Thực tiễn ở Việt Nam chúng ta việc tổ chức và hoạt động của UBNDtỉnh có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu trên cả phương diện khoa học cũng nhưthực tiễn để qua đó phát hiện ra những thiếu
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam,UBND (UBND) tỉnh là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý nhànước ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả cácngành, lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Qua mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước màQuốc hội tiến hành sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp, quyền hạn, nhiệm vụ củaUBND cấp tỉnh được Hiến pháp ghi nhận là một bộ phận quan trọng trong Bộmáy quản lý nhà nước ở địa phương, do đó vấn đề đổi mới tổ chức và hoạtđộng của UBND tỉnh là tất yếu
Thực tiễn ở Việt Nam chúng ta việc tổ chức và hoạt động của UBNDtỉnh có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu trên cả phương diện khoa học cũng nhưthực tiễn để qua đó phát hiện ra những thiếu sót, hạn chế từ đó đề xuất nhữngbiện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh là góp phần cải cáchnền hành chính nhà nước và công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo tinhthần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) củaĐảng nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụngđúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quảcông việc của Nhà nước… nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhândân (HĐND) và UBND các cấp Đề cao trách nhiệm và kỷ luật của HĐND vàUBND trong việc chấp hành pháp luật và các nghị quyết của Quốc hội, Chínhphủ và cơ quan hành chính cấp trên
Riêng đối với tỉnh Sơn La (địa phương mà đề tài nghiên cứu) thì thựctrạng, đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh đặt ra mang tính cấp báchbởi: công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh ngoài những thành tựu đã đạtđược, còn tồn tại nhiều yếu kém cần khắc phục như: trật tự an toàn xã hội còn
Trang 2nhiều bất cập (tội phạm về ma túy còn nhiều), phát triển kinh tế ở các vùngcòn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, cải cách hành chính chưa đạt hiệuquả cao…
Với những tồn tại đó trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Sơn
La là một trong những nguyên nhân làm cho Sơn La gặp khó khăn trong việcphát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
Do đó, việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh, qua đóphát hiện ra hạn chế, tồn tại, bất cập để từ đó đề xuất những phương hướng,giải pháp đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh là hết sứccần thiết nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCNcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề
tài "Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn la ở giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học Luật.
2 Tình hình nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu, đề tài khoahọc và bài viết liên quan đến vấn đề tổ chức và hoạt động của UBND các cấp,
trong đó đáng chú ý là một số công trình sau: " đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay", PGS.TS Bùi Xuân Đức, Nxb Tư pháp, 2007;
"Cải cách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn", Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức, Nxb Chính trị quốc gia, 1998; " Mô hình bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương trên thế giới", GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2000; "Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương (lịch sử và hiện tại)", GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đồng Nai 1997; "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân", Lê Minh Thông, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/1999 Nhưng hầu
hết các các công trình nghiên cứu, đề tài, bài viết đều ở phạm vi rộng, chưa đisâu vào một tỉnh, một địa phương cụ thể
Trang 3Phạm vi nghiên cứu mà đề tài đặt ra chỉ giới hạn ở những vấn đề lýluận và thực tiễn liên quan tới:
* Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn Latrên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, cải cáchhành chính
* Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh và khi nghiên cứu đềtài này, các yếu tố như vị trí địa lý, dân cư, phong tục tập quán… là nhữngyếu tố ảnh hưởng rất lớn Vì vậy, theo tôi, những nội dung này là quan trọng
và cũng đang là những vấn đề câp thiết, cần được nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức vàhoạt động của UBND tỉnh Sơn La cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến tổchức và hoạt động của nó trong quản lý nhà nước tại địa phương, từ đó kiếnnghị đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức vàhoạt động của UBND tỉnh Sơn La
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh
- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Sơn La
- Nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới vàhoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Sơn La trong tình hình hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và lý luận Nhà nước và pháp luật.Qua nghiên cứu những tài liệu thu thập được luận văn này sử dụng phương
Trang 4pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh và một số phương pháp khác.
5 Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn
Theo tôi, đây là đề tài chuyên khảo mà tôi nghiên cứu dựa trên nhữnghiểu biết về thi thức khoa học pháp lý, trình bày, phân tích và đánh giá có hệthống về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Sơn La
Lần đầu tiên, trên cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền địa phương,phân tích một cách có hệ thống thực trạng, tổ chức và hoạt động của UBNDtỉnh Sơn La, những khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế này
Đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổchức và hoạt động của UBND tỉnh Sơn La
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được tham khảo và vậndụng từng bước vào thực hiện tổ chức và hoạt động trong điều kiện cụ thể củaUBND tỉnh Sơn La hiện nay
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sơn La
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh
Sơn La
Chương 3: Phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ở giai đoạn hiện nay
Trang 5Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
1.1 Vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân trong hệ thống chính quyền nhà nước tỉnh Sơn La
1.1.1 Khái niệm Ủy ban nhân dân tỉnh
Để tổ chức quyền lực nhà nước tại địa phương, Nhà nước ta cũng nhưmọi quốc gia khác đều phân chia lãnh thổ ra các đơn vị hành chính và tổ chức
cơ quan quản lý ở đó để bảo đảm mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương,thực hiện chính sách của Nhà nước tại địa phương và quản lý địa phương
Trên thế giới có nhiều cách tổ chức cơ quan quản lý địa phương vàcũng có nhiều tên gọi khác nhau về các cơ quan đó Ngay trong một nướccũng có nhiều mô hình tổ chức cơ quan quản lý khác nhau ở đơn vị hànhchính khác nhau cùng tồn tại Về cơ bản có những mô hình sau đây:
- Cơ quan chính quyền địa phương là một bộ máy hành chính đứngđầu là một quan chức chủ đạo (Tỉnh trưởng, Quận trưởng) được bổ nhiệm từtrên Cơ quan mang tính cá nhân này (vì toàn bộ quyền hạn tập trung vàotrong tay người đứng đầu, các bộ phận khác nhau trong bộ máy ấy chỉ là thừahành và giúp việc) có toàn quyền thực hiện mọi công việc quản lý hành chínhnhà nước ở địa phương, thực hiện việc "cai trị" Mô hình này tồn tại phổ biến
ở thời kỳ phong kiến trước đây ở một số đơn vị hành chính gọi là "trung gian"
ở một số nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á,
- Chính quyền địa phương là cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm(hoặc được bầu ra) kết hợp với một Hội đồng tự quản do dân cư bầu ra Ở đâyvai trò chủ đạo thuộc về cơ quan hành chính, còn Hội đồng tự quản chỉ đóngvai trò tư vấn, nằm dưới sự giám hộ của cơ quan hành chính và chỉ được bàn
Trang 6định những vấn đề thuần túy địa phương không được tham gia vào những vấn
đề chung của quốc gia trừ các vấn đề có tính chất chính trị Hình thức quản lýnày phổ biến ở các đơn vị hành chính "trung gian" các nước tư bản (nhất là ởPháp trước cải cách hành chính năm 1982)
- Mô hình quản lý địa phương bởi một Ủy ban hành chính do dân cưhay các Hội đồng tự quản cấp dưới trực tiếp bầu ra Ủy ban cũng có ngườiđứng đầu song hoạt động chủ yếu mang tính tập thể Ủy ban quyết định tậpthể các vấn đề quản lý địa phương, các thành viên phân công phụ trách từngmảng công việc Hình thức này phổ biến ở đơn vị hành chính cấp huyện, quận
ở Anh, Mỹ, Bắc Âu và cả ở cấp huyện của ta trước năm 1960
- Mô hình chính quyền địa phương là một Hội đồng - cơ quan đại diệnquyền tự quản hoặc quyền lực nhà nước - do nhân dân bầu ra, chịu tráchnhiệm trước nhân dân và chính quyền cấp trên Hội đồng là cơ quan có toànquyền quyết định và thực hiện các vấn đề địa phương theo qui định của phápluật Hội đồng có cơ quan chấp hành - hành chính của mình dưới dạng Ủy banchấp hành hay Ủy ban hành chính hoặc cơ quan cá nhân như Thị trưởng, Chủtịch Mô hình này phổ biến ở các đơn vị hành chính "tự quản" ở các nước tư bản
và ở tất cả các cấp đơn vị hành chính các nước XHCN trong đó có nước ta
