1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác các xã hội và tổ chức xã hội môn pháp luật người khuyết tật

15 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Đặc biệt trong việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật và chính sách về người khuyết tật, nhà nước luôn đảm bảo nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức x

Trang 1

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG CHÍNH 1

1 Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội 1

1.1 Khái niệm tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội 1

1.2 Nội dung nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội 2

1.2.1 Tham vấn cá nhân người khuyết tật 3

1.2.2 Tham vấn tổ chức của người khuyết tật 4

1.2.3 Tham vấn chủ sử dụng lao động 4

1.2.4 Tham vấn tổ chức công đoàn công đoàn 5

1.2.5 Tham vấn các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật 5

1.3 Ý nghĩa của việc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội 5

2 Cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội trong pháp luật người khuyết tật 6

3 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội 8

3.1 Tham vấn xây dựng dự án luật Người khuyết tật 8

3.2 Tham vấn đồng cảnh (peer - counseling) 9

3.3 Tham vấn Người khuyết tật với dạy nghề và việc làm 10

3.4 Hội thảo tham vấn Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 11

4 Những hạn chế còn tồn tại và một số phương hướng hoàn thiện việc thực hiện nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội 12

III KẾT LUẬN 13

Danh mục tài liệu tham khảo 14

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU

Người khuyết tật là một bộ phận không thể tách rời của xã hội Họ là những người phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống do việc bị khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng một hay nhiều bộ phân cơ thể Vì thế, người khuyết tật rất cần sự chung tay giúp đỡ của gia đình và toàn xã hội Pháp luật về người khuyết tật chính là sự đảm bảo của nhà nước đối với các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật và cũng là một sự giúp đỡ trên phương diện pháp lý dành cho họ Đặc biệt trong việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật và chính sách về người khuyết tật, nhà nước luôn đảm bảo nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác

xã hội và tổ chức xã hội Sau đây chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu nguyên tắc này và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này tại Việt Nam

II NỘI DUNG CHÍNH

1 Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội.

1.1 Khái niệm tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội.

Đây là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Công ước về quyền người khuyết tật năm 2006 của Liên hợp quốc Theo đó khoản 3, Điều 4 Công ước quy

định như sau: “Trong việc xây dựng và thực thi luật pháp và chính sách để thực hiện Công ước này và trong quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan tới người khuyết tật, các quốc gia thành viên cần phải có sự tham vấn chặt chẽ và tham gia tích cực của người khuyết tật, bao gồm cả trẻ em khuyết tật, thông qua các tổ chức đại diện của họ”

Có thể thấy nguyên tắc này đã giành cho người khuyết tật sự bình đẳng cũng như tôn trọng Các quy định pháp luật, chính sách về người khuyết tật chính là sự đảm bảo bằng pháp luật đối với các quyền và nghĩa vụ của họ Do đó, nếu như trong việc lập pháp nói chung các nhà làm luật có thể tiến hành chưng cầu dân ý, thì với các quy định pháp luật về người khuyết tật, các nhà lập pháp và hoạch định chính sách cần có sự tham vấn của chính những người khuyết tật Điều này là hoàn toàn hợp lý, nguyên tắc này đã thể hiện tính dân chủ cũng như bình đẳng trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về người khuyết tật

Trang 3

Theo từ điển Hán Việt, tham vấn có nghĩa là hỏi hoặc đưa ra ý kiến để tham khảo (thường về vấn đề có tính chất chuyên môn) Từ đó, ta có thể hiểu tham vấn khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội là việc cơ quan nhà nước hỏi ý kiến của người khuyết tật, các tổ chức đại điện của họ về việc ban hành hoặc phê chuẩn các văn bản pháp luật, đặc biệt là là các văn bản pháp luật có liên quan tới người khuyết tật Điều này có thể hiểu được bởi, các văn bản pháp luật về người khuyết tật quy định các vấn đề trực tiếp liên quan tới họ, các quyền và nghĩa vụ của họ Đồng thời người khuyết tật là người hiểu họ hơn ai hết, họ biết được mình cần được đối xử như thế nào, cần có những quyền lợi gì, muốn được hưởng những ưu đãi nào Chính vì thế tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội là việc làm vô cùng cần thiết, chỉ thông qua đó nhà nước mới có thể ban hành ra một văn bản pháp luật về người khuyết tật hoàn thiện nhất

