- Khuyến khích trẻ tô màu cho khéo, không bị lem ra ngồi
Tay thơm tay ngoan
--- ---
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết chức năng của đôi bàn tay trong cuộc sống hằng nggày của trẻ.
- Hiểu nội dung bài hát, hát rõ lời đúng giai điệu , thể hiện diễn cảm bài hát.
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc, nhịp nhàng và đúng theo tiết tấu bài hát.
- Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và định hướng âm thanh trong không gian.
- Giáo dục trẻ biết giữ đôi tay sạch sẽ, không nghịch bẩn. II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ làm quen với bài hát ( cô hát cho trẻ nghe hay mở nhạc .. . )
- Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc, mũ chóp kín cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
- TC “Dấu tay” : cho trẻ cùng thực hiện với cô với cử động của hai tay …
- Trò chuyện với trẻ:
+ Hằng ngày các bạn dùng hai tay để làm những gì? ( gợi ý cho trẻ kể ra chức năng sử dụng của đôi bàn tay … ) + Nhìn hai bàn tay của mình đang xoè ra trông giống cái gì nhỉ ?
- Cô cho trẻ cùng đọc với cô những câu thơ sau đây:
“ Đôi bàn tay em bé tí xíu
Những ngón tay của em xinh ghê Em kết lại thành một bông hoa
Tỏa hương thơm cho muôn muôn nhà” ( cho trẻ vừa đọc thơ vừa diễn tả bằng hai bàn tay của mình … )
- Cô giới thiệu bài hát “Tay thơm tay ngoan” của nhạc sĩ Bùi đình Thảo …
- Cô hát diễn cảm + đàn … hỏi lại trẻ tên bài hát
- Cô hát lại lần nữa cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát theo cô … - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+ Khi tay bé xòe giống cái gì nhỉ? … Một tay xòe ra được mấy bông hoa?
+ Một bạn có mấy bàn tay? … Hai tay xòe ra được mấy bông hoa?
- Cô hát cho trẻ nghe lần nữa và khuyến khích trẻ hát theo cô ( có thể mở nhạc cho trẻ hát theo nhạc )
- Tổ chức cho trẻ luyện tập: chung, nhóm nam, nhóm nữ … * Hoạt động 2:
- Giới thiệu TCAN “Tiếng hát ở đâu” : cho trẻ di chuyển và ngồi theo ĐH vòng tròn ..
- Giải thích lại cách chơi: trẻ đội mũ chóp kín sẽ đốn xem tiếng hát ở đâu và đưa tay chỉ đúng hướng
- Sau 2, 3 lần chơi, cô có thể nâng cao yêu cầu chơi: chỉ định cho 2 trẻ cùng hát ở 2 hướng khác nhau
* Hoạt động 3 :
- La la … giai điệu cho trẻ đốn tên bài hát “ Càng lớn càng ngoan ”...
- Cho trẻ hát chung một lần, sau đó cùng hát với cô kết hợp vỗ tay theo phách …
- Cho trẻ tự kết nhóm theo ý thích để luyện vận động theo nhạc … - Cô khuyến khích trẻ tự minh họa theo lời hát : múa minh họa, vận động theo nhạc …
TUNG BÓNG
--- ---
I. YÊU CẦU :
- Biết sử dụng hai tay để tung bóng lên cao và cố gắng bắt được bóng khi rơi xuống.
- Luyện kỹ năng tung bóng: khi tung bóng, biết tung theo hướng thẳng lên cao khỏi đầu và bắt
được bóng bằng hai tay khi bóng rơi xuống.
- Nắm vững yêu cầu chơi và cách chơi của TCVĐ kết hợp với hoạt động nhận thức.
- Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn sự khéo léo, khả năng định hướng trong không gian.
- Giáo dục trẻ tự tin, mạnh dạn trong vận động. II. CHUẨN BỊ :
- Sân tập hay phòng tập sạch sẽ, thống mát, an toàn.
- Bóng nhựa loại nhỏ vừa tầm trẻ ( 4 màu bóng khác nhau ) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ đi, chạy theo cô thành đội hình vòng tròn, nhanh chậm tuỳ theo hiệu lệnh trống lắc của cô …
- Sau đó cho trẻ đứng lại theo vòng tròn, để tập bài tập phát triển chung với bài hát “ Nào! Chúng tacùng tập thể dục ” …
* Hoạt động 2:
- Cô cầm quả banh nhựa và giới thiệu TC “Tung bóng” …
- Cô tung bóng vài lần cho trẻ xem, trò chuyện với trẻ về cách thực hiện của cô:
+ Các bạn thấy cô tung bóng thế nào? + Cô có làm rơi bóng xuống đất không?
- Cô làm mẫu lần nữa kết hợp giải thích thao tác kỹ năng: đứng chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng.
Khi nghe hiệu lệnh thì tung bóng lên cao trước mặt theo hướng thẳng (mắt nhìn theo bóng), và
khi bóng rơi xuống thì đón bóng và bắt bóng bằng hai tay … Cứ thế tung bóng lên cao và bắt bóng
nhẹ nhàng bằng 2 tay cố gắng không làm rơi bóng xuống đất … - Cô gọi trẻ lên thực hiện thử, cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Nhắc lại kỹ năng cho trẻ : tung bóng lên cao khỏi đầu, mắt nhìn theo quả bóng và khi bắt bóng có
thể ôm bóng vào ngực để khỏi rơi bóng xuống đất. Chú ý không nhún chân, không nhảy lên bắt bóng.
- Tổ chức cho cả lớp cùng luyện tập : cho mỗi trẻ 1 quả bóng, đứng theo nhóm và cùng chơi tung
bóng ( hàng ngang hay vòng tròn ) , khuyến khích trẻ tự tin thực hiện vận động …
* Hoạt động 3 :
- Giới thiệu TCVĐ “Chạy nhặt bóng”: cô chia trẻ ra thành 4 nhóm, đứng thành các hàng ngang đối
diện nhau …
- Cách chơi : khi nghe hiệu lệnh thì chạy nhanh đến nhặt bóng rồi chạy về bỏ vào rổ của nhóm mình,
nhóm nào nhặt được nhiều bóng là thắng cuộc .
- Luật chơi : phải nhặt bóng đúng với màu sắc mà cô yêu cầu cho từng lần chơi.
- Có thể lần chơi cuối, cô cho cả 4 nhóm chạy lên nhặt bóng ( 4 nhóm nhặt bóng 4 màu khác nhau )
---- Hồi tĩnh : vươn vai, hít thở nhẹ nhàng …