Các hình thức tổ chức cơ quan quản lý địa phương trên đây mặc dù cótên gọi khác nhau, cơ cấu và địa vị pháp lý của mỗi bộ phận không giốngnhau nhưng tựu chung lại đều mang một tính chất là cơ quan chính quyềnNhà nước ở địa phương, được lập ra để thực hiện các chức năng quản lý nhànước, thực hiện quyền lực Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ Ngay mô hìnhchính quyền kiểu "tự quản địa phương" ở nhiều nước, tuy thường được đặtngoài hệ thống Nhà nước nhưng chúng vẫn là hình thức thực hiện quyền lựcNhà nước
Về nguyên tắc, cơ quan chính quyền địa phương dù là một bộ phậnhay nhiều bộ phận (một cơ quan hay nhiều cơ quan) song là một cơ cấu thống
Trang 7nhất, trong đó quyền hạn thực sự trong việc quản lý địa phương thuộc về một
cơ quan - gọi là "cơ quan quyết định" Cơ quan này là Hội đồng hay Ủy banhoặc Quận trưởng, Tỉnh trưởng phụ thuộc vào tính chất của từng đơn vị hànhchính và nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước của các chế độ Nhà nước Các
cơ quan khác còn lại - cơ quan chấp hành - thừa hành hoặc tư vấn - giám sátđược lập ra để thực hiện phần công việc được phân giao hoặc để giám sát ởđây không có việc vận dụng chế độ phân quyền giữa các cơ quan chính quyềnđịa phương (tức là chia chính quyền địa phương ra hai cơ quan độc lập nhau,chế ước lẫn nhau giống như cách tổ chức các cơ quan nhà nước cấp cao ởTrung ương) như một số người quan niệm
Theo pháp luật hiện hành thì cơ quan chính quyền địa phương nước ta
ở tất cả các cấp đơn vị hành chính là Hội đồng nhân dân và UBND với các bộphận cấu thành khác như Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hộiđồng nhân dân, các sở, phòng, ban của UBND
Như vậy, căn cứ vào Điều 123 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) và Điều 2
Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 ta thấy UBND tỉnh Sơn La nói riêng và UBND cấp tỉnh ở nước ta nói chung là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh,
cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, do HĐND tỉnh bầu ra, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
1.1.2 Tính chất và các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân tỉnh với các cơ quan khác ở tỉnh
Trong các cấp chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh chiếm vịtrí rất quan trọng, là các chính quyền sau cấp Trung ương và là cấp chínhquyền đầu tiên trong hệ thống chính quyền địa phương UBND tỉnh là một bộphận của chính quyền cấp tỉnh UBND tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐNDtỉnh và cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, thực hiện hoạt độngmang tính chất chấp hành - điều hành để quản lý các lĩnh vực khác nhau trong
Trang 8địa bàn tỉnh UBND tỉnh là một tổ chức có cơ cấu thống nhất, nằm trong hệthống hành chính thống nhất có tỉnh thứ bậc từ Trung ương đến địa phương
và được thành lập theo Hiến định
Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có một vị trí quan trọngtrong bộ máy Nhà nước ta, là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của
bộ máy Nhà nước Vì vậy, xác định vị trí của UBND cấp tỉnh là một bướcquan trọng trong việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của cơ quan này
Nói đến vị trí của UBND tỉnh tức là nói đến mối quan hệ của UBNDtỉnh trong hệ thống các cơ quan nhà nước, trong hệ thống các cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương, UBND tỉnh có một vị trí quan trọng, Vị trípháp lý của UBND tỉnh được Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND vàUBND năm 2003 xác định là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp, là cơquan hành chính nhà nước ở địa phương (Điều 123 Hiến pháp và Điều 2 Luật
tổ chức HĐND và UBND năm 2003) Như vậy, trong quan hệ với HĐNDtỉnh, UBND tỉnh là cơ quan do HĐND cùng cấp bầu ra, về nguyên tắc nó cóthể bị HĐND tỉnh bãi nhiệm, miễn nhiệm Với tư cách là cơ quan chấp hànhcủa HĐND tỉnh, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chứ, chỉ đạo thực hiện cácnghị quyết của HĐND trong phạm vi toàn tỉnh, chịu trách nhiệm trước HĐND,thực hiện chế độ báo cáo trước HĐND, chịu trách nhiệm trước HĐND, thựchiện chế độ báo cáo trước HĐND, mọi hoạt động của UBND đều nằm dưới
sự kiểm tra, giám sát của HĐND, mọi hoạt động của UBND đều nằm dưới sựkiểm tra, giám sát của HĐND Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương, xét trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống các cơ quan hànhchính nhà nước, UBND cấp tỉnh là cấp thứ 2 sau cấp Trung ương, chịu tráchnhiệm trước Chính phủ và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc tổ chức, chỉđạo thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác của Chính phủ,các bộ, ngành của Trung ương tại địa phương mình Trên phương diện quản
lý nhà nước, UBND tỉnh chịu sự đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra của Chính phủ,
Trang 9trước Chính phủ và cơ quan nhà nước cấp trên về tình hình quản lý nhà nướctrên các lĩnh vực Thực chất hoạt động quản lý địa phương của UBND tỉnh lànhững hoạt động chấp hành và điều hành.
Từ đó có thể thấy rằng, cũng như UBND các cấp, UBND tỉnh là một cơquan được tổ chức theo nguyên tắc "song trùng trực thuộc" Tính song trùngthể hiện ở chỗ UBND tỉnh do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trướcHĐND Mặt khác, UBND tỉnh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước
cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp
Trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, nhiệm vụ và quyềnhạn của UBND được quy định từ Điều 82 đến Điều 96 Với tư cách là cơquan hành chính ở địa phương, hay nói cách khác là đại diện của Chính phủ ởđịa phương, UBND thi hành việc quản lý nhà nước ở địa phương theo Hiếnpháp luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trêntrong các lĩnh vực:
Phát triển kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi vàđất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quản
lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ và du lịch
Giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế và xãhội, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường
Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, thực hiệnchính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật
Tóm lại, UBND cấp tỉnh là cơ quan thẩm quyền chung, thực hiện
quản lý toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh
có thể hình dung như một "Chính phủ thu nhỏ", gắn với đơn vị hành lãnh thổ cấp tỉnh Hoạt động quản lý của UBND tỉnh phải tuân thủ theo nhữngquy định của những văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên,Nghị quyết của HĐND tỉnh và bảo đảm việc thi hành pháp luật và các vănbản, Nghị quyết đó ở địa phương Hoạt động của UBND tỉnh trong phạm vi
Trang 10chính-nhiệm vụ quyền hạn của mình mang tính chất tác nghiệp cụ thể và nằm trongmối quan hệ chặt chẽ, tiếp nối hoạt động quản lý của Chính phủ của cơ quannhà nước cấp trên và HĐND tỉnh, đảm bảo cho hệ thống hành chính thôngsuốt, có hiệu lực và hiệu quả
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) của nước Cộng hòa XHCN ViệtNam và Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 thì UBND tỉnh Sơn La là cơquan do HĐND tỉnh bầu ra và cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành trước HĐNDtỉnh và các cơ quan trung ương UBND tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm chấphành Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của Nhà nước cấp trên và Nghị quyếtcủa HĐND tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triểnkinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và thực hiện các chính sách kháctrên địa bàn
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa xuất phát từ lợiích chung của quốc gia, vừa xuất phát từ lợi ích riêng của các địa phương Dovậy, UBND tỉnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc cụ thể hóa, chi tiết hóacác quy định của Nhà nước, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của địaphương để hoạch định phương hướng phát triển cho từng lĩnh vực, từng thời
kỳ Nắm bắt tình hình này, kể từ khi khu tự trị Tây Bắc giải thể (12/1975) tỉnhSơn La không ngừng đổi mới quan điểm, nội dung, phương pháp tiếp cận cácvấn đề quản lý vĩ mô nền kinh tế Trên cơ sở xác định những lợi thế, so sánhnhững khó khăn, hạn chế, những thách thức mà tỉnh cần vượt qua, những cơhội thuận lợi mà tỉnh cần nắm bắt, tranh thủ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng,phát triển kinh tế của tỉnh, giải quyết các vấn đề xã hội, dảm bảo sự phát triển
Trang 11* Trong lĩnh vực kinh tế, UBND tỉnh Sơn La thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như:
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triểnngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi toàn tỉnh, xây dựng kếhoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình vớiHĐND tỉnh thông qua để cấp có thẩm quyền phê duyêt
- Lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, lập dự toán thu,chi ngân sách tỉnh, lập phương án phân bổ dự toán của cấp tỉnh trình HĐNDtỉnh quyết định, lập dự toán điều chỉnh ngân sách tỉnh trong trường hợp cầnthiết, quyết toán ngân sách tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét theo quy định củapháp luật, tổ chức thực hiện ngân sách; thực hiện đại diện chủ sở hữu phầnvốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giaonhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương theo quy định của pháp luật, xây dựng
đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân… trình HĐND và cáccấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt
Trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai, UBND tỉnh Sơn
La chỉ đạo và kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp,ngư nghiệp, thủy lợi trên địa bàn; các chương trình khuyến nông, khuyếnngư v.v
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND tỉnh Sơn La
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; tổchức thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp; tổ chức thựchiện việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương v.v
Trong lĩnh vực giao thông, vận tải, UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo, kiểm
tra việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giaothông; tổ chức quản lý các công trình giao thông đô thị, đường bộ, đường
Trang 12thủy; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám định kỹ thuật an toàn phương tiện
cơ giới; tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông v.v
Trong lĩnh vực xây dựng, quản lí và phát triển đô thị, UBND tỉnh Sơn
La tổ chức việc lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các quy hoạchxây dựng vùng, xây dựng đô thị trên địa bàn; quản lý đầu tư, khai thác sử dụngcác công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triểnvật liệu xây dựng, quản lý việc khai thác và sản xuất kinh doanh v.v
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, UBND tỉnh Sơn La lập quy
hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thương mại, du lịch, dịch vụ; cấp, thuhồi giấy phép kinh doanh; quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh tronghoạt động thương mại v.v
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo,văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế và xã hội, UBND tỉnh Sơn La thực hiện quản lý nhà nước đối với
các loại hình trường, lớp các hoạt động văn hóa, các đơn vị y tế trực thuộc;chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏenhân dân v.v
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, UBND
tỉnh Sơn La chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch pháttriển khoa học, công nghệ và bảo vệ mô trường, quản lý sử dụng đất đai, rừngnúi, sông hồ v.v
Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, UBND
tỉnh Sơn La bảo đảm an ninh chính trị, an toàn xã hội; thực hiện các biện phápxây dựng lực lượng vũ trang; chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu cần tạichỗ v.v
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo,
UBND tỉnh Sơn La tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật vàchính sách dân tộc, tôn giáo; bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc; xem
Trang 13hiện các chính sách dân tộc, bảo đảm thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kếtgiúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, UBND tỉnh đã kết hợp với các tổ chức,chính phủ nước ngoài để xây dựng và thực hiện các dự án hỗ trợ phát triểnkinh tế cho các vùng cao, các dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn.
Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, UBND tỉnh Sơn La tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, tổ chức tuyên truyền,giáo dục pháp luật, ở địa phương; tổ chức và chỉ đạo thực hiện nghị quyết củaHội đồng nhân dân cùng cấp và các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tưcủa các cơ quan nhà nước cấp trên; chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tàisản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tiếp dân, trực tiếp xét, giải quyết vàchỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình, xét và giải quyết các khiếu nại,
tố cáo và kiến nghị của nhân dân; tổ chức công tác thanh tra Nhà nước; chỉđạo công tác thi hành án, quản lý hộ tịch; thực hiện công tác tư pháp khác
Trong việc xây dựng chính quyền, UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo thực
hiện công tác bầu cử; quy định tổ chức bộ máy, quyền hạn của các cơ quanchuyên môn; cho phép lập hội, quản lý hướng dẫn kiểm tra việc thành lập vàhoạt động của hội theo quy định của pháp luật; quản lý biên chế, tổ chức đàotạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ công chức; xây dựng đề án thànhlập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính v.v
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND tỉnh
Sơn La ra các quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó;
đình chỉ việc thi hành sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đángcủa các ngành thuộc quyền mình và của UBND cấp dưới; đình chỉ việc thi hànhnhững nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếpđồng thời đề nghị HĐNF cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó
* Vai trò quan trọng của UBND tỉnh Sơn La còn được thể hiện ởnhiệm vụ xây dựng chính quyền địa phương không chỉ đối với cấp tỉnh màcòn đối với cấp huyện và cấp xã
Trang 141.2.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
UBND tỉnh Sơn La là cơ quan chịu trách nhiệm đối với đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, một thiết chế của chính quyền địa phương tỉnhcấu thành trong bộ máy nhà nước, UBND tỉnh Sơn La tổ chức và hoạt độngtuân theo những nguyên tắc chung được quy định trong Hiến pháp, luật tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo củaĐảng đối với nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chếXHCN Đồng thời, nhằm đảm bảo phù hợp tính năng động, linh hoạt của địaphương, UBND tỉnh còn được tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắcriêng, từng bước thúc đẩy hoạt động UBND tỉnh được hiệu quả, nâng cao đờisống kinh tế, chính trị của nhân dân địa phương
Trên cơ sở quy định hiến pháp, luật tổ chức HĐND và UBND (2003),UBND tỉnh Sơn La xây dựng và ban hành "quy chế làm việc" của UBNDtỉnh Quy chế làm việc tạo dựng nên một số nguyên tắc:
Thứ nhất: Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh
- Đứng đầu UBND tỉnh Sơn La là Chủ tịch UBND tỉnh Chủ tịch UBNDtỉnh phân công 04 Phó chủ tịch UBND tỉnh một số lĩnh vực công tác và theodõi hoạt động của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và 06 ủyviên phụ trách trách mảng công tác theo quy định của quy chế
Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với các quyết định, các chỉthị của mình khi giải quyết, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luậtquy định (Điều 127 luật tổ chức HĐND và UBND 2003) Ngoài ra Chủ tịchUBND tỉnh phải chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu UBND tỉnhđối với hoạt động của các thành viên
Chủ tịch UBND tỉnh còn chịu trách nhiệm về các quyết định của cácPhó Chủ tịch và các ủy viên UBND tỉnh trong khi thực hiện các nhiệm vụ
Trang 15Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến và chịu tách nhiệm đối với các ý kiếntrong trường hợp các phó Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết những vấn đề thuộcthẩm quyền của mình nhưng cơ chế chính sách chưa được UBND tỉnh quyđịnh hoặc những vấn đề quan trọng khác, những việc vượt quá thẩm quyền vàkhả năng giải quyết quả Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn.
Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo để sớm giải quyết những vấn đềquan trọng thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịchUBND cấp huyện, thị xã nhưng Chủ tịch UBND tỉnh thấy cần thiết giải quyết
- Các phó Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết công việc hàng ngày thuộcthẩm quyền và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước HĐND tỉnh đối vớilĩnh vực được phân công công tác và theo dõi hoạt động của các cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh
- Các thành viên thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước UBNDtỉnh về những việc được phân công
Thứ hai: Nguyên tắc phân công rành mạch trong công tác
Mục tiêu của chính quyền tỉnh Sơn La là nâng cao đời sống của nhândân địa phương, góp phần giữ vững mục tiêu kinh tế - xã hội chung của cảnước Phân công công việc để thực hiện mục tiêu chung là yêu cầu của tínhkhoa học trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý ở địa phương nói riêng
Do vậy, UBND tỉnh Sơn La tất yếu thực hiện phân công công tác giữa Chủtịch UBND tỉnh với các thành viên, giữa Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giữa cácthành viên UBND tỉnh Hiệu quả sẽ đạt cao nhất khi phân công vừa đảm bảorành mạch, vừa là tiền đề thực hiện phối hợp khi giải quyết nhiệm vụ quyềnhạn của UBND tỉnh Sơn La
Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm chung đối với nhiệm vụ quyềnhạn của mình, nhiệm vụ quyền hạn đã phân công cho các phó Chủ tịchUBND tỉnh, các ủy viên và cùng thành viên UBND tỉnh chịu trách nhiệm tậpthể trước HĐND tỉnh và Chính phủ
Trang 16Tuy nhiên, dù chịu trách nhiệm chung nhưng Chỉ tịch UBND tỉnh khôngthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh một cách ôm đồm, mà có sự phâncông lĩnh vực công tác và theo dõi hoạt động của một số cơ quan chuyên mônthuộc UBND tỉnh cho các Phó Chủ tịch và các ủy viên Các Phó Chủ tịch UBNDtỉnh và các ủy viên UBND tỉnh được sử dụng quyền hạn, thay mặt Chủ tịch UBNDkhi giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực được phân công Phân công đượcthực hiện dựa vào trách nhiệm của người được phân công và người phân công.
