Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 tuy không quy định cụ thể về các nguyên tắc nhưng đã thể hiện được một số nguyên tắc cơ bản trong đó có nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối
Trang 1MỤC LỤC MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I NGUYÊN TẮC THAM VẤN NGƯỜI KHUYẾT TẬT, ĐỐI TÁC XÃ HỘI
VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1 Cơ sở lý luận
2 Cơ sở pháp lý
3 Cơ sở thực tiễn
4 Nội dung nguyên tắc
5 Ý nghĩa nguyên tắc
6 Trình tự quá trình tham vấn
II VIỆC CỤ THỂ HÓA NGUYÊN TẮC THAM VẤN TRONG LUẬT
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
III THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THAM VẤN NGƯỜI
KHUYẾT TẬT, ĐỐI TÁC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI
1 Thực tiễn thực hiện
1.1 Tham vấn xây dựng dự án Luật Người khuyết tật
1.2 Tham vấn đồng cảnh
1.3 Tham vấn người khuyết tật về vấn đề dạy nghề và việc làm
2 Đánh giá thực tiễn thực hiện
2.1 Thành tựu đạt được
2.2 Hạn chế tồn tại
3 Phương hướng khắc phục
3.1 Nâng cao nhận thức xã hội về người khuyết tật
3.2 Hoàn thiện văn bản pháp luật
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 2 2
2 2 3 3 4 4 5 7
8 8 8 8 9 10 10 11 12 12 12 13 14
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Quyền của công dân là được tham gia vào quá trình xây dựng và hoạch định chính sách đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng qua hoạt động tham vấn tiếng nói của người dân đã được ghi nhận và phản ánh trong quá trình hoạch định chính sách pháp luật Tuy nhiên, đây là vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt là chương trình tham vấn đối với các “nhóm yếu thế” như người khuyết tật, người có HIV, lao động di cư, người đồng tính, song tính và chuyển giới, phụ nữ, thanh niên… Để có
một cái nhìn tổng quát và đúng đắn nhất, em xin chọn đề tài “Phân tích nguyên tắc
tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và các tổ chức xã hội? Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật người khuyết tật Liên hệ thực tiễn”.
NỘI DUNG
I NGUYÊN TẮC THAM VẤN NGƯỜI KHUYẾT TẬT, ĐỐI TÁC XÃ HỘI
VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1 Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã chỉ ra “nhân dân là gốc chính quyền” Việc tiến hành tham vấn ý kiến nhân dân là một trong những hoạt động hình thức dân chủ trực tiếp, thông qua đó, nhân dân tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của nhà nước Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật phải vì lợi ích của nhân dân, thể hiện ý chí của đông đảo nhân dân, tham vấn nhân dân nhằm nói lên tiếng nói của nhân dân một cách hiệu quả trong quá trình thẩm tra luật và giám sát công việc của các cơ quan nhà nước, thực hiện một nền dân chủ rộng rãi nhằm giải phóng con người và phát triển toàn diện con người trong xã hội mới
Đối với vấn đề người khuyết tật, hiện nay, thế giới tiếp cận dưới góc độ nhân quyền, nó mang tính triết lí cao Theo đó là không có sự phân biệt giữa người khuyết
Trang 3tật và người bình thường Họ sinh ra, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân như những người khác trong xã hội, và họ hoàn toàn có quyền được tham vấn đối với các vấn đề phát sinh trong quan hệ xã hội
2 Cơ sở pháp lý
Với tư cách là thành viên của ILO và đã tham gia kí Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, pháp luật Việt Nam đã bước đầu nội luật hóa các nguyên tắc được ghi nhận trong Công ước (Điều 3, khoản 3 Điều 4 Công ước về quyền người khuyết tật năm 2006)
Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 tuy không quy định cụ thể về các nguyên tắc nhưng đã thể hiện được một số nguyên tắc cơ bản trong đó có nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và các tổ chức xã hội (Điều 9)
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, tại Điều 4 quy định về tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
