Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội và ví dụ minh họa……… 2.1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội………... hìn
Trang 1MỤC LỤC Trang
I LỜI MỞ ĐÀU……… 1
II NỘI DUNG……… 1
1 Định nghĩa dư luận xã hội……… 1
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội và ví dụ minh họa………
2.1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội………
2.2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người………
2.3 Thông tin đại chúng……….
2.4 Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội………
2.5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội………
2.6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội………
1 1 2 3 4 5 6 3 Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật………
3.1 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật cá nhân……
3.2 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội……….
3.3 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật xã hội………
7 7 10 11 III KẾT LUẬN……… 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 13
I LỜI MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc
Trang 2hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người nó ảnh hưởng mạnh
mẽ và quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, giáo dục, Trong số đó phải kể tới sự tác động không nhỏ của dư luận xã hội đến lĩnh vực pháp luật Nghiên cứu về
dư luận xã hội, cũng nhằm phát hiện ra những yếu tố chính tác động đến sự hình thành nên dư luận xã hội, có như vậy mới có thể định hướng hoặc điều chỉnh nhằm phục vụ lợi ích chung Vì vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề này em
xin chọn đề: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã
hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố?Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật”.
II NỘI DUNG
1 Định nghĩa dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiến của họ1
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội và ví dụ minh họa.
2.1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội.
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều
sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau Dư luận
xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của các
sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần của
1 Trường đại học luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, tr.210.
Trang 3cộng đồng người mang dư luận Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là bày tỏ sự tán thành, ủng hộ đối với những
sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại xâm hại đến lợi ích của họ Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, đồng tiền mất giá…sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn Như vậy muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất của chúng.2
Ví dụ: Phản ứng trước thông tin sẽ thu phí xe gắn máy để chống kẹt xe
do Sở Giao thông - Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất vừa qua đã gây một làn sóng dư luận xã hội lớn trong cộng đồng dân cư Vì việc thu phí
nó ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân cư nên được đông đảo mọi người trong xã hội quan tâm
2.2 Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người.
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện hiện tượng cần thiết Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng
Trang 4quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với các sự việc, sự kiện3
Ví dụ: Trong việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân để sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 của nước ta vừa qua đã có những luồng dư luận trái chiều nhau về việc quy định tại điều 4 bản Hiến pháp năm 1992 về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Một số bộ phận phản quốc nhằm lật đổ chính quyền đã tuyên truyền về việc đề nghị bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992 về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng quân sự,… Vì chúng cho rằng điều đó tạo ra sự độc quyền, chuyên chế, không mang tính dân chủ, nhưng thực tế là chúng hòng lật đổ nhà nước ta dưới chiêu bài dân chủ Nhưng bộ phận tri thức, có học đều nhận ra mục đích chống phá của bọn chúng, những dư luận chúng tạo ra nhằm ảnh hưởng tới quốc gia, dân tộc và đi sai lệch định hướng của Đảng và Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Để từ đó có những biện pháp phòng ngừa, loại bỏ những tư tưởng phản động, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, có một số ít công dân ít học đã tin vào dư luận do bọn phản cách mạng tạo ra và gây ảnh hưởng xấu cho xã hội và chính bản thân họ Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn đến
dư luận xã hội, nó quyết định tính chất tốt, xấu, lợi hại cho xã hội
2.3 Thông tin đại chúng.
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính…có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội Điều đó thể hiện trên 3 phương diện cơ bản sau:
- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời
và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội
3 3 Trường đại học luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, tr 224.
Trang 5- Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: Ngày nay trình độ dân trí của người dân được nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị - xã hội của đất nước
- Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của dư luận xã hội: Hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định hướng xây dựng Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đát nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị, chuẩn mực xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phán ánh được quan điểm của Đảng và Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội4
Ví dụ: Trước đây chủ yếu là báo in nhưng ngày nay báo mạng phát triển
mạnh mẽ Sự phát triển nhanh chóng của các tờ báo mạng đã đưa thông tin nhanh chóng đến người dân Vì thế họ nắm bắt thông tin nhanh hơn, có cả
sự bày tỏ những quan điểm của mình trên các diễn đàn, từ đó dư luận xã hội cũng ngày càhownlan truyền đi xa hơn
2.4 Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội.
Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hằng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục ảnh hưởng của những nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết Tùy từng thời điểm nhất định tâm trạng con người có thể được thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế, tích
Trang 6cực hoặc tiêu cực, lạc quan hoặc bi quan…khi con người đang ở trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét phải đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác với khi đang ở trong tâm trạng bi quan, chán nản Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành du luận xã hội nếu như không
có sự định hướng đúng đắn5
Ví dụ: Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong xã hội xưa và nay cũng có
những thay đổi lớn, trước đây người phụ nữ không được coi trọng, dư luận
xã hội bấy giờ đã công khai công nhận sự công bằng giữa nam và nữ và theo
đó dư luận xã hội cũng thay đổi theo, giờ đây người ta đã công nhận tài năng, sự cố gắng và vai trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội Như vậy, ta thấy rằng những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp tới dư luận xã hội
2.5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội.
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sang thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia, bàn bạc các vấn đề chung do vậy dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi Ngược lại trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ thông tin nghèo nàm, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp Dưới các chế độ độc tài phát xít, mọi quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi đó nó thường biểu hiện dưới hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm6
5 Trường đại học luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, tr 226.
6 Trường đại học luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, tr 227.
Trang 7Ví dụ: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, dưới chế độ Mĩ-Diệm, người dân Việt Nam không có tự do dân chủ, cũng như không được phép tham gia, bàn bạc, hay thảo luận những vấn đề mang tính chính trị cũng như trong đời sống văn hóa Người dân bị gò bó, ép buộc trong khuôn khổ pháp luật không có tự do dân chủ nên việc hình thành dư luận rất khó khăn, thường người dân chỉ tạo ra những câu hò vè, châm biếm về chế độ Mĩ- Diệm Nhưng khi đất nước thống nhất, người dân được tự do bàn bạc, thảo luận, được trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra cơ quan lãnh đạo đất nước thuộc các cấp ngành từ trung ương đến dịa phương, được trực tiếp bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu, nêu ra các ý kiến về chế độ chính trị về văn hóa và các nhu cầu thiết yếu khác Lúc này, xã hội có nhiều dư luận khách quan hơn
2.6 Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội.
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành
dư luận xã hội Về cơ bản, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ
sở cho việc phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội Ngay trong cùng một xã hội các nhóm xã hội có thể đưa ra các phán xét, đánh giá khác nhau về cùng vấn đề Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh; cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí…7
Ví dụ: Về vấn đề sống thử trước hôn nhân, dư luận xã hội về vấn đề
này rất phức tạp Sống thử không được chấp nhận vì nó đi ngược lại phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục, quan niệm về trinh tiết của người con gái
Trang 8và những hệ quả tiêu cực “ hậu sống thử” Nhưng với một nhóm người khác lại ủng hộ vấn đề này vì nó giải quyết được nhiều vấn đề rất thiết thực: như
bù đắp tình cảm, giải quyết vấn đề tài chính…Như vậy, các phong tục tập quán, chuẩn mực xã hội có tác động rất lớn đến sự hình thành dư luận xã hội, song trong cùng xã hội không phải ai cũng dựa vào những chuẩn mực
ấy để đánh giá vì thế mà dẫn đến sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ
3 Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật
Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã đóng vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả khi trong xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, cũng có nghĩa là chưa có ý thức pháp luật Dưới góc độ phân tích sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật, em tập trung phân tích sự
tác động đó dựa trên căn cứ chủ thể của ý thức pháp luật; theo đó, dư luận
xã hội có tác động đến ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội
3.1 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật cá nhân.
