1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18 24 tháng làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non

28 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọihiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được,cũng nói về những gì gầngũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồn

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CHO TRẺ NHÀ TRẺ 18-24 THÁNG LÀM QUEN VỚI BỘ MÔN VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA BẠCH

Người thực hiện: Trịnh Thị Trang Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Bạch SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

NGA SƠN, NĂM 2018

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 32.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 42.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

giáo dục ,đối với bản thân đồng nghiệp và nhà trường 16

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1.Lý do chọn đề tài.

Nhà văn người Nga Macxingoki đã nói “Trong cuộc sống tính cách củamỗi người như một cái cầu vồng, còn tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng” [1]Trẻ em không tự lớn lên được mà cần có sự chăm sóc của người lớn,của gia đìnhnhà trường và toàn xã hội Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dạy dỗdìu dắt cho các con nhưngc bước đi,những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời trẻ.Các con ở lứa tuổi nhà trẻ đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của trẻ saunày vì vậy không chỉ có lời nói phát triển mà tư duy, các cơ quan vận động cũngphát triển đặc biệt là giai đoạn trẻ 18-24 tháng

Một trong những nội dung góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ là thông qua

bộ môn văn học.Vì hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động vôcùng quan trọng và cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm nonđặc biệt là trẻ 18-24 tháng tuổi nó góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ, trí tưởngtượng sáng tạo của trẻ Từ đó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhâncách toàn diện cho trẻ thông qua các câu chuyện, các nhân vật, các bài thơ, các

sự vật hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạnvật xung quanh phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đónảy sinh trong trẻ những nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, yêuquí ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá.Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện

Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe giúp trẻ nói sõi, không bị ngọng và nóiđược mạch lạc rõ ràng hơn, không những thế mà kể chuyện cho trẻ nghe còngiúp trẻ biết được cái xấu, cái tốt, hình thành nhân cách con người

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn giúp trẻ tích luỹ và mở rộngvốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng Việt, khả năngnói sõi, diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc rõ ràng hơn

Do đó, văn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện pháttriển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết

sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát,khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ Thông qua nội dung các tác phẩm giáodục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị,bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ

Trang 4

Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quenvới văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dụctrẻ Vì vậy việc tìm ra các phương pháp dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học

là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáodục mầm non

Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18-24 tháng làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Nga Bạch” để nghiên cứu và tìm ra phương

pháp dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất

mẹ, thầy cô Yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá Làm cho tâm hồntrẻ ngày thêm hướng thiện và trẻ biết yêu quý cái đẹp, thích làm ra cái đẹp, biếtbảo vệ cái đẹp

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Cho trẻ 18-24 tháng làm quen với các tác phẩm văn học trong trườngmầm non Nga Bạch

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các giáo trình, tài liệu có liên quanđến các tác phẩm văn học

- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện các biện pháp nhằm năng cao chấtlượng cho trẻ trong hoạt động làm quen với văn học

- Phương pháp quan sát: Quan sát khả năng tiếp thu của trẻ khi tham giahoạt động học của trẻ ở trường để có cơ sở đánh giá thực trạng

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Khảo sát chất lượng ban đầu lấy sốliệu cụ thể lập bảng đánh giá về khả năng vận động của từng trẻ, sau đó đưa racác giải pháp áp dụng cho sáng kiến kinh nghiệm

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồmthiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong nhữnghình thức đa dạng độc đáo Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọihiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được,cũng nói về những gì gầngũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiênchợ, lớp học, khu phố,…Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hộinhững mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn tình cô cháu,…

Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việccho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của côgiáo Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nộidung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứngthú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cáiđẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chấtvăn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi

Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyệncủa ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từnghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt Khi cho trẻ làm quen vớitác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạođức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ Làm trẻ cảm nhận được hết giá trịcủa văn học Trẻ phải xem hoạt động văn học là nhu cầu cần thiết như hoạt độngvui chơi đối với trẻ

Tuy nhiên, đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn rấtnhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện.Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạtngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc

Trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tậptrung chú ý nghe cô kể chuyện, đọc thơ Nên tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú

thu hút trẻ vào bài thơ, câu chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp

phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Nhận thức rõmục đích và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện, hay đọcthơ cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ởlứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như nắm chắcphương pháp hữu ích phù hợp với trình độ nhận thức: Tôi giành nhiều thời gian

Trang 6

nghiên cứu tài liệu, học hỏi áp dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lícủa trẻ Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu, chắt lọc, thử và sửa saimột số biện pháp sau, giúp trẻ tham gia tốt hoạt động làm quen văn học.

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

*Thuận lợi:

Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương chăm lo cho giáo dục mầm non Hàng năm trường cũng được phụhuynh quan tâm đóng góp mua sắm đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, đồ chơi chocác cháu đáp ứng yêu cầu giáo dục cho trẻ đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu cơbản trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Số trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 80%, trẻ đi học thường xuyên đạt 98.5% trẻđến trường đăng ký ăn bán trú 100% nên trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng khoahọc và phát triển khá tốt

Nhà trường quan tâm đến công tác chuyên môn, chất lượng giáo dục củađội ngũ Hàng năm nhà trường tổ chức triển khai có hiệu quả các chuyên đềtrọng tâm, đặc biệt là chuyên đề văn học, quan tâm đến việc cung cấp tài liệu vàcác điều kiện môi trường hoạt động tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với tácphẩm văn học

Bản thân là giáo viên trẻ, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dụctrẻ 18-24 tháng hơn nữa trẻ cũng có nề nếp nên trong học tập trẻ ngoan và tiếpthu bài tốt

Phụ huynh nhiệt tình quan tâm phối hợp cùng nhà trường trong công tácnuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ

*Khó khăn:

Đội ngũ giáo viên của nhà trường của nhà trường thiếu nên trường chỉ có1,5 giáo viên/lớp, số lượng học sinh đông 22 cháu/lớp nên trong quá trình chămsóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ còn rất khó khăn

Cơ sở vật chất: Thiết bị dạy học còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến hoạtđộng trẻ làm quen với văn học

Phụ huynh tuy đã chú ý chăm sóc con nhưng trong giáo dục chưa chú trọngviệc phối hợp với cô giáo để giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học mọi lúc mọi nơi trong gia đình và các thành viên trong gia đình.Đối với trẻ: Trẻ độ tuổi 18-24 tháng với vốn từ còn nghèo nàn, khả năngghi nhớ, tập trung chú ý chưa cao, khả năng trả lời câu hỏi đàm thoại, đọc kểcòn hạn chế

Trang 7

Trước những thực trạng nêu trên, để có những giải pháp hiệu quả đối vớitrẻ ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và đạt kết quả như sau;

Bảng 1 Bảng khảo sát chất lượng đầu năm:

Tổn

g số

trẻ Nội dung khảo sát

Kết quả Đạt Chưa đạt

Sốtrẻ %

Sốtrẻ %Khả năng hứng thú nghe các tác phẩm văn học 12 54,5 10 45,5

2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1: Tích cực xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học

Để giúp trẻ cảm thụ tốt môn văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc vớitác phẩm văn học phải thường xuyên vì vậy xây dựng môi trường văn học trong

và ngoài lớp học là điều tôi luôn chú trọng đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ 18-24tháng tuổi Chính vì thế chúng ta cần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện,

an toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Môi trường hoạt động giáodục cần đảm bảo không khí thân thiện, đầm ấm, vui vẻ thoải mái Môi trường có

sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ hành động

* Xây dựng môi trường trong lớp học: Môi trường trong lớp học cần có đủcác trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoat động giáo dục làm quenvới tác phẩm văn học: rối, sách tranh, truyện, sách khổ to, chữ to, băng đài, cátsét…Việc sắp xếp bố trí các góc chơi phải tăng cường tính độc lập cho trẻ khihoạt động, thuận tiện cho trẻ dễ lấy và sử dụng; dễ dàng cho việc quan sát củagiáo viên Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã bắt tay vào xây dựng khu vực hoạtđộng cho trẻ trong đó tôi đã xây dựng khu vực “ tranh, ảnh của bé” để cho trẻhoạt động xuyên suốt trong từng chủ đề của năm học nhằm nâng cao hiệu quảlàm quen với văn học cho trẻ “Khu vực tranh ảnh của bé” được đặt nơi yên tĩnh

có đủ không gian cho trẻ hoạt động, có đủ ánh sáng, trang bị cho khu vực: tranh

Trang 8

ảnh, truyện, thơ về con người, con vật, hoa quả, phương tiện giao thông, đồchơi,…Theo các chủ đề thực hiện theo từng tháng và gần gũi với trẻ.

+ Các bộ tranh kể truyện (kể truyện theo tranh, kể truyện theo tác phẩm vănhọc, tranh chủ đề)

+ Tạp chí Giáo dục mầm non, Báo họa mi dành cho trẻ mầm non

+ Rối dẹt minh họa các nhân vật trong thơ, truyện theo chủ đề

+ Tôi làm một số sách tranh cho trẻ xem bằng bìa cứng và vải nilon mà phụhuynh đã ủng hộ

Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”

Trong bài thơ: “Chú gà con” tôi làm mô hình bài thơ có 5-7 chú gà con,một chú gà mẹ, một chiếc mâm có đựng thóc trưng bày trong góc để cho trẻnhìn thấy mô hình mà hình dung nhớ lại nội dung của bài thơ

Hoặc tôi có thể vẽ bộ tranh liên hoàn và treo vào góc để kể chuyện cho trẻtheo tranh sáng tạo và gợi mở cho trẻ đặt tên cho câu chuyện mà cô vừa kể, cônhận xét động viên khuyến khích trẻ

Ví dụ: Với bộ tranh truyện “Đôi bạn nhỏ” trong chủ đề “những con vật

đáng yêu” tôi vẽ các loại tranh:

Tranh 1: Hai bạn Gà và Vịt rủ nhau đi kiếm ăn

Tranh 2: Bạn Gà trên bờ tìm giun còn bạn Vịt xuống ao mò Cua bắt ỐcTranh 3: Con Cáo xuất hiện đuổi bắt Gà con

Tranh 4: Bạn Vịt bơi nhanh cứu bạn ra và Cáo không bắt được bèn bỏ đi+ Tôi phối hợp cùng phụ huynh sưu tầm các bài hát ru, các bài hát của trẻ

em, các nhạc cụ các đồ chơi âm nhạc Tạo điều kiện cho công tác giáo dục trẻphát triển ngôn ngữ

+ Tôi sử dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng: Tạp chí, tranh ảnh, sách,báo cũ… Khai thác, sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo, tạo nên các đồ dùng đồchơi nhằm cuốn hút và lôi cuốn trẻ vào giờ văn học

(Hình ảnh 1.Khu vực sách truyện –Phần phụ lục)

* Môi trường ngoài lớp: Vẽ các hình ảnh mang nội dung câu chuyện, bàithơ, nhân vật trong truyện,… trên các mảng tường, để trẻ tự đọc tự kể theo nội

dungcâu chuyện qua hình ảnh ở mọi lúc mọi nơi.

(Hình ảnh 2.Môi trường ngoài lớp –Phần phụ lục)

-Ngoài ra tôi còn cho trẻ dạo chơi ngoài trời trong khu vực vườn cổ tích mànhà trường đã xây dựng để kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích hay giới thiệu

Trang 9

cho trẻ những câu chuyện có tính giáo dục cao (Tích Chu, Dê Đen và Dê Trắng,như vậy trẻ được học ở mọi lúc mọi nơi

Kết quả: Với phương pháp này tôi nhận được sự đồng tình của nhà trường,

đồng nghiệp và phụ huynh, trẻ được hoạt động trong môi trường thoải mái, vui

vẻ, trẻ thi đua sáng tạo kể chuyện theo tranh ảnh ở môi trường lớp giúp cho trẻnhớ và thuộc được nhiều bài thơ, câu chuyện

2.3.2: Sử dụng đồ dùng trực quan để gây hứng thú, kích thích, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động.

