1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

101 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Phương án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình 31 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI NINH BÌN

Trang 1

Sở Thông tin và Truyền thông

Ninh Bình, 2018

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH 15

1.1 Hàn Quốc 19 1.2 Singapore 20 1.3 Australia 21

Trang 4

2 Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử ở các tỉnh/thành

2.1 Thành phố Đà Nẵng 23

2.2 Thành phố Hồ Chí Minh 23

2.3 Lào Cai 24

2.4 Quảng Ninh: 25

2.5 Một số tỉnh thành khác 26

3 Kinh nghiệm xây dựng các đô thị thông minh trên thế giới 27 3.1 Khu vực châu Âu 27

3.2 Khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh 28

3.3 Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 29

III Tác động của chính quyền điện tử tới việc phát triển kinh tế - xã hội 30 1 Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy 30 2 Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế 30 3 Tác động của chính quyền điện tử tới việc giải quyết các vấn đề xã hội 31 4 Tác động của chính quyền điện tử tới việc đảm bảo an ninh quốc phòng 31 IV Phương án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình 31 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI NINH BÌNH 33

I Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 33 II Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Ninh Bình 38 1 Hoạt động giao tiếp điện tử nói chung 38 1.1 Hệ thống quản lý văn bản và điều hành 38

1.2 Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh 39

1.3 Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị 41

2 Hạ tầng công nghệ thông tin 42 3 Ứng dụng công nghệ thông tin và CSDL 42 4 Nhân lực công nghệ thông tin tỉnh 43 4.1 Tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh 43

4.2 Tại các CQNN của tỉnh 43

Trang 5

4.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách về CNTT 44 4.4 Kỹ năng ứng dụng CNTT các CBCCVC của tỉnh 44

10.1 Đánh giá chung 50 10.2 Đánh giá chi tiết 50 10.2.1.

Thuận lợi 50 10.2.2.

Khó khăn 51 10.2.3.

Thời cơ 51 10.2.4.

Thách thức 53 10.3 Khái quát lại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện tại và phương hướng xây dựng chính quyền điện tử phù hợp với điều kiện của tỉnh 53 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH CỦA TỈNH NINH BÌNH 55

I Yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh giai đoạn 2018 – 2023 đối với việc xây dựng chính quyền điện tử tỉnh và phát triển dịch

vụ đô thị thông minh đến năm 2023 55

II Quan điểm, mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh BÌnh 55

III Mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin trong Chính quyền điện tử tỉnh và đô thị thông minh 57

Trang 6

5 Mô hình liên thông nghiệp vụ 67

IV Mô hình chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình 75

phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các thành phần liên quan khác, bao gồm các yêu cầu về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ và các yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin

I Nhiệm vụ 89

giao tiếp giữa chính quyền với người dân 91

II Các yêu cầu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ 91

minh 96

Trang 7

5 Khoa học công nghệ97

I Lộ trình thực hiện, khái toán kinh phí, phân kỳ đầu tư

101

II Phân tích, đánh giá hiệu quả của đề án

111

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115

Trang 8

1 Các văn bản của Trung ương

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩymạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững và hội nhập quốc tế

Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới môhình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sứccạnh tranh của nền kinh tế” đã đề cấp đến một nội dung “ưu tiên phát triểnmột số đô thị thông minh”

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hànhChương trình Tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 –2020

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hànhchương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-Q/TWngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đápứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế tiếp tục giao nhiệm vụxây dựng, tổ chức triển khai chiến lược, kế hoạch bảo đảm an toàn thông tinquốc gia

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của chính phủ về chínhphủ điện tử

Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 01/10/2014 của Ban chấp hành Trungương về việc ban hành chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động củacác cơ quan nhà nước giai đoạn 2015 – 2020

Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chínhphủ về Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quannhà nước

Trang 9

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.

2 Các văn bản của Tỉnh

Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việctriển khai, thực hiện nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chínhphủ về Chính phủ điện tử của tỉnh Ninh Bình

Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về ứngdụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh NinhBình giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 29/03/2017 của UBND tỉnh NinhBình về triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) tỉnh NinhBình

Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 21/7/2017 của UBND tỉnh về việcphê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình, phiên bản 1.0.Quyết định số 1729/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh vềphê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơquan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2018

Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của Chủ tịch UBNDtỉnh về việc thành lập Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh NinhBình

Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về Kếhoạch Ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh NinhBình

Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban Cán sự ĐảngUBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thịthông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018-2023

Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh về thựchiện Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban Cán sự ĐảngUBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thịthông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018-2023

Quyết định số 691/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 của UBND tỉnh về việckiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Ninh Bình

Trang 10

Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 của UBND tỉnh về việcphê duyệt Đề cương Đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và phát triểndịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 – 2023, địnhhướng đến năm 2030”.

Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 của UBND tỉnh vềban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc gửi,nhận và sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnhNinh Bình

III Sự cần thiết

“Đô thị thông minh” là nơi mà CNTT và các giải pháp đồng bộ đượcứng dụng vào mọi hoạt động của Đô thị đem lại hiệu quả trong quản lý nhànước, phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông,cộng đồng xã hội Chính quyền điện tử được ứng dụng CNTT trong mọihoạt động của mình nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu quả hơn Bên cạnhchính quyền điện tử, sẽ là các thành phần khác của Đô thị thông minh làtrường học thông minh, bệnh viện thông minh, giao thông hiện đại và cộngđồng thông minh

Sự phát triển của Đô thị thông minh chính là hướng tới sự thay đổi vềchất cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học kỹ thuật hiệnđại, tri thức để thay đổi cách thức quản lý đô thị, một mặt đem đến hiệu quả

và môi trường sống ổn định, lành mạnh và tiện ích hơn cho người dân

Quan điểm, chủ trương, định hướng xây dựng Đô thị thông minh làmnền tảng cơ bản để định hướng các dự án/nhiệm vụ thành phần (chính quyềnđiện tử, trường học thông minh, bệnh viện thông minh, giao thông đo thịhiện đại, đồng bộ…) đã được Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình khẳng định trong Kếhoạch số 08/KH-UBND ngày 15/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh việcthực hiện Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban cán sựĐảng UBND tỉnh xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thịthông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018 – 2023

Trong những năm qua ứng dụng trong các cơ quan hành chính nhànước của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đã tạo dựngđược một nền tảng ban đầu để xây dựng chính quyền điện tử Ninh Bình, gópphần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý,phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn Với những điều kiện thuận lợitrong phát triển kinh tế- xã hội, với thực trạng ứng dụng CNTT hiện tại,Ninh Bình đang có nhiều thuận lợi và có điều kiện để có thể xây dựng “Đô

Trang 11

thị thông minh” trong giai đoạn 2018-2023 Việc xây dựng Đô thị thôngminh sẽ thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT trên mọi phương diệntrong một tổng thể thống nhất lấy phát triển “chính quyền điện tử” là trungtâm Hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều do có sự tích hợp và tương tác từnhiều thành phần, sự thống nhất các nguồn lực của Tỉnh xây dựng các thànhphần Đô thị thông minh trong đó có Chính quyền điện tử và tất cả cùnghướng đến một mục đích chung: xây dựng một Đô thị văn minh, hiện đại vàphát triển bền vững trên nền phát triển CNTT

Việc triển khai Đề án tổng thể xây dựng chính quyền điện tử và pháttriển dịch vụ Đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình là cần thiết, phù hợp với chủtrương của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh Qua nghiên cứu, tìm hiểu các môhình Đô thị thông minh trên thế giới và các kinh nghiệm của Thành phố ĐàNẵng, Thành phố Hồ chí Minh và thực trạng ứng dụng CNTT của NinhBình trong những năm vừa qua, có thể nhận thấy Ninh Bình đã đi lựa chọnhướng tiếp cận ứng dụng CNTT để xây dựng thành công “Chính quyền điệntử” làm trọng tâm cùng với ứng dụng CNTT vào một số lĩnh vực liên quantrực tiếp đến người dân, như giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, nhằmtạo ra những chuyển biến tích cực góp phần đưa Ninh Bình trở thành Đô thịthông minh

IV Mục tiêu, nhiệm vụ

3 Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phát triển chính quyền điện tử và các dịch vụ đô thị thông minh tỉnhNinh Bình nhằm mục tiêu kết nối toàn bộ các hoạt động của chính quyền vàcác lĩnh vực kinh tế- xã hội trọng tâm của tỉnh Ninh Bình thông qua môitrường điện tử nhằm tạo thuận lợi tối đa cho công việc của người dân, chínhquyền, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh NinhBình

b) Mục tiêu cụ thể

- Tối đa hóa khả năng kết nối các dịch vụ công của cơ quan nhà nướcvới người dân và các dịch vụ của doanh nghiệp trên môi trường điện tử giúpngười dân, doanh nghiệp, chính quyền có thể tương tác với nhau một cách

dễ dàng và thuận tiện nhất

- Người dân, doanh nghiệp, chính quyền được cung cấp đầy đủ cácthông tin và công cụ tiện ích để trao đổi, chia sẻ thông tin, thủ tục hànhchính được nhanh chóng, thuận lợi

Trang 12

- Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm của tỉnhNinh Bình thông qua ứng dụng các thành quả công nghệ của công nghệthông tin, viễn thông, tự động hóa, từ đó nâng cao chất lượng sống chongười dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp giám sát và tham giavào quá trình xây dựng tỉnh Ninh Bình, phát huy quyền làm chủ của nhândân

- Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các biện pháp cải cáchhành chính hiệu quả, giảm thủ tục, hồ sơ giấy Tăng cường việc đăng ký,kiểm tra, cấp phép, giám sát điện tử, có sự phối hợp liên ngành và đáp ứngyêu cầu công việc

- Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu mở để cùng hợp tácxây dựng các giải pháp thông minh giúp giải quyết những vấn đề chung củatỉnh

4 Nhiệm vụ

Thu thập thông tin, tài liệu; tổng quan, hệ thống hóa các thông tin tàiliệu hiện có về chính quyền điện tử, đô thị thông minh, các định hướng chỉđạo, cơ chế chính sách, luật pháp liên quan… của Trung ương và tỉnh; tạo

cơ sở pháp lý cho những đề xuất nhiệm vụ, giải pháp xây dựng chính quyềnđiện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn2018-2023, định hướng đến năm 2030

