

Câu 3: Ở nhiệt độ thường nitơ phản ứng

được với chất nào sau đây?

- HS trả lời đáp án và giải thích

- Các HS khác nhận xét bổ sung

Câu 1: D

Câu 2: B

Trang 24

A Li B Na C H2 D Ca.

Câu 4: Trong công nghiệp người ta sản

xuấtkhí nitơ bằng cách nào dưới đây?

A Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

B Nhiệtphân dung dịch NH4NO2 bão hoà

C Dùng photpho để đốt cháy hết oxi

thắc mắc hay của HS ở nhà và trên lớp

GV không trả lời ngay mà đưa ra cho các

nhóm thảo luận, trao đổi, xem có HS nào,

nhóm nào trả lời được sau đó GV mới bổ

2 Nitơ vừa có tính oxi hoá vừa có tính

khử nhưng theo em tính chất nào đặc

trưng hơn? Vì sao?

3 Nitơ lỏng có rất nhiều ứng dụng trong

thực tế nhưng khi sử dụng phải hết sức

cẩn thận nếu không sẽ gây ra nhiều hậu

Câu 3: A Câu 4: A

Ngày đăng: 26/03/2019, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w