Thứ ba: Nguyên tắc phối hợp công tác giữa các thành viên UBND tỉnh Sơn La.
Phân công là nhu cầu của tính khoa học trong quản lý nhà nước củaUBND tỉnh, nhưng phân công không phải là tối ưu Có những vấn đề giảiquyết thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh nhưng đòi hỏi phải có sự phối hợp,đóng góp sức lực, trí tuệ của cá nhân thành viên UBND tỉnh, Thủ tướng các
cơ quan chuyên môn, ý kiến đóng góp của các ngành có liên quan
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có tráchnhiệm giải quyết công việc được phân công; trường hợp vấn đề có liên quanđến lĩnh vực của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh khác thì trực tiếp phối hợp vớiPhó Chủ tịch UBND để giải quyết Đối với những vấn đề có ý kiến khác nhauthì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
Đối với một số vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều huyện, thị xãthì Chủ tịch UBND tỉnh có thể thành lập các tổ tư vấn (trong đó có sự thamgia của thủ tướng một số cơ quan chuyên môn do Chủ tịch UBND tỉnh chỉđịnh) để tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết
Đối với những vấn đề liên quan đến chức năng của ngành, lĩnh vựcmình quản lý, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn tham gia, có nghĩa vụ trảlời ý kiến với thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND tỉnh,Chủ tịch UBND các huyện, thị xã để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của
Trang 17Thứ tư: Nguyên tắc linh hoạt.
Phân công, phối hợp trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh làmặt của hoạt động quản lý; nhưng hoạt động quản lý của UBND tỉnh là mộtmặt của hoạt động quản lý; nhưng hoạt động quản lý của UBND tỉnh Sơn Lacòn phải gắn liền và bám sát thực tiễn của tỉnh Sơn La Do vậy, tổ chức vàhoạt động của UBND tỉnh Sơn La còn phải đảm bảo tính linh hoạt
Nguyên tắc linh hoạt trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Sơn Lađược nhận thức và quy định trong "quy chế làm việc" của UBND tỉnh như sau:
Nhằm đảm bảo tính thường xuyên trong xử lý, giải quyết công việccủa UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phân công một số lĩnh vực công tác vàtheo dõi hoạt động của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cho cácPhó Chủ tịch UBND tỉnh ngoài nhiệm vụ chung được quy định cho các PhóChủ tịch còn được thực hiện nhiệm vụ riêng sau:
Lãnh đạo và sử dụng bộ máy văn phòng UBND tỉnh để thường xuyênduy trì các hoạt động chung của UBND tỉnh
Giải quyết các công việc của Chủ tịch UBND tỉnh và công việc của phóChủ tịch UBND tỉnh khác khi Chủ tịch, phó Chủ tịch đó đi công tác vắngmặt
Linh hoạt do tầm quan trọng của công việc: những vấn đề thuộc thẩmquyền của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, UBND huyện, thị xã nhưng
do tầm quan trọng của công việc, Chủ tịch UBND tỉnh thấy cần phải trực tiếpchỉ đạo để giải quyết dứt điểm
Linh hoạt do vấn đề đột xuất hoặc thiên tai, dịch bệnh: Những vấn đềđột xuất hoặc mới phát sinh, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh,tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của thủ trưởng các cơ quan chuyên mônthuộc UBND tỉnh hoặc UBND huyện, thị xã
Trường hợp khẩn cấp: đối với những vấn đề UBND tỉnh cần phải giảiquyết gấp, nhưng không có điều kiện tổ chức họp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND
Trang 18tỉnh chỉ đạo văn phòng UBND tỉnh gửi toàn bộ hồ sơ về vấn đề đó và phiếulấy ý kiến đến từng thành viên UBND tỉnh để lấy ý kiến đóng góp Kết quả cóquá nữa tổng số thành viên UBND tỉnh tán thành thì Văn phòng UBND trìnhChủ tịch UBND quyết định và báo cáo UBND tỉnh tại phiên họp gần nhất.
Linh hoạt gắn liền tính trách nhiệm: Đối với những vấn đề vượt quathẩm quyền và khả năng giải quyết của mình, Thủ trưởng các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND tỉnh phải chủ động làm việc với cơ quan liên quan để hoànchỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND xem xét quyết định
Trường hợp các kiến nghị của huyện, thị xã thuộc quyền giải quyếtcủa các cơ quan thuộc UBND tỉnh nhưng liên quân đến nhiều ngành thì Chủtịch UBND huyện, thị xã đề nghị một cơ quan có liên quan đến nội dungchính trong bản kiến nghị làm đầu mối giải quyết Cơ quan được UBNDhuyện, thị xã đề nghị làm đầu mối giải quyết trách nhiệm phối hợp với các cơquan có liên quan không thống nhất giải quyết thì cơ quan đầu mối báo cáo rõcác ý kiến khác nhau để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định; đồng thờibáo cáo cho địa phương biết
Nguyên tắc là những cơ sở, nền tảng của các tổ chức và hoạt động củaUBND tỉnh Sơn La Tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh phải đảm bảonhững nguyên tắc này thể hiện trong tổ chức và xuyên suốt quá trình hoạtđộng của UBND tỉnh Sơn La
1.3 Sơ lược về lịch sủ hình thành, phát triển của Ủy ban nhân tỉnh Sơn La từ khi thành lập đến nay
Lịch sử hình thành và phát triển của UBND tỉnh Sơn La gắn liền vớilịch sử cách mạng nước ta Sự ra đời và phát triển của UBND tỉnh Sơn Lađược chia làm các giai đoạn sau đây
1.3.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1954
Trang 19Sau khi bầu cử Quốc hội, Sơn La tiến hành củng cố một bước hệ thốngchính quyền các cấp ở địa phương theo các Sắc lệnh số 01-SL ngày 23-1-1946của Chủ tịch Chính phủ về việc sửa đổi Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 tổ chứcHĐND và Ủy ban hành chính và Sắc lệnh số 22/A-SL ngày 18-2-1946 củaChủ tịch Chính phủ về sửa đổi điều thứ 65 Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 tổchức HĐND và Ủy ban hành chính UBND cách mạng lâm thời được chuyểnđổi thành Ủy ban hành chính các cấp Thể lệ bầu cử, cơ cấu tổ chức bộ máy
và hoạt động của Ủy ban hành chính các cấp được thực hiện và thành lập trêntinh thần tuân thủ các quy định trong các Sắc lệnh trên
Tháng 11-1946, Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp năm 1946, trong
đó quy định HĐND được thành lập ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã, do phổthông đầu phiếu và trực tiếp bầu ra; HĐND tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử
ra Ủy ban hành chính Từ năm 1946, Ủy ban hành chính được tổ chức và hoạtđộng theo Sắc lệnh số 63-SL ngày 22-11-1945 của Chủ tịch Chính phủ vềviệc tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính và theo Hiến pháp năm 1946 Donhững điều kiện khó khăn và đặc điểm cụ thể của địa phương nên Sơn Lachưa thực hiện được bầu cử HĐND tỉnh và Hội đồng nhân dân xã theo chủtrương của Đảng và Chính phủ, trong giai đoạn này quyền làm chủ của nhândân tiếp tục thực hiện hóa thông qua Ủy ban hành chính và Mặt trận ViệtMinh các cấp
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, do phải tập trung cao độ chokháng chiến, Chính phủ ra Sắc lệnh tạm hoãn các cuộc tuyển cử vào HĐND
và Ủy ban hành chính các cấp Tiếp đó, trong hai năm 1947-1948, Chính phủ
ra nhiều văn bản để điều chỉnh tổ chức chính quyền nhân dân cho phù hợp vớihoàn cảnh kháng chiến: Sắc lệnh số 91-SL ngày 01-10-1947 của Chủ tịchChính phủ hợp nhất Ủy ban kháng chiến và Ủy ban hành chính từ cấp tỉnh trởxuống thành Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính Thông tư số 14-TC ngày11-12-1948, Thông tư số 20-TC ngày 31-12-1948 của Hội đồng Quốc phòngtối cao đã quy định và hướng dẫn những điều chỉnh trong bộ máy chính quyền
Trang 20địa phương Cuối năm 1947, đầu năm 1948, các Ủy ban kháng chiến hànhchính được hình thành ở các địa bàn quan trọng của tỉnh Sơn La.
