1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo pháp lệnh cán bộ, c

10 147 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 26,61 KB

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm “cán bộ” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 1.1.1 Định nghĩa Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ tron

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước Do vậy trong bài này chúng ta sẽ cùng đi sâu và tìm hiểu về một trong

những cách gọi thuộc một trong những giai đoạn đó thông qua việc: “Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức”.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Khái niệm cán bộ theo Luật cán bộ, công chức năm 2008.

1.1 Khái niệm, đặc điểm “cán bộ” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008

1.1.1 Định nghĩa

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008)

1.1.2 Đặc điểm

Cán bộ được hình thành bằng con đường bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn với tính chất công việc không thường xuyên, lâu dài vì phải đảm nhiệm chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hình thành bằng con đường bầu cử, do Thủ tướng Chính Phủ phê chuẩn kết quả bầu cừ, hay Chánh án TAND TP Hà Nội do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm … Cán bộ là đội ngũ công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã

Trang 2

hội từ cấp huyện trở lên Nói vậy không có nghĩa là ở cấp xã, phường, thị trấn không

có cán bộ mà cán bộ ở cấp này được đề cập một cách riêng biệt do vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ này trong việc làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước vơi nhân dân địa phương

Cán bộ nằm trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách nhà nước Điều này có nghĩa là số lượng cán bộ trong một cơ quan được giới hạn trong một con số nào đó, mức biên chế của cán bộ do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định, quy định hoặc hướng dẫn Ví dụ: Chính Phủ quyết định biên chế và quản lí cán bộ làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, quy định mức biên chế hành chính sự nghiệp thuộc UBND, hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương …

1.2 Khái niệm, đặc điểm “công chức” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008

1.2.1 Khái niệm công chức theo luật cán bộ công chức năm 2008

Theo Khoản 2 và 3 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 thì

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;…;, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước

1.2.2 Đặc điểm công chức theo Luật cán bộ công chức năm 2008

- Tính chất công việc của công chức

+ Tính thường xuyên: Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt Tức

Trang 3

không đặt ra vấn đề nhiệm kỳ làm việc, điều này có nghĩa là thông thường họ làm việc cho đến khi về hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi)

+ Tính chuyên môn nghiệp vụ: Được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ của công chức Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên

- Con đường hình thành công chức

Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh – do thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức

Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý

Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng công chức trong các Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính

Trang 4

phủ Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch

Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền Ví dụ: chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở

- Nơi công tác

Công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện; Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, kế toán ); Trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp); Trong các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Trong các bộ và cơ quan ngang bộ; Tòa án nhân dân (TAND) các cấp (Phó chánh án TAND tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán); Viện kiểm sát nhân dân; tổ chức CT-XH; Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị

sự nghiệp công lập

- Nguồn trả lương

Đa số công chức là những người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị

sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật Ví dụ, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được hưởng hai lương

2 Những điểm mới về khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 so với pháp lệnh cán bộ, công chức

Trang 5

2.1 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định cụ thể về khái niệm cán bộ công chức hơn Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2003)

Trước hết, nói về Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, khái niệm “cán bộ, công chức” đã quy định như sau:

Điều 1 Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:

1 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

2 Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

3 Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

4 Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

5 Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp”.

Như vậy, có thể thấy, so với khái niệm cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh) thì khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức 2008 (sau đây gọi chung là Luật) có một số điểm mới như sau:

- Thứ nhất, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định cụ thể về khái niệm cán bộ,

công chức hơn Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2003)

Trong Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung 2003 không đưa ra những khái niệm cụ thể về cán bộ, công chức mà chỉ

Trang 6

mang tính liệt kê Cụ thể, Pháp lệnh đã chỉ rõ dấu hiệu chung để nhận biết những

người được coi là cán bộ, công chức thông qua năm trường hợp Mặt khác, các trường hợp người được coi là cán bộ, công chức (như đã trích dẫn tại Điều 1) không có sự phân biệt rõ ràng giữa cán bộ và công chức Điều này đã dẫn đến việc xác định tư cách chủ thể, những quy chế pháp lí đối với cán bộ, công chức cũng không có sự rạch ròi và việc tác động đến từng loại “người” này cũng rất khó khăn; chưa kể đến việc nhầm lẫn giữa các khái niệm cán bộ, công chức trong việc áp dụng các quy định của pháp luật

Luật cán bộ công chức năm 2008 thì khái niệm về cán bộ, công chức đã có sự phân

định rõ ràng, tách bạch trong từng khoản: khoản 1 quy định về những người được coi

là cán bộ; khoản 2 quy định những người được coi là công chức Theo đó, trong mỗi khoản đều chỉ rõ các tiêu chí, đặc điểm nhất định để phân biệt giữa cán bộ và công chức (như phần I đã phân tích)

Như vậy, có thể thấy, điểm mới này của Luật đã khắc phục phần nào hạn chế đó trong quy định về khái niệm cán bộ công chức của Pháp lệnh

2.2 Theo pháp lệnh, không có sự phân tách riêng đối với cán bộ, công chức cấp xã

Nếu đúng theo luật cán bộ công chức thì khái niệm cán bộ, công chức đã phân cán bộ, công chức ra làm hai loại: cán bộ, công chức công tác từ cấp huyện trở lên và cán bộ, công chức cấp xã Theo quy định của luật cán bộ, công chức, cụ thể là tại Khoản 3 Điều

4: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

Trang 7

Như vậy, cán bộ xã chỉ có thể hình thành qua bầu cử, giữ chức vụ theo nhiệm nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã Như vậy luật đã có quy định riêng rẽ giữa cán bộ và công chức cấp xã Việc tách nhóm đối tượng này ra một khoản riêng và phân định một cách rõ ràng cho thấy sự nhận định đúng mực của các nhà làm luật đối với vị trí vai trò cầu nối quan trọng của cán bộ, công chức cấp xã

