1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong môn tiếng việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học

19 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 747,5 KB

Nội dung

Việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá hiện đại, để suy nghĩ, giao tiếp và học tập, giáo dục cho các em những tư tưởn

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong chương trình Tiểu học Môn Tiếng Việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện thế hệ trẻ Việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá hiện đại, để suy nghĩ, giao tiếp và học tập, giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng, lành mạnh Trong môn Tiếng Việt muốn “ Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”, người thầy cần biết tổ chức cho học sinh được “Tự bộc lộ” năng lực nhận thức và hành động qua các

kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cùng với sự hợp tác trong học tập của bạn bè

Trong 4 kỹ năng trên, nói là một hoạt động giao tiếp cần thiết của mỗi con người Trong cuộc sống hàng ngày, ở tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao tiếp Giao tiếp là quá trình người nói diễn đạt thông tin đến các đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến kết quả cuối cùng của hoạt động giao tiếp Chính vì vậy mà ngay từ khi bước vào lớp 1 sách giáo khoa đã rất chú trọng đến việc dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Nói là một trong

4 kỹ năng cơ bản ( nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và phải đạt được khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt lớp 1 Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói Luyện nói tốt tức là cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này Ngoài ra, luyện nói cho học sinh, sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Các em biết sử dụng từ ngữ trong giao tiếp một cách chính xác, phong phú, phát huy trí tưởng tượng về ngôn ngữ theo 1 chủ đề, một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể ,biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây thơ của con mắt trẻ thơ Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình và diễn đạt suy nghĩ ấy bằng ngôn ngữ nói của mình, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp

Vì vậy với mong muốn nâng cao chất lượng đại trà ở môn Tiếng Việt mà

cụ thể là rèn kỹ năng nói cho các em lớp 1 bản thân tôi đã học hỏi đồng nghiệp,

tự nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp rèn kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Nh©n”

2.1 Mục đích nghiên cứu.

Giúp cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, rèn cho học sinh nói đủ câu, lưu loát, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, trong

sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của mình Bên cạnh đó

giúp cho học sinh biết ứng xử các tình huống khi giao tiếp một cách nhạy bén, bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 Tạo cơ hội cho các em mạnh dạn, tự

Trang 2

tin khi giao tiếp, khám phá diễn đạt ý tưởng trước đám đông, thành công trong công việc Đồng thời góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em có được kỹ năng sống tốt để trở thành người có ích cho xã hội

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Các giải pháp rèn kỹ năng luyện nói cho 21 học sinh lớp 1B trường Tiểu học Nga Nh©n, huyện Nga sơn, tỉnh Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:

a Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình

có liên quan như: SGK Tiếng Việt lớp 1, SGV Tiếng Việt 1, đổi mới PPDH Tiếng Việt, Chuẩn kiến thức và kĩ năng các tài liệu có liên quan về Tiếng Việt Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh mô hình hoá để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu

b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Nghiên cứu điều tra thực tiễn qua dự giờ, phiếu điều tra, qua phỏng vấn học sinh và giáo viên để làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất

c Phương pháp điều tra:

Thông qua việc trao đổi với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và học sinh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu, các thông tin về tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về những lỗi học sinh thường mắc phải, từ đó phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo

d Phương pháp đàm thoại:

Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và cách sử dụng phương pháp hiện nay

e Phương pháp quan sát:

Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp tình

hình học tập của học sinh trong một tiết học qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài làm của học sinh Bên cạnh đó học hỏi đồng nghiệp và chỉ ra những hạn chế trong giảng dạy của giáo viên

g Phương pháp thực nghiệm:

Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các bài đã thiết kế qua các bài điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học cũng như trong rèn

kỹ năng cho học sinh

h Xử lí tài liệu bằng PP thống kê.

Trang 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận.

Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm tiến hóa của loài người, ngôn ngữ nói có tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin và đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lí và là một yếu tố quan trọng để biểu lộ văn hóa, tính cách con người Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được Ông cha ta rất coi trọng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Bên cạnh đó, với trẻ em, đây

là lứa tuổi đang dần hình thành nhân cách Chính vì vậy, ngay từ khi các em còn rất nhỏ chúng ta đã chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói” Mặt khác, như chúng ta đều biết, ngay từ những ngày đầu tiên trẻ cắp sách tới trường, trẻ đã được giáo dục đạo đức, giáo dục ăn nói lễ phép theo phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn” Do vậy, từ các lớp đầu cấp tiểu học chúng ta cần rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp Không những thế

mà chúng ta cần rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người và khi nói trước tập thể đông người

Trong những năm qua, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, dạy tiếng Việt không chỉ dạy cho các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà điều quan trọng là dạy các em sử dụng lời nói tình cảm trong giao tiếp Nếu một người đọc thông, viết thạo tất cả các văn bản, có tài, có trình độ song khi nói trước tập thể thì sợ sệt, nhút nhát hoặc khi giao tiếp không gây được tình cảm, mối thân thiện với mọi người, để lại ấn tượng không tốt thì người đó khó mà thành công trong công việc Chính vì vậy, để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người xung quanh thì ngay từ các lớp đầu cấp của tiểu học chúng ta cần rèn cho học sinh kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt là điều rất quan trọng mà chúng ta cần phải thực hiện Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh Theo tôi môn Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác trong luyện tập để rút kinh nghiệm,

tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực hành dưới sự chỉ dẫn, điều hành của giáo viên

Qua thực tế giảng dạy, theo bản thân nhận thấy “Rèn kĩ năng nói trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1” là điều hết sức cần thiết và quan trọng

2.2 Thực trạng của vấn đề

2.2.1 Thực trạng của giáo viên:

* Ưu điểm:

Giáo viên đã nắm được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp một cách

cơ bản Đa số giáo viên đều tận tâm trong giảng dạy, chăm lo đến chất lượng học sinh, cũng như việc sử dụng đồ dùng tương đối có hiệu quả Sự chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục, Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn có vai trò tích cực giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tiếng Việt Bản thân tôi đã nhiều năm liền dạy lớp 1, ít nhiều cũng đúc rút được chút kinh nghiệm trong giảng dạy Nhiều năm nay, ở trường Tiểu học Nga Nhân, chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt nói chung và việc rèn kỹ năng

Trang 4

nói cho học sinh đã được nâng lên Bởi dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy đó là phát huy tính

tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập

* Tồn tại:

- Một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nói của học sinh trước lớp, chỉ

chú trọng đến kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học tiếng Việt thời lượng dành cho hoạt động nói của học sinh quá ít Chính vì thời lượng ít nên số lượng học sinh tham gia nói về nội dung bài không được nhiều mà chỉ qua loa một vài em mà thôi Đa số các đồng chí trong thao giảng hoặc các tiết dự giờ rất ngại dạy các tiết 2 của bài Tiếng Việt Bởi vì tiết 2 có hoạt động luyện nói cho học sinh

- Chưa phân loại đối tượng học sinh để đưa câu hỏi cho phù hợp với đối tượng Nêu câu hỏi chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, câu hỏi

dễ lại dành cho học sinh khá, câu hỏi khó đôi khi muốn học sinh yếu trả lời, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời chứ chưa biết bằng các câu hỏi gợi mở

để giúp học sinh khá, giỏi có thể nói được những câu có hình ảnh hơn

- Trong phần luyện nói giáo viên chủ yếu sử dụng các hình ảnh có sẵn trong SGK chứ chưa sưu tầm thêm các loại tranh ảnh khác phục vụ cho bài luyện nói đạt kết quả cao hơn

- Giáo viên nghiên cứu nội dung của chủ đề luyện nói, và tranh phục vụ cho bài luyện nói chưa kỹ

- GV cũng chưa có biện pháp khuyến khích học sinh luyện nói hiệu quả

GV chưa có biện pháp kiểm soát kết quả HS luyện nói theo nhóm khiến việc tổ chức cho HS hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa hiệu quả

2.2 2 Đối với phụ huynh:

Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường Mặt khác, một số phụ huynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con em học tập, ở nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các em đến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải Một số phụ huynh đi làm ăn

xa phải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ Các em trong đối tượng này thì bị thiếu thốn tình cảm của bố mẹ nên khi học thường không chú tâm vào việc học tập

2.2.3 Thực trạng học của học sinh:

- Các em chủ yếu là con em vùng nông thôn nên các em còn hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp dẫn đến việc các em không biết nói

gì với các chủ đề luyện nói theo yêu cầu bài học

- Trong giờ học chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi khi giáo viên nêu yêu cầu đến lúc trình bày thường câu trả lời không đúng mục đích hoặc chưa hết ý Một số trường hợp chỉ trả lời một tiếng là “có” hoặc “không” chứ chưa giải thích được theo ý mình là vì sao có, vì sao không?

Trang 5

- Nhiều em còn ỷ lại hoặc nói theo các bạn chứ chưa chịu khó tự tìm ra câu trả lời hay cho chính mình

- Trong quá trình giao tiếp đó các em thường nói không đủ câu, không đủ ý

và không được ai giúp đỡ chỉnh sửa cách giao tiếp cho phù hợp Khi đến lớp các

em thường nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin trong luyện nói

Trước những thực trạng mà thực tế dạy học của khối lớp 1 trong các năm trước, sau 2 tháng dạy học tôi khảo sát kỹ năng nói của học sinh lớp 1B đầu năm học 2017- 2018 kết quả thu được như sau:

Sĩ số học sinh

Sồ học sinh nói

tốt

(Nói thành câu, thành đoạn)

Sồ học sinh nói đạt yêu cầu (Nói đủ câu, lưu loát, đúng chủ đề)

Số HS nói chưa đạt

yêu cầu

(Nói chưa đủ câu, nói chưa lưu loát, chưa đúng chủ đề)

số lượng Tỉ lệ

số lượng Tỉ lệ

số lượng tỉ lệ

Vậy làm sao để khắc phục được những thực trạng và nguyên nhân cơ bản

nêu trên để giúp các em làm đúng và nắm vững kiến thức, phục vụ cho việc học tập của học sinh đạt kết quả tốt bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, học hỏi ở một số đồng nghiệp có kinh nghiệm cùng với một

số kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tìm ra các biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp khi dạy học sinh trong giờ học Tiếng Việt lớp 1 ở năm học 2017 – 2018 Cách làm này nhằm nâng cao kỹ năng nói trong dạy học phân môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1B trường Tiểu học Nga Nhân nói riêng

2.3 Các giải pháp thực hiện

Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung, yêu cầu chương trình môn Tiếng Việt lớp 1.

Để giúp HS luyện nói một cách có hiệu quả trước hết người giáo viên cần nghiên cứu toàn bộ nội dung chương trình phân môn học vần - Tập đọc lớp 1

Hệ thống lại toàn bộ các chủ đề luyện nói, nghiên cứu kỹ nội dung của từng chủ

đề, xác định rõ mục tiêu chính của các chủ đề luyện nói Nghiên cứu tranh, đồ dùng, phương tiện dạy học nhằm phục vụ tốt cho bài luỵên nói, cách sử dụng tranh cho bài luyện nói như thế nào tránh sử dụng tranh như dùng trong dạy học các bài đạo đức

Kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt lớp 1 được xác định như sau:

- Nói trong hội thoại: Nói đủ to, rõ ràng, thành câu; Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng; Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học

Trang 6

- Nói thành bài: Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.