3 Cơ sở thực tiễn
Theo bà Setsuko Yamazaki, giám đốc quốc gia của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam nói rằng việc tiến hành tham vấn ý kiến nhân dân nhằm nói lên tiếng nói của người dân một cách hiệu quả trong quá trình thẩm tra luật
và giám sát các hoạt động của cơ quan hành pháp, là một hoạt động đã được thể chế hóa ở hầu hết các Nghị viện
Ở Việt Nam, tháng 6/2008, trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa UNDP và Văn phòng Quốc hội, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã triển khai thí điểm hoạt động tham vấn công chúng giai đoạn 1 đối với việc thực hiện pháp lệnh về người tàn tật; Dự án Luật Người khuyết tật (giai đoạn 2)… Quá trình tham vấn được thực hiện thông qua các hình thức như điều tra xã hội học, lấy ý kiến qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến cộng đồng… Kết quả thu nhận được tạo cơ sở cho việc xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Người khuyết tật Tham vấn công chúng (bao hàm cả người khuyết tật) thực chất là lấy ý kiến của người
Trang 4dân trong việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật Đó là con đường để chính sách pháp luật gần với cuộc sống người dân, đi vào đời sống xã hội
4 Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội được hiểu
là khi ban hành hoặc phê chuẩn văn bản pháp luật, chính sách về người khuyết tật, các nhà lập pháp, xây dựng chính sách cần tham vấn rộng rãi mọi cá nhân hoặc tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức của họ, các tổ chức xã hội liên quan, các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật, các chuyên gia tư vấn độc lập…
Mỗi tổ chức hay cá nhân, dưới góc nhìn và kinh nghiệm của mình sẽ đưa đến những cách tiếp cận khác nhau về các vấn đề đề cập đến tổng hợp lại sẽ cho người làm luật, hoạch định chính sách cái nhìn tổng quát để giải quyết vấn đề trên cơ sở sự hài hòa giữa quyền của người khuyết tật với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể
5 Ý nghĩa nguyên tắc
Tham vấn hay việc lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của công chúng khi soạn thảo hoặc điều chỉnh luật pháp, sẽ giúp những nhà lập pháp và hoạch định chính sách quy
tụ được các ý kiến đóng góp của công chúng, qua đó bảo đảm hiệu quả khi đưa chính sách vào thực tiễn
Một số tổ chức khác nhau có thể tồn tại để đại diện cho những quyền lợi của những nhóm người khuyết tật khác nhau Ở bất kỳ trường hợp nào, tất cả các tổ chức
có tính đại diện cao cần phải được tham vấn Hội đồng người khuyết tật quốc gia hay một mạng lưới những tổ chức người khuyết tật quốc gia cũng thường tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tham vấn Những thông tin đầu tiên có thể thu thập được là thông qua việc tham vấn với những tổ chức đại diện cho người khuyết tật hoặc vì
người khuyết tật Thực tế, sự hỗ trợ từ cộng đồng đối với người khuyết tật rất quan
trọng đối với sự thành công của bất kỳ chính sách nào Nếu không có sự hỗ trợ này, người khuyết tật có thể tẩy chay chính sách, chẳng hạn, họ sẽ không đăng ký như một
Trang 5người khuyết tật; không xin sự hỗ trợ tài chính hay vật chất; không tìm kiếm người giám sát việc thi hành quyền lợi cá nhân thông qua tòa án Nếu không có sự hỗ trợ này, luật hay chính sách đều có khả năng thất bại
Nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho người khuyết tật luật hay chính sách phải quy định trách nhiệm đối với những người sử dụng lao động Để có thể tác động được đến những người sử dụng lao động, điều quan trọng là cần phải hiểu quan điểm của họ trước khi thông qua hay sửa đổi luật pháp, chính sách Những ngành công nghiệp khác nhau hay những khu vực khác nhau có khả năng cung cấp những cơ hội việc làm khác nhau cho người khuyết tật Bằng việc tham vấn với các tổ chức đại diện người khuyết tật, người sử dụng lao động hay đại diện các nhóm người sử dụng lao động thì các chính sách và luật pháp sẽ có tính hiệu quả và tính khả thi cao hơn