Với trẻ mầm non thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là khâu quan trọng nóquyết định tiết dạy có thành công hay không Với trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi thì

tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động Vì vậy đòi hỏi cô chuẩn bị đồdùng phải đẹp, sáng tạo màu sắc tươi sáng có đường nét rõ ràng an toàn và thuậntiện khi sử dụng Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong các hoạt động học thìphải sử dụng triệt để, có tính khoa học, gọn nhẹ tránh rườm rà rắc rối để làm saocho trẻ dễ quan sát, dễ hiểu và nắm được nội dung tác phẩm một cách dễ dàngnhất đồng thời phải đưa ra hợp lý đúng lúc thì mới được đạt hiệu quả cao

Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngônngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc màmuốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻcũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện Để giờ thơ, truyệnđạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ chotiết học phải đảm bảo:

+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh chotrẻ

+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ

to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi

Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ

từ 18- 24 tháng tuổi là lối tư duy trực quan hành động, nên tôi đã sáng tạo làmnhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện cần kể, để

Trang 10

giới thiệu cho trẻ, giúp cho trẻ có những cảm xúc và những ấn tượng tốt về đồvật, sự vật đó Ngay từ ban đầu tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đờisống sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thẩm mĩ để làm đồ dùng,

đồ chơi cho các hoạt động

Ví dụ: Tôi đã dùng bìa cứng, xốp, giấy màu, hộp, chai, lọ, nhựa, vải bông,

len vụn, các hột, hạt …khéo léo cắt, khâu tạo thành những nhân vật rối dẹt, rốique, rối tay, dùng xốp gọt tỉa tạo thành các nhân vật để làm đồ dùng trực quangiới thiệu cho trẻ

(Hình ảnh 4.Rối dẹt cho các bài thơ, câu chuyện –phần phụ lục) Khi kể chuyện “Con Cáo” Cho trẻ nghe tôi dùng bìa cứng, mút, xốp, giấy

màu…cắt tạo thành những nhân vật như: Mèo hoa, Chó cún, Gà con, con Cáogiống y như những con vật trong chuyện kể, để làm rối dẹt diễn cho trẻ xem

Với câu chuyện “Thỏ ngoan” tôi dùng vải vụn, bông, hột, hạt…khâu những

nhân vật rối như Thỏ, Cáo, bác Gấu để diễn rối tay cho trẻ xem, trẻ rất thích thúchỉ và gọi tên nhân vật đó, trẻ tưởng như các nhân vật đó từ trong tranh truyệnbước ra thật gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu

Hay Bài thơ”Hoa kết trái” tôi cũng dùng xốp màu, vải vụn, bông… để

nhồi và khâu thành những bông hoa có trong bài thơ (hoa cà, hoa huệ…) và làmthành vườn hoa cho trẻ quan sát và trẻ cảm thấy hào hứng khi học bài

Cùng với đồ dùng tự tạo trên tôi chú ý đến việc sử dụng đưa ra giới thiệucho trẻ bằng nhiều cách khác nhau để dẫn dắt gây hứng thú vào bài Ngoài ra tôicòn khéo léo cắt tỉa tạo thành những cái mũ xinh xắn có gắn những nhân vật màtrẻ yêu thích, tận dụng vải vụn khâu thành những con thú nhồi bông ngộ nghĩnhđẹp đẽ để làm phần thưởng khi trẻ hoạt động, vừa động viên khuyến khích trẻ,vừa giúp trẻ tham gia vào các trò chơi

