MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 2 B NỘI DUNG 2 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI BỊ HẠI 2 1. Khái niệm người bị hại 2 2. Vị trí, vai trò và cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại 4 II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TTHS 5 2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của người bị hại 5 2.1. Quyền của người bị hại 5 2.2. Nghĩa vụ của người bị hại 12 III. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 14 1. Ưu điểm, nhược điểm 14 1.1. Ưu điểm 14 1.2. Nhược điểm 14 2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị hại 17 2.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật 17 2.2. Giải pháp về vấn đề liên quan đến đại diện hợp pháp của người bị hại 17 2.3. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi về một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của người bị hại cần sửa đổi 18 2.4. Bổ sung quy định về nghĩa vụ có mặt của người đại diện hợp pháp của người bị hại theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng 19 3. Một số giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả quy định của bộ luật trong thực tiễn 20 KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 1MỤC LỤC
A - MỞ ĐẦU 2
B - NỘI DUNG 2
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI BỊ HẠI 2
1 Khái niệm người bị hại 2
2 Vị trí, vai trò và cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại 4
II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TTHS 5
2 Nội dung quyền và nghĩa vụ của người bị hại 5
2.1 Quyền của người bị hại 5
2.2 Nghĩa vụ của người bị hại 12
III THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI 14
1 Ưu điểm, nhược điểm 14
1.1 Ưu điểm 14
1.2 Nhược điểm 14
2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị hại 17
2.1 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật 17
2.2 Giải pháp về vấn đề liên quan đến đại diện hợp pháp của người bị hại.17 2.3 Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều 51 và Điều 52 BLTTHS về một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của người bị hại cần sửa đổi 18
2.4 Bổ sung quy định về nghĩa vụ có mặt của người đại diện hợp pháp của người bị hại theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng 19
3 Một số giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả quy định của bộ luật trong thực tiễn 20
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 2A - MỞ ĐẦU
Pháp luật nước ta có rất nhiều chế định để bảo vệ những quyền và lợi íchhợp pháp của con người, đặc biệt trong pháp luật tố tụng hình sự đối tượng đượcđặc biệt quan tâm là người bị hại Vì vậy, người bị hại cần phải được bảo vệ kịpthời, thậm chí ngay khi họ bị đe dọa gây thiệt hại Và một trong những công cụpháp lý quan trọng để bảo vệ người bị hại đó chính là pháp luật tố tụng hình sự.Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nóichung và người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trongđịnh hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ởnước ta hiện nay Để làm rõ hơn về nội dung này, bài viết sau sẽ đi sâu vào tìm
hiểu đề tài số 03:“Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ
của người bị hại trong TTHS và việc hoàn thiện quy định này.”
B - NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI BỊ HẠI
1 Khái niệm người bị hại
Người bị hại là người tham gia tố tụng có mặt hầu hết trong các vụ án
hình sự Theo từ điển luật học: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất,
về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản chứ không thể là pháp nhân” 1
Để có sự nhận thức đầy đủ và thống nhất về khái niệm người bị hại thìcần tiếp cận khái niệm này dưới những góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ xã hội, người bị hại là con người cụ thể trong xã hội, chịu
tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kì tác động nào khác dẫn đếnnhững thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ Tất nhiên, sự tác động
đó là trái ý muốn của người bị hại và họ tiếp nhận một cách thụ động Thiệt hại
1 Từ điển Luật học, NXB TĐBK - NXB TP, Trang 571.
Trang 3gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản mà khônggiới hạn và không cần giới hạn thiệt hại.
- Theo pháp luật thực định tại khoản 1 điều 51 BLTTHS "Người bị hại là
người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.Với quy
định này, người bị hại thường được hiểu là con người cụ thể bị hành vi phạm tộitrực tiếp xâm hại
Về hình thức: mặc dù BLTTHS quy định "người bị hại là người bị thiệt
hại…" song ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu từ "người" theo nghĩa rộng baogồm cả cá nhân, tổ chức tương tự như với trường hợp "người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.”
