1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật biển quốc tế hiện đại phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển tại các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia và th

7 338 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 2

I Khái quát chung 2

1 Quyền tài phán 2

2 Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia 2

II Quyền tài phán của quốc gia ven biển tại các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia 3

1 Vùng tiếp giáp lãnh hải 3

2 Vùng đặc quyền kinh tế 3

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, các hoạt động trên biểnngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt tại các vùng biển thuộc quyền chủ quyền củaquốc gia ven biển Nhằm đảm bảo quyền lợi của quốc gia ven biển cũng như hạnchế các tranh chấp phát sinh, Công ước Luật biển 1982 đã quy định cho quốc giaven biển các quyền tài phán tại các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng em đã chọn đề bài tập nhóm như sau:

“Phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển tại các vùng biển thuộc quyềnchủ quyền quốc gia và thực tiễn quy định của Việt Nam”

PHẦN NỘI DUNGI Khái quát chung

1 Quyền tài phán

Quyền tài phán (jurisdiction) là quyền của các cơ quan hành chính và tư phápcủa quốc gia thực hiện giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyềncủa họ Theo nghĩa thông thường, quyền tài phán là quyền xử lý, xét xử đối với cáchành vi vi phạm.1

2 Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia

Theo quy định của Công ước Luật biển 1982 (hay còn gọi là UNCLOS) thì cácvùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển bao gồm:

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh

hải và có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tínhchiều rộng lãnh hải Đây là vùng biển có quy chế pháp lý kép, cả của vùng tiếp giáplãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền

với lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng đểtính chiều rộng lãnh hải (Điều 55, 57 UNCLOS) Quốc gia ven biển phải yêu sáchvùng này bằng một tuyên bố đơn phương

- Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy

biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnhthổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đườngcơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa

1 Theo LS-TS PHAN ĐĂNG THANH - http://plo.vn/chinh-tri/quyen-tai-phan-ve-bien-dao-228039.html

2

Trang 3

của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn Thềm lục địa tồn tại một cách thực tế vàđương nhiên (ipso facto and ab initio)

II Quyền tài phán của quốc gia ven biển tại các vùng biển thuộc quyền chủquyền quốc gia

1 Vùng tiếp giáp lãnh hải

Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với những vi phạm đối với cácluật và quy định về hải quan, thuế, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnhhải của mình (Điều 33 UNCLOS) Như vậy, xuất phát từ nhu cầu bảo đảm an ninh -

chính trị của quốc gia ven biển, Công ước luật biển 1982 đã kế thừa quy định này từCông ước Gieneva 1958 Theo đó, thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển chỉđược áp dụng khi có đủ các điều kiện: 1 Có sự vi phạm đối với những luật và quyđịnh cụ thể được nêu trong Điều 33 UNCLOS; 2 Các vi phạm này xảy ra trên lãnhthổ hay trong lãnh hải của quốc gia ven biển

Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với các hiện vật lịch sử và khảocổ nằm ở đáy biển vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 303 UNCLOS) Qua quy định tại

đoạn 2 Điều 303 UNCLOS, có thể thấy, để kiểm soát việc mua bán hiện vật này,quốc gia ven biển có thẩm ngăn ngừa và trừng trị đối với việc lấy các hiện vật đó từđáy biển, trong vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự cho phép của mình.

 Ngoài ra, do vùng tiếp giáp lãnh hải là một phần của vùng đặc quyền kinhtế, nên còn được hưởng đầy đủ quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế Vì vậy,

quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, côngtrình; Nghiên cứu khoa học về biển; Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển (khoản 1

Điều 56 Công ước)

Không chỉ vậy, căn cứ vào Điều 73 Công ước, quốc gia ven biển có thể kiểmtra, khám xét, và bắt giữ những tàu thuyền vi phạm pháp luật của mình Thẩmquyền này của quốc gia ven biển có thể được thực hiện để bảo vệ cả vùng tiếp giáplãnh hải và lãnh thổ Tuy nhiên, quốc gia ven biển phải hành động trên cơ sở mộtmối đe dọa rõ ràng tới trật tự công cộng quốc gia đó và phải có những sự nghi vấnxác đáng đối với những tàu thuyền trên, chẳng hạn như hành vi nghi vấn, thông tinnghi vấn, hoặc một chứng cứ ban đầu.2

2 Vùng đặc quyền kinh tế

Quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các công trình, thiết bị (Điều 56,

60 UNCLOS): Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhântạo, các thiết bị và các công trình, bao gồm cả việc ban hành và đảm bảo thực thi

2 Coastal State's Jurisdiction over Foreign Vessels, tr.40

3

Trang 4

các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các luật và quy định hải quan, thuế, ytế, an ninh và nhập cư Quyền tài phám này không chỉ đối với các đảo nhân tạo, cácthiết bị, công trình trong vùng nước bên trên đáy biển mà còn đối với các thiết bị vàcác công trình đặt trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc vùng đặc quyềnkinh tế.