Ví dụ: Cô làm những chiếc mũ thỏ để thưởng cho trẻ chơi vận động: “Trời nắng - Trời mưa” Sau khi học xong chuyện: “Thỏ con không vâng lời” hay

khâu những chú Chó cún, Mèo hoa, Gà con, Vịt con để làm phần thưởng, quàtặng, đồ chơi cho trẻ trong các tiết kể chuyện, đọc thơ làm cho trẻ rất phấn khởi

hứng thú

- Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình tổ chức hoạtđộng thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà cònphát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện Trẻ nhớ nội dung câu truyện vàbiết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức

Trang 11

Kết quả: Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan mà tôi tiến hành đã gây

được hứng thú rất cao 100% trẻ chăm chú nghe cô kể chuyện, đọc thơ và hiểunội dung các câu chuyện, bài thơ một cách dễ dàng

2.3.3.Tổ chức hoạt động học cho trẻ thông qua gây hứng thú bằng câu

đố, vật thật, giọng đọc, lời kể.

Đối với trẻ mầm non việc tổ chức hoạt động học là yêu cầu quan trọng đòihỏi cao về kiến thức, kỹ năng sư phạm và khả năng truyền thụ của người giáoviên đặc biệt là hoạt động văn học Vì vậy khi cho trẻ làm quen tác phẩm vănhọc tôi luôn nghiên cứu kỹ tác phẩm, xác định được mục đích, lựa chọn hìnhthức cho phù hợp, cách giới thiệu bài, giọng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học.Muốn cho trẻ hứng thú vào hoạt động của mình thì tôi luôn tìm tòi cáchgiới thiệu bài như thế nào cho hay, hấp dẫn bằng các hình thức như qua câu đố,bài hát, lời dẫn và qua tranh ảnh và các phương tiện công nghệ thông tin

Ví dụ 1: Ở hoạt động kể chuyện: “Đôi bạn nhỏ”

Tôi đọc câu đố:

Cái mỏ xinh xinhHai chân tí xíuLông vàng mát dịu

……

“Chiếp! Chiếp!”

Các con cùng xem đó là con gì nhé ! Tôi mời 1trẻ lên sau đó cô di chuyểncon chuột đến hình ảnh con Gà con trên màn hình máy tính cho các bạn cùngxem

Bây giờ cô đố khó hơn các con hãy chú ý nhé!

Con gì luồn lách khắp nơi

Gà mà sơ hở là xơi tức thì ?

(Là con gì?)

Cô bấm vào hình ảnh con Cáo và nói tên cho trẻ biết

Bây giờ các con hãy hướng lên màn hình và xem cô có con vật gì nhé! Côcho trẻ xem hình ảnh con Vịt và cho trẻ gọi tên con vật đó Cô giới thiệu:

Con Cà con, con Vịt và con Cáo là các con vật trong câu chuyện “Đôi bạnnhỏ’’ mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe đấy

Ví dụ: Ở giờ thơ “Hoa kết trái” ở chủ đề “Cây, rau, quả và những bông hoa

đẹp”

Trang 12

Tôi chuẩn bị ở góc thiên nhiên về các loài hoa và cho trẻ đi tham quan(Hoa Hồng, Hoa Cúc, Hoa Đồng Tiền)

+ Ở góc thiên nhiên có những gì? (Có các loại hoa)

+ Các loại hoa này dùng để làm gì?

Còn có rất nhiều các loài hoa có loài hoa dùng để trang trí cũng có loài hoathì kết trái cho chúng ta quả ngọt bây giờ cô mời các con về chỗ ngồi của mìnhnghe cô đọc bài thơ “Hoa kết trái” để xem còn có những loài hoa gì cho chúng

ta quả ngọt nhé!

(Hình ảnh 5.Cô cùng trẻ ra góc thiên nhiên –Phần phụ lục)

Với các câu chuyện tôi có thể gây hứng thú cho trẻ bằng cách hóa tranghoặc tạo tình huống về các các nhân vật trong câu chuyện để giới thiệu bài làmcho trẻ rất tò mò và hào hứng

Ví dụ: Trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời ”ở chủ đề “những con

vật đáng yêu”

Tôi sẽ đội một chiếc mũ thỏ và đi xung quanh lớp vừa đi vừa khóc gọi mẹ

“mẹ ơi mẹ đâu rồi con quên mất đường về nhà rồi hu hu…”

+ Các con có biết đó là con gì không ?