1.2 Nội dung nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội.

Từ những quy định tại khoản 3 Điều 4 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, có thể hiểu nội dung của nguyên tắc này là việc khi ban hành, xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về người khuyết tật, các nhà lập pháp, các nhà xây dựng chính sách cần tham vấn tức hỏi ý kiến mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật, các tổ chức đại diện của người khuyết tật, các tổ chức xã hội liên quan (ví dụ như công đoàn và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động), các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật, các chuyên gia tư vấn độc lập… Người khuyết tật và các tổ chức liên quan đến họ chính là người hiểu rõ nhất về các nhu cầu, mong muốn cũng như các khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống Trên cơ sở đó các tổ chức, cá nhân này trên cơ sở những hiểu biết, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình về người khuyết tật sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau, cách tiếp cận khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề đó là ban hành

và xây dựng các văn bản pháp luật về người khuyết tật Xét trên phương diện pháp

lý, làm rõ các đặc điểm của người khuyết tật là một trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quy định, ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và các chính sách với người khuyết tật Chính vì thế để có thể ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về người khuyết tật tiên tiến nhất, hoàn thiện nhất, các quốc gia nhất thiết cần phải có sự tham vấn từ nhân dân đặc biệt là từ phía người khuyết tật cũng

Trang 4

như các tổ chức đại diện, tổ chức cá nhân liên quan tới họ Từ đó các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cái nhìn tổng thể để giải quyết vấn đề trên cơ

sở đảm bảo điều chỉnh mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của người khuyết tật với lợi ích chung của cả cộng đồng, xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị cụ thể, bên cạnh đó tạo ra những ưu đãi hỗ trợ tốt nhất cho người khuyết tật đề

họ có thể dễ dàng hòa nhập cuộc sống như những người bình thường

Nội dung chi tiết của nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội được thể hiện thông qua các hình thức sau:

1.2.1 Tham vấn cá nhân người khuyết tật

Do những khiếm khuyết của cơ thể, người khuyết tật phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống Chính điều này tạo ra những nét đặc thù riêng biệt mà chỉ người khuyết tật có so với những người không khuyết tật khác Theo số liệu năm

2007, trên toàn thế giới có khoản 650 triệu người khuyết tật tương đương với 10% dân số thế giới Đây là một con số khổng lồ, nó khiến người khuyết tật trở thành một bộ phận không thể tách rời của xã hội, đảm bảo họ có tiếng nói nhất định trong các công việc của xã hội, trong đó có việc tham gia góp ý kiến vào việc xây dựng

và ban hành các văn bản pháp luật Chính vì thế mỗi quốc gia cần có những biện pháp cụ thể để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của người khuyết tật, đảm bảo quyền bình đẳng của họ với những người không khuyết tậ bên cạnh đó có những phương án để giải quyết các vấn đề liên quan khác như y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, kết hôn, việc làm… Điều này đặt ra yêu cầu mỗi quốc gia cần có những quy định cụ thể về người khuyết tật Để soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật này, trước tiên nhà làm luật cần phải tìm hiểu người khuyết tật thật sự cần gì, muốn gì?

Để làm rõ điều này, trước tiên các nhà làm luật cần phải tham vấn chính cá nhân người khuyết tật, người biết rõ nhất về những tâm tư, nguyện vọng của mình Việc tham vấn cá nhân người khuyết tật được thực hiện thông qua việc qua các chương trình điều tra, khảo sát về một vấn đề nào đó, hoặc việc chưng cầu ý kiến nhân dân

về một dự thảo văn bản pháp luật Có thể ví dụ hiện nay nhà nước Việt Nam đang cho lấy ý kiến nhân dân trong đó có người khuyết tật về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Đây chính là việc nhà nước tham vấn cá nhân người khuyết tật

Trang 5

1.2.2 Tham vấn tổ chức của người khuyết tật

Tham vấn tổ chức của người khuyết tật bao gồm, tham vấn các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức hoạt động vì người khuyết tật Không phải lúc nào các nhà làm luật cũng có thểm tham vấn toàn bộ người khuyết tật trong một quốc gia chính vì vậy vấn đề tham vấn tổ chức của người khuyết tật được đặt ra Đây là những tổ chức đại diện cho tiếng nói của người khuyết tật hoặc các hoạt động của

tổ chức nhằm hướng tới bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật Chính vì vậy, khi xây dựng và ban hành pháp luật đặc biệt là các quy định liên quan tới người khuyết tật, các quốc gia sẽ tham vấn các tổ chức của người khuyết tật để đưa ra các quy định phù hợp, thuận lợi nhất, đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật Thông qua những