Về bản chất, xác định người bị hại không chỉ là cá nhân mà bao gồm cả
pháp nhân bị thiệt hại do hành vi phạm tội sẽ đảm bảo sự công bằng giữa cácchủ thể này trong trường hợp cùng bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
Về khoa học: ngoài cá nhân, cần thừa nhận pháp nhân và kể cả tổ chức
không có tư cách pháp nhân cũng là người bị hại trong trường hợp bị thiệt hạitrực tiếp về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra Dấu hiệu “đã thực tế bị thiệt hại”không phải là dấu hiệu bắt buộc của người bị hại Chỉ cần có hành vi phạm tội
đe dọa gây ra thiệt hại cho một người được xác định thì người đó là người bị hại.Thiệt hại của người bị hại là thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra Ngoài ra,người bị hại có thể có thêm thiệt hại gián tiếp Người bị hại được cơ quan cóthẩm quyền THTT công nhận tư cách tham gia tố tụng của họ
Từ những phân tích trên thì Điều 51 cần được sửa đổi theo hướng làm rõngười bị hại để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong tố tụng hình sự, bảo vệtốt các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại
Để hiểu rõ hơn khái niệm người bị hại, cần phải phân biệt với một số khái
niệm đồng nghĩa hoặc giáp ranh như: người bị hại với nạn nhân, người bị hại vớiđối tượng tác động của tội phạm Đây là những khái niệm gần nhau nhưngkhông đồng nhất với nhau
Trang 4Thứ nhất: Có quan điểm cho rằng người bị hại chính là nạn nhân của tội
phạm Nội dung khái niệm người bị hại có nội hàm hẹp hơn so với khái niệmnạn nhân của tội phạm Như đã biết, hành vi phạm tội luôn gây ra hoặc đe dọagây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ
Để gây ra những thiệt hại cho những quan hệ này, hành vi phạm tội đã tác độnggây thiệt hại cho một số cá nhân, tổ chức Trong khi đó “Nạn nhân của tội phạm
là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, gây ra nhữngthiệt hại về thể chất, về tinh thần, tài sản hoặc các quyền, lợi ích hợp phápkhác”.2 Thiệt hại không chỉ dừng ở thiệt hại vật chất và tinh thần mà còn thiệthại về các lợi ích khác
Thứ hai: Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận khách thể của
tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệthại Đối tượng tác động của tội phạm không chỉ là con người mà còn bao gồmcác đối tượng vật chất khác và các hoạt động bình thường của chủ thể
Như vậy, người bị hại là cá nhân, tổ chức bị tội phạm trực tiếp gây ra thiệt
hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản Người bị hại đượccác cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng công nhận khi xác định có dấu hiệuthiệt hại
2 Vị trí, vai trò và cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại
- Vị trí: Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có vị trí tố tụng đối lập với
nhóm chủ thể gây ra thiệt hại Những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra cóthể được coi là cùng bên với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong TTHS nhưng
có cũng địa vị tố tụng độc lập với hai cơ quan này Trước Tòa án, người bị thiệthại do tội phạm gây ra được coi là một bên tranh tụng thực hiện quyền buộc tội,quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
2 Trần Hữu Tráng, Nạn nhân học trong Tội phạm học- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học 2000, trang 18.
