1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập học kỳ tố tụng hình sự đề tài tạm giữ trong tố tụng hình sự

16 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Khái niệm của biện pháp ngăn chặn : Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, do những người có thẩm quyền ở các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc nh

Trang 1

MỞ ĐẦU.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định

rõ ràng, để bảo vệ quyền lợi của mọi công dân được công bằng Để bảo vệ lợi ích của mọi công dân, trong Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp cần thiết để hạn chế các quyền và lợi ích của công dân nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện tốt các nghĩa vụ các quyền cho nhà nước cho cộng đồng

Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp ngăn chặn để phục vụ cho việc điều tra truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực công minh đúng người , đúng tội, không gây oan ức cho người vô tội và không bỏ sót kẻ phạm tội Việc

sử dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự là điều cần thiết,

trong những biện pháp ngăn chặn đó “Tạm giữ” là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề “tạm giữ

trong tố tụng hình sự” Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam thì tạm giữ bao

gồm tạm giữ người và tạm giữ vật.

NỘI DUNG.

A NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

I KHÁI NIỆM.

1 Khái niệm của biện pháp ngăn chặn :

Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, do những người có thẩm quyền ở các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tố tụng

áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự bị bắt trong những trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc

Trang 2

có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Ý nghĩa của việc quy định những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình

sự là để đảm bảo cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao Nó đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện

sự chuyên chính của nhà nước XHCN

Sử dụng biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định như : quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN

Từ mục đích trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không thể áp dụng tràn lan, tuỳ tiện mà khi áp dụng phải tuân theo những căn cứ nhất định và khi cần thiết mới áp dụng để ngăn chặn tội phạm hoặc có dấu hiệu của tội phạm

bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tội phạm sẽ tiếp tục phạm tội, nhằm đảm bảo cho việc thi hành án

Các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự bao gồm : bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm Do vậy tạm giữ là một trong số biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

2 Khái niệm tạm giữ :

Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra áp dụng để ngăn chặn hành vi tiếp tục phạm tội,

bỏ trốn, thông cung hoặc cản trở điều tra, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra có

đủ thì giờ thu thập tài liệu, chứng cứ, bước đầu xác định hành vi phạm tội và lí lịch, nhân than của người phạm tội cũng như các tình tiết khác liên quan đến vụ

án làm căn cứ ra các quyết định tố tụng khác như: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác

Trang 3

II Ý NGHĨA, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TẠM GIỮ.

1 Mục đích và ý nghĩa của việc quy định biện pháp tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Tạm giữ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm

Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 09 của Chính phủ, việc ngăn chặn tội phạm nhanh chóng làm rõ tội phạm và người phạm tội để kịp thời đưa ra xét xử và xử lý là một nghiệp vụ quan trọng và khó khăn đối với các cơ quan điều tra và các cơ quan thẩm quyền chức năng Để đem lại hiệu quả cao đối với công tác điều tra và

xử lý, các cơ quan chức năng phải sử dụng các biện pháp được pháp luật cho phép cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự Trong đó biện pháp tạm giữ là biện pháp quan trọng và cần thiết

Tạm giữ với mục đích để kịp thời ngăn chặn tội phạm xảy ra nhằm hạn chế

và tránh được những thiệt hại mà các loại tội phạm có khả năng gây ra cho các đối tượng và các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Biện pháp tạm giữ còn giúp cho quá trình điều tra vụ án bằng các hoạt động như khám xét, hỏi cung

bị can tránh được những cản trở do người phạm tội có khả năng gây ra Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra sau này, thu thập được chứng cứ quan trọng, tránh tình trạng người phạm tội tiêu hủy chứng cứ

Như vậy, biện pháp tạm giữ đã có ý nghĩa thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm

2 Yêu cầu và nguyên tắc của việc tạm giữ trong Luật tố tụng hình sự :

Khi một đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế do Luật tố tụng hình sự quy định là cá nhân đó bị tước bỏ hay bị hạn chế quyền và lợi ích cuả đối tượng

đó Vì vậy khi các cơ quan tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng được

Trang 4

quyền áp dụng biện pháp tạm giữ cần phải nghiên cứu cụ thể xem xét các điều khoản Tình tiết để áp dụng, hay nói cách khác việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các quy định của pháp luật Tránh gây thiệt hại không cần thiết cho lợi ích con người và đối tượng bị áp dụng

Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn quan trọng, cần thiết trong trình tự của công tác tố tụng hình sự nhưng đây cũng là hoạt động phức tạp và quan trọng

từ đó cơ quan điều tra, toà án Viện kiểm sát phải thực hiện tốt các yêu cầu khi thực hiện quyết định tạm giữ

a Yêu cầu pháp luật :