Tổng quan về kinh nghiệm xây dựng chính quyền điện tử và phát triểndịch vụ đô thị thông minh của một số tỉnh, thành phố trong cả nước, thamkhảo một số quốc gia trên thế giới

Khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình giaiđoạn 2011-2017

Nghiên cứu những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh giai đoạn 2018-2023 đối với việc xâydựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnhđến năm 2023, định hướng đến năm 2030

Nghiên cứu đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xâydựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh NinhBình giai đoạn 2018-2023 Nghiên cứu khung kiến trúc chính quyền điện tử

và phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng Nộidung nghiên cứu bám sát, cụ thể hóa Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày

Trang 13

15/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng chínhquyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình, giaiđoạn 2018 – 2023; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04/12/2016 của UBNDtỉnh Ninh Bình về Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CPngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của tỉnh Ninh Bình;

Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh NinhBình giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 21/7/2017của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tửtỉnh Ninh Bình, phiên bản 1.0

V Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án

5 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là công nghệ thông tin được ứng dụng trongcác cơ quan hành chính nhà nước và các yếu tố, các điều kiện liên quan đếnxây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể là: Điềukiện kinh tế xã hội của tỉnh; Hạ tầng CNTT, Ứng dụng CNTT, Nhân lựcCNTT, An toàn thông tin; Các tiêu chuẩn kỹ thuật; Cơ chế, chính sách, quản

lý nhà nước về CNTT, đầu tư cho CNTT

6 Phạm vi

a) Về không gian:

Thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tincủa các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã trênđịa bàn tỉnh Ninh Bình, có tham khảo một số địa phương

b) Về thời gian:

Đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chínhnhà nước tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011- 2017, từ đó nghiên cứu đềxuất mô hình chính quyền điện tử, đô thị thông minh phù hợp với tỉnh xácđịnh các nhiệm vụ, giải pháp tổng thể xây dựng chính quyền điện tử và pháttriển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018- 2023

VI Phương pháp nghiên cứu:

7 Phương pháp tiếp cận

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin; Phươngpháp tiếp cận hệ thống, từ phân tích đến tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết gắnkết với thực tiễn của tỉnh; kết hợp với phương pháp chuyên gia và tham

Trang 14

khảo các mô hình chính quyền điện tử, đô thị thông minh của các địaphương đã triển khai.

8 Phương pháp thực hiện

- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê

- Phương pháp tổng hợp, mô hình hóa

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp nghiên cứu dự báo

Trang 15

PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ

THỊ THÔNG MINH

I Tổng quan về Chính quyền điện tử và đô thị thông minh

1 Khái niệm Chính quyền điện tử

Ngày nay, với sự bùng nổ của các phương tiện di động, băng rộng,công nghệ, … nên nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử

đa dạng hơn, liên thông hơn dưới khái niệm chính phủ di động, chính phủ ởmọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện

Đã có rất nhiều tổ chức và chính phủ đưa ra định nghĩa “Chính quyềnđiện tử” Tuy nhiên, hiện không có một định nghĩa thống nhất về chínhquyền điện tử, hay nói cách khác, hiện không có một hình thức chính quyềnđiện tử được áp dụng giống nhau cho các nước Các tổ chức khác nhau đưa

ra những định nghĩa về Chính quyền điện tử của riêng mình

Khái niệm phổ biến nhất về Chính quyền điện tử là chính phủ ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động củacác cơ quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn hoặc chitiết hơn

Chính quyền điện tử là việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệthông tin (như máy tính, các mạng diện rộng, Internet, và sử dụng công nghệ

di động) có khả năng biến đổi những quan hệ với người dân, các doanhnghiệp, và các tổ chức khác của Chính phủ (làm việc và trao đổi qua mạngkhông cần trực tiếp đến công sở) Những công nghệ đó có thể phục vụnhững mục đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốthơn, cải thiện những tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp, tăng quyềncho người dân thông qua truy nhập đến thông tin, hoặc quản lý của chínhphủ hiệu quả hơn

2 Vai trò

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thếgiới đều có nền hành chính hiện đại song hành với nó là sự hoạt động, điềuhành rất hiệu quả của Chính quyền điện tử do vậy đã đạt được nhiều thànhquả lớn trong quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, việc xây dựng Chínhquyền điện tử từ trung ương đến địa phương không chỉ là yêu cầu cấp thiết

mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng Chính quyền điện tử không chỉ đápứng yêu cầu của toàn cầu hóa bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, rútngắn không gian, tiết kiệm thời gian và tạo khả năng kiểm soát các rủi romột cách hiệu quả mà còn giúp Chính quyền thực hiện vai trò quản lý nhà

Trang 16

nước đạt hiệu quả tối ưu, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viêntrong xã hội, thực hiện nhà nước là của dân, do dân và vì dân

