- Không trùng lắp, do thuế chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vu , thuế nộp ở khâu trước so với khâu sau nên khuyến khích được đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.. Như
Trang 1A MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời cho đến nay thuế GTGT đã chiếm được vị trí quan trọng trong hệ thống thuế của các nước Ở nước ta, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành
kề từ ngày 01-01-1999 Tiếp theo đó, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Quốc hội cũng đã thông qua Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và mới đây tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế 2 luật trên và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 Trong quá trình thực thi Luật thuế GTGT đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành công và cũng như những mặt hạn chế
cần khắc phục Để hiểu thêm về vấn đề này em chọn đề tài : “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng và ý kiến pháp lý của nhóm thực hiện nhằm khắc phục hạn chế của pháp luật thuế giá trị gia tăng”.
B NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1 Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954 Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng Hiện nay, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam cũng đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng
và ban hành luật thuế giá trị gia tăng- công cụ hữu hiệu trong điều tiết nền kinh tế Tại quy định điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 có ghi nhận khái niệm như
sau: “ Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh
trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” Như vậy, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu Ðây là một
Trang 2loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ
2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng.
So với các loại thuế gian thu, thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất nhập khẩu thì thuế giá trị gia tăng có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên nó cũng có những điểm khác biệt giúp chúng ta phân biệt nó với các loại thuế khác
Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất rộng Theo đó đốitượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để mua hàng hoá
và dịch vụ Như vậy về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt đâu là tiêu dùng cuối cùng và đâu là tiêu dùng trung gian vì thế cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế Nếu là tiêu dùng trung gian thì số thuế đó sẽ tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở gia đoạn sau
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch
vụ Giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ đó chính là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất, tiêu dùng và giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng với hàng hóa dịch vụ tiêu thụ
Thứ ba, tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các khâu bằng số thuế GTGT trong
giá bán cho người tiêu dùng Nghĩa là đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước, khấu nhập khẩu, lưu thông hàng nhập khẩu
Thứ tư, phạm vi đánh thuế GTGT cho hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi
lãnh thổ, áp dụng với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh có doanh thu phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam
Thứ năm, Thuế GTGT là một loại thuế gián thu Người nộp thuế GTGT là các nhà
sản xuất, khinh doanh, cung cấp dịch vụ nhưng người tiêu dùng lại là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ
Thứ sáu, Là loại thuế có tính trung lập cao
3 Vai trò của thuế GTGT
- Điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
Trang 3- Là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, thuế GTGT chiếm tỷ trọng khoảng 20-25% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí
- Không trùng lắp, do thuế chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vu , thuế nộp ở khâu trước so với khâu sau nên khuyến khích được đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vu thông qua áp dụng thuế suất 0%, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không không phải nộp thuế GTGT mà được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng
II LÝ THUYẾT VỀ LUẬT THUẾ GTGT
1 Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng
Như chúng ta đã biết, các chính sách thuế của nhà nước không thể tự thân nó đi
vào cuộc sống được mà nó chỉ “ sống động” trong việc điều tiết các lợi ích của nhà nước, pháp nhân, thể nhân…khi nó được “ luật hóa” Thuế giá trị gia tăng cũng không nằm
ngoài quy luật trên, chính vì thế mà cần có các quy phạm điều chỉnh thuế giá trị gia tăng-pháp luật thuế giá trị gia tăng Có thể hiểu tăng-pháp luật thuế giá trị gia tăng như sau:
“ Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng kí, kê khai, nộp thuế, quản lý và quyết toán thuế giá trị gia tăng”
Như vậy, đối tượng điều chinh của Luật thuế giá trị gia tăng là những quan
hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế, quản lý và quyết toán thuế giá trị gia tăng giữa chủ thể nộp thuế là các nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ với các nhà quản lý và thu thuế giá trị gia tăng Cũng là quy phạm pháp luật nên luật thuế giá trị gia tăng có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể chịu sự điều chỉnh của luật và được đảm bảo bằng sức mạnh nhà nước
Trang 42 Đặc điểm pháp luật thuế giá trị gia tăng.