Trang 5- Vai trò: Là chủ thể tham gia tố tụng hình sự đồng thời với quyền yêu
cầu bồi thường, khắc phục thiệt hại và cũng có nghĩa vụ khai báo trung thực khitham gia tố tụng
- Cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại:
+ Cơ sở pháp lý:
Chế định về quyền con người được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp lýquốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới.Các văn bản quốc tế công nhận quyềncon người như Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 hay tuyên ngôn toàn thếgiới về nhân quyền 1948 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng đã công nhận:
"Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ vềsức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hìnhhay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạmdanh dự, nhân phẩm" (khoản 1 điều 20) Một trong những công cụ pháp lý quantrọng để bảo vệ người bị hại đó là pháp luật TTHS Xác định đúng tư cách người
bị hại, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong quá trìnhtiến hành tố tụng là một trong những đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sựđược chính xác, khách quan, toàn diện
+ Cơ sở thực tiễn: Trên thực tế, cơ quan tiến hành tố tụng đôi khi chỉ tậptrung vào điều tra nghi phạm mà chưa tập trung vào khai thác những tình tiếtquan trọng có thể khai thác từ người bị hại.Vì vậy, cần có những quy định cụ thể
để người bị hại có thể đảm bảm được quyền và lợi ích của mình
Trang 6II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TTHS
2 Nội dung quyền và nghĩa vụ của người bị hại
2.1 Quyền của người bị hại
2.1.1 Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
Được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 BLTTHS năm 2003: “Người
bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu” Theo đó,người bị hại có quyền:
- Thứ nhất, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật: Người bị hại trong nhiều trường
hợp là người chứng kiến cụ việc xảy ra, biết các tình tiết liên quan đến hành viphạm tội, cho nên những tài liệu, đồ vật mà người bị hại hoặc người đại diệnhợp pháp của họ đưa ra thường có độ chính xác, có ích cho quá trình giải quyết
vụ án Ví dụ: giấy khám chữa bệnh, hóa đơn tiền viện phí và tiền thuốc
- Thứ hai, quyền yêu cầu: Người bị hại có thể đưa ra những yêu cầu trong
các giai đoạn tố tụng khác nhau Ví dụ: yêu cầu cơ quan điều tra thu thập thêmchứng cứ để định tội, yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, yêu cầu giámđịnh hoặc giám định lại nếu có căn cứ cho rằng kết quả giám định trước khôngđúng sự thật, yêu cầu khởi tố vụ án trong 1 số trường hợp, rút đơn yêu cầu khởi
tố Cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật,yêu cầu của người bị hại
2.1.2 Quyền được thông báo về kết quả điều tra
Quyền được thông báo về kết quả điều tra được quy định tại điểm b,
khoản 2 Điều 51 BLTTHS, theo đó: “ Người bị hại được thông báo về kết quả
điều tra để họ biết được những vấn đề thuộc nội dung vụ án, làm cơ sở cho việc chuẩn bị lý lẽ, yêu cầu buộc tội đối với bị cáo và/hoặc chứng minh thiệt hại mà
bị cáo đã gây ra cho mình.”
Trang 7Trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháptheo quy định của pháp luật để xác định tội phạm và thiệt hại do hành vi phạmtội đó gây ra Các quyết định khi kết thúc giai đoạn điều tra ảnh hưởng trực tiếpđến quyền lợi người bị hại nên người bị hại có quyền được biết về kết quả điềutra Khi được thông báo về kết quả điều tra, người bị hại sẽ được biết những vấn
đề về nội dung vụ án, trên cơ sở đó chuẩn bị những chứng cứ, lí lẽ hoặc yêu cầu
để buộc tội bị cáo hoặc chứng minh thiệt hại của mình
Tuy nhiên, do điều luật quy định một cách chung chung mà không làm rõngười bị hại sẽ được thông báo về kết quả điều tra bằng hình thức nào, họ cóquyền được nhận văn bản tố tụng nào liên quan đến kết quả điều tra nên việcđảm bảo thực hiện quyền này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn Đối chiếu vớicác quy định khác của BLTTHS, ta thấy quy định về việc giao nhận một số vănbản tố tụng trong giai đoạn điều tra cho người bị hại còn thiếu hoặc chưa hợp lý
2.1.3 Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
Khoản 2 Điều 51 BLTTHS quy định: "d) Đề nghị thay đổi người tiếnhành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này".Khi có căn cứ cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiêndịch không vô tư trong việc giải quyết vụ án thì người bị hại có quyền đề nghịthay đổi họ Việc pháp luật quy định quyền này cho người bị hại, trước hết trong
