1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá năng lực giáo viên tiểu học huyện mường chà đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

91 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNLuận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với đề tài “Đánh giánăng lực giáo viên Tiểu học huyện Mường Chà đáp ứng yêu cầu chương trìnhgiáo dục phổ thông mới” là kết quả củ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––

BÙI VĂN TUẤN

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––

BÙI VĂN TUẤN

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MỚI

Ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS: PHẠM HỒNG QUANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Được thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Phạm Hồng Quang

Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, được tổng hợp từ quá trìnhkhảo sát, đánh giá Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công

bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Văn Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với đề tài “Đánh giánăng lực giáo viên Tiểu học huyện Mường Chà đáp ứng yêu cầu chương trìnhgiáo dục phổ thông mới” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bảnthân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp

và người thân Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đãgiúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Dạy học - Đaihọc Thái Nguyên, khoa Tâm lý giáo dục, khoa sau đại học Đại học Dạy học -Đai học Thái Nguyên, UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trườngTiểu học trên địa bàn huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên, cùng bạn bè, đồngnghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuân lợi cho tôi trong thời gianhọc tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo GS.TS.Phạm Hồng Quang đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đãgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

TÁC GIẢ

Bùi Văn Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Những ký hiệu viết tắt trong luận văn iv

Danh mục các bảng v

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3.Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2

4.Giả thuyết khoa học 3

5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

7.Phương pháp nghiên cứu 4

8.Cấu trúc của đề tài 4

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 5

1.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 8

1.2.Khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1 Đánh giá 11

1.2.2 Năng lực và năng lực giáo viên tiểu học 12

1.2.3 Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học 14

1.3.Năng lực của giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo

Trang 6

1.3.1 Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đối với giáo viên

tiểu học 17

1.3.2 Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên tiểu học 17

1.3.3 Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học 20

1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giáo viên tiểu học 24

1.3.1 Yếu tố khách quan 24

1.3.2 Yếu tố chủ quan 24

Kết luận chương 1 26

Chương 2 : THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN CÁC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 27

2.1.Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 27

2.2 Kết quả về khảo sát thực trạng về năng lực của giáo viên tiểu học hiện

nay ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 28

2.2.1 Mục đích khảo sát 28

2.2.2 Nội dung khảo sát 28

2.2.3 Đối tượng khảo sát 29

2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu 29

2.3 Kết quả khảo sát 29

2.3.1 Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch dạy học 29

2.3.2 Thực trạng đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học 31

2.4 Đánh giá chung về thực trạng năng lực dạy học của giáo viên ở các

trường tiểu học chuyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên hiện nay khi đứng trước yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 44

2.4.1 Mặt mạnh 44

2.4.2 Mặt yếu 46

2.4.3 Nguyên nhân 47

2.5 Đánh giá chung 48

Trang 7

luận chương 2 49

Chương 3 : BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 51

3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 513.2.Đề xuất các biện pháp 523.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghềnghiệp giáo viên tiểu học 523.2.2 Biện pháp 2: Hoàn thiện các quy định về đánh giá năng lực của giáoviên tiểu học ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 543.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức đánh giá giáo viên và sử dụng kết quả đánh để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 563.2.4 Biện pháp 4: Phát huy vai trò tự đánh giá năng lực của giáo viên để tự

bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp 573.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ

giáo viên 593.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 61Kết

luận chương 3 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 8

NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ

TW : Trung ương

CBQL, QLGD : Cán bộ quản lý, Quản lý giáo dục

CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

HĐND : Hội đồng nhân dân

UBND : Uỷ ban nhân dân

CĐSP : Cao đẳng dạy học

BDGV : Bồi dưỡng giáo viên

BGH : Ban giám hiệu

CNTT : Công nghệ thông tin

CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú

TTGDTX&DN : Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề

TB : Trung bình

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch dạy học của giáo viên tiểu học 29 Bảng 2.2: Thực trạng việc lập kế hoạch đánh giá năng lực dạy học của giáo

viên tiểu học 31Bảng 2.3: Thực trạng việc tổ chức đánh giá năng lực dạy học của giáo viên

tiểu

học 34Bảng 2.4: Thực trạng việc kiểm tra công tác đánh giá năng lực dạy học của

giáo viên tiểu học 38Bảng 2.5: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc việc đánh giá năng lực

tiểu

học 43Bảng 3.1: Kết quả thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 62

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn liền với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng” Ban chấp hành Trung ương khóa XI tại Hội nghị lần thứ VIII đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ- TW đã nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy đổi mới giáo dục là vấn đề cấp bách được toàn ngành Giáo dục

và Đào tạo quan tâm, trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục, ngoài nhữngkết quả đạt được về quy mô, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, về xây dựng cơ

sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học… thì chất lượng giáo viên vẫn

là một vấn đề làm cho chúng ta phải băn khoăn nhiều nhất Vấn đề nâng caonăng lực dạy học của đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng nhất trong đổimới giáo dục Trong nhà trường hoạt động chuyên môn là động lực quan trọng

để phát triển, trong đó vấn đề phát triển năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầuđổi mới là hết sức quan trọng Nhưng thực tế vì nhiều lý do khách quan, chủquan nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức ở các nhà trường, chính

vì vậy hoạt động chuyên môn của nhà trường chưa thực sự phát huy hết sứcmạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng yêu cầucủa xã hội

Hiện nay, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã tạo điều kiệncho giáo viên phát huy tối đa những năng lực dạy học của mình Tuy nhiênchính việc đổi mới đó đã tạo áp lực cho giáo viên về sự thay đổi từ bản

Trang 11

giáo án và việc giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn và việc sử dụngnhững kỹ thuật dạy học mới đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với các nhàquản lý về việc đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên hiện nay.