Pháp luật thuế giá trị gia tăng có hai đặc điểm cơ bản sau:
- Pháp luật thuế giá trị gia tăng có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả đối tượng trong xã hội: Áp dụng với mọi đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập phục vụ đời sống Như vậy, phạm vi áp dụng của pháp luật thuế giá trị gia tăng có tính phổ biến so với pháp luật thuế tiêu dùng khác
- Pháp luật thuế giá trị gia tăng chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ áp dụng nhất định : các tiêu chuẩn về kế toán, chế độ chứng từ hóa đơn, khả năng quản lý của các cơ quan quản lý, thu thuế giá trị gia tăng…
3 Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế GTGT.
a Người nộp thuế GTGT:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hoá) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam
- Trường hợp mua dịch vụ như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị; quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch
vụ này được thực hiện ở ngoài Viết Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ hoặc chia cước cho phía nước ngoài không phải nộp thuế giá trị gia tăng
b Cơ quan quản lý, thu thuế giá trị gia tăng.
- Cơ quan thuế quản lý, thu thuế giá trị gia tăng đối với các chủ thể hoạt động, sản
xuất kinh doanh trong nước Pháp luật hiện hành quy định quy định hệ thống cơ quan thuế địa phương tổ chức quản lý, thu thuế GTGT đối với các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT thường xuyên
- Cơ quan hải quan quản lý, thu thuế GTGT đối với các chủ thể có hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam
Trang 54 Phương pháp tính thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế GTGT gồm:
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Được hiểu là số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính trên cơ sở số thuế giá trị gia tăng đầu ra trù đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là phương pháp tính thuế theo đó số thuế
phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng
III THỰC TRẠNG THỰC THI LUẬT THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM
Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, việc thực hiện Luật thuế GTGT đã làm cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% vì toàn bộ thuế GTGT ở các công trình xây dựng cơ bản được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình, không phải khấu hao sản xuất Mặt khác, khi nhập máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, loại trong nước chưa được sản xuất để đầu tư thành tài sản cố định thì không thuộc diện chịu thuế GTGT Đặc biệt, kể từ khi giảm 50% thuế suất đối với các sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế còn lại phải nộp sau khi trừ đầu vào bình quân chỉ còn lại khoảng 1% so với 4% khi nộp thuế doanh thu, thể hiện khuyến khích đầu tư mạnh
Mở rộng lưu thông hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ sản phẩm trong nước, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế Theo quy định của Luật thuế GTGT hàng hóa dịch vụ được hưởng thuế suất 0% tức là được hoàn lại toàn bộ thuế GTGT đã nộp đầu vào, việc hoàn thuế này thực chất là Nhà nước đã trợ giá cho hàng hóa xuất khẩu nên đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu, tập trung được nguồn hàng trong nước sản xuất để xuất khẩu có điều kiện cạnh tranh được với các loại hàng hóa trên thị trường quốc tế Ngoài việc được hoàn thuế GTGT, thì các dự án đầu tư có giá trị xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hóa còn được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 25%, nếu có giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 50% tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, nên đã tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp Đặc biệt Luật thuế GTGT đã khuyến khích sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như: nông sản, lâm sản, hải sản và thủ công mỹ nghệ
Trang 6Đặc biệt, Luật thuế GTGT đã bước đầu tác động đến công tác quản lý của doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán, kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ ở các doanh nghiệp do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào; tính đúng thu nhập doanh nghiệp nên những người làm công tác quản lý kinh doanh bắt đầu chú ý đến công tác mở sổ sách kế toán, ghi chép, quản lý và