Trong khi chưa lập được HĐND các cấp, tỉnh Sơn La chú trọng pháthuy vai trò tự chủ của đồng bào các dân tộc trong việc thiết lập hệ thốngchính quyền, nhất là tại các cơ sở Vai trò của trưởng bản được đề cao Chínhquyền địa phương thông qua các trưởng bản để thực hiện các chính sách củaĐảng và Nhà nước tại các vùng đồng bào dân tộc như vận động nhân dân đẩymạnh sản xuất, tiết kiệm, đóng thuế nông nghiệp đầy đủ, kịp thời… Hệ thốngquần chúng như Hội nông dân, thanh niên, phụ nữ được xây dựng và khôngngừng củng cố, phát triển nhiều hình thức hoạt động, trở thành nhân tố gắnkết đồng bào và là bề đỡ cho phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh
1.3.2 Giai đoạn từ 1954 đến 1975
Ngày 7-5-1954, Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập, trụ sở tại huyệnThuận Châu, tỉnh Sơn La Theo chủ trương này, cấp khu là đơn vị hành chínhcủa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Khu tự trị Thái - Mèo không có cấptỉnh mà tổ chức theo mô hình hệ thống hành chính 3 cấp: Khu, Châu, xã.Toàn khu có 16 châu: Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, MộcChâu, Phù Yên, Văn Chấn, Than Uyên, Quỳnh Nhai, Phong Thổ, Sình Hồ,Mường Tè, Mường Lay, Tuần Giáo, Điện Biên và Sông Mã
Từ ngày 7 đến ngày 12-5-1955, kỳ họp lần thứ nhất, khóa I HĐNDKhu tự trị Thái - Mèo đã họp tại Thuận Châu - Sơn La Tổng số đại biểu là
785 người Đại biểu HĐND khu gồm có 139 người, trong đó có 135 đại biểuchính thức do nhân dân bầu ra và 4 đại biểu được mời là Lê Trung Đình, TrầnQuyết, Điêu Chính Chân, Nguyễn Văn Đức Tại Đại hội, các đại biểu làmviệc ở tổ, thảo luận Sắc lệnh của Chính phủ về chính sách thành lập Khu tự trị
và nhiệm vụ xây dựng Khu tự trị Với sự ra đời của Khu tự trị được tổ chứctheo cơ cấu chính quyền 3 cấp: Khu, châu, xã nên tỉnh Sơn La giải thể Cácchâu của Sơn La dưới sự điều hành trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ Khu
Trang 21và Ủy ban hành chính Khu tự trị Trên địa bàn Sơn La có các châu trực thuộcKhu tự trị Thái - Mèo là Mộc Châu, Phù Yên, Mường La, Yên Châu, ThuậnChâu, Sông Mã, Mai Sơn.
Từ năm 1955 đến năm 1959, HĐND khóa I Khu tự trị đã tiến hành
6 kỳ hợp để giải quyết những vấn đề quan trọng về kinh tế, xã hội trong khu.Trong đó quan trọng nhất là HĐND Khu tự trị đã bầu Ủy ban hành chính Khu
tự trị, Ủy ban hành chính khu tự trị có nhiệm vụ xây dựng và trình HĐND xemxét và thông qua các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Khu…
Căn cứ vào kiến nghị của HĐND Khu tự trị Thái - Mèo, tại kỳ họp thứnăm, Quốc Hội khóa II (họp, ngày 27-10-1962) đã phê chuẩn cho Khu tự trịThái - Mèo lập 3 tỉnh: Lai Châu, Sơn La và Nghĩa lộ; quyết định đổi tên Khu
tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc đồng thời các Châu đổi thànhhuyện Trong thời gian đầu, để đảm bảo công tác lãnh đạo của các tỉnh mớikhông bị gián đoạn Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập ở mỗi tỉnh mộtỦy ban lâm thời phụ trách hành chính Đây là một chủ trương sáng suốt, tạođiều kiện và cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các dân tộc trong tỉnh Sơn La quyếttâm xây dựng quê hương theo đường lối cách mạng của Đảng
Trong điều kiện chưa thành lập HĐND các cấp, cần xây dựng, củng
cố và nâng cao năng lực hoạt động của Ủy ban hành chính, đặc biệt là Mặttrận Việt Minh các cấp; phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng, Mặttrận và chính quyền, qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Ngày 24-12-1962, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập Ủy banhành chính lâm thời tỉnh Sơn La Ngày 9-6-1963, Sơn La đã tiến hành bầu cửHĐND tỉnh khóa I Từ ngày 25 đến ngày 27-7-1963, HĐND tỉnh khóa I họp
kỳ họp thứ nhất Kỳ họp thứ nhất tiến hành bầu cử Ủy ban hành chính củatỉnh, bầu tòa án nhân dân tỉnh, bầu thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân tỉnh
Trang 22Trong 12 năm (1963-1975), trải qua các khóa I, II, III, IV và V củaHĐND tỉnh Sơn La, Ủy ban hành chính với vai trò là cơ quan chấp hành củaHội đồng nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm thi hành mọi nghị quyết, quyết địnhcủa HĐND, đồng thời có trách nhiệm quản lý công tác hành chính của địaphương dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính khu, sự lãnh đạo thống nhấtcủa Hội đồng Chính phủ Ủy ban hành chính tỉnh đã có nhiều cố gắng lãnhđạo chiến đấu, sắn sàng chiếu đấu và giữ gìn trận tự an ninh địa phương.
Những thành tích mà Ủy ban hành chính tỉnh đạt được trong quá trìnhchỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Sơn Lanhững năm 1963-1975 đã tạo điều kiện quan trọng để HĐND tỉnh phát huyhiệu quả vai trò chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ cách mạng mới
1.3.3 Giai đoạn từ 1976 đến nay
Ngày 25-4-1976, cùng với cử tri cả nước, cử tri Sơn La phấn khởitham gia cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI, Quốc Hội nước Việt Nam thốngnhất Ngày 15-5-1977, cử tri toàn tỉnh hăng hái tham gia bầu cử HĐND cáccấp, cử tri đi bầu cử HĐND tỉnh khóa VI (nhiệm kỳ 1977-1981) đạt tỷ lệ99,35% Từ ngày 29-6 đến 02-7-1977, HĐND tỉnh khóa VI họp kỳ họp thứnhất, HĐND đã tiến hành bầu UBND tỉnh mới gồm 15 đồng chí, trong đó có 1Chủ tịch, 4 Phó chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và 9 ủy viên
Ngày 26-4-1981, cử tri Sơn la nô nức đi bầu cử đại Quốc hội vàHĐND tỉnh Sơn La khóa VII (nhiệm kỳ 1981-1985) Cuộc bầu cử được tiếnhành dân chủ, đúng pháp luật, lựa chọn được những đại biểu đủ tiêu chuẩnvào Quốc hội, HĐND tỉnh Từ ngày 9-6 đến ngày 13-6-1981, HĐND tỉnh tiếnhành kỳ họp thứ nhất, tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh bầu đồng chí CầmNgoan giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 1981-
1985 gồm 19 đồng chí Thực hiện Nghị quyết của HĐND khóa VII, UBND
Trang 23tỉnh và các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triểnkinh tế xã hội.