Thực tế hiện nay đã có một số nghiên cứu cứu về đánh giá thực trạngnăng lực dạy học của giáo viên tiểu học ở trong và ngoài nước theo nhiềuhướng tiếp cận khác nhau, song chưa có nhiều đề tài nghiên cứu theo hướngđánh giá đúng thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp để bồi dưỡng năng lựccho giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng với yêu cầu của chương trình phổ thôngmới Đặc biệt ở địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, vấn đề này chưađược nghiên cứu một cách có hệ thống và chưa được đề cập đến Do vậy việcnghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất biện pháp để nâng caonăng lực cho đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứngvới yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới là việc làm quan trọng vàrất cần thiết

Xuất phát từ thực tế trên đặt ra cho các cấp quản lý giáo dục là phải đánhgiá được đúng thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên hiện nay, từ

đó đưa ra các biện pháp để bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viênnhằm đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Trên cơ

sở đó tôi mạnh dạn chọn Đề tài “Đánh giá năng lực giáo viên tiểu học huyện Mường Chà đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng năng lực củagiáo viên tiểu học ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, luận văn đề xuấtbiện pháp đánh giá năng lực giáo viên tiểu học huyện Mường Chà, tỉnhĐiện Biên làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo viên tiểuhọc của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Đánh giá năng lực giáo viên tiểu học

Trang 12

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá năng lực giáo viên tiểu học huyện Mường Chà đáp ứng yêu cầuchương trình giáo dục phổ thông mới

4 Giả thuyết khoa học

Đứng trước yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới thì nănglực dạy học của giáo viên tiểu học phải đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghềnghiệp giáo viên tiểu học Nếu khảo sát được thực trạng năng lực dạy học củađội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên Sẽ cung cấpnhững số liệu thực tế về thực trạng năng lực của giáo viên tiểu học và là căn cứcho viêc có được những biện pháp cụ thể phát triển đội ngũ giáo viên củahuyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đáp ứng được yêu cầu của chương trìnhgiáo dục phổ thông hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về năng lực của giáo viên ở các trường tiểu

học

5.2 Khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu

học trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

5.3 Đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu

của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1.Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả luận văn chỉ tập

trung đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học và đề xuất biện phápđánh giá năng lực cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Mường Chà, tỉnhĐiện Biên

6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát: Đề tài khảo sát trên 327 người (16

Hiệu trưởng, 25 phó Hiệu trưởng, 36 tổ trưởng chuyên môn, 250 giáo viên ở 16trường tiểu học thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên Việc triển khainghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 5/2018)

Trang 13

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống và khái quát hoá để xây dựng cáckhái niệm công cụ và xây dựng các luận cứ lý luận khác có liên quan đến hoạtđộng chuyên môn ở các trường tiểu học

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Phương pháp khảo sát bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin vềthực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học thuộc một số trường tiểu học ở huyệnMường Chà, tỉnh Điện Biên

7.2.2 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến của giảng viên trường Cao Đẳng Dạy học Điện Biên, chuyênviên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, chuyên viên Sở Giáodục và Đào tạo, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên các trường tiểu họcthuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

7.2.3 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả điều tra, khảo sát

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lụcluận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá năng lực của giáo viên tiểu học đápứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2: Đánh giá năng lực của giáo viên ở các trường tiểu học trênđịa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học

ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nhằm đáp

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG MỚI 1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Ở nước Anh: Bộ tiêu hướng phát triển năng lực để đánh giá năng lực dành

cho GV phổ thông ở Anh bao gồm ba thành phần: (1) Các giá trị và cách ứng xử

mà GV phải thể hiện trong quá trình hành nghề; (2) Các tiêu chuẩn về giảng dạy;

và (3) Các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp Trên cơ sở 3 thành phần này, tiêuhướng phát triển năng lực dành cho GV phổ thông ở Anh được cụ thể hoá thànhnhiều tiêu chí khác nhau, phản ánh hệ thống giá trị và đạo đức nghề nghiệp của

GV quốc gia này

Theo Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng GV Hoa Kỳ (2008), tiêu

hướng phát triển năng lực để đánh giá năng lực của GV gồm: Khối kiến thứcchung và kiến thức dạy học; Kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, hỗ trợ HS học tập;Các kiến thức, kỹ năng khác nhằm phát triển nghề dạy học Tiêu hướng pháttriển năng lực của GV được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm định các tổ chứcđào tạo GV, trong quản lý sử dụng GV và trong quá trình bồi dưỡng phát triểncủa bản thân GV GV tiểu học phải có bằng cử nhân giáo dục tiểu học GV tiểuhọc được tạo điều kiện tham gia các khóa học giáo dục phổ thông kết hợp vớikhóa học giáo dục chuyên nghiệp khác Ngoài ra, GV tiểu học được khuyếnkhích phát triển nghề nghiệp ở mức độ cao hơn chuẩn bằng cách tham gia hộithảo chuyên nghiệp thông qua khu học chính của họ hoặc theo đuổi chươngtrình sau đại học về giáo dục tiểu học Dù bằng cách nào, GV tiểu học phảinuôi dưỡng bầu không khí tổ chức và truyền cảm hứng cho việc học tập, duy trìthông tin liên lạc giữa GV, phụ huynh và các quản trị viên

Trang 15

Bộ tiêu hướng phát triển năng lực đánh giá năng lực của GV bang California (2009), Hoa Kỳ được cấu thành bởi sáu lĩnh vực liên quan thực hành

giảng dạy, gồm: Sự cam kết tham gia và hỗ trợ HS học tập; Tạo dựng và duy trìmôi trường học tập hiệu quả cho HS; Am hiểu và tổ chức các môn học cho việchọc tập của HS; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thiết kế môi trường học tập trảinghiệm cho HS; Đánh giá sự tiến bộ trong học tập của HS; Thường xuyên pháttriển trở thành nhà giáo dục chuyên nghiệp Những tiêu chuẩn này là cơ sở choviệc tổ chức bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu nhà trường, GV và

HS bang California, Hoa Kỳ

Bộ tiêu hướng phát triển năng lực quốc gia để đánh giá năng lực dành cho GV Úc (2011) gồm 3 yếu tố cấu thành chính: Kiến thức nghề nghiệp; Kỹ

năng thực hành nghề nghiệp; Sự cam kết tham gia phát triển nghề nghiệp, thểhiện qua các thành tố cụ thể sau:

- Hiểu biết rõ đối tượng HS, cách thức học tập của HS;

- Nắm vững nội dung kiến thức dạy học và biết cách tổ chức hoạt độngdạy học một cách chuyên nghiệp;

- Xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy họchiệu quả;

- Tạo ra và duy trì môi trường học tập hợp tác và an toàn;

- Đánh giá, cung cấp thông tin phản hồi và báo cáo kết quả học tập của HS;

- Tham gia học tập bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp;

- Tham gia hợp tác phát triển nghề nghiệp cùng với đồng nghiệp, phốihợp với cha mẹ HS/người bảo trợ và cộng đồng xã hội

Bộ tiêu hướng phát triển năng lực quốc gia để đánh gía năng lực dànhcho GV tập trung mô tả, xác định các thành phần cấu thành chất lượng giảngdạy ở từng giai đoạn nghề nghiệp, xác định những mong đợi của GV trong balĩnh vực trọng tâm, phản ánh mục tiêu, bối cảnh phát triển nghề nghiệp của GV

và các yêu cầu học tập của HS Từ đó mỗi GV phải có khả năng tích hợp, vận

Trang 16

dụng sáng tạo các yêu cầu của hướng phát triển năng lực để tạo dựng môitrường giảng dạy và học tập hiệu quả.