sử dụng hóa đơnc chứng từ Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hóa đơn chứng
từ của các doanh nghiệp giúp các cơ quan chức năng và cơ quan thuế nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, và tăng cường công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp
Theo thống kê của Tổng cục thuế đến đầu tháng 6 năm 2002, tức sau hơn ba năm thực hiện luật Thuế GTGT số tiền thuế thu được là 69.344 tỷ đồng, chiếm 20% ngân sách nhà nước Trong những năm gần đây, số thuế thu được từ thuế GTGT không ngừng tăng lên, đặc biệt là năm 2002 số thuế GTGT thu được là 24.000 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2001) Tốc độ tăng của thuế GTGT đã đẩy tốc độ tăng chung cho ngân sách nhà nước năm 2002 vào khoảng 13% đến 14% Tỷ trọng số thu thuế GTGT năm 2004 chiếm 24,83% tổng thu ngân sách, năm 2005 chiếm 27,22% tổng thu ngân sách nhà nước Tuy nhiên bên đã nảy sinh một vấn đề khá lớn đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường tăng khá nhanh qua các năm, và thường tăng mạnh vào các dịp đầu và cuối năm
Khi bắt đầu đưa thuế GTGT áp dụng thay cho thuế doanh thu, nhiều người lo ngại sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước Nhưng các con số trên đây cho ta thấy điều ngược lại Thuế GTGT không những không làm cho ngân sách nhà nước bị giảm mà nó còn tăng thêm trong các năm Điều này đã khẳng định rằng việc thay thế thuế GTGT là bước đi đúng đắn trong những bước đầu tiên của công cuộc cải cách hệ thống thuế
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng trong năm 1999 là 4,7% và năm 2000 là 6,7%,
năm 2008 là 6,9% Các ngành mũi nhọn như điện, xi măng, bưu điện, viễn thông, hàng không, ngân hàng đã phát triển khá mạnh Việc áp dụng thuế suất 0% việc hoàn thuế GTGT đã thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc giảm bớt được giá thành, tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi trên trường quốc tế Thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu đã tích cực góp phần bảo vệ sản xuất nội địa và phát triển tiềm năng của nội lực kinh tế Việc thuế GTGT không đánh vào vốn đầu tư và thuế TNDN có các mức miễn giảm thuế phải nộp khác nhau trong thời gian đầu cơ sở sản xuất mới được
Trang 7thành lập đã góp phần khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư Tổng mức đầu tư xã hội năm 1999 bằng 114,1% năm 1998 và năm
2000 bằng 112% năm 1999 và góp phần bảo đảm sự tăng trưởng về kinh tế
- Về tài chính: Trong 2 năm 1999-2000 cơ quan thuế đã phải hoàn trên 9.000 tỷ
đồng tiền thuế GTGT nhưng ngành thuế vẫn bảo đảm hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao (năm 1999 đạt 106,8%; năm 2000 ước đạt 109% và tăng 102% so với năm 1999), góp phần bảo đảm tỷ lệ tích luỹ trong nước tăng gấp đôi sau 10 năm, từ 14% GDP năm 1991 lên 27-28% GDP vào năm 2000, duy trì được tỷ lệ động viên về thuế, phí, lệ phí trong 10 năm qua là 19,4% Những con số đó có ý nghĩa rất lớn, vừa góp phần trực tiếp tạo ra tốc độ tăng trưởng, vừa tạo ra một cách nhìn mới về cách thức và khả năng huy động nguồn lực phát triển đất nước trong tương lai
- Về giá cả, đời sống: Để tránh tình trạng biến động giá sả trên thị trường thì nhà
nước ta đã triển khai tuyên truyền vận động các cơ sở kinh doanh không lợi dụng thuế
GTGT để nâng giá hàng hoá dịch vụ, thực hiện tốt chế độ niêm yết giá và bán theo giá niêm yết cùng với nhiều biện pháp khác về kinh tế, kích cầu, quản lý giá cả… tình hình giá cả hàng hoá về cơ bản được ổn định, không có biến động lớn, đặc biệt đối với vật tư hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống, giá cả thường tăng lên đến 5-7%, thậm chí đến 10%
- Về quản lý: Nguyên tắc thuế tính thuế GTGT đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện
chế độ hoá đơn, kế toán ngày càng nhiều hơn Số lượng các doanh nghiệp, nhà sản xuất thực hiện chế độ hoá đơn để được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có căn
cứ để thực hiện chế độ tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế vào kho bạc nhà nước ngày càng tăng, nâng dần được trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh, cũng như của cán bộ quản lý, thu thuế trong quá trình triển khai luật thuế GTGT Qua đó,