Ngược lại, đối với pháp lệnh cán bộ, công chức có quy định như sau; Điều 1 “Cán bộ, công chức quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế, bao gồm:

…g)Những người do bầu cử để dảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong trong Thường trực hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

Như vậy, theo pháp lệnh cán bộ, công chức cấp xã thì không thấy có sự phân tách rõ ràng, cụ thể như luật cán bộ, công chức mà vẫn còn quy định rất chung Có thể gây hiểu nhầm, có sự phân định cán bộ và công chức cấp xã riêng nhưng hai chức danh này lại cùng chung con đường hình thành, cơ chế hoạt động: “đều hình thành thông qua con đường bầu cử để giữ chức vụ lãnh đạo, đều làm trong một cơ quan Điều đó sẽ làm cho

sự nhầm lẫn giữa hai chức danh này Điều này làm ho quá trình áp dụng trong thực tế sẽ

khó khăn hơn rất nhiều

2.3 Theo Pháp lệnh, phạm vi của những đối tượng được coi là cán bộ, công chức quá rộng

Luật Cán bộ công chức đã thu hẹp đối tượng áp dụng so với Pháp lệnh Cán bộ công chức gắn với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Theo Pháp lệnh, phạm vi của những đối tượng được coi là cán bộ, công chức quá rộng, bao gồm những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

-xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị vũ trang,… Ví dụ: Theo khoản 1, khoản 2 của Điều 1 (người được coi là cán bộ, công chức bao gồm tất cả những người

Trang 8

những người làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do bầu cử

để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội; hoặc được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Tuy nhiên, cần thấy rằng, những người làm việc trong các tổ chức xã hội, thì họ do những điều lệ của các tổ chức đó quy định, còn những người làm việc cho các cơ quan nhà nước do pháp luật quy định Vì vậy, những quy chế pháp lí đối với hai nhóm này có sự khác nhau rất đáng kể, chưa kể đến sự khác nhau giữa nhóm người làm việc trong các cơ quan dân cử và các cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp Điều này đã dẫn đến hệ quả là: mặc dù phạm vi những người được coi là cán bộ, công chức rộng như vậy, nhưng thực tế, pháp luật không thể điều chỉnh hết từng trường hợp, bởi, ví dụ những người làm việc trong các tổ chức xã hội thì họ do các điều lệ pháp lệnh điều chỉnh là chủ yếu Nhà nước đã bước đầu phân định khu vực hành chính nhà nước với khu vực

sự nghiệp, tạo cơ sở cho việc xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với đội ngũ viên chức sự nghiệp Sau 5 năm thực hiện việc phân định này, đội ngũ viên chức không còn là đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức và sẽ được Luật viên chức sau này điều chỉnh

Cùng với việc thu hẹp đối tượng điều chỉnh, Luật Cán bộ công chức đã phân định tương đối rõ ai là cán bộ, ai là công chức Cả một thời kỳ dài trước đây, do điều kiện chiến tranh và thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tất cả những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, của Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội,

kể cả trong các doanh nghiệp, lâm nông trường đều được gọi chung trong cụm từ là

"cán bộ công nhân viên chức" mà chưa có sự phân định rõ ràng Đến năm 1993, khi thực hiện cải cách tiền lương, mới bước đầu phân định Cán bộ công chức trong khu vực hành chính sự nghiệp với những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh Đây là tiền đề để Nhà nước ban hành Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998 điều chỉnh Cán bộ công chức trong khu vực hành chính sự nghiệp (gồm các cơ quan,

tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội) nhưng vẫn sử dụng chung

Trang 9

cụm từ "cán bộ, công chức", chưa xử lý được vấn đề tách cán bộ với công chức Qua

10 năm thực hiện Pháp lệnh Cán bộ công chức, do chưa phân định được rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức nên cơ chế quản lý và chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành vẫn còn những hạn chế, chưa hoàn toàn phù hợp với từng nhóm đối tượng Điều này ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ công chức vốn có những đặc điểm hoạt động và công tác đặc thù riêng Luật Cán bộ công chức năm

2008 đã quy định tiêu chí phân định ai là cán bộ, ai là công chức Theo đó, cán bộ gắn với tiêu chí được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; công chức gắn với tiêu chí được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh Bên cạnh đó, cụm từ “cán bộ, công chức cấp xã” đã được tách ra thành cán bộ cấp xã (gắn với cơ chế bầu cử) và công chức cấp xã (gắn với cơ chế tuyển dụng)

C KẾT LUẬN

Khái niệm cán bộ, công chức đã được quy định trong pháp lệnh cán bộ, công chức sau đó được quy định cụ thể trong luật Cán bộ, công chức năm 2008 Sự ra đời của Luật cán bộ, công chức năm 2008 là sự cụ thể hóa về khái niệm cán bộ, công chức nhằm quy định cụ thể quy chế đối với cán bộ, công chức và đảm bảo sự quản lí của nhà nước trong mọi lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình

1 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội 2007- 2008

2 Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXb Đại học quốc gia, 2005

3 Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội , 2005

Văn bản pháp luật

1 Luật cán bộ, công chức năm 2008

2 Pháp lênh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2003)

Các Wesbite

1 http:// www.Luatvietnam.com.vn

2 http://www.vietlaw.gov.vn

3 http://www.chinhphu.vn

4 vi.wikipedia.org/ /Luật_pháp

5 www.laodong.com.vn

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w