Phần 1 Phần học Vần: Chương trình Học vần ở lớp 1 được học trong 24 tuần,

bao gồm 103 bài ứng với 206 tiết dạy, được phân bố trong hai tập sách: tập 1 gồm 83, tập 2 gồm 20 bài Có thể chia nội dung dạy học Học vần làm 3 phần:

phần thứ nhất (6 bài đầu) có nội dung làm quen với chữ cái e, b, các dấu thanh;

phần thứ hai gồm 25 bài tiếp theo dành cho các chữ cái và âm (cấu trúc âm tiết

có vần là 1 nguyên âm); phần thứ ba gồm 72 bài giới thiệu vần phức tạp và các tiếng có vần phức tạp dần Nếu lấy mục đích của bài học làm tiêu chí phân loại,

có thể chia các bài Học vần thành 3 dạng: Dạng bài làm quen với âm và chữ (và dấu thanh), dạng bài dạy học Âm- vần mới và dạng bài Ôn tập

* Dạng bài thứ nhất: làm quen với âm và chữ

Ở giai đoạn này, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do, theo chủ đề của tranh, không gò bó trong các âm thanh vừa học giáo viên gợi ý theo định hướng, bằng các câu hỏi hướng dẫn học sinh nói qua những câu trả lời đơn giản, nội dung gần gũi với trẻ em Mục tiêu của phần luyện nói trong giai đoạn này là giúp học sinh làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp mới- giao tiếp văn hóa, giao tiếp học đường

Ví dụ: Phần luyện nói bài 1 e

- Giáo viên nêu nhưng câu hỏi :

+ Quan sát tranh, các em thấy những gì? Các bạn nhỏ trong bức tranh đang học gi?

+ Các bức tranh đầu chó điểm chung là gì?

Kết thúc phần luyện nói giáo viên hỏi: Học là cần thiết nhưng rất vui Ai

ai cũng phải đi học và học hành chăm chỉ Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không?

Phần luyện nói bài 3 bé

- Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý:

+ Quan sát tranh em thấy những gì?

+ Các bức tranh này có gì giống và có gì khác nhau

+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

- GV phát triển chủ đề luyện nói:

+ Ngoài các hoạt động kể trên, em và các bạn còn những hoạt động nào khác?

+ Ngoài giờ học tập, em thích làm gì nhất?

* Dạng bài thứ hai: Dạy - học âm vần mới.

Giáo viên dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành linh hoạt tùy theo trình độ học sinh, nhằm đạt được yêu cầu: nói về chủ đề trong sách giáo khoa, chú ý đến các từ ngữ có âm vần mới học, từ đó mở rộng cả những từ ngữ có âm vần chưa học Chú ý nói theo định hướng, bằng câu hỏi của giáo viên, học sinh

có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh các em

Ví dụ: Dạy phần luyện nói Bài 30: ua - a

Chủ đề luyện nói: Gi÷a tra

Trang 7

Tôi đã đưa ra các câu hỏi gợi ý theo tranh để học sinh có điểm tựa luyện nói:

- Trong tranh vẽ gì?

- Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa trưa mùa hè?

- Giữa trưa, là lúc mấy giờ?

- Buổi trưa, mọi người thường ở đâu và làm gì?

- Buổi trưa, em và các bạn thường làm gì?

- Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa?

* Dạng bài thứ ba: Ôn tập âm, vần

Ở dạng bài này không có phần luyện nói như ở 2 dạng bài trên mà luyện nói thông qua kể chuyện theo tranh Nhưng giáo viên kể cho học sinh nghe là chủ yếu Sau phần kể chuyện, nếu còn thời gian, giáo viên đặt câu hỏi đơn giản

về nội dung câu chuyện cho học sinh trả lời

Phần thứ 2: Phần luyện tập tổng hợp:

Gồm 13 tuần, tiếp tục phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua các loại bài: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện được cấu trúc theo cách xen kẽ các chủ điểm: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên – Đất nước Mỗi chủ điểm học trong 1 tuần Sau 3 tuần sẽ kết thúc 1 vòng 3 chủ điểm Tiếp đó, các chủ điểm được nhắc lại nhưng có sự phát triển, mở rộng hoặc đổi mới Tuần cuối cùng( tuần 35) dành cho ôn tập- kiểm tra

Giải pháp 2: Xây dựng hình ảnh người giáo viên có uy tín, mẫu mực kiên nhẫn và tận tâm.

