* Hoạt động 1:
- Cô cầm Gấu bông ra trò chuyện với trẻ: “ Tôi là Gấu con, món ăn mà tôi thích nhất là bánh kẹo
và sôcôla. Đố các bạn đó là những thức ăn có nhiều chất gì? … À! Nhiều đường nên ngọt và ngon lắm
các bạn ạ!”
- Cô cất Gấu bông đi và hỏi trẻ: Ăn nhiều bánh kẹo có tốt không nhỉ?
- Cô giới thiệu câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” và kể cho trẻ nghe ( có thể dùng con rối để
minh họa cho câu chuyện )
- Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung câu chuyện:
+ Vì sao sâu răng đục khoét răng của Gấu con? ( lười đánh răng )
+ Chuyện gì xảy ra với Gấu con trong đêm sinh nhật? ( bị
đau răng )
+ Bác sĩ đã nói gì với Gấu con? ( không ăn bánh kẹo nhiều, nhất là buổi tối, hằng ngày phải
đánh răng trước khi ngủ và sau khi thức dậy ) + Gấu con đã thực hành lời dặn của bác sĩ ra sao?
- Cô cho trẻ nặn thức ăn cho Gấu con, cô gợi ý cho trẻ thực hiện :
+ Mình nên tặng bạn Gấu con đã những thức ăn gì? ( thịt, cá, trứng, rau quả tươi … )
+ Vì sao phải ăn nhiều rau quả tươi nhỉ?
- Cô nhắc lại kỹ năng nặn cơ bản cho trẻ: xoay tròn ( trứng, quả có dạng tròn ) , lăn dài, ấn bẹt, vuốt, làm láng ( cá, quả dạng dài ) …
- Cho trẻ đem sản phẩm lên tặng Gấu bông ( bày trên bục kê giữa lớp )
* Hoạt động 3:
- Cô cùng trẻ cùng nắm tay di chuyển theo vòng tròn ( cô đặt Gấu bông và sản phẩm của trẻ ở
giữa phòng … )
- Gợi ý cho trẻ nói lời chúc mừng sinh nhật Gấu con, chúc Gấu con mau ăn chóng lớn …
Rửa mặt như mèo
--- ---
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận thức nhu cầu sạch sẽ của bản thân qua thói quen tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Rèn kỹ năng ca hát và vận động nhịp nhàng theo nhạc
- Đọc thuộc bài thơ cùng cô và bạn, hiểu nội dung giáo dục của bài thơ.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh thân thể để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân
II. CHUẨN BỊ:
- Bài hát “ Rửa mặt như mèo ” và các vận động minh họa … - Cho trẻ làm quen với bài thơ “Bé và Mèo ” …
III. TIẾN HÀNH:* Hoạt động 1: * Hoạt động 1:
- Cô giới thiệu bài hát “Rửa mặt như mèo” của Hàn Ngọc Bích, cô hát cho trẻ nghe :
“ Lêu lêu … Rửa mặt như mèo - Xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu
Khăn mặt đâu mà ngồi liếm láp - Đau mắt rồi lại khóc meo meo ”
- Cô cho trẻ hát theo cô vài lần, sau đó trò chuyện cùng trẻ: + Mèo rửa mặt thế nào nhỉ?
+ Rửa mặt như vậy có sạch không? + Phải rửa mặt thế nào mới sạch?
- Cô tổ chức cho trẻ hát và vận động minh họa theo bài hát: chung, theo từng nhóm …
- Động viên trẻ tự minh họa theo cảm hứng của trẻ …
* Hoạt động 2:
- TC “ Thi xem ai lau mặt sạch nhất!”: nhắc lại thao tác kỹ năng lau mặt bằng khăn sạch …
+ Cô chia trẻ thành 2 hay 4 nhóm tùy ý …
+ Gọi từng nhóm lên , cho trẻ tự lấy khăn của mình treo trên giá …
+ Ra hiệu lệnh cho trẻ thực hiện …
- Cô và nhóm trẻ còn lại sẽ chấm điểm xem ai lau mặt đúng thao tác kỹ năng cô đã dạy …
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ cùng đọc bài thơ “ Bé và Mèo”:
Mèo ơi rửa mặt Mèo quên rồi đấy
Sao chỉ dùng tay Bé chả thế đâu Khăn vắt trên dây Phải có khăn lau
Sao mèo không lấy? Vừa mau, vừa sạch
- Cho trẻ đọc chung vài lần cho thuộc, sau đó trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ:
+ Bé rửa mặt khác mèo thế nào? + Lau mặt bằng khăn có tác dụng gì?
Chiếc khăn tay
--- ---
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu nội dung bài hát, hát rõ lời đúng giai điệu , thể hiện diễn cảm bài hát.
- Thích làm mọi việc cho bản thân: xếp khăn, xếp quần áo và cất gọn gàng vào đúng chỗ qui định.
- Rèn kỹ năng tô màu: tô những mảng lớn theo cùng chiều và di màu các chi tiết nhỏ.
- Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc, làm quen với nhạc cụ ÂN
- Giáo dục trẻ tình cảm đối với mẹ qua việc sử dụng chiếc khăn tay.
II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ làm quen với bài hát , đàn organ, máy cassette, băng nhạc.
- Nhạc cụ : phách tre , trống lắc , xúc xắc.
- Một số tờ giấy trắng có vẽ sẵn hình chiếc khăn tay ( ½ vẽ hình vuông và ½ vẽ hình chữ nhật để
có thể sử dụng cho hoạt động kế tiếp )