Chính quyền điện tử tự động hoá, cho phép công dân truy cập thu thậpthông tin và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến một cách nhanh gọn, đơngiản, chính xác và dễ dàng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí thông quacác phương tiện điện tử bất kỳ khi nào và ở đâu Chính quyền điện tử cònthể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch khi tạo điều kiện thuận lợi chongười dân tương tác với chính quyền, bày tỏ các ý kiến của mình; đồng thời,góp phần tăng cường năng lực điều hành và quản lý của Nhà nước, giúpgiảm tham nhũng, giảm chi phí vận hành bộ máy Nhà nước, góp phần tăngthu nhập quốc dân

Vai trò của Chính quyền điện tử nhằm tạo ra sự thay đổi năng lực quản

lý và điều hành cho chính quyền địa phương, từ đó tạo ra các dịch vụ côngtốt hơn phục vụ người dân, doanh nghiệp

3 Đặc điểm

Hiện nay, tồn tại nhiều xu hướng phát triển Chính quyền điện tử khácnhau Tuy nhiên, những xu hướng này đều có điểm chung là nâng cao mức

độ hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ

và đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước

Một số đặc điểm chính trong xu hướng phát triển Chính quyền điện tử

có thể điểm qua như sau:

1 Phát triển Chính quyền điện tử lấy người dân làm trọng tâm, rút ngắnkhoảng cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước thông qua việc ứngdụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

2 Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển Chính quyềnđiện tử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và huy động năng lực của mỗingười dân vào việc phát triển xã hội đồng thời nâng cao hiệu suất phục vụcủa cơ quan nhà nước Xã hội hóa hoạt động đầu tư các dự án Chính quyềnđiện tử thông qua hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp

3 Cung cấp nhiều kênh truy cập thông tin và sử dụng thuận tiện dịch

vụ hướng “chính phủ mọi nơi”, từ trang thông tin điện tử đơn thuần cungcấp thông tin đến cổng thông tin tích hợp dịch vụ trực tuyến cho phép tươngtác hai chiều, cho phép ngoài hình thức Internet, thông tin và dịch vụ côngđược truy cập thông qua các kênh như điện thoại, ki-ốt, các trung tâm dịch

vụ ứng dụng công nghệ thiết bị không dây và thiết bị di động

4 Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tái cơ cấu và hoàn thiện môhình nghiệp vụ Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanhnghiệp, giảm bớt các thủ tục rườm rà để thu hút đầu tư, tạo môi trường kinhdoanh tốt hơn Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng thông qua việc tăng

Trang 17

cường các thủ tục trực tuyến trong hoạt động dân sự và chính phủ Tạo ramôi trường cộng tác điện tử, kết nối chính phủ toàn diện tăng cường tínhtích hợp trong cung cấp dịch vụ hành chính công, xây dựng nền tảng đồngnhất về hạ tầng ứng dụng, chia sẻ về dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ.Phát triển rộng rãi số lượng các dịch vụ ra bên ngoài cho cộng đồng trongkhi cố gắng thu gọn và biến các quy trình nghiệp vụ hỗ trợ phía sau trở nênthông minh hơn

5 Ban hành tiêu chuẩn về CNTT thúc đẩy tương tác liên thông, côngnghệ được chuẩn hóa, thông tin được cấu trúc và lưu thống nhất, qua đóhình thành một môi trường tích hợp các thành phần dữ liệu, hệ thống và tiếntrình trong các cơ quan khác nhau có thể nói chuyện với nhau, hỗ trợ lẫnnhau, loại trừ các thành phần trùng lặp

6 Đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, cóchính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến kết nốiđầy đủ giữa các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, cung cấpcác dịch vụ dùng chung cho phép tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và nguồn lựcchính phủ

7 Đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ tính riêng tư và nâng cao độ tincậy dịch vụ Xây dựng những giải pháp có tính pháp lý, giảm thiểu lo ngại

về thiếu tính minh bạch trong việc sử dụng và trao đổi thông tin cá nhân trêncác trang thông tin điện tử, theo dõi và quản lý hoạt động của người sử dụngtrên trang thông tin điện tử cũng như lo ngại về thất thoát dữ liệu, tính antoàn thông tin trên môi trường Internet

4 Các giai đoạn của phát triển chính quyền điện tử

Việc phát triển Chính quyền điện tử trải qua một số giai đoạn khácnhau Cứ qua từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăngthêm, nhưng giá trị mà nó mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũngtăng lên

Biểu đồ tăng trưởng Chính quyền điện tử do hãng tư vấn và nghiên cứuGartner xây dựng, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triểnChính quyền điện tử

Giai đoạn 1: Thông tin Trong giai đoạn đầu, Chính quyền điện tử cónghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin(thích hợp) Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tincủa chính quyền, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chấtlượng dịch vụ Với G2G, các cơ quan chính quyền cũng có thể trao đổithông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc trongmạng nội bộ

Giai đoạn 2: Tương tác Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữachính quyền và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng

Trang 18

khác nhau Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tracứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu Các tương tác này giúp tiết kiệmthời gian Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờtrong ngày Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tạibàn tiếp dân trong giờ hành chính Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức củachính quyền sử dụng mạng LAN, Intranet và thư điện tử để liên lạc và traođổi dữ liệu Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện được khi đã thực hiệncải cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thôngđiện tử) theo tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 /6/2007 củaThủ tướng Chính phủ.