Quyền tài phán về việc nghiên cứu khoa học biển (Điều 56, 246

UNCLOS) Trong vùng đặc quyền kinh tế, mọi hoạt động nghiên cứu khoa học biểnvì bất cứ mục đích gì đều phải xin phép và được sự cho phép của quốc gia ven biển.Quốc gia ven biển có quyền đặt ra những quy định pháp luật để quản lý hoạt độngnghiên cứu khoa học biển cũng như các quy định về việc cấp phép cho các hoạtđộng nghiên cứu khoa học biển trên cơ sở những nguyên tắc nhất định Ngoài ra,quốc gia ven biển còn có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt công việc nghiên cứu khoahọc biển theo quy định Điều 253 UNCLOS.

Quyền tài phán về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển (Điều 56 Công ước

luật biển năm 1982) Quốc gia ven biển có quyền ban hành pháp luật và thực hiệnmọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ giữ gìn môi trường biển chống lại các ô nhiễmbắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như ô nhiễm do các hoạt động liên quan đếnđáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia (Điều 208), ô nhiễm do sự nhấn chìm (Điều210) và ô nhiễm do hoạt động của tàu thuyền (Điều 211) Tất cả các đối tượng khihoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế, kể cả thực hiện quyền tự do của mình, nếugây hại đến môi trường biển thì đều phải chịu sự tài phán của quốc gia ven biển.

 Như vậy, việc Công ước luật biển 1982 ghi nhận quyền tài phán của quốcgia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế là một điểm mới so với Công ướcGieneva 1958 Tuy nhiên, so với vùng nội thủy hay lãnh hải thì quyền tài phán củaquốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế hẹp hơn rất nhiều, chỉ giới hạn trongmột số hoạt động nêu trên Bởi vì quyền tài phán này xuất phát từ đặc quyền mangtính chất kinh tế của quốc gia ven biển, thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa quốcgia ven biển và các quốc gia khác.

3 Thềm lục địa

Theo Công ước Luật biển năm 1982, trong vùng thềm lục địa, quốc gia ven

biển có những đặc quyền về: thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình(Điều 77); các đảo nhân tạo, thiết bị công trình ở thềm lục địa (Điều 80); việckhoan thềm lục địa (Điều 81) Vì vậy, các quốc gia ven biển cũng có quyền tài phán

đối với việc thực thi các đặc quyền này nhằm đảm bảo các quyền không bị quốc giakhác xâm phạm

4

Trang 5

Ví dụ: Khi các quốc gia khác muốn xây dựng các đảo nhân tạo, các thiết bị,

công trình trên thềm lục địa phải tuân thủ quy định pháp luật quốc gia ven biển vềxây dựng, tuân thủ quy định hải quan, thuế khóa; các quốc gia khác phải xin phépvà có sự thỏa thuận của quốc gia ven biển, khi xây dựng các đảo nhân tạo, côngtrình không được làm tổn hại đến quốc gia ven biển cũng như quốc gia khác trongvùng thềm lục địa đó.

Ngoài ra, quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng thềm lục địa còn cómột số điểm giống với quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế như: Quyền tài

phán về việc nghiên cứu khoa học biển (Điều 246 UNCLOS); Quyền tài phán về

bảo vệ và giữ gìn môi trường biển (Điều 208 UNCLOS).

Có thể thấy, quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng thềm lục địa chịusự tác động mạnh mẽ của nguyên tắc đất thống trị biển Trên cơ sở là sự kéo dài tựnhiên của lãnh thổ đất liền ra biển, nên quyền chủ quyền cũng như quyền tài pháncủa quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách thực tế và đương nhiên.Tuy nhiên, do đây là vùng nằm ngoài biên giới quốc gia trên biển cho nên quốc giaven biển chỉ được hưởng một số quyền tài phán nhất định

 Qua những phân tích trên đây, có thể kết luận rằng: Các vùng biển thuộcquyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển là kết quả của sự dunghòa giữa xu thế duy trì các quyền tự do biển cả của cộng đồng quốc tế với xu thếtiến ra biển của các quốc gia ven bờ Chính vì vậy, quyền tài phán của quốc gia venbờ ở mỗi vùng biển này đều được pháp luật quốc tế xây dựng một cách hợp lí, nhằmđảm bảo lợi ích của nhiều quốc gia, kể cả quốc gia có biển và quốc gia không cóbiển.