cơ quan có thuế có thêm điều kiện để quản lý hoạt động kinh doanh tính thuế qua hệ thống máy vi tính để tập trung được cán bộ cho công tác đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm
Tuy thành tựu triển khai thực hiện luật thuế giá trị gia tăng chưa nhiều nhưng đó cũng là những cố gắng lớn của các cơ quan thuế, thể hiện của sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thuế với các ngành có liên quan, gắn nội dung triển khai các luật thuế mới với công tác quản lý kinh tế, xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ…
Bên cạnh đó thì ngay trong những quy định của Luật thuế GTGT vẫn còn nhiều thiếu sót Cụ thể là :
Trang 8Thứ nhất, về thuế suất GTGT: Tồn tại nổi lên trước tiên là ảnh hưởng của việc
chuyển từ 11 thuế suất thuế doanh thu sang hệ thống thuế GTGT chỉ còn 4 thuế suất Vì thế nhiều ngành được nộp thuế GTGT thấp hơn thuế doanh thu Việc giảm 50% thuế GTGT phải nộp để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT cao một cách tràn lan, thiếu căn cứ đã tạo nên tâm lý chờ đợi của nhiều doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng khiếu nại tràn lan Ví dụ: thuế suất 5%-10% vừa phân biệt theo nguyên vật liệu trong kết cấu hàng hoá, vừa theo công dụng đã gây nhiều khó khăn trong giải thích vận dụng, điển hình là hàng cơ khí tiêu dùng (10%) và cơ khí dùng cho sản xuất (5%)
Ưu điểm nổi bật của thuế GTGT là khắc phục được việc thu thuế trùng lắp Thế nhưng trên thực tế vẫn còn duy trì chế độ nộp thuế trùng lặp đó là việc không cho khấu trừ thuế đầu vào (hoặc cho khấu trừ thuế khoán theo tỷ lệ cố định là 3%) đối với trường hợp chỉ có hoá đơn bình thường mà thực chất là hàng đã được nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp Bên cạch đó, việc khấu trừ “ gian” đối với nông, lâm, thuỷ
sản mua của cơ sở sản xuất, khai thác trực tiếp, đã tạo nên nhiều sơ hở để cơ sở kinh doanh lợi dụng thông đồng trốn lậu thuế gây thiệt hại cho nông dân, ngư dân Việc quy định các trường hợp được giảm thuế và nhiều tỷ lệ khấu trừ khác nhau, đã gây thêm nhiều phức tạp, khó khăn cho công tác quản lý Ngoài ra việc quy định hàng hoá thuộc diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế GTGT cũng đã gây trở ngại cho việc khấu trừ đầu vào ở khâu lưu thông
Thứ hai, Chế độ hoá đơn chưa được thi hành nghiêm chỉnh với nhiều thủ đoạn trốn
lậu thuế tinh vi từ hoá đơn giả đến hoá đơn "đen" - mua của cơ quan thuế về bán lại cho
cơ sở kinh doanh khác sử dụng để hợp pháp hoá việc mua bán hàng trốn lậu thuế, ghi doanh thu trên liên hoá đơn lưu tại cơ sở và trên liên giao cho khách chênh lệch đến hàng chục, hàng trăm lần… đang trở ngại trong công tác quản lý thu thuế Theo tài liệu thống
kê sơ bộ, từ 9/1999 đến 9/2000, chỉ riêng ở 15 tỉnh, thành phố đã kiểm tra phát hiện 1.278
tờ hoá đơn giả các loại có tổng số tiền hàng ghi hoá đơn trên 22,5 tỷ đồng với số thuế gian lần là 82,9 triệu đồng Ngoài việc đề cao tinh thần tự giác của các doanh nghiệp, giải pháp ngăn chặn gian lận thuế qua hoá đơn và thực hiện các chế độ "hậu kiểm" đang là vấn đề nhức nhối, khó khăn, bất cập đối với ngành thuế vì số lượng hoá đơn cần kiểm tra quá lớn Cần có một quy định cụ thể quy định việc bắt buộc dùng hóa đơn trong hoạt động của các chủ thể nộp thuế, cũng như trong công tác quản lý thuế và có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm
Trang 9Thứ ba, Khấu trừ thuế, hoàn thuế: Trong quá trình thực hiện đã nảy sinh các mâu
thuẫn mới: đó là có quá nhiều tỉ lệ khấu trừ, gây phức tạp cho quá trình thực hiện và không khuyến khích thực hiện hoá đơn, chứng từ Việc cho phép khấu trừ khống, dựa vào bảng kê đã tạo khe hở cho việc kê khai không trung thực để được khấu trừ hoặc hoàn thuế, gây thất thu cho NSNN; Doanh nghiệp kinh doanh trong nước các mặt hàng nông, lâm, thải sản thì được khấu trừ, doanh nghiệp xuất khẩu thì không được khấu trừ hoặc hoàn thuế- điều này không kích thích được xuất khẩu hàng hóa; Chính sách thuế chưa thống nhất, chưa công bằng giữa các đối tượng nộp thuế như chưa cho khấu trừ thuế đối với dịch vụ chịu thuế GTGT có hoá đơn bán hàng thông thường như: vận tải, bốc xếp, sửa chữa… trong khi các hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ hoặc hoàn thuế…