vụ án hình sự, quyền lợi của người bị hại luôn đối lập với quyền lợi của ngườiphạm tội, vì vậy, họ rất cần người tiến hành tố tụng phải vô tư, khách quan Mặtkhác, quyền này chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc vô tư, khách quan của ngườitiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hoặc người tham gia tố tụng đượcquy định tại điều 14 BLTTHS
2.1.4 Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường
Việc bồi thường để bù đắp thiệt hại bị xâm phạm cho người bị hại là rấtcần thiết Sở dĩ xem quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại là
Trang 8quyền quan trọng, cơ bản, bởi vì nó đáp ứng được động cơ, mục đích chủ yếucủa hai chủ thể này trong TTHS Điểm d Khoản 2 Điều 51 quy định người bị
hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền “ Đề nghị mức bồi
thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường” Có thiệt hại do tội phạm gây ra
cho người bị hại không khôi phục được hoàn toàn mà chỉ khắc phục được mộtphần nên pháp luật quy định cho người bị hại được đề nghị mức bồi thường để
bù đắp cho những mất mát của mình Đưa ra mức bồi thường như thế nào làthỏa đáng và Tòa chấp thuận hiện đang là vấn đề khó khăn với người bị hại.Pháp luật chưa quy định cụ thể về vấn đề bồi thường cho người bị hại mà nhất làvấn đề bồi thường về tính mạng, sức khỏe hay tinh thần khiến người dân chưathực sự hiểu và khó áp dụng Vì vậy cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệmhướng dẫn và giải thích pháp luật cho người bị hại
Người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền đề nghị các
cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp để đảm bảo bồi thường như kêbiên tài sản (Điều 146 BLTTHS), Việc đảm bảo bồi thường thiệt hại rất quantrọng vì đảm bảo được khả năng thực tế mà người phạm tội có thể bồi thườngcho người bị hại
2.1.5 Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa
Phiên tòa chính là nơi kiểm tra công khai các chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và các phán quyết đối với bị cáo Người
bị hại có quyền tham gia phiên tòa để thực hiện các quyền của mình Tại điểm đKhoản 2 Điều 51 BLTTHS quy định người bị hại, người đại diện hợp pháp của
người bị hại có quyền : “Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại
phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Theo đó người bị hại
có thể đưa ra các yêu cầu, các tài liệu chứng minh cho thiệt hại là cơ sở để đềnghị mức bồi thường Đồng thời việc tham gia cũng đảm bảo cho người bị hạibiết được các quyết định của Tòa án để xem xét có nên kháng cáo và thời hạn
Trang 9kháng cáo Việc tham giá phiên tòa và trình bày ý kiến tranh luận là một quyềnthể hiện tính dân chủ, ngoài ra “các đánh giá khác nhau, phản biện nhau của cácbên tham gia tố tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho Tòa án khách quan hơn, toàn diệnhơn, thận trọng hơn khi đánh giá để ra phán quyết.”3
2.1.6 Quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo
Được quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 51 BLTTHS theo đó người bị hại
có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như
về hình phạt đối với bị cáo Trong quá trình tố tụng nếu người bị hại phát hiệnthấy quyết định hoặc hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng cónhững điểm bất hợp lí, vi phạm pháp luật thì họ có quyền khiếu nại những quyếtđịnh, hành vi tố tụng đó theo trình tự, thủ tục quy định tại chương XXXV củaBLTTHS Nếu theo đúng câu chữ của điều luật này thì người bị hại chỉ có quyềnkháng cáo trong phạm vi phần bồi thường và phần hình phạt, những vấn đề khácnhư tội danh, xử lý vật chứng… nếu không đồng tình với bản án, quyết định sơthẩm thì người bị hại cũng không có quyền kháng cáo
Kháng cáo là một quyền quan trọng của người bị hại Theo hướng dẫn củahội đồng thẩm phán TANDTC trong Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP banhành ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao vềHướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư : "Xét xử phúc thẩm" của
Bộ luật Tố tụng hình sự về thành phần những chủ thể được quyền kháng cáo thìkhông chỉ người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại mà còn có ngườiđược người bị hại ủy quyền cũng có quyền kháng cáo Khi tội phạm xảy ra,quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội,còn mối quan hệ giữa bị can, bị cáo và người bị hại chỉ là quan hệ dân sự trongviệc bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra Hậu quả pháp lícủa việc kháng cáo là những phần của bản án bị kháng cáo thì chưa được đưa ra
3 Trần Văn Độ (2004), Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí khoa học pháp lý.
Trang 10thi hành và tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo cho phúc thẩmtrong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo.