Thực hiện Luật tổ chức HĐND và UBND 1983 (sửa đổi), từ 29 đếnngày 31-5-1985, HĐND tỉnh Sơn La khóa VIII tiến hành kỳ họp thứ nhất Kỳhọp đã bầu UBND tỉnh gồm 15 ủy viên, trong đó đồng chí Cầm Liên đượcbầu làm chủ tịch UBND tỉnh
Từ ngày 2 đến ngày 7-1-1990, HĐND tỉnh Sơn La khóa XI (1989-1994)tiến hành kỳ họp thứ nhất Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã đầu UBND tỉnh gồm 16đồng chí, đồng chí Lương An giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Trong nhiệm kỳnày Hoạt động của UBND có những thuận lợi rất căn bản Đó là sự nghiệpđổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo bước đầu đạt được những kết quả quantrọng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 là nhữngđịnh hướng để toàn Đảng, toàn dân hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước
Từ ngày 4 đến ngày 8-1-1995, HĐND tỉnh Sơn La khóa X nhiệm kỳ1994-1999 tiến hành kỳ họp thứ nhất, HĐND đã bầu UBND tỉnh gồm 9 thànhviên, do đồng chí Lê Bình Thanh giữ chức Chủ tịch
Sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, cùng với những đổi mới trênlĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, hệ thống chính trị cũng có những đổi mớiquan trọng Nhà nước ban hành Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi)năm 1994 Thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi), được sự chỉđạo của Tỉnh ủy, tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh từng bước được kiện toànnhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Tháng 12-1999, tại kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ (1999-2004), HĐNDtỉnh đã bầu UBND tỉnh gồm 9 thành viên, do đồng chí Lê Bình Thanh làmchủ tịch Từ ngày 2 đến ngày 6-6-2004, kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh, khóaXII (2004-2010), HĐND tỉnh khóa XII gồm 11 thành viên, bao gồm: Chủtịch, 4 Phó Chủ tịch và 6 thành viên UBND bao gồm các ngành: Giám đốc Sở
Trang 24kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Vănphòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh Đồng chí Hoàng Chí Thức giữ chức Chủ tịch
Trang 25Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
2.1 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân tỉnh Sơn La
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
* Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
Ủy ban nhân dân gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Chủtịch UBND là đại biểu HĐND, các thành viên khác không nhất thiết phải làđại biểu Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch UBND thì người được giớithiệu để bầu không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân Theo quyđịnh hiện hành số thành viên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ
9 đến 11 người (riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13người); cấp huyện, quận, thị xã từ 7 đến 9 người; cấp xã, phường, thị trấn từ 3đến 5 người Trong đó số Phó Chủ tịch ở các cấp tương ứng là 3 đến 4 (hoặc 5),
2 - 3 và 1 - 2 người
Theo luật tổ chức HĐND và UBND (2003), một số văn bản của Chínhphủ như Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 Nghị định số107/2004/ NĐ-CP, Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/09/2004 và Quyếtđịnh số 350/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Sơn La ngày 18/07/2004, Quy chế làmviệc của UBND tỉnh Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 65/2004/QĐ-UBngày 18/07/2004 thì UBND tỉnh Sơn La do HĐND tỉnh bầu ra, có 11 thànhviên chỉ gồm Chủ tịch UBND tỉnh, 04 phó Chủ tịch UBND tỉnh và 06 ủyviên
* Cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Sơn La
Các cơ quan chuyên môn được UBND tỉnh ủy nhiệm thực hiện chứcnăng quản lý hành chính nhà nước trong một ngành, một số ngành, hoặc lĩnh
Trang 26vực công tác trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, xuyênsuốt theo ngành (hoặc lĩnh vực) từ Trung ương đến cơ sở Các cơ quan chuyênmôn chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉđạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ, ngành tương đương.
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 và Nghịđịnh số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kếthợp thực tiễn tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Sơn La quy định số lượng các cơ quanchuyên môn là 19 sở, ban và tương đương
6 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
7 Sở Giao thông vận tải;
8 Sở Xây dựng;
9 Sở Tài nguyên và Môi trường;
10 Sở Thông tin và Truyền thông;
11 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
12 Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch;
13 Sở Khoa học và Công nghệ;
14 Sở Giáo dục và Đào tạo;
15 Sở Y tế;
16 Thanh tra tỉnh;
Trang 27Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan chuyên môn trong việcquản lý nhà nước đối với ngành lĩnh vực đã dần sửa đổi, bổ sung và quy định
rõ hơn, đã có sự phân định giữa chức năng quản lý nhà nước với quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ phù hợpvới đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Từng bước khắc phục dần sựcan thiệp trực tiếp của nhà nước vào điều hành sản xuất kinh doanh của đơn
vị, vì vậy hoạt động của các cơ quan quản lý ngày càng có hiệu quả hơntrước
Song nhìn một cách tổng thể tổ chức của các cơ quan chuyên môn củatỉnh tuy đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mốinhưng vẫn còn cồng kềnh, chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khốilượng công việc được giao Một số cơ quan chưa làm hết chức năng, nhiệm
vụ được giao hoặc có cơ quan đã thấy nhiệm vụ mà vẫn bỏ sót hoặc khôngtriển khai, điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến công tác tham mưu giúpUBND tỉnh chỉ đạo điều hành công việc nhất là trong lĩnh vực quản lý nhànước đối với mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế,các hoạt động xã hội, xây dựng cơ bản
2.1.2 Cơ cấu chức danh của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
* Chủ tịch UBND tỉnh
Trang 28Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La (hiện là đồng chí Cầm Ngọc Minh) là
người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND tỉnh, chịu trách nhiệm cánhân về nhiệm vụ và quyền hạn của mình, theo Điều 127 Luật tổ chức HĐND
và UBND năm 2003, chủ tịch UBND tỉnh Sơn La có thẩm quyền sau:
- Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của Uỷ ban nhân dân,các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
- Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh
- Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp mình và UBND cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, cácvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân vàquyết định, chỉ thị của UBND cùng cấp
- Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điềuhành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranhchống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, thamnhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong
bộ máy chính quyền địa phương
- Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáocủa nhân dân theo quy định của pháp luật
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND
- Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp;điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thànhviên của UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cáchchức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quảnlý
Trang 29- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và văn bản trái pháp luật củaUBND, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp
- Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dướitrực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ
- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc độtxuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật
tự và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất
- Phụ trách và chỉ đạo các ngành: Công an, Quân sự, Biên phòng,Thanh tra, tư pháp, nội vụ, thường trực ban chỉ đạo cải cách hành chính
- Giữ mối liên hệ phối hợp giữa UBND tỉnh với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh,Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,
Bộ tư lệnh Quân khu 2
* Phó chủ tịch UBND tỉnh (gồm 4 phó chủ tịch)
- Một phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh.
+ Chỉ đạo công tác của văn phòng UBND tỉnh
+ Giải quyết các công việc của Chủ tịch UBND tỉnh và của phó Chủtịch UBND tỉnh khác khi Chủ tịch UBND tỉnh và các phó Chủ tịch UBNDtỉnh khác đi công tác, vắng mặt
+ Phụ trách các lĩnh vực: kinh tế, tài chính, doanh nghiệp, thương mại,
du lịch, kinh tế đối ngoại
+ Phụ trách và chỉ đạo các ngành: tài chính, kế hoạch và đầu tư, cụcthuế, cục hải quan, cục thống kê, ngân hàng, kho bạc, thương mại - du lịch vàcác doanh nghiệp nhà nước khác
- Một Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trang 30+ Phụ trách các lĩnh vực: thi đua và khen thưởng, văn hóa xã hội, y tế,giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, bảo hiểm, giải quyết việc làm, xóa đóigiảm nghèo và các lĩnh vực xã hội khác.
+ Phụ trách và chỉ đạo các ngành: Văn hóa thông tin, thể dục thể thao,lao động thương binh và xã hội, y tế, bảo hiểm xã hội, giáo dục và đào tạo,Ban thi đua khen thưởng, ban tôn giáo, đài phát thanh, truyền hình Sơn La,trường đại học Tây Bắc
- Một phó Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Phụ trách các lĩnh vực: Nông - Lâm - Thủy sản, phát triển nôngthôn, công nghiệp, xây dựng cơ bản, nhà ở, đất ở, giao thông công chánh,khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, bưu chính viễn thông
+ Phụ trách và chỉ đạo các ngành: Nông nghiệp và phát triển nôngthôn, công nghiệp, xây dựng, tài nguyên và môi trường, giao thông côngchánh, khoa học - công nghệ, thông tin truyền thông, điện lực
- Một phó Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Phụ trách công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La
+ Phụ trách công tác ngoại vụ, biên giới lãnh thổ quốc gia, công tácdân tộc
+ Giữ mối quan hệ phối hợp giữa UBND tỉnh với Mặt trận Tổ quốc(MTTQ), các đoàn thể, hội quần chúng cấp tỉnh và báo Sơn La
* Ủy viên UBND tỉnh (gồm 6 ủy viên)
- Một Ủy viên phụ trách lĩnh vực công an
- Một Ủy viên phụ trách lĩnh vực quân sự
- Một Ủy viên phụ trách lĩnh vực nội vụ
- Một Ủy viên phụ trách văn phòng
Trang 31- Một Ủy viên phụ trách kế hoạch đầu tư.