ý kiến này, các nhà làm luật sẽ sử dụng để làm cơ sở xây dựng nên các quy định pháp luật hoàn thiện và tiên tiến nhất, đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội cũng như tạo ra những ưu đãi, hỗ trợ tốt nhất, đáp ứng tâm tư nguyên vọng của người khuyết tật Ở Việt Nam có rất nhiều các tổ chức của của người khuyết tật mà cao nhất chính là Hội Người khuyết tật Việt Nam

1.2.3 Tham vấn chủ sử dụng lao động

Việc làm cho người khuyết luôn luôn là một vấn đề nóng bỏng, cần phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền Người khuyết tật chiếm tới 10% dân số toàn thế giới, một lực lượng lao động hết sức đông đảo có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nếu được sử dụng, tuy nhiên không phải ai trong số họ cũng đều có việc làm ổn định Giải quyết vấn đề này chính là một bài toán cho mọi chính phủ Pháp luật các quốc gia đều có những chính sách nhằm khuyến khích tạo việc làm cho người khuyết tật Tuy nhiên vấn đề lại nằm ở chính người sử dụng lao động vì họ không muốn nhận người khuyết tật vào làm việc Qua những ý kiến này, các nhà làm luật sẽ đưa ra các biện pháp để hỗ trợ, khuyến khích các nhà sử dụng lao động nhận người khuyết tật vào làm việc Vì vậy việc tìm hiểu và lấy ý kiến của họ khi xây dựng các chính sách và pháp luật về người khuyết tật là hết sức quan trọng Mỗi lĩnh vực, ngành khác nhau có khả năng khác nhau trong cung cấp cơ hội việc làm cho người khuyết tật Do đó tham vấn với người sử dụng lao động có thể được

mở rộng với các tổ chức đại diện cho những chủ sử dụng lao động chuyên ngành trong những lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, hoặc những ngành khác, với chủ sử dụng lao động trên quy mô lớn, hoặc quy mô nhỏ

Trang 6

1.2.4 Tham vấn tổ chức công đoàn công đoàn

Bên cạnh việc tham vấn chủ sử dụng lao động, các nhà làm luật cũng cần tham vấn các tổ chức công đoàn ở cấp trung ương, địa phương và trong từng đơn vị nhỏ thuộc các ngành nghề khác nhau Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong đó có người khuyết tật Công đoàn nắm rõ được những khó khăn

mà người khuyết tật gặp phải khi làm việc, do đó tham vấn tổ chức công đoàn sẽ giúp các nhà làm luật có được một cái nhìn cụ thể về khó khăn mà người khuyết tật gặp phải khi làm việc, từ đó đưa ra nhưng quy định phù hợp giúp người khuyết tật

có thể dễ dàng hoàn thành công việc của mình

1.2.5 Tham vấn các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật

Quá trình tham vấn cần được tiến hành với cả các tổ chức cung cấp các dịch vụ thường ngày cũng như dịch vụ đặc biệt cho người khuyết tật, như các cơ quan đào tạo, phục hồi chức năng và cung cấp dịch vụ tại công sở Các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật, để có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhất, họ đã nghiên cứu rất kĩ về người khuyết tật, về các nhu cầu cũng như mong muốn của họ Chính những kinh nghiệm của họ sẽ giúp các nhà làm luật có được cái nhìn cụ thể hơn về những nhu cầu của người khuyết tật

1.3 Ý nghĩa của việc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội.

Tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội là một nguyên tắc thể hiện sự dân chủ và bình đẳng đối với người khuyết tật Với việc thực hiện nguyên tắc này, các quốc gia đã cho phép người khuyết tật được bình đẳng với những người không khuyết tật trong việc tự mình đưa ra những ý kiến, quan điểm góp phần giúp đỡ nhà làm luật xây dựng nên các quy định pháp luật đặc biệt là các quy định về người khuyết tật Tham vấn ý kiến người khuyết tật tạo điều kiện cho người khuyết tật tự mình tham gia vào quá trình hoạch định chính sách về chính mình, đó là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng luật Có thể nói hoạt động tham vấn là hoạt động xây dựng chính sách pháp luật hai chiều Khi phê chuẩn hay sửa đổi một chính sách hay văn bản pháp luật về người khuyết tật, các nhà xây dựng luật pháp và chính sách cần tham vấn rộng rãi mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức đại diện cho họ, các tổ chức công đoàn và chủ sử dụng lao động, tất cả họ đều có