Giai đoạn 3: Giao dịch Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của côngnghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũngtăng Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơquan hành chính Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng kýthuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và

hộ chiếu, biểu quyết qua mạng Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề anninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết đểcho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp Vềkhía cạnh doanh nghiệp, Chính quyền điện tử bắt đầu với các ứng dụng muabán trực tuyến Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết

kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt Chính quyền cần những luật và quy chếmới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy.Giai đoạn 4: Chuyển hóa Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thôngtin được tích hợp hoàn toàn, các dịch vụ điện tử không còn bị giới hạn bởicác ranh giới hành chính Khi đó công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C

và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo) Ở giai đoạn này, tiết kiệmchi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức caonhất có thể được

5 Vai trò của Kiến trúc chính quyền điện tử trong xây dựng CQĐT

Việc xây dựng Kiến trúc CQĐT ở các cấp đóng vai trò quan trọngtrong phát triển CQĐT, đặc biệt khi việc triển khai ứng dụng CNTT trongcác tỉnh, Đô thị ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.Kiến trúc CQĐT thể hiện thiết kế tổng thể các thành phần trong CQĐT củaCQNN, chức năng, mối quan hệ giữa các thành phần Chính vì vậy, giúpchúng ta đạt được các mục tiêu đã đề ra

6 Khái niệm Đô thị thông minh

Đô thị thông minh (Smart City) là một mô hình mới trong đó việc ứngdụng CNTT cùng với các giải pháp đồng bộ được đưa vào áp dụng tới từngđơn vị, tổ chức trong thành phố, tạo ra một hệ thống điều hành quản lýthông minh và nâng cao các dịch vụ công, các ngành kinh tế xã hội trong

Trang 19

toàn tỉnh, tạo ra các tiện ích lớn cho mọi người dân trong toàn Tỉnh/Thànhphố

Có một số khái niệm khác liên quan đến Smart City như: Thành phố trithức, thành phố kết nối, thành phố số, thành phố sinh thái (eco-city) … Tuynhiên hiện nay khái niệm Đô thị (thành phố) thông minh là khái niệm phổbiến, được cả giới nghiên cứu, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dânchấp nhận

II Xu hướng phát triển chính quyền điện tử hiện nay

1 Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử trong khu vực và trên thế giới.

Theo kết quả đánh giá khảo sát Chính quyền điện tử của Liên Hợpquốc năm 2012: Hàn Quốc đứng thứ 1, Singapore đứng thứ 10, Australiađứng thứ 12 Phần dưới đây sơ lược các đặc điểm và kinh nghiệm triển khaicủa các quốc gia trên

1.1 Hàn Quốc

Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính quyềnđiện tử theo mô hình “từ trên xuống” Vai trò của Chính phủ là then chốttrong mô hình này Chính phủ đã thể hiện sự sáng tạo trong phát triển minhbạch và hiệu quả các dịch vụ công Chính phủ cũng giữ vai trò là “nhà đầutư” ban đầu, sau đó người dân sẽ tự phát triển

Hai yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của Chính quyền điện tử của HànQuốc chính là việc xây dựng các hệ thống CSDL quốc gia và hạ tầng mạngCNTT tốc độ cao

Chính quyền điện tử của Hàn Quốc phát triển theo 3 giai đoạn: tin họchóa đơn giản; hình thành các mạng địa phương; và xây dựng hệ thống mạngliên cơ quan

Từ năm 1987 đến năm 1996, Hàn Quốc đặt mục tiêu xây dựng 6 CSDLquốc gia: hồ sơ công dân, đất đai, phương tiện, việc làm, thông quan điện tử

và CSDL thống kê về kinh tế Các hệ thống CSDL này được kết nối với các

cơ quan quản lý liên quan trên phạm vi toàn quốc và có thể cung cấp dịch vụtrực tuyến cho người dân

Để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan công quyền và khaithác hiệu quả các hệ thống CSDL quốc gia, cần phải xây dựng một hạ tầngCNTT tốc độ cao Từ năm 1995 - 2005, Hàn Quốc đã đặt kế hoạch xây dựng

3 hệ thống mạng tốc độ cao: mạng quốc gia tốc độ cao, mạng công cộng tốc

độ cao và mạng nghiên cứu tốc độ cao Trong đó, mạng quốc gia tốc độ cao

là yếu tố then chốt với Chính quyền điện tử của Hàn Quốc Mạng này được

Trang 20

xây dựng bằng ngân sách chính phủ dành cho các cơ quan công quyền, cácviện nghiên cứu và các trường học truy cập với mức giá thấp.

Hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử phải xây dựng hạ tầng tốt,nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hệ thống dịch vụ công, và đặc biệt

là phải hỗ trợ phát triển công dân điện tử Kinh nghiệm thực tiễn của HànQuốc trong vấn đề này là Chính phủ đã chú trọng đào tạo 10 triệu công dântrên tổng dân số 48 triệu dân sử dụng thông thạo CNTT với mục đích kíchthích nhu cầu sử dụng công nghệ cao trong công dân

1.2 Singapore

Singapore bắt đầu nghiên cứu về Chính quyền điện tử từ khoảng giữathập niên 1980 và bắt đầu triển khai chương trình này một cách bài bản từđầu thập niên 1990 Sau 20 năm triển khai, Singapore đã đạt được những kếtquả quan trọng về Chính quyền điện tử

Cũng giống như ở Việt Nam, ở Singapore vào thời gian đầu triển khairất nhiều người nghĩ rằng việc triển khai Chính quyền điện tử tập trungchính vào việc xây dựng các cổng điện tử (portal), tự động hóa các quy trìnhquản lý, cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7 Vì vậy, khi bắt tay vàotriển khai họ lập tức tiến hành khảo sát, thu thập thông tin rồi tập trung vàothiết kế, lập trình, trang bị máy móc thiết bị, đào tạo Nhưng thật sự, đó là

sự nhầm lẫn vì tựu trung lại đó là các vấn đề kỹ thuật - một thành phần rấtnhỏ, thứ yếu của Chính quyền điện tử

Ngay sau khi nhận ra sai lầm đó, Chính phủ Singapore khẳng định,muốn triển khai thành công Chính quyền điện tử thì trước tiên phải xác địnhthật rõ mục tiêu cần phải đạt được, những việc cần làm, các nguồn lực cầnhuy động, kế hoạch và lộ trình thực hiện rồi đặt tất cả trong một tổng thểchung Nói cách khác, cần xây dựng tốt kế hoạch tổng thể Chính quyền điện

tử (e-government masterplan) Kế hoạch tổng thể này chỉ có thể xây dựngtốt khi dựa trên 5 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Chính quyền điện tử là cơ chế thực hiện các hoạt độngnghiệp vụ của Chính phủ trên nền CNTT-TT (ICT) Điều này có nghĩa làcác hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan Chính phủ là chủ thể dẫn quá trình

tự động hóa dựa trên ICT (business driven, ICT enabled) Nói cụ thể hơn lànhững quy trình xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước nhằmcung cấp các dịch vụ công đến người dân là đối tượng tin học hóa chủ yếutheo suốt quá trình phát triển của chúng

Nguyên tắc 2: Chính quyền điện tử chỉ có thể thành công khi mục tiêu

và tầm nhìn chung phải được thống nhất từ cấp cao nhất của quốc gia đếncấp thừa hành thấp nhất Nói cách khác, nhận thức về Chính quyền điện tửphải nhất quán, rộng khắp và như nhau trong toàn bộ bộ máy (người

Trang 21

Singapore gọi nguyên tắc này là nguyên tắc "đồng hàng – alignedgovernment")

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc "đồng hàng" dẫn đến yêu cầu chia sẻ thôngtin và tích hợp các quá trình quản lý giữa các bộ, ngành, các cơ quan củachính phủ Nói cách khác, Chính quyền điện tử phải là Chính phủ tích hợp(integrated government)

Nguyên tắc 4: Cơ cấu của Chính phủ cần được điều hướng đến việccung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của người dân một cách đơn giản và hiệuquả Người dân tiếp xúc với Chính phủ thông qua một giao diện đơn giảnnhưng đồng thời tiếp xúc được với nhiều cơ quan và quá trình tham gia phục

vụ Nói cách khác, Chính quyền điện tử là Chính phủ hướng đến người dân,người dân là trung tâm (citizen-centric)

Nguyên tắc 5: Chính phủ cần ra được những quyết định kịp thời vàhiệu quả trong mọi tình huống Điều này có thể thực hiện khi tất cả nhữngkinh nghiệm và tri thức tích tụ trong toàn bộ bộ máy được tổ chức khai tháctốt Nói cách khác, Chính quyền điện tử là Chính phủ dựa trên nền tảng trithức (knowledge-based)

1.3 Australia

Năm 1997, thủ tướng Australia đã công bố kế hoạch đầu tư cho sự pháttriển và tăng tính năng động cho nền kinh tế Australia, trong đó đặt ra mộtmục tiêu quan trọng cho các bộ, ban ngành là tới tháng 9/2001, tất cả cácdịch vụ Chính phủ phải được cung cấp trên mạng Internet Đây là nền móngcho sự ra đời Chính quyền điện tử ở Australia

Tháng 11/2002, Chính phủ Australia giao cho một uỷ ban mới thànhlập là Uỷ ban chiến lược quản lý thông tin (IMSC) với sự hỗ trợ của Uỷ banCIO lập Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử quốc gia, trong đó đã đề

ra một số mục tiêu quan trọng sau:

Đầu tư có hiệu quả hơn: Đầu tư cho sự phát triển một Chính quyền điện

tử hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng đối Australia Nhưng phải đầu

tư như thế nào để đạt kết quả tốt nhất lại càng quan trọng hơn bởi kết quảđầu tư sẽ là nền tảng quan trọng cho Chính phủ trong việc cải thiện hoạtđộng của Chính phủ, cải thiện quá trình hoạch định chính sách, cung cấpdịch vụ và thông tin Do vậy phải cơ cấu lại bộ máy hành chính nhà nước,