- Một Ủy viên phụ trách tài chính
2.1.3 Mối quan hệ và phân định chức trách nhiệm vụ của các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
* Quan hệ thành lập
- Chủ tịch UBND do HĐND cấp tỉnh bầu ra tại kỳ họp thứ nhất củamỗi khóa theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND được bầutrong số các đại biểu HĐND theo thể thức bỏ phiếu kín, phải được quá mộtphần hai tổng số đại biểu HĐND có mặt biểu quyết tán thành
- Phó chủ tịch UBND do HĐND tỉnh bầu ra tại kỳ họp thứ nhất củamỗi khóa theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND, theo thể thức bỏ phiếu kín,các phó chủ tịch UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND
- Các thành viên khác của UBND do HĐND cấp tỉnh bầu ra tại kỳ họpthứ nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND, theo thể thức bỏphiếu kín
Kết quả bầu cử các thành viên UBND tỉnh phải được Thủ tướng Chínhphủ phê chuẩn, trong nhiệm kỳ nếu khuyết chủ tịch UBND thì chủ tịch HĐNDcấp tỉnh giới thiệu người ứng cử chủ tịch UBND để HĐND bầu, người được
bầu này không nhất thiết phải là đại biểu HĐND (đây là điểm mới so với Luật năm 1994) Các thành viên UBND tỉnh cũng không nhất thiết phải là đại biểu
HĐND, đây là quy định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND, đápứng kịp thời sự thay đổi thành viên UBND, cũng như hoạt động điều hành vàquản lý nhà nước trong phạm vi lãnh thổ tỉnh
* Quan hệ chức trách
- Chủ tịch UBND tỉnh là người lãnh đạo và điều hành công việc củaUBND tỉnh, chủ tịch có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra công tác các cơ quan
Trang 32chuyên môn thuộc UBND và cấp dưới trực tiếp; phân công công tác cho cácphó chủ tịch và các thành viên UBND; quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND cấp tỉnh (trừ các vấn đề được quy định tại Điều 124, Mục 4 của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003) Thông qua vai trò điều
hành hoạt động của chủ tịch UBND, hoạt động của UBND được nhịp nhàng,thống nhất
- Phó chủ tịch UBND tỉnh là người giúp việc cho chủ tịch, được chủtịch phân công phụ trách, thực hiện công việc nhất định hoặc mảng công việcnhất định như: kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa - xã hội…cụ thể đối vớitỉnh Sơn La ngoài chủ tịch phụ trách chung thì một phó chủ tịch được phâncông đảm nhiệm công việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại, kinh
tế đối ngoại Một phó chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, thểdục thể thao Một phó chủ tịch phụ trách sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,công nghiệp, khoa học kỹ thuật và tài nguyên môi trường Một phó chủ tịchphụ trách công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, công tác ngoại vụ,biên giới lãnh thổ quốc gia, công tác dân tộc, giữ mối quan hệ phối hợp giữaUBND tỉnh với MTTQ, các đoàn thể, Hội quần chúng cấp tỉnh và báo Sơn
La Thông qua hoạt động của các phó chủ tịch giúp chủ tịch UBND tỉnh nắmđược toàn bộ hoạt động của UBND tỉnh
- Ủy viên UBND tỉnh là những người được chủ tịch phân công phụtrách quản lý những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định như: Công an,quân sự, tổ chức, thanh tra, kế hoạch, tài chính, văn phòng ủy ban…
* Quan hệ trách nhiệm
- Chủ tịch UBND tỉnh là người lãnh đạo, điều hành công việc của UBNDnên phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBNDtrước HĐND tỉnh và trước Chính phủ
Trang 33- Phó Chủ tịch UBND là người được chủ tịch UBND tỉnh phân côngcông việc, với danh nghĩa là người giúp việc cho chủ tịch nên phải chịu tráchnhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ trước chủ tịch UBND.
- Ủy viên UBND là những người được chủ tịch phân công phụ tráchquản lý những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định nên phải chịu tráchnhiệm cá nhân về ngành, lĩnh vực được phân công trước chủ tịch UBND tỉnh
và cùng với tập thể UBND tỉnh chịu trách nhiệm về hoạt động của UBNDtrước HĐND tỉnh và Chính phủ
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (không phải là thànhviên UBND) được giao phụ trách quản lý ngành, lĩnh vực chuyên môn vớicác tên gọi như: Giám đốc sở, trưởng ban… phải chịu trách nhiệm lãnh đạo hoạtđộng của ngành mình, lĩnh vực mình phụ trách trước UBND và cơ quan quản lýchuyên môn cấp trên (các Bộ), trong trường hợp cần thiết thì báo cáo HĐNDtỉnh
Hiện nay, với xu hướng đề cao trách nhiệm cá nhân chủ tịch UBND
và sự phân công chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực công tác của các thànhviên UBND, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, UBND tỉnh Sơn
La đã kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm bớt số ủy viên là thủ trưởng các cơquan chuyên môn thuộc UBND như: Ủy viên phụ trách công an đồng thời làgiám đốc Sở công an, ủy viên phụ trách quân sự là Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huyquân sự tỉnh…để đảm bảo tính nhanh nhạy, tăng cường hiệu lực kiểm tra củaUBND đối với hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND; xác định rõthẩm quyền hành chính cụ thể cho từng thành viên thuộc UBND, điều chỉnh,sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, tương ứng với việc sắpxếp điều chỉnh lại cán bộ, ngành ở trung ương theo hướng quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực
2.2 Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân tỉnh Sơn La
Trang 34Trong tổ chức và hoạt động của UBND từ trước đến nay luôn quántriệt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủtrưởng Sự vận dụng nguyên tắc này theo từng giai đoạn lịch sử có thểnghiêng về mặt này hoặc mặt kia Tại Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chứcHĐND và UBND năm 1994 và năm 2003, bên cạnh việc tiếp tục coi trọngtính tập thể lãnh đạo, đã có sự nhấn mạnh sự phân công và tăng cường hơnchế độ thủ trưởng so với trước đó
Hiệu quả thực hiện chức năng của UBND tỉnh Sơn La đối với địaphương trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, do hoạt độngcủa UBND tỉnh Sơn La mang lại Hoạt động đó có thể thực hiện dưới hìnhthức tập thể của UBND tỉnh, hoặc hoạt động của các thành viên của UBNDtỉnh Sơn La
2.2.1 Hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh
Về vai trò của tập thể UBND, Hiến pháp quy định: "Khi quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của địa phương, UBND phải thảo luận tập thể vàquyết định theo đa số" [34, Điều 124] Luật tổ chức HĐND và UBND năm
2003 tại Điều 124 quy định 6 vấn đề mà UBND phải thảo luận tập thể vàquyết định theo đa số, gồm:
1- Chương trình làm việc của UBND;
2- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách, quyết toánngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND quyết định;
3- Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phươngtrình HĐND quyết định;
4 Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấpbách của địa phương trình HĐND quyết định;
5 Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội,thông qua báo cáo của UBND trước khi trình HĐND;
Trang 356- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên mônthuộc UBND và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vịhành chính ở địa phương;
Hoạt động tập thể chủ yếu của UBND tỉnh Sơn La là hoạt động dướihình thức phiên họp của UBND tỉnh theo quy định của Luật tổ chức HĐND
và UBND (2003)
UBND tỉnh họp mỗi tháng ít nhất một lần Chủ tịch UBND tỉnh triệutập phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh Các thành viên của UBND tỉnh phảitham dự đầy đủ các phiên họp của UBND tỉnh, trường hợp vắng mặt phải xinphép và được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh Phiên họp phải có tham dựcủa người đứng đầu của một số cơ quan nhà nước và đoàn thể nhân dân cấptỉnh khi thảo luận những vấn để có liên quan Phiên họp của UBND tỉnh chỉđược tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của UBND tỉnh tham dự.Trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng sốthành viên của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh triệu tập phiên họp bấtthường, phiên họp thường kỳ hàng tháng của UBND tỉnh trong khoảng thờigian từ 25 đến ngày 30 hàng tháng
Riêng đối với những vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tập thểhoặc vấn đề UBND tỉnh cần giải quyết gấp, nhưng không có điều kiện họpUBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo văn phòng UBND tỉnh gửi toàn bộhồ sơ về vấn đề đó và phiếu lấy kiến đến từng thành viên UBND tỉnh để lấy ýkiến đóng góp Kết quả có quá nửa tổng số thành viên UBND tỉnh tán thànhthì văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và báo cáoUBND tỉnh trong phiên họp gần nhất