Đối với tổ chức công đoàn, việc tham vấn là nhằm bảo vệ quyền lợi cho lao động khuyết tật khi tiến hành xây dựng luật Công đoàn có thể tích cực tiếp cận thúc đẩy việc làm của người khuyết tật, có khả năng giúp mọi người hiểu giá trị của việc này trong việc xây dựng chính sách có hiệu quả Một số công đoàn, đặc biệt những công đoàn đại diện cho những công nhân làm việc trong những ngành cần nhiều lao động, công việc cường độ cao hay nguy hiểm, ở những nơi mà người lao động dễ bị tai nạn lao động dẫn đến bị khuyết tật, họ có kinh nghiệm và kiến thức trực tiếp trong việc giải quyết, khôi phục và giúp đưa những công nhân bị khuyết tật này trở lại công việc
Do đó, họ là những người tốt nhất tư vấn cho người lao động và người chủ sử dụng lao động cách phòng tránh nó để bảo vệ quyền lợi cho người lao động là người khuyết tật
6 Trình tự quá trình tham vấn
- Bước một: xác định sự cần thiết của luật pháp hay chính sách Sự cần thiết này
có thể được xác định bởi cơ quan lập pháp và những người hoạch định chính sách hoặc từ các nhóm mục tiêu Đây là điểm bắt đầu của quá trình tham vấn, khi những
cá nhân hay những nhóm mục tiêu nhận ra sự cần thiết phải ban hành văn bản luật
Trang 6hay chính sách nào đó, việc xác định các nội dung cơ bản của chính sách thông qua
sự hỗ trợ của các nhóm mục tiêu trong bước này rất quan trọng
- Bước hai: xác định và sắp xếp những vấn đề/nhu cầu đã được đưa ra Thông
thường những vấn đề ban đầu tưởng như khá đơn giản và chỉ một chiều, thật sự lại là một vấn đề phức tạp, đa chiều Bước này bao gồm việc xác định một số kết quả bổ sung nào đó cho các văn bản luật pháp hoặc chính sách cần tham vấn
- Bước Ba: tiếp tục tinh lọc sự tham vấn từ những nhóm mục tiêu để cung cấp
một bức tranh toàn diện hơn về những nội dung cần được xem xét, xác định những vấn đề tiềm ẩn cần đề cập trong chính sách, pháp luật
- Bước Bốn: khi vấn đề được phát hiện, có thể nghiên cứu sâu hơn và đưa ra
công khai xin ý kiến nhằm đạt được sự đồng thuận trong bố cục của văn bản luật hay chính sách Nếu đây là nguồn gốc cơ bản phát sinh vấn đề thì phiếu trình bày ý kiến
có thể là phương tiện chuyển tải để nêu vấn đề với những người hoạch định chính sách Nếu vấn đề đã được người hoạch định chính sách nắm vững, họ có thể giúp những cơ quan lập pháp trong việc soạn thảo các kiến nghị đối với việc điều chỉnh văn bản pháp luật hoặc chính sách
- Bước năm: khi đề nghị đã được đưa ra công khai đối với tất cả các nhóm mục
tiêu, việc tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia để giúp hiểu rõ yêu cầu của các nhóm mục tiêu là cần thiết, và điều đó sẽ được thể hiện trong phác thảo cuối cùng Đây là quá trình hiệu chỉnh theo đó các tác giả của các phiếu đóng góp ý kiến sẽ làm việc với cơ quan có thẩm quyền để trình bày các ý kiến và ý tưởng của họ
- Bước sáu: Thực hiện tinh lọc các đề xuất lập pháp hay chính sách Yêu cầu cơ
bản của bước này là tạo sự cân bằng lợi ích giữa các nhóm khác nhau
- Bước bảy: Ý tưởng của bước cuối cùng là soạn thảo sơ bộ một Dự thảo luật
hay chính sách Tuy nhiên, quá trình tư vấn có thể bao gồm nhiều công đoạn riêng biệt trước khi bản Dự thảo này được đưa tới cấp bộ và được gửi tới Bộ Tư pháp hay một cơ quan chức năng tương đương, và sau đó lên Chính phủ và các Ủy ban của
Trang 7Nghị viện để thông qua Cách thức soạn thảo luật pháp được phát triển tùy thuộc vào Luật pháp của nước đó
II VIỆC CỤ THỂ HÓA NGUYÊN TẮC THAM VẤN TRONG LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Trên cơ sở nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã
hội, tại khoản 2 Điều 7 Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật và chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật”.