áp dụng công nghệ mới trong quá trình cải cách, phải lập và quản lý dự ánđảm bảo đạt được kết quả toàn diện

Đảm bảo tính thuận tiện khi truy cập thông tin và dịch vụ Chính phủ:Chính quyền điện tử có thể giúp công dân và doanh nghiệp làm việc vớiChính phủ để giải quyết hàng loạt các vấn đề bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu

mà không cần phải biết là cơ quan nào của Chính phủ đang cung cấp dịch vụ

mà họ yêu cầu Người dân không còn phải đứng xếp hàng hàng giờ bên

Trang 22

ngoài trụ sở của cơ quan Chính phủ để được gặp các quan chức có tráchnhiệm và sau đó phải chờ đợi điện thoại trả lời yêu cầu của mình hàng tuầnhay thậm chí hàng tháng

Cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng: Mặc dù chúng ta luôn nóicông nghệ trong thời đại Chính quyền điện tử đóng vai trò rất quan trọngnhưng công nghệ không quyết định loại dịch vụ mà Chính phủ cung cấp.Ngược lại, áp dụng công nghệ để quản lý thông tin và hoạt động kinh doanhmới là phương tiện để làm cho dịch vụ của Chính phủ đáp ứng được ướcmuốn và nhu cầu của công dân

Thống nhất, kết hợp các dịch vụ có liên quan: Thật không thuận tiệncho các cá nhân và doanh nghiệp khi phải thực hiện nhiều giao dịch riêng lẻvới Chính phủ để đạt được một mục tiêu duy nhất Để hạn chế nhược điểmnày, Chính phủ Australia sẽ áp dụng biện pháp phân các dịch vụ liên quanđến nhau thành từng nhóm, từ đó các dịch vụ liên quan đến nhau có thểđược thực hiện thông qua một giao dịch duy nhất

Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ: Chính phủ cóthể sử dụng Internet để tăng tính minh bạch trong các hoạt động của Chínhphủ và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với công chúng Khi mọi người ngàycàng quen với việc tìm kiếm thông tin và sử dụng dịch vụ công trên mạngthì họ lại càng mong chờ một mối liên hệ ở cấp độ cao hơn với Chính phủ.Điều này lại càng đem lại nhiều lợi ích cho Chính phủ khi mà công chúngngày càng quan tâm tới hoạt động của Chính phủ Tính minh bạch và lòngtin của công chúng vào Chính phủ ngày càng được củng cố khi những ý kiếncủa công chúng được quan tâm để ý trong quá trình hoạch định chính sáchcủa Chính phủ

2 Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử ở các tỉnh/thành phố trong nước.

Trong số các địa phương triển khai tích cực ứng dụng CNTT có một sốđơn vị đã bước đầu xây dựng và hình thành mô hình chính quyền điện tửcấp tỉnh/thành phố, trước tiên có thể kể tới thành phố Đà Nẵng, Hồ ChíMinh, Lào Cai và một số tỉnh/thành phố khác Các địa phương này đã chủđộng xây dựng và phê duyệt mô hình chính quyền điện tử thống nhất trongtoàn tỉnh/thành phố nhằm quy hoạch nhóm các ứng dụng nghiệp vụ chotừng ngành, cũng như nhóm các ứng dụng, dịch vụ kỹ thuật cơ bản, dùngchung cho toàn bộ hệ thống chính quyền điện tử, phục vụ kết nối liên thôngcho các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàntỉnh/thành phố

2.1 Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương chú trọng và khởi động sớm Chương trình ứngdụng CNTT Từ đầu những năm 2000 và được sự tài trợ của Ngân hàng thế

Trang 23

giới cho Dự án Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng,việc xây dựng Chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triểntừng bước, ổn định, có ưu tiên và đạt được những kết quả bước đầu quantrọng so với mô hình Chính quyền điện tử

Về hạ tầng: Thành phố đã đầu tư xây dựng riêng mạng cáp quang đếntận cấp xã (mạng MAN) với 97 điểm kết nối; 100% các cơ quan nhà nướcđược đầu tư thiết bị đầu cuối và kết nối mạng MAN, xây dựng trung tâmtích hợp dữ liệu của Thành phố;

Về ứng dụng CNTT: Hệ thống một cửa điện tử được đưa vào áp dụng

từ ngày 03/9/2011 tại 56/56 xã, phường, thị trấn và 07 quận, huyện trên địabàn; Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thư điện tửđược triển khai đến tất cả các sở, ban, ngành và địa phương

Về nguồn nhân lực: Với lợi thế sẵn có của Đà Nẵng là Thành phố trựcthuộc Trung ương, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của Miền Trung, đa

số dân thành thị (82,37%), dân trí cao, đồng đều, đồng thời Thành phố đã cónhững chính sách ưu việt, phù hợp để thu hút, đãi ngộ đã tạo thuận lợi trongviệc phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT; Tại các cơ quan nhà nước: 100%đơn vị có ít nhất 2 biên chế chuyên trách về CNTT; 100% Lãnh đạo đượcđào tạo CIO; Trên 95% CBCCVC tác nghiệp trên hệ thống; 100%CBCCVC được đào tạo và đào tạo lại thường xuyên về CNTT