Có thể nói uy tín, mẫu mực, kiên nhẫn và tận tâm là các yếu tố đóng vai

trò quyết định trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nói đúng và nói chuẩn Học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1, mọi thao tác hoạt động của các

em hầu như là bắt chước giáo viên Do vậy, muốn học sinh nói đủ to, rõ ràng, thành câu, giáo viên phải là người nói đúng, nói chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi Nếu giáo viên nói sai thì học sinh sẽ dễ làm theo cái sai ấy

Ví dụ: Giáo viên nói “hoàn cảnh” thành “hoàng cảnh” thì học sinh cũng sẽ

nói “hoàng cảnh”

Hoặc giáo viên nói không có ngữ điệu thì học sinh cũng sẽ không biết cách thể hiện ngữ điệu trong lời nói

Phần lớn các em học sinh lớp 1 còn nhút nhát, rụt rè Do vậy, giáo viên cần phải tạo cơ hội cho các em được thường xuyên nói trước đám đông, khen ngợi, khuyến khích, động viên để các em tự tin hơn, cởi mở hơn khi nói trước thầy cô, trước các bạn

Khi dạy đọc, giáo viên phải hướng dẫn các em phát âm thật chuẩn bởi có đọc đúng thì mới nói đúng Nếu các em chưa phát âm đúng thì sẽ ngại khi nói vì

sợ các bạn chê cười nên không dám nói to (vừa đủ nghe), ngượng nghịu, mất tự nhiên Sau khi hướng dẫn, nêu yêu cầu của việc luyện nói, ban đầu giáo viên có thể làm mẫu để học sinh biết được các em cần phải nói to, rõ ràng như thế nào,

cử chỉ điệu bộ ra làm sao

Nếu từ thể hiện chủ đề luyện nói khó thì giáo viên có thể giải thích cho học sinh hiểu ý nghĩa của từ trước khi luyện nói

Trang 8

Ví dụ: Từ “lễ hội”, giáo viên có thể giải thích cho học sinh hiểu đây là một

ngày hội mang tính văn hóa dân gian, trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian Khi đã tập được cho học sinh được tác phong tự nhiên, nói to, rõ ràng, giáo viên phải biết cách gợi ý khéo léo cho các em nói đúng chủ đề, nói thành câu Ban đầu, khi các em còn bỡ ngỡ, bằng phương pháp trực quan và hệ thống câu hỏi, giáo viên gợi ý cho các em nói đúng câu phù hợp vói chủ đề

Ví dụ: Luyện nói theo chủ đề “Mai sau khôn lớn” (Bài vần ôn-ơn)

Cho học sinh quan sát tranh vẽ về mỗi người làm một nghề khác nhau để cung cấp cho học sinh biết về các nghề phổ biến: giáo viên, bác sĩ, công an, bộ đội, lao công, thợ xây…

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

+ Mai sau khôn lớn em sẽ làm gì ?

HS: Mai sau khôn lớn em sẽ làm công nhân

+ Muốn trở thành một công nhân giỏi thì bây giờ em phải làm gì?

HS: Em phải cố gắng học tập

Như vậy, các em sẽ biết nói đúng câu, đúng chủ đề Thông qua nội dung này, giáo viên giáo dục các em phải làm theo các nội quy trường, lớp, có cách học phù hợp để có kết quả học tập tốt

Sau khi học sinh đã biết nói đủ câu, đúng chủ đề có thể cho học sinh tự hỏi đáp với bạn mình một cách tự nhiên

Ví dụ: Luyện nói theo chủ đề “Ngày chủ nhật” (Bài ăt-ât)

- Có thể gợi ý cho học sinh nói theo hệ thống câu hỏi sau:

+ Chủ nhật bạn làm gì?

+ Trong các việc đó, bạn thích nhất việc nào?

+ Hãy kể cho mình nghe về một ngày chủ nhật mà bạn nhớ nhất?

Trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện nói, giáo viên phải tuân theo những thao tác sư phạm bắt buộc như:

+ Giới thiệu chủ đề luyện nói (có thể yêu cầu học sinh nêu tên chủ đề) + Hướng dẫn học sinh quan sát tranh của chủ đề

+ Hướng dẫn học sinh luyện nói theo yêu cầu

+ Cho học sinh luyện nói (với nhiều hình thức khác nhau)

Thời gian giành cho phần luyện nói trong tiết học vần (HK1) và Tập đọc (HK2) rất ít (5-7 phút), do vậy, giáo viên cần hạn chế nói nhiều Điều quan trọng

là giáo viên phải biết cách khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh nói, bộc lộ được cảm xúc, ý nghĩa của mình

Ví dụ: Khi dạy bài “Ngôi nhà”, phần luyện nói giáo viên phải gợi mở để

học sinh nói về ngôi nhà mình đang ở, nêu được những đặc điểm nổi bật, những tình cảm gắn bó trong ngôi nhà của gia đình mình, và qua quan sát tranh trong sách giáo khoa được giáo viên trình chiếu trên màn hình và qua sự gợi mở khéo léo của cô giáo học sinh bộc lộ mơ ước về ngôi nhà trong tương lai

Hoặc dạy bài “Vì bây giờ mẹ mới về” phải biết cách làm cho học sinh

hiểu yêu cầu hỏi nhau dựa trên nội dung bài đọc:

Trang 9

+ Bạn có hay làm nũng cha mẹ không?

+ Bạn có cho làm nũng cha mẹ là một thói xấu không?

+ Hãy kể về một lần bạn làm nũng cha mẹ?

Từ đó, học sinh sẽ nghĩ ra những câu hỏi, câu trả lời tự nhiên, hồn nhiên, độc đáo

Với một vài bài đọc, yêu cầu luyện nói có thể là: nối các từ ngữ hay mệnh

đề thể hiện sự hiểu biết nội dung, nói tiếp câu dở dang Giáo viên phải nêu yêu cầu thật cụ thể, rõ ràng Có thể gọi một vài học sinh khá, giỏi làm mẫu trước lớp

Ví dụ: Nói về cây sen trong bài “Đầm sen”

- Cây sen mọc trong đầm

- Lá sen……….(Lá sen màu xanh thẫm)

- Cánh hoa………(Cánh hoa màu đỏ nhạt)

Nếu các em đã nói đúng yêu cầu trong hội thoại thì việc rèn kĩ năng nói thành bài (kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe) sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn

Trong quá trình học sinh luyện nói, giáo viên cần chú ý uốn nắn, sửa sai kịp thời không chỉ về lời nói mà còn cử chỉ, điệu bộ nhất là khi các em luyện nói thành bài

Trong các giờ học nhất là đối với các em nói nhỏ, chưa đủ câu, giáo viên phải thường xuyên yêu cầu các em trả lời câu hỏi, động viên, khuyến khích các

em trả lời câu hỏi, động viên, khuyến khích các em mạnh dạn hơn

Gần gũi với học sinh, sửa sai không chỉ trong giờ học mà kể cả khi các em giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong giờ chơi

Sau mỗi chủ đề luyện nói, giáo viên cần khéo léo liên hệ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cách xử lí tình huống trong thực tế

Tóm lại, để học sinh nói đủ to, rõ ràng, đúng câu, đủ ý diễn đạt, giáo viên phải thật sự kiên nhẫn, tận tâm, tận tụy hướng dẫn Cũng từ việc rèn nói trong các giờ học mà giúp cho các em sớm có tính mạnh dạn, cởi mở, tự tin

Giải pháp 3: Đề cao biện pháp dạy học cá thể hóa.

Đây là một việc làm vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến

bộ của học sinh Do vậy, giáo viên cần phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp học, với mỗi đối tượng cụ thể cần có các phương pháp thích hợp + Đối với học sinh tiếp thu bài tốt (học sinh khá, giỏi) nói đúng, tự nhiên, lưu loát thì giáo viên cần bồi dưỡng bằng các câu hỏi mở rộng, phân công làm nhóm trưởng để có thể nhận xét và giúp các bạn trong nhóm sửa sai

+ Đối với học sinh tiếp thu bài còn hơi chậm (học sinh trung bình) chỉ biết nói theo mẫu, đúng chủ đề thì giáo viên cần tạo nhiều tình huống phù hợp với chủ đề cho các em nói Khuyến khích các em nói trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin

+ Đối với học sinh tiếp thu bài chậm (học sinh yếu) cần cung cấp cho học sinh một vốn từ thật chuẩn (qua phần tập đọc, quan sát tranh ảnh…) Giáo viên

Trang 10

cần hướng dẫn thật tỉ mỉ và cụ thể, không nóng vội khi các em nói sai, nói nhỏ Ban đầu có thể giúp học sinh nói bằng cách trả lời câu hỏi (theo mẫu)

Phần luyện nói trong tiết học là rất ít song phần này được thể hiện thường xuyên trong từng bài Do vậy giáo viên phải thay đổi các hình thức luyện nói để học sinh không nhàm chán

Tổ chức luyện nói theo chủ đề trong nhóm đôi sau đó cho các em nói ở nhóm lớn (4 - 6 em) và mới nói trước lớp Có như vậy các em sẽ vững vàng hơn

để tự tin hơn khi nói trước lớp

Trong khi tổ chức hoạt động theo nhóm lớn, chú ý luân phiên nhóm trưởng

để tất cả các em trong nhóm đều được đại diện nhóm nói trước lớp

Cần nghiên cứu nội dung của bài luyện nói để có cách tổ chức, chia nhóm cho hợp lí có thể là nhóm nhiều trình độ hoặc nhóm cùng trình độ

Ví dụ: Với chủ đề “Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya” (Bài uơ-uya), có

thể chia nhóm cùng trình độ (mỗi nhóm 3 - 4 em)

+ Với nhóm học sinh tiếp thu bài tốt: ngoài việc quan sát tranh để xác định cảnh trong tranh là cảnh của buổi nào trong ngày, hoạt động của người, vật trong từng cảnh, tưởng tượng xem người ta còn làm gì trong các buổi này, giáo viên còn hướng dẫn cho các em nói về công việc của em hoặc một người nào đó trong gia đình em thường làm vào các buổi trong ngày

+ Với nhóm học sinh tiếp thu bài còn hơi chậm: yêu cầu các em xác định cảnh trong tranh là cảnh buổi nào, hoạt động của người và vật trong từng cảnh, nói về công việc của em thường làm vào một buổi trong ngày

+ Với nhóm học sinh tiếp thu bài chậm: chỉ yêu cầu các em xác định cảnh trong tranh là cảnh buổi nào, hoạt động của người và vật trong từng cảnh

Trong khi hoạt động nhóm, giáo viên cần thường xuyên giúp đỡ học sinh

và khen ngợi, đặc biệt là những học sinh tiếp thu bài chậm cần động viên khi các

em có sự cố gắng Không quát nạt, gò ép…các em sẽ sợ, nói một cách miễn cưỡng, nói lí nhí trong miệng

Có làm được như vậy thì học sinh mới thực sự tiến bộ không chỉ kĩ năng luyện nói mà cả những kiến thức, kĩ năng ở các môn học khác

Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt kỹ năng dạy học Tiếng việt trong rèn

kỹ năng nói cho học sinh.

Đối với học sinh lớp 1 phần đa các em con vùng nông thôn nên một số học sinh chưa qua mẫu giáo, việc nói năng của các em còn mang tính chất tự phát Trên thực tế học sinh lớp 1, khi trả lời giáo viên hoặc trả lời các câu hỏi bài tập mà giáo viên đưa ra các em thường nói câu cụt lủn, nói trống không, không đầy đủ câu Mặt khác, qua nhiều lần dự giờ thao giảng của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi học sinh trả lời như vậy rất ít giáo viên ý thức sửa câu trả lời cho HS

Ví dụ: Khi dạy bài 4 về dấu hỏi

Giáo viên đưa tranh con hổ hỏi:

+ Tranh vẽ gì? Thay vì phải trả lời: “Thưa cô, tranh vẽ con hổ ạ” Thì học sinh thường chỉ trả lời: “con hổ”

Ngày đăng: 22/03/2019, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w