Nhiều năm trở lại đây, Chính phủ Úc đặc biệt quan tâm đến vấn đề pháttriển năng lực nghề nghiệp cho GV Bản tuyên bố Melbourne (2008) về cácmục tiêu giáo dục cho HS Úc đã chỉ rõ, cải thiện chất lượng GV được xem làchương trình cải cách quan trọng, là một phần của những nỗ lực nâng caotrình độ HS và đảm bảo hệ thống giáo dục mang tính đẳng cấp thế giới.Trong đó nhấn mạnh đội ngũ GV là nguồn tài nguyên lớn nhất trong cáctrường học của nước Úc, họ chiếm phần lớn chi tiêu trong giáo dục và ảnhhưởng mạnh mẽ đến quá trình học tập và việc cải thiện thành tích của HS

Kết quả nghiên cứu năng lực GV ở một số quốc gia nêu trên cho thấy, xácđịnh yêu cầu hướng phát triển năng lực để xây dựng thành bộ tiêu hướng pháttriển năng lực GV theo định hướng năng lực là xu hướng tất yếu Điều này chophép GV và CBQL giáo dục tập trung khả năng, các nguồn lực cần thiết vào bồidưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp và quản lý phát triển đội ngũ GV theo yêucầu nghề nghiệp

Kết quả tìm hiểu một số công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy, cácquốc gia trên thế giới tuy khai thác vấn đề nghiên cứu ở những góc độ khácnhau, song đều dành sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triểnđội ngũ GV theo hướng phát triển năng lực của giáo viên Các nghiên cứu nàycòn phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động quản lý, đồng thời lànền tảng lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vai trò, chứcnăng và tác động của CBQL nhà trường đến quản lý công tác bồi dưỡng GVtiểu học theo hướng phát triển năng lực Thêm vào đó, xu hướng trao quyền tựchủ cho nhà trường đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động quản

lý nhà trường Điều này thôi thúc cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quản

lý nhà trường, quản lý công tác bồi dưỡng GV theo hướng phát triển năng lực,làm rõ chức năng quản lý công tác bồi dưỡng GV theo hướng phát huy vai trò

Trang 17

tự quản, sáng tạo của cá nhân, đơn vị phù hợp mục tiêu phát triển đội ngũ GVtheo yêu cầu của việc đổi mới giáo dục hiện nay.

1.1.2 Ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũnhà giáo là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáođáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn hiện nay.Trong đó tập trung vào vấn đề mới, có trọng tâm, những vấn đề thực tiễn độingũ đang gặp khó khăn, đảm bảo tính kế thừa, tính hệ thống về nội dung bồidưỡng Việc tổ chức bồi dưỡng GV theo hướng phát huy vai trò nòng cốt củanhà trường với các hình thức đa dạng, phong phú như tự học, tự bồi dưỡng, bồidưỡng theo tổ chuyên môn, bồi dưỡng theo nhóm GV, theo cụm trường

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm của thế giới và thực trạng ởViệt Nam, cuốn sách Quản trị nguồn nhân lực của tác giả Trần Kim Dung(2006) giới thiệu một cách hệ thống kiến thức, tư tưởng và kỹ năng quản trịnguồn nhân lực và các nhóm chức năng quan trọng của quản trị nguồn nhân lựctrong tổ chức Tác giả đề xuất nhóm nguyên tắc cơ bản về công tác đào tạo, bồidưỡng đối tượng người lớn Tác giả cho rằng quá trình đào tạo, bồi dưỡng và pháttriển dù diễn ra ở đâu đều là quá trình giảng dạy và học tập, do đó ở bất kỳ hìnhthức nào cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc bồi dưỡng như: Kích thích người học;Cung cấp thông tin phản hồi; Tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng; Nhắc lại đểgiúp người học tiếp thu và củng cố kiến thức

Tác phẩm Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Phạm Minh Hạc (1996) đánh giá nguồn nhân lực là một trong

những tiền đề cơ bản của xã hội, trong đó, công tác đào tạo nâng cao chất lượng

và phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản Muốn xây dựng nguồn lựccon người đáp ứng công cuộc đổi mới thì hệ thống giáo dục phải thực hiện tốtnhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng con người có năng lực trí tuệ và phẩm chất đạođức phù hợp Do vậy, việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người

Trang 18

trở thành động lực tạo nên sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.

Trong số các tác phẩm khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà trường cómột số tài liệu trình bày về quản lý nhà trường, quản lý nguồn nhân lực trong

giáo dục đề cập tới công tác bồi dưỡng GV Chẳng hạn như: Bộ tài liệu các chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục (quyển 1); (2012); Bộ tài liệu giảng dạy về Quản lý nhà trường dùng trong chương trình bồi dưỡng CBQL trường phổ thông (2013) Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Nguyễn Văn Lê (1998)

và một số nhà nghiên cứu giáo dục khác nghiên cứu về vấn đề giáo dục, trong

đó trình bày nội dung liên quan đến nguồn nhân lực và công tác bồi dưỡng độingũ nhà giáo cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng trongquá trình phát triển con người, đó là phương pháp cơ bản giúp người học có cơhội thể hiện và phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thứckhoa học Ở đây, các tác giả khẳng định nguồn nhân lực giáo dục là một bộphận hợp thành của nguồn nhân lực xã hội đồng thời có những đặc trưng riêng

Do vậy bồi dưỡng đội ngũ GV là góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhânlực giáo dục và nguồn nhân lực xã hội

Tác giả Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường (2011) trong công trình

nghiên cứu vấn đề Cải cách đào tạo và bồi dưỡng GV định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp, trình bày quan điểm thực hiện cải cách đào tạo và bồi

dưỡng GV theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp, giới thiệu, pháttriển các mô hình, chương trình đào tạo GV định hướng chuẩn và năng lựcnghề nghiệp, trên cơ sở đó tổ chức công tác bồi dưỡng GV định hướng chuẩn

và năng lực nghề nghiệp Theo tác giả, hai mô hình cơ bản trong bồi dưỡng

GV là chương trình bồi dưỡng theo khả năng cung cấp của cơ quan bồidưỡng và chương trình bồi dưỡng định hướng nhu cầu người học Hướngphát triển năng lực GV tạo cơ sở cho việc đổi mới công tác bồi dưỡng GV.Việc đánh giá GV theo chuẩn cung cấp thông tin về những điểm mạnh và

Trang 19

điểm yếu của GV, từ đó hỗ trợ GV và cơ quan quản lý định hướng nhu cầubồi dưỡng theo cá nhân Điều này giúp tăng cường sử dụng mô hình bồidưỡng GV định hướng nhu cầu người học, góp phần phát huy hiệu quả vàtính thiết thực của công tác bồi dưỡng GV.