Có một bạn thỏ vì mải chơi mà quên mất lời mẹ dặn ở nhà không được đichơi xa vậy mà bạn ấy lại chạy theo bươm bướm để rồi quên mất đường về nhàbạn ấy có về được nhà hay không hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câuchuyện “Thỏ con không vâng lời” nhé

(Hình ảnh 6: Cô đội mũ thỏ đi xung quanh lớp- phần phụ lục)

Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học việc tổ chức cho trẻ đàm thoạinhằm củng cố và khắc sâu kiến thức cho trẻ, ở phần này nếu không tổ chức tốt

sẽ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán

Để giúp trẻ đàm thoại tốt cũng có thể sử dụng hình thức thông thường làcho trẻ ngồi tại chỗ và nghe cô đọc câu hỏi nhưng trong quá trình giảng dạy tôithấy thay đổi hình thức đàm thoại gây được hứng thú nhiều hơn đối với trẻ

Ví dụ: Ở bài thơ “Chia đồ chơi” trong chủ đề “Đồ chơi của bé” khi đàm

thoại với trẻ tôi tổ chức dưới hình thức “chiếc nón kỳ diệu” tôi chuẩn bị hìnhảnh một chiếc nón có các màu cơ bản xanh, đỏ, vàng và bên trong những ô màu

đó là hệ thống câu hỏi sau mỗi lần cô giúp trẻ đọc câu hỏi trông ô màu thì cóhình ảnh kết quả đối chiếu để gây sự hứng thú cho trẻ

Ví dụ: Trong câu chuyện “Đôi bạn nhỏ” ở chủ đề “Những con vật đáng

yêu” tôi cho trẻ xem và chọn hình ảnh các con vật quen thuộc sau đó cô giúp trẻ

Trang 13

mở lần lượt các ô có hình con vật đọc câu hỏi và gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi vớinội dung:

+ Câu chuyện có tên là gì?

+ Trong câu chuyện có những con vật nào?

+ Con vật nào xuất hiện đuổi bắt Gà con?

+ Ai đã cứu Gà con?

Sau đó cô mở hình ảnh kết quả đối chiếu với câu trả lời của trẻ và cho trẻ

bổ sung cho những câu trả lời còn thiếu và cô khái quát lại Cho trẻ làm quenvới tác phẩm văn học một biện pháp cực kỳ quan trọng, để trẻ thuộc và nhớ lâutác phẩm thì dạy trẻ đọc thuộc thơ và bước đầu hiểu được nội dung câu chuyện

là biện pháp đòi hỏi cô phải nghiên cứu và tìm ra hình thức nào cho hay, hấp dẫn

và trẻ dễ tiếp nhận

Để trẻ có thể đọc hay kể được thì cô phải đọc kể mẫu cho trẻ nghe, cô sửdụng rối đọc kể một lần,đàm thoại với trẻ về tác phẩm

Cô có thể cho trẻ đọc kể theo cá nhân hay theo nhóm Cô đánh giá nhận xét

về bài thơ câu chuyện bạn vừa kể, theo dõi cách sử dụng đồ dùng trực quan củatrẻ để nhận xét góp ý

Ví dụ: Giờ thơ “Xe đạp” trong chủ đề “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện

giao thông gì”

Ở độ tuổi này trẻ không thể ghi nhớ và tự mình đọc thuộc từng câu thơđược mà trẻ phải đọc thơ dưới sự giúp đỡ của cô vì vậy khi trẻ đọc thơ cô mờitrẻ lên đọc, cô chỉ vào tranh đọc từ đầu tiên của câu thơ để cho trẻ nhớ và đọctheo qua đó trẻ có thể bước đầu nhớ lại nội dung bài thơ qua tranh