III Thực tiễn quy định của Việt Nam về quyền tài phán của quốc gia ven biểntại các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia

Trên cơ sở những quy định của Công ước Luật biển năm 1982 mà Việt Nam làthành viên, Việt Nam đã ghi nhận, nội luật hóa trong Luật biển Việt Nam 2012, theođó những vùng biển có quyền chủ quyền bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặcquyền kinh và thềm lục địa Nhìn chung, những quy định tại Luật biển năm 2012của Việt Nam về quyền tài phán của quốc gia ven biển tại cái vùng biển này hoàntoàn phù hợp với Công ước Luật biển 1982.

Tuy nhiên, Luật biển Việt Nam 2012 có một số quy định khác so với quy địnhcủa Công ước luật biển 1982 về quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với cácvùng thuộc quyền chủ quyền của quốc gia như sau:

5

Trang 6

- Đối với vùng tiếp giáp lãnh hải: Luật biển 2012 không quy định gì về quyền

tài phán đối với các hiện vật mang tính khảo cổ và lịch sử tìm thấy trong vùng tiếpgiáp lãnh hải như Điều 303 UNCLOS Điều 12.5 Luật biển Việt Nam chỉ quy định,

Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hảiViệt Nam Các hiện vật mang tính khảo cổ và lịch sử này được Luật Di sản Văn hóa

năm 2001 (sửa đổi năm 2009) coi là di sản văn hóa nên thuộc sở hữu toàn dân Cóthể thấy, Luật biển Việt Nam đã thu hẹp hơn quyền của quốc gia ven biển đối vớicác hiện vật khảo cổ và lịch sử, khi không quy định về quyền của quốc gia đó đốivới các hiện vật tìm thấy trên đáy biển và vùng tiếp giáp lãnh hải

- Đối với vùng đặc quyền kinh tế: khác với Điều 62 UNCLOS, Luật biển Việt

Nam không quy định về quyền của các quốc gia khác được tham gia vào khai thácsố dư của khối lượng cho phép đánh bắt Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi trên thựctế, tài nguyên sinh vật ở Biển Đông đã bị khai thác đánh bắt quá mức, cần phải đượcbảo vệ, giữ gìn.

 Như vậy, về cơ bản, Luật biển Việt Nam 2012 đã thể hiện sự tươngđồng, phù hợp với các quy định của Công ước Luật biển 1982 Tuy nhiên, Luật biểnViệt Nam cũng có một số quy định khác biệt nhằm phù hợp hơn với hoàn cảnh thựctiễn của biển Việt Nam cũng như quy định của hệ thống pháp luật

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng, tuy ở mỗi vùng biển thuộcquyền chủ quyền của quốc gia ven biển, quốc gia đó có những quyền tài phán khácnhau, tuy nhiên tất cả đều nhằm đảm bảo sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia,có biển và không có biển Việc quy định thẩm quyền tài phán trong vùng biển thuộcquyền chủ quyền cho quốc gia ven biển là vô cùng cần thiết nhằm giúp các quốc giabảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Trên đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của nhóm chúng emnhằm giải quyết vấn đề đặt ra ở đề bài Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nênchúng em không tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy cô giúp đỡ để chúng emcó thể hoàn thiện bài hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982

2. Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa (có hiệu lực ngày10/6/1964 với 54 quốc gia thành viên)

3. Luật biển Việt Nam 2012

4. Giáo trình Luật biển quốc tế hiện đại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008.

5. Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, HàNội, 2011

6. Giáo trình Luật Quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luậtvà ngoại giao), TS Nguyễn Thị Kim Ngân, TS Chu Mạng Hùng (đồngchủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012

7. Luật quốc tế – Lí luận và thực tiễn, Lê Mai Anh – Trần Văn Thắng, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2001

8. Coastal State's Jurisdiction over Foreign Vessels

9. Một số website:www.vnsea.netwww.nclp.org.vn

7

Ngày đăng: 20/03/2019, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w