Điều 9 luật này quy định:
"1 Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
2 Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật”.
Theo đó thì khi xây dựng, ban hành một văn bản pháp luật nào liên quan đến người khuyết tật thì trong quá trình soạn thảo, cơ quan có chức năng sẽ phải tham vấn
ý kiến của các tổ chức của người khuyết tật, mặt trận tổ quốc Việt Nam để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Việc lấy ý kiến này có thể bằng nhiều hình thức từ việc tổ chức các buổi hội thảo trực tiếp hoặc chuyển văn bản, qua các phiếu câu hỏi để lấy ý kiến của từng cá nhận, cơ quan tổ chức có liên quan
Đây là hoạt động rất quan trọng vì trước hết là tạo ra được sự công bằng, minh bạch và bình đẳng trong xã hội Nhờ vậy sẽ tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, đặc biệt là những đối người khuyết tật, là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền của người khuyết tật khi được biết về những chính sách, quy định pháp luật liên quan trực tiếp
Trang 8đến bản thân Việc cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn trong luật sẽ giúp các chính sách pháp luật từng bước hoàn thiện hơn bởi vì thực chất luật pháp cũng phải dựa trên nền tảng thực tiễn, những đòi hỏi của thực tiễn mà ra
III THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THAM VẤN NGƯỜI KHUYẾT TẬT, ĐỐI TÁC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI
1 Thực tiễn thực hiện
1.1 Tham vấn xây dựng dự án Luật Người khuyết tật
Hoạt động tham vấn này nhằm cung cấp, trao đổi thông tin và lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người khuyết tật để giúp xây dựng luật sát với yêu cầu thực
tế Đồng thời, qua việc tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào quá trình hoạch định chính sách sẽ giúp người khuyết tật chủ động hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống tốt hơn
Tạo điều kiện cho mọi người dân, gần đây nhất là dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Hội người khuyết tật quận Hoàng Mai, Ban hàng động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA) phối hợp với Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số đã tổ chức lấy ý kiến đống gips của người khuyết tật Một số người khuyết tật đề nghị phải tạo điều kiện cho người khuyết tật để họ có cơ hội thực hiện quyền ứng cử và bầu cử, như việc đi lại, việc đặt hòm phiếu, chữ nổi cho người khiếm thị…
1.2 Tham vấn đồng cảnh
Người mới bị khuyết tật thường có tâm lý không chấp nhận sự thật cơ thể không còn lành lặn, dẫn đến khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống Sự tư vấn, chia sẻ của những người đồng cảnh sẽ giúp họ mạnh mẽ, lạc quan hơn Mối liên hệ giữa những người khuyết tật có một sức mạnh rất lớn Họ có thể giúp nhau thư giãn cảm xúc bằng cách lắng nghe tâm tư, nỗi niềm chất chứa thông qua hình thức tham vấn mà không đưa lời khuyên bảo nào Chính sự mặc cảm về khuyết tật cũng như định kiến khắc nghiệt đã cướp mất rất nhiều cơ hội quý báu mà lẽ ra họ xứng đáng được đón nhận Như vậy, có thể nhận thấy, hoạt động tham vấn đồng cảnh hết sức cần thiết cho
Trang 9việc khôi phục lòng tự tin và năng lực vốn có nhằm giúp người khuyết tật hành động
có hiệu quả hơn, sắc bén hơn trong nhận thức cũng như tự đưa ra quyết định cho nhu cầu bản thân muốn thực hiện Tuy nhiên, hoạt động tham vấn đồng cảnh hiện nay còn mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp
Với sự hướng dẫn của bà Hiroko Akiyama - tổng thư ký Trung tâm Sống độc lập Hino (Nhật Bản), ông Yoshihiro Mitsuoka - phó tổng thư ký Hội Chăm sóc con người (Nhật Bản), bà Nguyễn Bích Thủy - giám đốc điều hành Trung tâm Sống độc lập Hà Nội; những người khuyết tật ở TP.HCM đã được làm quen với các nội dung: khái niệm sống độc lập, phương pháp luận - mục đích - nguyên tắc của tham vấn đồng cảnh, cách giải tỏa cảm xúc, vai trò của người khuyết tật… Tham vấn đồng cảnh (peer-counseling) là một trong những hoạt động và là mô hình cần thiết, gắn liền với chương trình sống độc lập của người khuyết tật Mô hình này được thực hiện thành công tại Mỹ, Nhật và đang được mở rộng sang các nước khác Đây là phương pháp hỗ trợ về mặt tâm lý giữa những người khuyết tật để giúp nhau tìm lại sự tự tin, phát hiện những khả năng của bản thân để sống độc lập hơn, hòa nhập
1.3 Tham vấn người khuyết tật về vấn đề dạy nghề và việc làm
Trong suốt thời gian dài, người khuyết tật luôn phải đối diện với nhiều khó khăn trong vấn đề học tập và việc làm Nhiều doanh nghiệp vì cho rằng khả năng làm việc của người khuyết tật không bằng người lành lặn… nên đã không cho người khuyết tật
có cơ hội tham gia làm việc Tuy nhiên, thực tế, với những doanh nghiệp tuyển nhiều người khuyết tậ vào làm như Chi cục thuế quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, công ty trách nhiệm hữu hạn Ninh Khánh (Ninh Bình), công ty Chanshins Đồng Nai, công ty Vietsoftware… thì họ lại có nhận định về khả năng làm việc của người khuyết tật một cách tích cực
Trong quá trình tham vấn với người khuyết tật, người khuyết tật cho rằng họ không phải là đối tượng cần cưu mang mà họ là những lao động đầy tiềm năng Họ không cần các doanh nghiệp tuyển dụng họ là làm từ thiện mà phải vì năng lực họ đáp
Trang 10ứng được các yêu cầu công việc, đó cũng là tạo điều kiện cho họ hòa nhập tốt hơn Qua quá trình tham vấn đó, các nhà lập pháp cho rằng cần thay đổi quan niệm và cần phải đối xử bình đẳng với họ như những người lành lặn (ở đây bình đẳng không có nghĩa là ngang bằng) Bằng việc cho người khuyết tật cơ hội làm việc phù hợp thể hiện và tạo điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp như xây dựng lối đi tiện lợi, bàn làm việc thấy hoặc ghế ngồi cao… để họ có thể tự mình thực hiện các công việc một cách
dễ dàng, thuận lợi
Chính từ sự thay đổi về quan niệm này, luật lao động hiện nay cũng không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải tuyển dụng người lao động là người khuyết tật, mà điều luật này chỉ khuyến khích người sử dụng lao động tuyển dụng người khuyết tật Đó là một thay đổi lớn tích cực trong quan điểm về người khuyết tật
2 Đánh giá thực tiễn thực hiện
2.1 Thành tựu đạt được
Vấn đề liên quan đến người khuyết tật đã có được sự quan tâm của chính phủ, thể hiện qua hệ thống chính sách khá đầy đủ, và dần được hoàn thiện Việc tham vấn cũng được thực hiện rộng rãi tại cấp chính quyền địa phương Nhiều diễn đàn người khuyết tật được thành lập, là nơi trao đổi, giao lưu, bày tỏ ý kiến của người khuyết tật
Sáng ngày 15/9/2011, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo tham vấn kế hoạch trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn thành phố giai đoạn
2011-2015 Từ những chính sách, giải pháp cụ thể của các tổ chức chính trị xã hội, đến nay
Đà Nẵng đã có hơn 400 trẻ em khiếm thị, khiếm thính và thiểu năng trí tuệ được học tập và phục hồi chức năng, 100% người khuyết tật được giải quyết cho vay vốn, hỗ trợ việc làm…
Chiều ngày 14/6/2012, Trung tâm sống độc lập Hà Nội tổ chức buổi giới thiệu dự
án nghiên cứu về tiếp cận bầu cử của người khuyết tật Trung tâm mong muốn có thể nói lên tiếng nói của người khuyết tật về quyền bầu cử và ứng cử của chính mình, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội cũng như thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ quyền