(Hình ảnh 7 Hình ảnh tranh minh họa nội dung bài thơ “Xe đạp” phần phụ lục)

Đối với truyện, để gây sự chú ý của trẻ tôi sử dụng rối kể từng câu một ,tôi

sử dụng đôi bàn tay của mình và chuẩn bị sân khấu theo hoạt cảnh câu chuyệnsao cho phù hợp và cô sử dụng rối đó là sao cho trẻ không nhìn thấy cô mà chỉnhìn thấy các con vật đó trên tay cô

Ví dụ: Trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”

Tay phải của cô làm Thỏ mẹ, tay trái làm Thỏ con hai tay cô sử dụng nhìnvào nhau và giọng cô lồng phải thể hiện được giọng mẹ như thế nào, giọng con

ra làm sao…? để kích thích trẻ tập trung vào giờ học vì trẻ nhỏ nên việc cho trẻngồi học lâu rất dễ gây sự nhàm chán đối với trẻ Việc sử dụng, câu đố, vật thật,giọng đọc, lời kể là một phương pháp tốt nhất giúp trẻ nhớ lâu tác phẩm

Trang 14

Kết quả: Qua cách làm này tôi đã giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, rèn

luyện ngôn ngữ mạch lạc, làm tăng sự cảm thụ hiểu biết tác phẩm văn học củatrẻ làm cho giờ học sinh động hứng thú trong các hoạt động tiếp theo

2.3.4: Lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các hoạt động học khác và ở mọi lúc, mọi nơi.

* Đối với các hoạt động khác

Việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học tôi không chỉ tiến hành trong giờthơ, giờ kể chuyện mà còn dạy thông qua các giờ học khác Thông qua các giờnhư: âm nhạc, nhận biết, hoạt động với đồ vật… tôi củng cố kiến thức về vănhọc cho trẻ Ở những giờ học này các tác phẩm văn học đến với trẻ qua hìnhthức giới thiệu bài hay củng cố bài

* Hoạt động âm nhạc: Khi dạy hát bài “Màu hoa” để giới thiệu bài hát tôi

cho trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” đàm thoại với trẻ về bài thơ và giới thệu tênbài hát

*Hoạt động nhận biết: Tôi cũng đã lồng ghép hoạt động văn học cho trẻ

Ví dụ: “Đề tài” làm quen một số loại hoa “trong chủ đề “Cây, rau, quả và

những bông hoa đẹp” khi kết thúc hoạt động học tôi cho trẻ đọc bài thơ “hoa kếttrái” để mở rộng vốn hiểu biết của mình về các loại hoa

*Hoạt động với đồ vật: Tôi sử dụng hoạt động văn học để gây sự hào

hứng cho trẻ

Ví dụ: đề tài “xếp ngôi nhà” tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện thỏ ngoan để có

nhà cho bác gấu trú mưa khỏi bị ướt giữa rừng các con cùng cô xếp nhà cho gấunhé

(Hình ảnh 8 Hình ảnh minh họa để gây hứng thú giờ HĐVĐV)

Để tránh sự nhàm chán cho trẻ tôi luôn tổ chức các trò chơi vận động nhằmthay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ, từ nội dung của các tác phẩm tôichuyển sang cho trẻ chơi các trò chơi một cách nhẹ nhàng để cho trẻ chơi màhọc, học mà chơi

Ví dụ: trong câu chuyện quả trứng tôi cho trẻ đội mũ vịt vào chơi trò chơi

chuyển trứng vào ổ, sau khi chuyển hết tôi nói mời các chú vịt đi ngủ trẻ ngồinhắm mắt vào ngủ tôi giả làm tiếng gà trống gáy ò ó o… trời sáng rồi trẻ mởmắt ra và tôi sẽ nói cho trẻ sau một đêm số trứng các bạn chuyển đã nở thànhnhững chú vịt xinh xắn tôi thấy trẻ rất hứng thú và câu chuyện từ đó thêm phần

ý nghĩa hơn

* Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi

Ngày đăng: 22/03/2019, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w