Trang 7

những kinh nghiệm quý báu về những vấn đề thường gặp và những biện pháp thuộc về chính sách để giải quyết các vấn đề đó Ngoài ra, các chuyên gia tư vấn độc lập cũng có thể đóng vai trò nhất định, giống như vai trò của các cơ sở đã trực tiếp tham gia quản lý các chính sách định mức hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách không phân biệt đối xử với người khuyết tật Bằng cách đó, mọi vấn đề

có thể được phát hiện và kịp thời giải quyết Từ đó có thể thấy, Hoạt động tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội hướng đến đối tượng mà pháp luật sẽ trực tiếp điều chỉnh, tức người khuyết tật khi ban hành các quy định pháp luật về người khuyết tật Qua đó, giúp cho chính sách pháp luật khi được ban hành sát với cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội

Hoạt động tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội có thể được được tổ chức dưới hình thức chính quy như trưng cầu ý dân, tọa đàm hay không chính quy như khảo sát, điều tra trên một địa bàn Đây chính là cơ hội người khuyết tật cũng như các tổ chức người khuyết tật gặp gỡ, trao đổi, đóng góp ý kiến, quan điểm về các chính sách và pháp luật liên quan đến người khuyết tật Bên cạnh

đó còn có sự tham gia đóng góp của sự tham gia của đại diện của chính phủ, của tổ chức của chủ sử dụng lao động, của tổ chức người khuyết tật cũng như các tổ chức

có quan tâm khác, ý kiến từ nhiều bên sẽ tạo ra một cái nhìn hoàn thiện nhất đảm bảo việc luật pháp được ban hành sẽ phản ảnh đúng mức quyền lợi của của các bên Những ý kiến đóng góp của quá trình tham vấn sẽ các nhà làm luật sử dụng để làm cơ sở xây dựng, ban hành, sửa đổi hoặc thông qua các văn bản pháp luật đặc biệt là các quy định về người khuyết tật

2 Cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội trong pháp luật người khuyết tật.

Hiện nay, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 của Liên Hợp Quốc đã được 155 quốc gia ký kết trong đó có 130 quốc gia đã phê chuẩn Ngày 22/10/2007 Việt Nam cũng đã kí tham gia Công ước này Tuy chưa phê chuẩn nhưng Việt Nam cũng đã thể hiện sự thống nhất của pháp luật trong nước với Công ước này về các quy định pháp luật về người khuyết tật nói chung cũng như nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội nói riêng

Trang 8

Ở Việt Nam, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 Điều 4 của luật quy định về tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

"1.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về

dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

2 Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy

ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

3 Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo."

Có thể thấy luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã quy định rõ việc tham khảo ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản pháp luật Suy rộng ra có thể thấy luật này đã ghi nhận vấn đề tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội trong việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về người khuyết tật Do đó khi ban hành các văn bản pháp luật về người khuyết tật, hoặc có nội dung liên quan đến người khuyết tật thì việc tham vấn ý kiến "những người trong cuộc" là một điều quan trọng và không thể bỏ qua Ý kiến của người khuyết tật và các tổ chức liên quan sẽ được cơ quan chức năng tiếp nhận, nghiên cứu để chỉnh lý

dự thảo luật Bên cạnh đó, để cụ thể hóa điều này, Điều 9 Luật Người khuyết tật

năm 2010 cũng duy định "Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật."

Thực tiễn hoạt động lập pháp của Việt Nam, rất quy định về người khuyết tật đã được đưa ra để tham vấn người khuyết tật cũng như các đối tác xã hội, tổ chức xã hội liên quan Luật người khuyết tật năm 2010 cũng chính là một văn bản đã được nhà nước đưa ra tham vấn rộng rãi trên cộng đồng trong đo bao gồm cả tham vấn

Trang 9

người khuyết tật và các tổ chức liên quan Đây là văn bản tập hợp các quy định về người khuyết tật, do đó việc thực hiện nguyên tắc nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội là việc làm hết sức cần thiết Chỉ như vậy, nhà nước mới có thể ban hành ra những quy định, hoạch định những chính sách phù hợp nhất cho việc hỗ trợ và giúp đỡ người khuyết tật

3 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội

và tổ chức xã hội.

Tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội là một nguyên tắc

đã được cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ghi nhận Việc thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoạch định nên những chính sách và quy định pháp luật phù hợp, hoàn thiện và tiên tiến nhất về người khuyết tật Thực tiễn thực hiện nguyên tắc này tại Việt Nam được thể hiện qua một

số hoạt động sau:

3.1 Tham vấn xây dựng dự án luật Người khuyết tật.

Luật người khuyết tật năm 2010 chính là văn bản tập hợp các quy định pháp luật về người khuyết tật của Việt Nam bao gồm cả quy định về nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội Chính vì thế, việc xây dựng Luật người khuyết tật bắt buộc phải được thực hiện theo nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội

Việc nhà nước tổ chức tham vấn người khuyết tật để xây dựng Luật Người khuyết tật khiến chính những người khuyết tật cảm thấy hết sức vui mừng bởi sự quan tâm của nhà nước dành cho mình khi mà có một luật dành riêng cho họ Họ lại càng vui hơn bởi chính họ lại là những người được tham vấn để lấy ý kiến chỉnh

lý dự thảo luật này

Tại địa bàn Hà Nội, ngày 18-8, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tham vấn cộng đồng về dự án Luật Người khuyết tật tại xã Trung Tú (huyện Ứng Hòa) và quận Đống Đa Tại buổi tham vấn, có rất nhiều người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật đã tham gia Đa số ý kiến tham vấn tại hội nghị đều cho rằng, cần thiết phải ban hành Luật Người khuyết tật và mong muốn Quốc hội sớm xem xét, thông qua để luật sớm được thực hiện, bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của người

Trang 10

khuyết tật trong cả nước Những người tham gia buổi tham vấn đặc biệt quan tâm đến chế độ, chính sách và các điểm ưu tiên đối với người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; giáo dục đào tạo; học nghề, giải quyết việc làm; văn hóa, thể dục, thể thao; đồng thời đề nghị Nhà nước quy định rõ việc ưu tiên người khuyết tật khi qua đường, đi xe buýt; lối đi dành riêng tại các công trình công cộng… Trong đó đáng chú ý có đề nghị miễn hoặc giảm học phí cho con em người KT; mở các lớp học chuyên biệt cho người câm, điếc; giáo dục học sinh từ bậc tiểu học về lòng yêu thương, chia sẻ đối với người khuyết tật… Về xây dựng quỹ cho người khuyết tật, đa số ý kiến đồng tình và đề xuất quỹ cần có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng cơ chế bắt buộc hỗ trợ quỹ đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước…

Về chính sách đối với người khuyết tật, trước đây chúng ta đã có Pháp lệnh người tàn tật từ năm 1998 Một trong những nội dung quan trọng là yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải nhận 2-3% người khuyết tật vào làm việc Nếu không tiếp nhận doanh nghiệp phải nộp một khoản tiền tương ứng vào quỹ… Thực tế chỉ có một vài đơn vị thực hiện, hầu hết các địa phương bỏ qua Vấn đề này, một số ý kiến cho rằng, trong dự án “Luật Người tàn tật” cũng cần quy định giống như Pháp lệnh và

bổ sung thêm những tổ chức chính trị - xã hội cũng sẽ tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc…

3.2 Tham vấn đồng cảnh (peer - counseling)

Trước tiên ta có thể hiểu tham vấn đồng cảnh (peer - counseling) là phương pháp hỗ trợ về mặt tâm lý giữa những người khuyết tật để giúp nhau tìm lại sự tự tin, phát hiện những khả năng của bản thân để sống độc lập hơn, hòa nhập hơn Đây là một trong những hoạt động và là mô hình cần thiết, gắn liền với chương trình sống độc lập của người khuyết tật Mô hình này được thực hiện thành công tại Mỹ, Nhật và đang được mở rộng sang các nước khác

Trung tâm sống Độc Lập là trung tâm thường tổ chức các khóa tập huấn tham vấn đồng cảnh và được sự ủng hộ cũng như ấn tượng vô cùng tốt của các thành viên Trong đợt tập huấn lãnh đạo tham vấn đồng cảnh tại Hà Nội và Đà Nẵng, mặc dù chương trình học nhiều, thời gian thì hạn hẹp nên tất cả mọi người đều phải

cố gắng Do đó các thành viên đã phần nào hiểu được những ý nghĩa hay của

Ngày đăng: 25/03/2019, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w