2.1.7 Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Đây là quyền đặc thù của người bị hại, là quan điểm mới của nhà nướcthể chế hóa sự quan tâm tới người bị hại vào pháp luật, được áp dụng phổ biến ởkhá nhiều nước Trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được quyđịnh tại khoản 3 Điều 51 BLTTHS.Theo đó,tại phiên tòa người bị hại hoặcngười đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa Khởi tố vụ
án theo yêu cầu của người vị hại là trường hợp do tính chất của vụ án và vìquyền lợi của người bị hại nên các cơ quan có thẩm quyền không tự mình khởi
tố vụ án hình sự mà việc khởi tố chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của người bịhại, mặt khác cũng có quyền rút đơn “nhằm mục đích động viên, khuyến khíchcác công dân tự hòa giải, tự thu xếp, dàn hòa ổn thỏa, đồng thời tạo quan hệđoàn kết, thân ái giữa các công dân với nhau khi xảy ra mâu thuẫn”4
Về yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại có thể bằng văn bản hoặc bằng lờitrình bày tại Cơ quan điều tra Khi đó, người có thẩm quyền phải ghi lại và yêucầu người bị hại kí vào văn bản đó Về thời hạn giải quyết các yêu cầu khởi tố
cụ án hình sự của người bị hại thì theo Thông tư liên tịch VKSTC-BCA-BQP ngày 7/9/2005 thì thời hạn giải quyết là 20 ngày, trường hợp
05/2005/TTLT-có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn tối đa không quá 2 tháng
2.1.8.Quyền rút yêu cầu khởi tố
Khoản 2 Điều 105 quy định “trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tốrút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ” tuynhiên cũng có giới hạn đó là chỉ khi người bị hại rút yêu cầu trước ngày mởphiên tòa sơ thẩm vụ án mới bị đình chỉ; còn người bị hại mà rút yêu cầu khởi tố
vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra
4 Trịnh Tiến Việt, Từ vụ án Lã Văn Ba – Bàn thêm về điểm k khoản 1 Điều 104 và Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999, khoa Luật ĐHQG Hà Nội.
Trang 11(Điều 164 BLTTHS), trong giai đoạn truy tố thì quyết định đình chỉ vụ án (Điều
169 BLTTHS) nhằm đảm bảo trật tự pháp luật
Quy định rút yêu cầu khởi tố vụ án theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm
2003 có nhiều điểm hợp lý và chặt chẽ hơn quy định tại Khoản 2 Điều 88BLTTHS năm 1988 Cụm từ “trường hợp cần thiết” rất chung chung dẫn tớinhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau gây khó khăn trong tố tụng Khắc phụcđiều trên BLTTHS năm 2003 quy định một trường hợp duy nhất “khi có căn cứxác định người có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do
bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụán”
2.1.9 Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng
Điều 135, Điều 137, Điều 201 BLTTHS đều quy định trách nhiệm củaĐiều tra viên, Chủ toạ phiên toà phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho nhữngngười tham gia tố tụng và việc này phải được ghi vào biên bản ghi lời khai, biênbản phiên toà Tuy nhiên, Chương IV (Người tham gia tố tụng) của BLTTHSchỉ quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được giải thích về quyền và nghĩa
vụ còn trong các điều luật về những người tham gia tố tụng khác như người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,người làm chứng đều không xác định đây là một trong những quyền của ngườitham gia tố tụng Điều này có nghĩa là pháp luật không quy định quyền chongười tham gia tố tụng nhưng lại ràng buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng phải có trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền
2.1.10 Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, các quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng
Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự cho thấy không ít trường hợp người bịhại hoặc người thân thích của họ bị người phạm tội, người thân của người phạmtội đe doạ, khống chế, mua chuộc để ngăn chặn việc người bị hại khai báo phục