Trong công trình nghiên cứu về công tác hỗ trợ nghiệp vụ dạy học cho

GV tập sự trường tiểu học, tác giả Nguyễn Đức Trí và Nguyễn Thùy Vân(2010) tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn, giới thiệu một số nội dung

và hình thức bồi dưỡng GV tập sự, qua đó đề xuất nội dung chương trình hỗ trợ

GV tập sự ở trường tiểu học Chương trình cấu trúc theo định hướng phát triểnnăng lực nghề nghiệp, đáp ứng hướng phát triển năng lực GV tiểu học; Chútrọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành ở trường tiểu học trên cơ sở khoa học giáodục hiện đại; Biên soạn tài liệu bồi dưỡng dưới hình thức tinh giản, gọn nhẹphù hợp việc tự học, vận dụng trong thời gian tập sự và làm cơ sở mở rộng,khai thác kiến thức, kỹ năng trong thực tiễn nghề nghiệp những năm tiếp theo

Công trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải cách công tác đào tạo,bồi dưỡng GV phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Bình (2013) đã chỉ ra, nhữngnăm gần đây nước ta thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông bắt đầu từ việc đổimới chương trình và sách giáo khoa đã gặt hái một số thành quả nhất định Tuynhiên, kết quả trên chưa tạo được sự chuyển biến cơ bản tình hình giáo dục phổthông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng Một trong những nguyên nhân

cơ bản của hạn chế này là do đội ngũ GV còn nhiều bất cập về số lượng, cơcấu, phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp, hệ thống đào tạo GV chưatheo kịp sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Thêm vào đó, phần lớnđội ngũ GV có phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức tốt, gắn bó với nhàtrường, nhưng chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của người GV.Chính vì vậy cần đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng nhà giáo góp phần nângcao vị thế xã hội của nhà giáo, thúc đẩy phát triển giáo dục

Trang 20

Tác giả Nguyễn Thị Quy (2008) nghiên cứu Các biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học đồng bằng sông Cửu Long, đã đề

xuất một số biện pháp bồi dưỡng GV thông qua những công việc cụ thể tronggiảng dạy Đây là các biện pháp cần thiết trong việc bồi dưỡng GV tiểu họcnhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học khu vực đồng bằng sôngCửu Long

Có thể kết luận rằng, mỗi tác phẩm với góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau

đã mô tả, trình bày tương đối khái quát vấn đề cơ bản về quản lý con người, đặtcon người vào vị trí nguồn lực trọng tâm của sự phát triển Nhiều nghiên cứuphân tích làm sáng tỏ ý nghĩa, mục đích, nội dung, hình thức và phương phápđào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhàgiáo Mặc dù vậy, một số nghiên cứu chưa làm rõ vai trò và chức năng cụ thểcủa nhà quản lý các cấp trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng GV; một số tácphẩm chưa chỉ rõ sự gắn kết, hội nhập giữa kết quả nghiên cứu trong nước vớinhững thành tựu thế giới đạt được trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng GV theohướng phát triển năng lực; cách thức vận dụng vào việc xây dựng chính sách,

cơ chế quản lý nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ GV, mục tiêu pháttriển nhà trường thông qua thực hiện chức năng quản lý, nhất là quy trình thựchiện chức năng quản lý của CBQL cấp cơ sở

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài

Như vậy đánh giá trong giáo dục là quá trình gồm 3 công đoạn: thu thậpchứng cứ; đánh giá kết quả; và đưa ra quyết định giáo dục

Trang 21

1.2.2 Năng lực và năng lực giáo viên tiểu học

Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật ngữchung nhất, là “những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả trongviệc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ Định nghĩa này ám chỉtrực tiếp về tác nghiệp/ hành nghề khi diễn giải “những thứ” này bao gồm hành

vi phù hợp với việc làm (những gì mà một người nói hoặc làm tạo ra kết quảbằng sự thực hiện tốt hay tồi), động cơ (một người cảm thấy thế nào về việclàm, về tổ chức hoặc vị trí địa lý), và kiến thức/kỹ năng kỹ thuật (những gì màmột người biết/chứng thực về sự kiện, công nghệ, nghề nghiệp, quy trình thủtục, việc làm, tổ chức, ) Năng lực được xác định thông qua các nghiên cứu vềviệc làm và vai trò công việc của mỗi cá nhân

Bộ Giáo dục Canada, trong cuốn Công nghệ Giáo dục kỹ thuật và dạynghề (nguyên bản tiếng Pháp đã được dịch sang tiếng Việt), định nghĩa năng lực

là “khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kỹ năng tương ứng vớingưỡng quy định khi bước vào TTLĐ” Do đó, nếu định ra những năng lực quárộng, quá chung chung có nguy cơ làm giảm tính thích đáng, làm mất ý nghĩa đốivới TTLĐ đối với cá nhân

Tóm lại: năng lực là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ củamột cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả

Trang 22

1.2.2.2 Năng lực giáo viên tiểu học

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực, nhưng đều khẳng địnhrằng: Nói đến năng lực của giáo viên tiểu học là phải nói đến khả năng thựchiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu Năng lực mang tính cá nhânhóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua tự trải nghiệmthực tiễn, đào tạo, bồi dưỡng Có thể kể ra những năng lực cần được hình thànhcho người giáo viên tiểu học như sau:

* Năng lực chẩn đoán:

Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sựphát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh Đốivới giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển vềcác mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại khôngđồng đều

* Năng lực đáp ứng:

Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúngđắn , kịp thời , phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêugiáo dục

* Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác:

Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất làquan hệ với học sinh

Trang 23

* Năng lực triển khai chương trình dạy học:

Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục Căn cứ vào mục đích vànội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặcđiểm của đối tượng

* Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội:

Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhàtrường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường

1.2.3 Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

1.2.3.1 Đánh giá năng lực

Đánh giá theo năng lực là một quá trình thu thập, phân tích, diễn giảichứng cứ và đưa ra kết luận về một người đã đạt TCNL của nghề hay chưa.Trong đào tạo nghề, đánh giá kết quả học tập theo năng lực là một quá trình thuthập chứng cứ và đưa ra những nhận định về bản chất và phạm vi của sự tiến bộcủa người học theo những tiêu chí thực hiện đã được xác định trong tiêu chuẩnnăng lực của nghề nhằm phán xét rằng một năng lực nào đó đã đạt được haychưa ở một thời điểm thích hợp

1.2.3.2 Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học:

* Năng lực dạy học: Gồm các năng lực thành phần cơ bản sau đây:

- Năng lực chuẩn bị: gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo để

chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng (xuất phát từmục tiêu môn học, mục tiêu chương trình bậc học…); các yêu cầu về kiến thức

và kĩ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuậtgiảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các khả năng xảy ra và cácphương án xử lí Tất cả các kĩ năng cụ thể này phải được chuẩn bị đầy đủ vàđược viết ra dưới dạng bản kế hoạch (kế hoạch giảng dạy cụ thể)

- Năng lực thực hiện: Được thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy

và giáo dục, gồm các kĩ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nộidung mới, luyện tập kĩ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra và khuyến khích học

Trang 24

sinh…Trong quá trình thể hiện năng lực thực hiện, có 3 yếu tố sau đây cầnquan tâm:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: của giáo viên có ý nghĩa quan trọng Khi

đánh giá một giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, chắc chắn người ta phải xemxét chủ yếu đến năng lực diễn đạt, trình bầy của giảng viên Khả năng diễn đạttrong sáng, khúc triết, lời nói hấp dẫn, truyền cảm và giàu hình ảnh…của giáoviên sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho giờ dạy thành công Ngôn ngữ củacon người thể hiện dưới dạng nói, viết và là biểu hiện của trình độ tư duy, dovậy không thể chấp nhận cách biện hộ cho những giáo viên diễn đạt kém là do

“chuyên môn giỏi nhưng yếu về năng lực dạy học”, hoặc khó có thể chấp nhậngiáo viên nói ngọng hoặc nói lắp Trước đây, khi thiếu các phương tiện hiệnđại, thì ngôn ngữ của giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục.Ngày nay, các phương tiện đa dạng và phong phú có trợ giúp đắc lực cho giáoviên nhưng cũng không thể thay thế được hoàn toàn lời thầy giảng bài

- Năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học Đây là năng lực

không thể thiếu được của giáo viên ở bất cứ cấp học nào trong giai đoạn hiệnnay Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho giảngdạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng tạo –nghiên cứucho giáo viên và học sinh Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiệnnay, có hiện tượng quá lệ thuộc vào các thiết bị và phương tiện dạy học Sự lạmdụng này dẫn đến việc biến đổi các mô hình dạy học cổ điển, coi thường hìnhthức thuyết trình lí thuyết của giảng viên, xem nhẹ hoạt động trao đổi trực tiếpgiữa người dạy và người học…Trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn thì vấn

đề không phải là trang bị các thiết bị đắt tiền mà điều quan trọng hơn là phảidạy cho người học có ý tưởng mới, phải có sự sáng tạo “suy nghĩ mới trên cácvật liệu đã cũ”

- Năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường: Trọng tâm của quan

hệ giao tiếp là giữa người dạy và người học Mối quan hệ này đòi hỏi người

Trang 25

giáo viên không chỉ huy động mọi khả năng của mình để thiết lập các quan hệdạy học có hiệu quả mà điều quan trọng là trong và bằng quá trình giao tiếp, tácđộng giáo dục đến người học Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh không chỉđảm bảo tính chất mô phạm của nhà giáo trong các hoạt động chuyên môn màcòn thông qua đó thể hiện sự quan tâm đến người học với thái độ ân cần, lịchthiệp trong các phạm vi trong và ngoài giờ học Ngoài ra, hoạt động giao tiếpcủa giáo viên trong xã hội hiện nay còn đòi hỏi phạm vi đối tượng rộng mở, đó

là gia đình học sinh, các lực lượng xã hội khác, đặc biệt là những thành phầnliên quan đến sản phẩm giáo dục (người sử dụng, doanh nghiệp, các cơ quan,công ti…)

- Năng lực đánh giá Năng lực đánh giá giúp cho giáo viên nắm được

trình độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạtđộng để bổ sung điều chỉnh trong dạy học Để tạo được uy tín trước học sinh,người giáo viên phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và côngbằng Thái độ và hành vi trung thực, khách quan của nhà giáo dục một mặt đảmbảo các yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đối vớingười học kể cả đánh giá thành công hay hạn chế của học sinh Khả năng đánhgiá đúng của giáo viên đối với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tựhọc và kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh và bản thân giáo viên

- Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm các năng lực thành

phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; Năng lựccảm hóa thuyết phục người học; Năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh để có cácphương án giáo dục có hiệu quả; Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dụctrong trường và ngoài trường

- Năng lực tổ chức gồm các năng lực thành phần: Năng lực phối hợp các

hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa cácgiáo viên với nhau trong các hoạt động giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chínhkhóa, ngoại khóa…); Năng lực nắm vững các bước tổ chức các hoạt động dạy

Trang 26

học và giáo dục theo một algorit hoặc sáng tạo, biết nêu các nhiệm vụ dạy học

và giáo dục, đánh giá sản phẩm và kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động của họcsinh; Năng lực tập hợp, phối hợp nguồn lực (học sinh và những người khác)xung quanh mình để giải quyết các vấn đề của học tập và cuộc sống

1.3 Năng lực của giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1 Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đối với giáo viên tiểu học

Thứ nhất, họ phải đảm nhận nhiều chức năng, trong đó có một trách

nhiệm rất quan trọng là lựa chọn nội dung dạy học

Thứ hai, Việc tổ chức việc học của học sinh được thay thế cho việc

truyền thụ kiến thức đơn thuần Nguồn tri thức xã hội được sử dụng tối đa

Thứ ba, yêu cầu người giáo viên tiểu học có kiến thức và kỹ năng cần

thiết để sử dụng phương tiện dạy học hiện đại

Thứ tư, Phải có sự hợp tác chặt chẽ và xây dựng mối quan hệ giữa các

giáo viên trong trường với nhau

Thứ năm, Người giáo viên tiểu học phải chú ý mối quan hệ với học sinh

và cha mẹ học sinh cũng như nhân dân trong cộng đồng dân cư ngày càng đượcthắt chặt trên cơ sở hiệu quả giáo dục

Thứ sáu, uy tín của giáo viên đối với học sinh và cha mẹ học sinh phải

được thay đổi trên chiều hướng trách nhiệm cao - dân chủ

Với những yêu cầu ngày càng cao như trên về các nhiệm vụ đòi hỏi phảinâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đặc biệt phải coi trọng việc bồi dưỡngtheo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa

1.3.2 Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

1.3.2.1 Về kiến thức: Yêu cầu giáo viên tiểu học phải:

a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoacủa các môn học được phân công giảng dạy; Có kiến thức chuyên sâu, đồng

Trang 27

thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quảgiảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy; Kiến thức cơ bảntrong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; Có khả năng hướng dẫnđồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năngbồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạnchế trở nên tiến bộ.

b) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả họcsinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết

đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh; Nắmđược kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọnphương pháp giảng dạy, cách ứng xử dạy học trong giáo dục phù hợp với họcsinh tiểu học; Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phươngpháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy họctrên lớp; Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả

c) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giáđối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học; Có khả năng soạn được các

đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năngmôn học và phù hợp với các đối tượng học sinh

d) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quyđịnh; Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dụcmôi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông,phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; Biết và sử dụng được một số phương tiệnnghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video;

Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên côngtác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ

đ) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội và các Nghị quyết của địa phương; Nghiên cứu tìm hiểu tình hình

và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địa phương; Xác định được những

Trang 28

ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức củahọc sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục họcsinh; Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễhội truyền thống của địa phương.