2.2.2 Hoạt động của từng thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh
* Hoạt động của chủ tịch UBND tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu UBND tỉnh, người đại diện
Trang 36cao nhất của UBND tỉnh Sơn La, thông qua hoạt động của mình Chủ tịchUBND tỉnh Sơn La giải quyết những vấn đề được Luật tổ chức HĐND vàUBND (2003) và các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền củaUBND tỉnh nhưng không do UBND tỉnh thảo luận, quyết định tập thể Bêncạnh, với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu UBND tỉnh, Chủ tịch UBNDtỉnh còn quyết định:
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối với những vấn đề mà các phó chủtịch UBND tỉnh được phân công giải quyết nhưng vấn đề có liên quan đến cáclĩnh vực của các phó Chủ tịch UBND tỉnh khác phụ trách, cần có ý kiến củaChủ tịch UBND tỉnh hoặc giữa các phó Chủ tịch UBND tỉnh còn có ý kiếnkhác nhau
Những vấn đề quan trọng có tính liên ngành đã được Thủ trưởng các cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phối hợp xử lý nhưng còn ý kiến khác nhau
Những vấn đề do Chủ tịch UBND huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy banMTTQ Việt Nam tỉnh và người đứng đầu các đoàn thể đề nghị vượt quá thẩmquyền của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc nhữngvấn đề có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, giữa các cơ quan đócòn có ý kiến khác nhau
Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các cơ quan chuyênmôn, UBND huyện, thị xã nhưng do tầm quan trọng của công việc, Chủ tịchUBND tỉnh thấy cần trực tiếp chủ đạo để sớm giải quyết dứt điểm
Những vấn đề đột xuất hoặc mới phát sinh, các sự cố nghiêm trọngnhư thiên tai, dịch bệnh tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của thủ trưởngcủa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc UBND huyện, thị xã
* Hoạt động của các phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trên cơ sở sự phân công công tác của Chủ tịch UBND tỉnh, phó Chủtịch UBND tỉnh thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các công việc thuộc
Trang 37lĩnh vực được phân công Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phóChủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Chỉ đạo các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã xâydựng các văn bản quy pháp pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
đề án, dự án, các báo cáo sơ kết., tổng kết phát triển ngành, lĩnh vực, vùng,địa phương (gọi tắt là đề án) trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
Kiểm tra đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBNDcác huyện, thị xã trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của UBND tỉnh
và chỉ đạo của UBND tỉnh, các chương trình, chính sách, pháp luật thuộc lĩnhvực mình phụ trách Trường hợp phát hiện các cơ quan chuyên môn thuộcUBND tỉnh, UBND huyện, thị xã ban hành văn bản hoặc làm những việc tráipháp luật thì thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đình chỉ việc thi hànhvăn bản hoặc việc làm trái đó, đồng thời ra biện pháp xử lý
Giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc thẩm quyềnđược Chủ tịch UBND tỉnh phân công; xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh để xử
lý những công việc thuộc về cơ chế, chính sách chưa được UBND tỉnh quyđịnh hoặc những vấn đề quan trọng khác
Theo dõi về tổ chức bộ máy; chỉ đạo việc xử lý các vấn đề nội bộtrong cơ quan thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi
Những vấn đề thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan chuyênmôn, UBND huyện, thị xã trong lĩnh vực được phân công của phó Chủ tịchUBND tỉnh nhưng do tầm quan trọng của công việc, phó Chủ tịch của UBNDtỉnh phụ trách các lĩnh vực đó thấy cần phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết thì láylên giải quyết
Riêng phó Chủ tịch UBND tỉnh làm nhiệm vụ thường trực ngoàinhững hoạt động chung nêu trên còn thực hiện nhiệm vụ:
Trang 38- Lãnh đạo và sử dụng bộ máy văn phòng UBND tỉnh để thườngxuyên duy trì các hoạt động chung của UBND tỉnh.
- Giải quyết các công việc của UBND tỉnh và công việc của phó Chủtịch UBND tỉnh khác khi Chủ tịch đó đi công tác, vắng mặt
* Hoạt động của các thành viên và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
- Hoạt động của Ủy viên UBND tỉnh.
Những ủy viên là Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thực hiện chứcnăng chung quy định dành cho Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cònthực hiện:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về nhữngvấn đề được phân công
- Thảo luận, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết địnhtập thể UBND tỉnh
- Hoạt động của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc theo chế độ thủtrưởng Do vậy, hoạt động của cơ quan chuyên môn chủ yếu thông qua thủtrưởng cơ quan chuyên môn
Theo quy của luật tổ chức HĐND và UBND (2003), Nghị định171/2004/NĐ-CP và một số nghị định quy định tổ chức và hoạt động của các
cơ quan chuyên môn, các thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thực hiện cáchoạt động
+ Giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệmquản lý nhà nước của mình
+ Xem xét và trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo những đềnghị của các cơ quan chuyên khác thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã,
Trang 39Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh những vấn đề thuộc phạm
vi trách nhiệm quản lý của mình
Tham gia ý kiến với Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc UBND tỉnh,Chủ tịch UBND huyện, thị xã để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của ơquan đó nhưng có liên quan đến chức năng ngành, lĩnh vực mình quản lý
+ Thực hiện một số công việc cụ thể theo sự ủy quyền của Chủ tịchUBND tỉnh
- Hoạt động của Chánh văn phòng UBND tỉnh.
+ Tổng hợp và trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thông qua cácchương trình công tác của UBND tỉnh; theo dõi, đôn đốc các cơ quan có liênquan thực hiện chương trình đó; chuẩn bị các đề án, báo cáo kiểm điểm sự chỉđạo điều hành hàng năm của UBND tỉnh và các báo cáo khác theo sự phâncông của Chủ tịch tỉnh
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh duy trì và kiểm điểm việc thực hiện quychế làm việc của UBND tỉnh
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh phối hợp các hoạt động của UBND tỉnh,các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND tỉnh các huyện, thị xã
- Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề về chủ trương, chínhsách pháp luật, cơ chế quản lý cần giao cho các cơ quan nghiên cứu trìnhUBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, nghiên cứu đề xuất với Chủ tịch UBNDtỉnh ý kiến xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền UBND, Chủtịch UBND tỉnh
- Theo dõi đôn đốc các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thị
xã chuẩn bị các đề án, phân tích, tổng hợp và có ý kiến đánh giá độc lập vềcác đề án trước khi trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
- Tổ chức phục vụ các phiên họp của UBND tỉnh, các cuộc họp củaChủ tịch, các phó Chủ tịch UBND tỉnh
Trang 40- Tổ chức công bố, truyền đạt, theo dõi, kiểm tra các ngành, các cấpthực hiện quyết định của UBND tỉnh và chỉ đạo của Chủ tịch, phó Chủ tịchUBND tỉnh.
- Quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản của UBND tỉnh
- Thống nhất quản lý sử dụng mạng thông tin của UBND tỉnh, ứngdụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý và thông tin giữa các
cơ quan hành chính nhà nước
- Trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyềncác quy định về thủ tục hành chính trong xử lý công việc và về quản lý côngviệc công văn giấy tờ trong các cơ quan hành chính nhà nước
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn phòng đối vớivăn phòng các cơ quan thuộc UBND tỉnh và văn phòng HĐND và UBNDhuyện, thị xã
- Giúp UBND tỉnh xây dựng và thực hiện các quy chế phối hợp côngtác giữa UBND tỉnh với các cơ quan Đảng HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội,Ủy ban MTTQ Việt Nam, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và cácđoàn thể nhân dân cấp tỉnh
- Đảm bảo các điều kiện làm việc cho các hoạt động chung của UBNDtỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
- Giải quyết một số công việc cụ thể theo sự ủy nhiệm của Chủ tịchUBND tỉnh
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
2.3.1 Đánh giá thực trạng về tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
* Về số lượng thành viên UBND