Người bị áp dụng biện pháp tạm giữ bị tước đi quyền tự do được hiến pháp quy định Do vậy để đảm bảo được những quyền và lợi ích trên của công dân, yêu cầu về pháp luật của biện pháp tạm giữ được thể hiện ở chỗ : Người ký lệnh tạm giữ phải là người có thẩm quyền do Luật quy định Khi xem xét ra lệnh tạm giữ phải đảm bảo các tài liệu, chứng cứ cần thiết và đủ yếu tố chứng minh là đối tượng bị áp dụng Đối với tạm giữ theo điều 69 Bộ luật tố tụng hình sự các chứng

cứ có thể thu thập từ nhiều nơi, nhiều nguồn, nhưng không được dựa trên những chứng cứ Pháp luật không quy định Hay các tài liệu chưa được thẩm tra, xác định mà chỉ dựa trên ý chí chủ quan, động cơ mục đích cá nhân để ra lệnh tạm giữ Sẽ dẫn đến trường hợp giữ người vô tội và làm lọt tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều phương diện cho con người và cho xã hội

Đặc biệt khi tiến hành tạm giữ phải tuân thủ đúng các qui định về quyền hạn, thủ tục mà pháp luật qui định, nghiêm cấm sử dụng hành vi tạm giữ trái pháp luật làm phương hại đến danh dự nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của người bị tạm giữ

Thực tiễn cho thấy việc tạm giữ được tiến hành đúng theo yêu cầu của pháp lệnh sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng hình

sự Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó uy tín của

Trang 5

các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng được nâng cao, nền dân chủ được thực thi trong đời sống chính trị và đời sống xã hội

b Yêu cầu về chính trị :

Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về pháp luật, biện pháp tạm giữ còn phải đảm bảo tốt cả yêu cầu về chính trị

Yêu cầu về chính trị của tạm giữ theo quy định của luật tố tụng hình sự đó

là :

- Tạm giữ nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước trong phạm vi cả nươc và yêu cầu chính trị của địa phương trong từng thời kỳ của từng giai đoạn cách mạng

- Việc tạm giữ phải được cân nhắc và xem xét kỹ những vấn đề có liên quan đến các chính sách khác của Đảng như : chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại, chính sách ngoại giao và một số chính sách khác dùng

để trấn áp tội phạm Do vậy, có những trường hợp tuy đã có đủ yếu tố và căn

cứ để tạm giữ theo luật định nhưng các cơ quan có thẩm quyền cần phải chân nhắc, tính toán và hậu quả khi ra lệnh tạm giữ

c Nguyên tắc :

Tạm giữ trong Luật tố tụng hình sự phải được tiến hành đúng pháp luật, đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách do Đảng và Nhà nước đã đề ra Đồng thời thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật đối với tội phạm và thể hiện được tính tôn trọng và đảm bảo được quyền tự do dân chủ của mọi công dân, đáp ứng được các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu về chính trị

B TẠM GIỮ NGƯỜI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HIỆN HÀNH.

I ĐỐI TƯỢNG TẠM GIỮ.

Theo Điều 86 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự, tạm giữ có thể được ápdụng

đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người

Trang 6

phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã Như

vậy tạm giữ chỉ là biện pháp ngăn chặn đầu tiên và chặn đứng các âm mưu hoặc các hoạt động phạm tội mà họ có thể tiếp tục gây ra tiếp, tạm giữ còn có mục đích để các cấp các cơ quan có thẩm quyền điều tra xét hỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra để xử lý đúng người, đúng tội không để xót tội phạm hoặc gây oan ức cho người vô tội

Tuy nhiên không phải bất kì trường hợp nào người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú đều bị ra lệnh tạm giữ Nếu phạm tội ít nghiêm trọng, sự việc đơn giản, không có căn cứ cho rằng người phạm tội bỏ trốn, thông cung, cản trở điều tra hoặc tiếp tục phạm tội, có nơi cư trú rõ ràng thì có thể không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng lấy lời khai, xác minh những tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội để làm căn cứ ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho người đó

Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thường phải bị tạm giữ, vì trong hầu hết các trường hợp khi quyết định bắt khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã xác minh cần phải ngăn chặn việc người đó trốn hoặc cản trở điều tra

Đối với người bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho cơ quan ra lệnh truy nã để cơ quan

đó đến nhận người bị bắt Ở trường hợp này, việc tạm giữ đối với người này chỉ đặt ra khi xét thấy cơ quan đã ra lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người

bị bắt

II CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM GIỮ.

Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn và tạo điều kiện để điều tra vụ án

Trang 7

Theo khoản 1 điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ quyết định tạm giữ trong điều kiện sau :

1 Bị bắt trong trường hợp khẩn cấp.

Theo điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự khoản 1 Chỉ được bắt khẩn cấp trong các trường hợp sau đây:

a- Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng.

b- Khi người bị hại, hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

c- Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở ngoài hoặc tại chỗ ở người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Do vậy trong trường hợp này phải thực hiện bắt và tạm giữ khẩn cấp để tiến hành điều tra xét hỏi đánh giá đúng sai, cân nhắc chính xác xem người đó có phạm tội hay không và nếu có thì phạm tội ở mức độ nào, nặng hay nhẹ Nghiêm trọng hay không nghiêm trọng để xét xử đúng người, đúng tội, bất khẩn cấp để kịp thời điều tra xét hỏi, không để đối tựơng kịp phi tang tẩu tán tang vật của vụ

án, hoặc bỏ trốn gây khó khăn cho các cấp các cơ quan có thẩm quyền trong công việc xét xử điều tra của vụ án

2 Tạm giữ còn được áp dụng trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Theo điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự :

1- Đối tượng người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải nguy đến cơ quan công an, Viện

Trang 8

Kiểm sát hoặc uỷ Ban nhân dân nơi gần nhất Các cơ quan này phải lập biên bản

và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền

Trong trường hợp này thì sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ, phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt

III THẨM QUYỀN RA LỆNH TẠM GIỮ.

Điều 86 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền ra lệnh

tạm giữ như sau: “Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại

khoản 2 điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ” Theo đó, những người có quyền ra quyết định tạm giữ bao

gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp

- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới

- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay đã rời khỏi sân bay, bến cảng

- Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển

Theo đó, những người có quyền ra quyết định tạm giữ, ngoài những người

có quyền ra lệnh bắt thì còn có thêm Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển

Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì cơ quan Điều tra cấp huyện trở lên mới có quyền ra lệnh tạm giữ Chính quyền và Công

an cấp xã, phường, thị trấn không có quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự Thực hiện quy định này, khi nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền

Trang 9

IV THỦ TỤC TẠM GIỮ.

Tạm giữ là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, nó đụng chạm đến quyền tự do danh dự của công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể Ngoài

ra còn ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khu phố hàng xóm nơi họ sinh sống làm việc Vì vậy, việc tiến hành hoạt động tạm giữ người phải được tiến hành theo đúng thủ tục như quy định của pháp luật

Thứ nhất, việc tạm giữ phải có lệnh viết của người có thẩm quyền Lệnh

tạm giữ phải ghi rõ lí do tạm giữ, thời hạn tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và giao cho người bị tạm giữ một bản Nếu việc tạm giữ không có lệnh của người có thẩm quyền, người bị tạm giữ có quyền yêu cầu trả tự do cho họ

Thứ hai, trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra lệnh tạm giữ, lệnh thạm giữ

phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn Khi kiểm sát việc tạm giữ, nếu thấy việc tạm giữ không đúng pháp luật hoặc không cần thiết phải tạm giữ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy

bỏ lệnh tạm giữ và cơ quan đã ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ trong những trường hượp sau:

- Người bị tạm giữ không phải là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, và không phải là người đầu thú, tự thú

- Người bị tạm giữ chỉ có những vi phạm nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

- Người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị tạm giữ có nơi cư trú rõ rang và không có biểu hiện sẽ trốn hoặc cản trở điều tra

Thứ ba, người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa

vụ của người bị tạm giữ theo như quy định tại Điều 48 bộ luật tố tụng hình sự

Trang 10

V THỜI HẠN TẠM GIỮ.

- Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt (Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự)

Để đạt được mục đích của việc tạm giữ, thì thời điểm để tính thời hạn tạm giữ không được tính từ thời điểm bắt người, cũng không phải được tính từ khi ra lệnh tạm giữ, mà được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt Việc quy định như vậy là hoàn toàn có căn cứ vì chỉ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt thì Cơ quan điều tra mới bắt đầu tiến hành các hoạt động cần thiết để phục vụ cho quá trình điều tra của mình Ba ngày cũng là một khoảng thời gian hợp lí để cơ quan điều tra có thể thực hiện được mục đích của mình

- Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết như: những sự việc xảy ra

có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải được thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau, hoặc cần phải có thêm thời gian để làm rõ về hành vi, làm rõ căn cước, lý lịch của người bị tạm giữ thì người đã ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng thời gian gia hạn cũng không được quá ba ngày

- Người đã ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn lần thứ hai nhưng cũng không được quá ba ngày Đó là những trường hợp đặc biệt như những vụ án có liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hay những vụ án hình sự khác có nhiều người tham gia, sự việc cần xác minh phức tạp mặc dù đã gia hạn lần thứ nhất nhưng không đạt được mục đích

Trong cả hai lần gia hạn nêu trên, việc gia hạn chỉ có giá trị khi được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ sau khi hết hạn tạm giữ trước đó Thời hạn để Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn đề nghị gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra là 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn tạm giữ và tài liệu liên quan đến việc tạm giữ từ phía Cơ quan điều tra

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w