1.3.2.2 Về kỹ năng

Yêu cầu giáo viên tiểu học cần thực hiện được các kỹ năng sau:

* Kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học

Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới;Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy họcnhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường vàlớp được phân công dạy; Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm họcbao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Có kếhoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động giáodục học sinh; Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy họctích cực của thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụnggiáo án có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy)

* Kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học hiện đại

Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng pháthuy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớphọc; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho họcsinh; hướng dẫn học sinh tự học; Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng vàphát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cáchcẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ; sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể

cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờdạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trịthực tiễn cao; Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy vàgiao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫnhọc sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp

Trang 29

* Kỹ năng tổ chức trải nghiệm dạy học

Giáo viên tiểu học phải xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủnhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinhmột cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp; Tổ chức dạy học theonhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức; đưa ra đượcnhững biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực hiệngiáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt; Phối hợp với gia đình và cácđoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh; Tổ chức cácbuổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợpvới Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện cáchoạt động tự quản

* Kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh

Giáo viên tiểu học phải thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của họcsinh tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giáhọc sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Trong đó chú trọngđến việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh Thực hiện việckiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định;

1.3.3 Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

1.3.3.1 Vai trò và ý nghĩa của đánh giá năng lực GVTH

* Vai trò: Đánh giá năng lực của giáo viên có vai trò to lớn đến việc nâng

cao chất lượng đào tạo từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục Kết quả của việcđánh giá năng lực là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản

lý giáo dục Nếu đánh giá không đúng dẫn đến nhận định sai về chất lượng đàotạo, chất lượng giáo dục Đánh giá đúng năng lực sẽ giúp người dạy tự tin, hăngsay, nâng cao năng lực sáng tạo, từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục

* Ý nghĩa:

- Đối với giáo viên: Cung cấp thông tin phục vụ người dạy điều chỉnh

Trang 30

- Đối với các nhà quản lý: Cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục nhữngthông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉđạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiếnhay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục

1.3.3.2 Nội dung đánh giá

Đánh giá về năng lực dạy học của giáo viên bao gồm việc đánh giá cácnăng lực về kiến thức cơ bản của giáo viên; gồm việc nắm vững mục tiêu, nộidung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân cônggiảng dạy;

Đánh giá về năng lực kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn

luyện của học sinh Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung,

phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyệncủa học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới;

Đánh giá về năng lực kiến thức về việc soạn giáo án giảng dạy: Việcsoạn giáo án giảng dạy theo hướng đổi mới và việc tích hợp liên môn phù hợpvới đối tượng học sinh

Đánh giá về năng lực kiến thức về việc khai thác và ứng dụng công nghệthông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc của giáo viên như việc biết và sử dụng đượcmột số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét,đèn chiếu, video; việc sử dụng tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơigiáo viên công tác đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ

Đánh giá về năng lực kiến thức về việc đánh giá học sinh ở các côngviệc sau: Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phươngpháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củahọc sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới;Thực hiện việc kiểm tra đánh giá,xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định;việc

Trang 31

soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.

1.2.2.3 Quy trình đánh giá

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

Đây là bước để mỗi GV tự xét lại quá trình làm việc của bản thân

- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn có ý nghĩa quan trọng vì tổchuyên môn là nơi trực tiếp quản lý mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ củamỗi giáo viên

- Bước 3: Hiệu trưởng nhà trường đánh giá, xếp loại

Hiệu trưởng nhà trường, sau khi xem kết quả xếp loại của tổ chuyên mônđưa lên đối chiếu với quá trình theo dõi của BGH và nhất là đối chiếu với hiệuquả chất lượng giáo dục qua kết quả nghiệm thu cuối kì, cuối năm học của lớpGVCN cũng như kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác trong năm học của GV,Hiệu trưởng nhà trường đánh giá, xếp loại từng giáo viên một cách công bằngkhách quan

1.2.3.4 Lực lượng tham gia đánh giá

* Cán bộ quản lý đánh giá:

- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiếnđóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi

từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó;

- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chiđoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;

- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết địnhđánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;

- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánhgiá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên;

- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường

Trang 32

* Giáo viên đánh giá: Theo các mức độ sau:

1 Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng dạy học;

2 Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng dạy học;

3 Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnhvực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng dạy học;

4 Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kémhoặc vi phạm một trong các trường hợp:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;

b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rènluyện của học sinh;

c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;

e) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;

g) Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng họctập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinhhoạt chuyên môn định kỳ;

h) Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiếtToán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu

Trang 33

sinh; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh;

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giáo viên tiểu học.

1.3.1 Yếu tố khách quan

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện tiếptục phát triển; nhu cầu và điều kiện học tập của con em các dân tộc trong huyệncũng tăng lên Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục được tăng cường, đặc biệt làcông tác xã hội hoá giáo dục

Mạng lưới trường lớp không ngừng được mở rộng và quy hoạch hợp lý

đã tạo điều kiện cho học sinh đến trường Mô hình trường PTDTBT đã gópphần tích cực vào việc huy động và duy trì số lượng, nâng cao chất lượng họctập của học sinh Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho công tác giáo dục đã

cơ bản đáp ứng điều kiện tối thiểu cho hoạt động dạy và học

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng được tăng cường về sốlượng và chất lượng, thường xuyên được đào tạo nâng cao về trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ

Đời sống của người dân được nâng lên nên không còn tình trạng trẻkhông đến trường Hàng năm, các nhà trường cùng địa phương -các ban ngànhđoàn thể của các xã, thị trấn cùng nhau phối hợp để vận động 100% trẻ 6 tuổi ralớp, giúp cho phong trào phổ cập giáo dục tiểu học sớm hoàn thành mục tiêu.Hiện nay toàn huyện có 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 2.Toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 năm 2015

1.3.2 Yếu tố chủ quan

Điều kiện địa lý, khí hậu của huyện rất phức tạp, giao thông đi lại giữacác xã rất khó khăn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,dân cư phân tán, xa trường học, xa trung tâm xã; đời sống nhân dân còn gặpnhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao (chiếm 66,79%), trình độ dân trí không đồngđều; nhiều nơi vẫn còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu như tảo hôn,