Sự hình thành của một luồng dư luận xã hội nào đó trước hết xuất phát từ ý thức cá nhân Trong cuộc sóng, lao động, sinh hoạt hàng ngày, mỗi cá nhân được trực tiếp chứng kiến hoặc được nghe kể lại về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tế xã hội Mỗi người sẽ suy ngẫm, hình dung, liên tưởng về các sự việc, sự kiện, từ đó nảy sinh những tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự kiện, hiện tượng pháp luật đó Những tình cảm, ý kiến bước đầu này hoàn toàn là riêng tư, chúng thuộc ý thức cá nhân Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên để dư luận xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành, củng cố và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân Tính chất sâu sắc hay hời hợt trong nội dung các phán xét, đánh giá về hiện tượng pháp luật mà cá nhân đưa ra phụ thuộc chủ yếu vào trình độ hiểu biết pháp
Trang 9luật của cá nhân đó Dư luận xã hội khi đã hình thành, thường tác động vào
ý thức con người, trước hết là ý thức cá nhân, chi phối, điều chỉnh ý thức, hành vi của con người phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội.8
Dư luận xã hội có vai trò giáo dục cho cá nhân mỗi người ý thức đúng đắn
về sự đúng – sai, phải – trái…phù hợp với các quy tắc, yêu cầu của pháp luận hiện hành và điều đó được thể hiện ở trong hai phương diện sau:
- Một mặt, dư luận xã hội có thể tác động trực tiếp nhằm phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức; hoặc khích lệ, cổ vũ những hành
vi phù hợp với lợi ích chung, biểu dương những tấm gương cao đẹp Trong các trường hợp này, sự tác động của dư luận xã hội tới ý thức pháp luật của
cá nhân ở chỗ: các cá nhân, dựa trên những tri thức, hiểu biết về pháp luật,
sẽ có những hành vi pháp luật đáp ứng sự đòi, mong đợi của dư luận xã hội
- Mặt khác, dư luận xã hội có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách,
ý thức pháp luật cá nhân Trải qua một thời gian nhất định tham gia vào các lĩnh vực quan hệ pháp luật, các cá nhân sẽ tự cảm nhận được những điều nên làm và những điều không nên làm, những hành động, cách sử xự chấp nhận được trong cuộc sống cộng đồng của họ
Trong ý thức pháp luật của cá nhân, tâm lý pháp luật là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng Tâm lý pháp luật cũng như thuộc tính tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài liên quan đến pháp luật Những sự kiện, hiện tượng pháp luật đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội Vì vậy, du luận xã hội có tác động mạnh
mẽ tới tâm lý pháp luật cá nhân, thể hiện trên những phương diện sau:
+ Dư luận xã hội có tác động quan trọng tới tình cảm pháp luật của cá nhân Tình cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật thường được hình thành tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp của mỗi người với
Trang 10môi trường pháp lý xung quanh Vì được hình thành tự phát nên tình cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực cũng như tiêu cực của mỗi người trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong thực
tế
+ Dư luận xã hội tác động đến tâm trạng của cá nhân trước pháp luật Tâm trọng của con người trước pháp luật là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các
cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội Tùy thuộc vào tâm trạng của mỗi người ở những thời điểm khác nhau mà thái độ và phản ứng của họ có sự khác nhau Những tâm trạng đó được bộc
lộ trong nội dung các phán xét đánh giá của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của các cá nhân trước pháp luật Dư luận
xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các cá nhân vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định
+ Thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình biểu hiện dưới dạng cảm xúc như vinh dự, tự hào, phấn khởi…sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về hành vi của các cá nhân, ở một mức độ nào đó, tham gia định hướng và điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân Sức mạnh đặc trưng của
dư luận xã hội khiến cho các cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó Điều đó cho thấy, dư luận xã hội có tác động quan trọng tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình.9
3.2 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội.
9 TS Ngọ Văn Nhân; “ Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở”; nxb chính trị quốc gia; tr 132, tr 133;