Chính những thiếu sót trên của luật thuế giá trị gia tăng trên làm cho quá trình triển khai thực thi luật thuế GTGT ngoài thực tế còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn cho cả chủ thể nộp thuế và cơ quan quản lý và thu thuế giá trị gia tăng
Bên cạch đó thì cần chú ý công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm của các cơ quan chức năng , cần phải xử lý quyết liệt, triệt để các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ để tránh tình trạng các chủ thể này lợi dụng lỗ hổng này để khai man trốn thuế
V GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THUẾ GTGT
Để thực hiện mục tiêu hoàn thiện hệ thống thuế GTGT ở Việt Nam, thì cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây:
1 Hoàn thiện thêm về quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Về đối tượng chịu thuế: Mở rộng các đối tượng chịu thuế GTGT, giảm bớt tối đa
hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế Áp dụng thuế GTGT đối với cả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB cho phù hợp với nguyên tắc chung của thuế GTGT (thuế đánh trên tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ) Cần bổ sung đối tượng chịu thuế GTGT: Đưa dịch vụ xuất khẩu phần mềm máy tính; sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài; dịch vụ xuất khẩu lao động vào đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất 0% để doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào, nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trước mắt bổ sung hàng hoá TTĐB xuất khẩu vào đối tượng chịu thuế GTGT nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng hoá chịu thuế TTĐB Về lâu
Trang 10dài, đối với hàng hoá, dịch vụ đặc biệt đều phải chịu cả thuế GTGT và thuế TTĐB; Đưa ngành khai thác than đá xuất khẩu vào đối tượng chịu thuế GTGT để áp dụng thuế suất 0% cho mặt hàng than đá, doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào nhằm giảm bớt khó khăn trong khai thác than xuất khẩu, giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm cho hàng ngàn công nhân lao động ở các mỏ than; Đưa hoạt động kinh doanh chứng khoán vào danh mục hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, khuyến khích huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; Bổ sung các loại quà biếu, quà tặng của người nước ngoài tặng cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định vào đối tượng không chịu thuế GTGT cho phù hợp với luật thuế suất, nhập khẩu…
- Về phương pháp tính thuế: Thực hiện thống nhất một phương pháp tính thuế là
phương pháp khấu trừ thuế; Phân loại các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, thu nhập thấp đưa ra khỏi diện phải nộp thuế GTGT do chi phí quản lý cao so với lượng thuế thu được Quy định mức doanh số xác định đối tượng là hộ kinh doanh nhỏ để chuyển sang áp dụng nộp thuế theo mức tỷ lệ % ấn định trên doanh thu; Đẩy mạnh thực hiện chế độ kế toán đối với các hộ kinh doanh có quy mô lớn để chuyển những đối tượng này sang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế; Đối với các đối tượng khác như hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn… bắt buộc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ là căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
- Về ưu đãi miễn giảm thuế: Giảm bớt, tiến tới việc xoá bỏ việc ưu đãi miễn giảm thuế
cho tất cả các đối tượng, đảm bảo tính công bằng và bình đẳng cho các đối tượng nộp thuế
- Về hoàn thuế GTGT: Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ hoàn thuế cho các doanh nghiệp, góp
phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
2 Cải cách hành chính thuế
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế GTGT Hệ thống văn bản pháp luật sẽ được tách riêng ra thành hệ thống văn bản thuế và hệ thống văn bản hành chính đảm bảo các mục tiêu đơn giản, công bằng và không làm thiệt hại cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp tự tính, tự kê khai và nộp thuế tại kho bạc nhà nước Cơ quan thuế chỉ có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế