Hội đồng trọng tài lao động Điều 203 khoản 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: a Hoà giải viên lao động; b Hội đồng trọn
Trang 1Câu 1: những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012 so với Luật sửa đổi,
bổ sung BLLĐ năm 2006
1 Bảng: so sánh Bộ luật lao đông năm 2012 so với luật sửa đổi, bổ sung năm
BLLĐ năm2006 về thẩm quyền giải quyết, thời hiệu yêu cầu giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích
Luật sửa đổi, bổ sung BLLĐ
năm 2006
Bộ luật lao động năm 2012
Thẩm
quyề
n giải
quyết
Điều 169 Cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích
bao gồm:
1 Hội đồng hoà giải lao động cơ
sở hoặc hoà giải viên lao động;
2 Hội đồng trọng tài lao động
Điều 203 khoản 2: Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
về lợi ích bao gồm:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động
Thời
hiệu
yêu
cầu
giải
quyế
Điều 171a Thời hiệu yêu cầu
giải quyết tranh chấp lao động
tập thể là một năm, kể từ ngày
xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh
chấp cho rằng quyền và lợi ích
của mình bị vi phạm
Trình
tự thủ
tục
giải
quyết
Điều 165a
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở
hoặc hoà giải viên lao động tiến
hành hoà giải tranh chấp lao
Điều 204 Trình tự giải quyết tranh
chấp lao động tập thể tại cơ sở
1 Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật
Trang 2động cá nhân theo quy định sau
đây:
1 Thời hạn hoà giải là không
quá ba ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được đơn yêu cầu hoà giải;
2 Tại phiên họp hoà giải phải có
mặt hai bên tranh chấp Các bên
tranh chấp có thể cử đại diện
được uỷ quyền của họ tham gia
phiên họp hoà giải
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở
hoặc hoà giải viên lao động đưa
ra phương án hoà giải để hai bên
xem xét
Trường hợp hai bên chấp nhận
phương án hoà giải thì Hội đồng
hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà
giải viên lao động lập biên bản
hoà giải thành, có chữ ký của hai
bên tranh chấp, của Chủ tịch và
Thư ký Hội đồng hoà giải lao
động cơ sở hoặc hoà giải viên
lao động Hai bên có nghĩa vụ
chấp hành các thoả thuận ghi
trong biên bản hoà giải thành
này Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể
2 Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây: b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết
3 Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản
2 Điều 201 của Bộ luật này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền
gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện giải quyết Trong thời hạn 02 ngày làm việc,
kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn
Trang 3Trường hợp hai bên không chấp
nhận phương án hoà giải hoặc
một bên tranh chấp đã được triệu
tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn
vắng mặt không có lý do chính
đáng thì Hội đồng hoà giải lao
động cơ sở hoặc hoà giải viên
lao động lập biên bản hoà giải
không thành có chữ ký của bên
tranh chấp có mặt, của Chủ tịch
và Thư ký Hội đồng hoà giải lao
động cơ sở hoặc hoà giải viên
lao động
Bản sao biên bản hoà giải thành
hoặc hoà giải không thành phải
được gửi cho hai bên tranh chấp
trong thời hạn một ngày làm
việc, kể từ ngày lập biên bản;
3 Trường hợp hoà giải không
thành hoặc hết thời hạn giải
quyết theo quy định tại khoản 1
Điều này mà Hội đồng hoà giải
lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động không tiến hành
hoà giải thì mỗi bên tranh chấp
có quyền yêu cầu Toà án nhân
ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
Điều 206 Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
1 Trong thời hạn 07 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải
2 Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp
Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương
án hòa giải thì Hội đồng trọng tài
Trang 4dân giải quyết.
Điều 170
1 Việc lựa chọn Hội đồng hoà
giải lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động giải quyết tranh
chấp lao động tập thể do tập thể
lao động và người sử dụng lao
động quyết định
Trình tự hoà giải tranh chấp lao
động tập thể được thực hiện theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 165a của Bộ luật này
Trường hợp hoà giải không
thành thì trong biên bản phải nêu
rõ loại tranh chấp lao động tập
thể
2 Trong trường hợp hoà giải
không thành hoặc hết thời hạn
giải quyết theo quy định tại
khoản 1 Điều 165a của Bộ luật
này mà Hội đồng hoà giải lao
động cơ sở hoặc hoà giải viên
lao động không tiến hành hoà
giải thì mỗi bên tranh chấp có
quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban
lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không
có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành
Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể
từ ngày lập biên bản
3 Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công
Trong trường hợp Hội đồng trọng
Trang 5nhân dân cấp huyện giải quyết
đối với trường hợp tranh chấp
lao động tập thể về quyền hoặc
yêu cầu Hội đồng trọng tài lao
động giải quyết đối với tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích
tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công
2 Những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ 2012
so với Luật sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006
2.1 Điểm mới Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Nhìn chung, về cơ quan giải quyết tranh chấp tập thể về lợi ích, so với Luật
sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006 thì Bộ luật lao động 2012 không có nhiều thay đổi ngoài việc bỏ hội đồng hòa giải cơ sở
Việc bỏ cơ chế giải quyết tranh chấp lao động bằng Hội đồng hòa giải cơ sở
có thể được xem là phù hợp với thực tế Điều này xuất phát từ thực tế vai trò của hội đồng hòa giải cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp lao động là không cao, hoạt động không hiệu quả Có thể thấy, hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở không đạt được ý nghĩa và mục đích như mong đợi xuất phát từ những hạn chế của
bản thân thiết chế này Cụ thể: Tính trung lập của Hội đồng hòa giải cơ sở khó đảm
bảo; Tính chuyên nghiệp, uy tín chỉ ở mức độ nhất định
2.2 Điểm mới Về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp
Ta thấy bộ luật lao đông năm 2012 không có quy định về giải quyết tranh chấp lao dộng tập thể về lợi ích Còn Luật sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006 có quy
định rõ về thời hiệu này tại Điều 171a “Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp
Trang 6lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm”
2.3 Những điểm mới về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
Đối chiếu các quy định của Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 so với các
quy định của BLLĐ 2012, chúng ta thấy nhìn chung trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được tiến hành theo trình tự, thủ tục chung
đó là: hòa giải viên lao động -> hội đồng trọng tài lao động-> đình công Tuy
nhiên, so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì BLLĐ 2012 có một số
điểm mới sau đây:
Thứ nhất: Về thời hạn hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động
tiến hành giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 204 và khoản 2 Điều 201 BLLĐ 2012 thì:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao đông phải kết thúc việc hòa giải” Như vậy, thời hạn để hòa giải viên
lao động tiến hành hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của BLLĐ 2012 được kéo dài hơn so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 Ngoài ra, luật lao động 2012 có quy định cụ thể hơn về thời hạn, đó là trong thời hạn pháp luật quy
định thì hòa giải viên lao động “phải kết thúc hòa giải”
Điều này cũng được quy định đối với thời hạn giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động Việc BLLĐ 2012 quy định cụ thể như vậy giúp cho việc giải quyết của hòa giải viên lao động hay của Hội đồng trọng tài lao động được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hạn chế thiệt hại cho các bên trong thời gian xảy ra tranh chấp Đây là quy định tiến bộ, rõ ràng hơn và cũng góp phần góp phần khắc phục một số nhược điểm của luật sủa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006
Trang 7Thứ hai: Thành phần tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
Theo quy định tại khoản 2 Điều 206 Việc BLLĐ 2012 quy định như vậy là phù hợp với bản chất của hòa giải và trọng tài là các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, thể hiện ý chí tự nguyện của các bên :
“Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp”.
Theo quy định trên thì điểm mới của BLLĐ 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung
BLLĐ năm 2006 đó là “đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp” thay vì “đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện
cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp” như quy định của Luật sửa đổi bổ
sung BLLĐ năm 2006
Thứ ba: Vai trò, thẩm quyền của Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài
lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp
Theo Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên tranh chấp xem xét Tuy nhiên, theo BLLĐ 2012 thì Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng Nếu các bên thương lượng được thì sẽ lập biên bản hòa giải thành; Hòa giải viên lao động chỉ đưa ra phương án hòa giải cho hai bên xem xét trong trường hợp hòa giải viên đã hướng dẫn các bên tự thương lượng, mà các bên không thỏa thuận được Với quy định của Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì thủ tục hòa giải và trọng tài lao động được sử dụng đều mang tính chất bắt buộc trong quy trình giải quyết tranh chấp lao động khi các bên tranh chấp không được đưa ra ý kiến, không được tự thương lượng, thỏa thuận với nhau
Trang 8mà chỉ có một phương án lựa chọn là chấp nhận phương án mà Hòa giải viên lao động hay Hội đồng trọng tài lao động đưa ra Việc BLLĐ 2012 quy định Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài trước hết là hướng dẫn, hỗ trợ cho các bên thương lượng và chỉ đưa ra phương án cho các bên xem xét nếu các bên không tự thương lượng, thỏa thuận được phản ánh đúng với bản chất của hòa giải và trọng tài là các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, thể hiện ý chí tự do thỏa thuận, tự nguyện của các bên
Thứ tư: BLLĐ 2012 quy định Hội đồng trọng tài lao động sau khi lập biên
bản hòa giải thành có quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận trong trường hợp hòa giải thành
Nếu Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 quy định Hội đồng trọng tài lao động chỉ có quyền lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành thì BLLĐ 2012 quy định thêm thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động, cụ thể: Hội đồng trọng tài lao động sau khi lập biên bản hòa giải thành có quyền ra quyết định công nhận
sự thỏa thuận trong trường hợp hòa giải thành Đây là quy định mới, tiến bộ của BLLĐ 2012, phản ánh đúng bản chất của trọng tài được xem là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán, trọng tài được ra quyết định giải quyết tranh chấp
Thứ năm: BLLĐ2012 quy định rõ thời hạn tập thể lao động tiến hành thủ tục
đình công
Theo quy định tại khoản 3 Điều 206 BLLĐ 2012:
“Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công
Trang 9Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 30 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công”
Theo Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì trường hợp Hội đồng lao động hòa giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật
mà Hội đồng trọng tài không tiến hành hòa giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình công Việc BLLĐ 2012 quy định cụ thể thời hạn tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình công trong hai trường hợp hòa giải thành
và hòa giải không thành đã khắc phục được hạn chế của pháp luật lao động hiện hành BLLĐ 2012 quy định một khoảng thời gian hợp lý để các bên thực hiện thỏa thuận trong trường hợp hòa giải thành; trong trường hợp hòa giải không thành thì người lao động có thời gian chuẩn bị cho việc tiến hành các thủ tục để đình công