Trang 34

mê tín dị đoan, di cư tự do…đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vàduy trì sĩ số học sinh và việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đội ngũ giáo viên dạy chuyên, đặc biệt là tin học, ngoại ngữ còn thiếu,việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy chuyên dạy nhiều trường, nhiều cấphọc gặp nhiều khó khăn do khoảng cách giữa các trường xa nhau

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhà công vụ, các hạng mục phụ trợ mặc

dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, nhà ở cho học sinh bán trúchưa đáp ứng đủ nhu cầu nhất là khi triển khai thực hiện chuyển đổi trường phổthông sang trường PTDTBT theo Thông tư 24/TT/BGDĐT ngày 02/8/2010 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phòng học tạm còn chiếm tỉ lệ khá cao nhất

là ở cấp tiểu học (gần 33,8%), nhiều đơn vị trường học vùng cao chưa có đủphòng học chức năng phục vụ công tác dạy học

Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần ở một số nơi còn thấp, đặc biệt là vàomùa làm nương rẫy, mùa lễ tết Cấp tiểu học còn nhiều lớp ghép

Do lịch sử để lại, nhiều giáo viên chưa đủ năng lực thật sự trong việcgiảng dạy và giáo dục Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dụcquốc dân nhưng đội ngũ giáo viên không được đào tạo và huấn luyện đúngcách tạo ra nhiều khó khăn, bất cập để phát triển giáo dục

Khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học của giáo viên còn nhiều hạn chế.Rất ít giáo viên có thể sử dụng thành thạo và truy cập thông tin trên mạng đểphục vụ tốt cho giảng dạy Thậm chí còn có những giáo viên không hề biết sửdụng máy tính Và thường những giáo viên hạn chế năng lực, không có tầmnhìn lại là những người tự đánh giá mình rất cao, gây rất nhiều phiền toái và vôích trong công tác kiểm tra , đánh giá

Tóm lại, nhà quản lý và các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục cần chú ýcác vấn đề yếu của hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằmmục đích nâng cao dần chất lượng của từng cá nhân và của đội ngũ, trên cơ sở

đó giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người thầy giáo, tiến tới việc tự

Trang 35

hoàn thiện, tự thích nghi và phát triển của bản thân mỗi giáo viên trong tiếntrình phát triển chung của toàn xã hội.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá năng lựcgiáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.Trong đó đã khái quát về tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề từ các côngtrình trong và ngoài nước đã được nghiên cứu, cũng trong chương 1 tôi đã làmsáng tỏ những khái niệm cơ bản của đề tài như đánh giá, năng lực và năng lựccủa giáo viên tiểu học, đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học, đồngthời cũng đi tìm hiểu những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mớiđối với giáo viên tiểu học trong đó có những yêu cầu về kiến thức và kỹ năngcủa giáo viên Đồng thời trong chương 1 tôi cũng đã tìm hiểu về nội dung, quytrình, lực lượng tham gia đánh giá năng lực dạy học của giáo viên Ở chương 1tôi đã tiến hành phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đếnnăng lực của giáo viên tiểu học làm căn cứ cho việc tiến hành khảo sát thựctrạng ở chương 2

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN MƯỜNG CHÀ,

TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của tỉnh, được sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhândân các dân tộc huyện Mường Chà, các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện

đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; hệthống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố kiện toàn; sự nghiệp giáo dục

và đào tạo của huyện từng bước phát triển, quy mô trường lớp được mở rộng cơbản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc của huyện

Tỷ lệ huy động dân số trong các độ tuổi giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học,THCS, THPT ra lớp ngày càng tăng; tỷ lệ người biết chữ trong các độ tuổiđược nâng lên; chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện góp phần nângcao dân trí, bổ sung nguồn nhân lực của huyện; các mục tiêu về phát triển giáodục đào tạo đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra Chất lượng giáo dục toàndiện từng bước được nâng lên Cụ thể:

Toàn huyện có 48 trường, 771 lớp với 16.686 học sinh Trong đó:

Giáo dục Mầm non 16 trường, 274 nhóm, lớp với 5464 cháu (93 nhómtrẻ, 1326 cháu; 181 lớp mẫu giáo với 4138 cháu;); tỉ lệ huy động trẻ từ 0 -5tuổi đạt 68,7%

Giáo dục Tiểu học 16 trường, 325 lớp với 6039 học sinh; tỉ lệ huy độngtrẻ 6 tuổi ra lớp 1294/1294, tỉ lệ 100%

Giáo dục THCS 13 trường, 135 lớp với 4026 học sinh; tỉ lệ huy động trẻ

11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học học THCS 1081/1140, tỉ lệ94,8 %; tỉ lệ huy động trẻ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu họchọc THCS 3899/4021, tỉ lệ 97%

Giáo dục THPT 02 trường, 33 lớp với 1023 học sinh; 01 Trung tâmGDTX, 04 lớp với 134 học viên Số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15

Trang 37

đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp 1320/3117, tỉ lệ 42,3%.

Số trường phổ thông Dân tộc bán trú 17 trường, 284 lớp, 6644 họcsinh Trong đó: trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học 8 trường, 182lớp, 3521 học sinh; trường phổ thông dân tộc bán trú THCS 9 trường, 102lớp, 3123 học sinh

Về cơ sở vật chất: Toàn huyện hiện có 763 phòng học Trong đó: 391phòng kiên cố, tỉ lệ 51,3%; 120 phòng bán kiên cố, tỉ lệ 15,7%; 252 phòng tạm,

tỉ lệ 33% Trong đó:

Giáo dục mầm non: 274 phòng học Trong đó: 151 phòng học kiên cố, tỉ

lệ 55,1%, 18 phòng học bán kiên cố, tỉ lệ 6,7%; 105 phòng học tạm, tỉ lệ38,2% Riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi có 135 phòng học (phòng nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ), tỉ lệ 1 phòng học/lớp (88 phòng kiên cố, tỉ lệ 65,2%; 47 bánkiên cố, tỉ lệ 34,8% Diện tích bình quân phòng sinh hoạt chung đối với phòngkiên cố là 45,13m2/phòng, đối với phòng bán kiên cố là 36,19m2/phòng

Giáo dục tiểu học: 325 phòng học Trong đó: 117 phòng học kiên cố, tỉ lệ36%, 95 phòng học bán kiên cố, tỉ lệ 29,2%; 113 phòng học tạm, tỉ lệ 34,8%

2.2 Kết quả về khảo sát thực trạng về năng lực của giáo viên tiểu học hiện nay ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

2.2.1 Mục đích khảo sát

Đánh giá chính xác thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên tiểu họchuyện Mường Chà,tỉnh Điện Biên

2.2.2 Nội dung khảo sát

Khảo sát năng lực nhóm kỹ năng lập kế hoạch dạy học; khảo sát nănglực nhóm kỹ năng tổ chức dạy học; khảo sát thực trạng lập kế hoạch đánh giánăng lực; khảo sát thực trạng tổ chức đánh giá năng lực; thực trạng việc kiếmtra công tác đanh giá năng lực; khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc đánh giá năng lực dạy học của giáo viên; khảo sát việc nắm các kĩ thuậtdạy học mới; khảo sát về một số năng lực mới của giáo viên tiểu học

Trang 38

2.2.3 Đối tượng khảo sát

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đàotạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,giáo viên trược tiếp tham gia giảng dạy

2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

Dùng hệ thống các bảng khảo sát, phiếu khảo sát, phỏng vấn trược tiếpsau đó tổng hợp và xử lý kết quả trên bảng tính Excel

2.3 Kết quả khảo sát

2.3.1 Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch dạy học

Khi tiến hành khảo sát thực trạng kỹ năng lập kế hoạch dạy học, tổ chứcdạy học kết quả thu được như bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1: Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch dạy học của

giáo viên tiểu học

Thể hiện được các ý tưởng về vận

dụng phương pháp, kỹ thuật dạy

Thể hiện được các phương pháp

và kỹ thuật đánh giá trong bản

thiết kế dạy học

0.5 3.3 7.7 49.7 38.9 4.23

Trang 39

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Trung

6

Kỹ năng xây dựng môi trường học

tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự

tin cho HS

0.5 3.3 10.1 42.5 43.7 4.26

dạy học

1 Kỹ năng bắt đầu bài học 0.6 3.9 15.0 41.3 39.2 4.15

2 Kỹ năng sử dụng phương pháp dạy

Số liệu bảng 2.1 cho thấy:

Một số nội dung khảo sát về kỹ năng lập kế hoạch dạy học, tổ chức hoạtđộng dạy học được đánh giá cao về mức độ thực hiện tương ứng với mức rất

thường xuyên, gồm: “Xác định mục tiêu kế hoạch dạy học” (điểm trung bình

4.30); “Thể hiện được các ý tưởng về vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học

trong bản thiết kế DH” (điểm trung bình 4.26); “Thể hiện được các phương pháp

và kỹ thuật đánh giá trong bản thiết kế dạy học” (điểm trung bình 4.23); “Kỹ năng xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho HS”.

Riêng nội dung khảo sát “Kỹ năng bao quát lớp học và xử lý tình huống

trong lớp học” có tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn so với kỹ

năng nghề nghiệp khác và có số điểm trung bình thấp nhất (khoảng 45% ý kiến

Trang 40

đánh giá ở mức không thực hiện cho đến thỉnh thoảng thực hiện, điểm trungbình 3.96) Điều đó cho thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBQL và GVtiểu học chưa quan tâm thực hiện nội dung này.

Để tìm hiểu vấn đề, qua trao đổi trực tiếp, ông H.N.T (Phòng GD-ĐT)cho rằng: “Một bộ phận CBQL trường tiểu học chưa quan tâm bồi dưỡng kỹnăng bao quát lớp học và xử lý tình huống Thêm vào đó, nhiều GV tiểu họcchưa hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng này nên cũng chưa đầu tư đúng mức”

Ngoài ra khi chia sẻ thông tin trên với một số CBQL và GV tiểu học,nhiều ý kiến phản ánh việc bồi dưỡng kỹ năng bao quát lớp học và xử lý tìnhhuống của GV tiểu học trên thực tế gặp nhiều khó khăn, xem xét nguyên nhân

cụ thể của vấn đề, bởi vì đây cũng là một trong số kỹ năng dạy học cần thiết vàphổ biến đối với yêu cầu phát triển nghề nghiệp của GV tiểu học

Như vậy, từ số liệu thu được trong bảng 2.1, có thể khẳng định rằng,phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đánh giá khá cao mức độ thực hiện cácnội dung bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch dạy học Tuy nhiên mức độ thực hiệnnội dung lập kế hoạch dạy học chưa đồng đều, vẫn còn một số kỹ năng chưađược quan tâm thực hiện thường xuyên và đầy đủ

2.3.2 Thực trạng đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

2.3.2.1 Thực trạng việc lập kế hoạch đánh giá năng lực

Bảng 2.2: Thực trạng việc lập kế hoạch đánh giá năng lực dạy học

của giáo viên tiểu học

Trung bình

Độ lệch chuẩn

1 Việc nắm vững mục tiêu, nội

dung cơ bản của chương trình,

sách giáo khoa của các môn học

được phân công giảng dạy

Ngày đăng: 22/03/2019, 09:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
5. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũgiáo viên
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
Năm: 2007
6. Đặng Quốc Bảo (2008), Phát triển giáo dục và quản lý nhà trường: Một số góc nhìn. Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục và quản lý nhà trường: Một sốgóc nhìn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
Năm: 2008
13.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu họcban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: 22 tháng 9năm 2016 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá họcsinh Tiểu họcban hành kèm theo Thông tư số
14.Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb. Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb. Khoahọc và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2005
16.Đặng Xuân Hải (2007), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốcdân
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2007
17.Nguyễn Thị Phương Hoa (2002), Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên). Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường nâng cao chất lượng cải cáchcác cơ sở đào tạo giáo viên)
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2002
18.Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Lý luận dạy học hiện đại. Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa
Nhà XB: Nxb. Đại họcQuốc gia
Năm: 2005
19.Học viện Chính trị quốc gia (1998), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập II. Nxb.Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý hành chính nhànước
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia
Nhà XB: Nxb.Lao động
Năm: 1998
20.Hồ Chí Minh (1968), “Thư gửi cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới”, Bách khoa thư Hồ Chí Minh (Sơ giản - Tập 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Thư gửi cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên,học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới
Tác giả: Hồ Chí Minh
Năm: 1968
21.Hồ Chí Minh toàn tập (1985), tập 9, Bài nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên - 1959. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài nói chuyện tại lớp học chính trịcủa giáo viên - 1959
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1985
22.Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà dạy học, người góp phần đổi mới lý luận dạy học. Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nhà dạy học, người góp phần đổi mới lý luận dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 1998
23.Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (…), Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giảng viên. Nxb. Đại học Dạy học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giảng viên
Nhà XB: Nxb. Đại học Dạy học
24.Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Luật Giáo dục 2005. Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục 2005
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội
26.Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành (1999), Tâm lý học đại cương. Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
27.Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH
Tác giả: Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục
Nhà XB: Nxb. Giáo Dục
Năm: 1998
1. Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khoá VII Khác
2. Ban Chấp Hành Trung ương Đảng 2012), Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
7. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bạn hành Quy định về hướng phát triển năng lực giáo viên tiểu học Khác
8. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w