2.2 Lào Cai

Lào Cai là tỉnh có những bước tiến nhanh, vững trong phát triển và ứngdụng CNTT Được sự hỗ trợ của quỹ Microsoft, Lào Cai đã lựa chọn môhình chính quyền điện tử và xây dựng Khung giải pháp chính quyền điện tửliên kết- CGF của Microsoft Theo Khung giải pháp, Lào Cai triển khai các

hệ thống nền tảng gồm: hệ thống phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống anninh bảo mật, các hệ thống phần mềm nền tảng cốt lõi như hệ thống hệ điềuhành, danh bạ người dùng, cơ sở dữ liệu Triển khai hệ thống ứng dụng theo

lộ trình triển khai CPĐT: Hệ thống cổng TTĐT, hệ thống thư điện tử, hệthống Điều hành tác nghiệp, hệ thống Dịch vụ công…

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật: Lào Cai xây dựng và kết nối mạngWAN, LAN, thông tin tại trụ sở hợp khối cho các cơ quan Đảng, chínhquyền, các sở, ban, ngành tại khu hành chính mới, với đường truyền tốc độcao, băng thông rộng, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu hạ tầng CNTTđến 2020 cho các ứng dụng dùng chung của tỉnh Mạng truyền dẫn cápquang được đầu tư đến tất cả 9/9 trung tâm huyện Mạng Intranet/Internetdùng chung của tỉnh được nâng cấp với cấu hình mạnh, công nghệ hiện đại.Mạng MAN được đầu tư xây dựng mới tại khu đô thị mới Lào Cai- CamĐường, cho phép kết nối tất cả cơ quan Đảng, chính quyền với nhau, tạothành mạng thông tin đồng bộ, tốc độc cao

Trang 24

Công tác ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành củaHĐND, UBND tỉnh và phục vụ người dân, doanh nghiệp, được tỉnh Lào Caitriển khai đồng bộ cho các cơ quan khối Đảng, hành chính nhà nước từ tỉnhđến huyện Cổng thông tin điện tử tỉnh gồm cổng chính và 35 cổng thànhviên, với 20 kênh chuyên đề Cổng thông tin tác nghiệp gồm một cổng chínhvới 33 cổng thành viên phục vụ cho hoạt động nội bộ của các cơ quan hànhchính nhà nước, hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành tại các đơn

vị, thúc đẩy cải cách hành chính Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ côngviệc đã được triển khai và hoạt động ổn định tại 100% sở, ngành, văn phòngUBND huyện, thành phố Hệ thống giao ban trực tuyến được xây dựng đưavào sử dụng ổn định chất lượng cao, với 11 điểm cầu kết nối tỉnh với 9huyện, thành phố Hệ thống dịch vụ công trực tuyến được tích hợp trênCổng thông tin điện tử của tỉnh, đã cung cấp 1238 dịch vụ công trực tuyến;trong đó cung cấp 33 dịch vụ mức độ 3 Cổng TMĐT thu hút trên 2.800doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động, với trên 260 doanh nghiệptrong tỉnh, 98 doanh nghiệp nước ngoài…

2.3 Quảng Ninh:

Bắt đầu từ năm 2012 Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ việc xây dựngchính quyền điện tử với nguồn kinh phí đầu tư rất lớn mỗi năm hàng trăm tỷđồng; đến năm 2015, Quảng Ninh đã cơ bản hình thành 06 Trung tâm hànhchính công, bao gồm: Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh và 5huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Uông Bí, Móng Cái và Hạ Long, CẩmPhả, Vân Đồn) Nền tảng công nghệ, ứng dụng dịch vụ công của QuảngNinh là trên nền tảng công nghệ Microsoft, xây dựng trục tích hợp dịch vụ(ESB) và quản lý phân tích quy trình nghiệp vụ BPM cùng với trung tâm dữliệu (DC) tập trung toàn Tỉnh tạo thành công nghệ lõi đảm bảo kết nối và xử

lý linh hoạt, liên thông cả các ứng dụng đang hoạt động và các ứng dụngphát triển mới Bên cạnh việc xây dựng các Trung tâm hành chính công,Quảng Ninh cũng đang đẩy nhanh xúc tiến việc đầu tư xây dựng, nâng cấpCổng thông tin điện tử, giao thông thông minh, y tế điện tử… và đào tạonguồn nhân lực CNTT - viễn thông để đáp ứng yêu cầu quản lý Trung tâmtích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành và đang trong giaiđoạn kiểm thử trước khi bàn giao cho Sở Thông tin và Truyền thông quản

lý, khai thác

Với mô hình Trung tâm hành chính công đã khẳng định hiệu quả, tăngtính minh bạch, thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhànước ở tỉnh và các địa phương tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa

cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, làm tăng hiệu quả làmviệc trong quá trình hoạt động, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sứccho tổ chức, công dân; được cung cấp các trang thiết bị thông minh, hiện đạivới hệ thống phần mềm giải quyết hồ sơ, từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kếtquả nên đã kịp thời cung cấp các thông tin và giải quyết TTHC thực hiện

Trang 25

nhanh gọn; các hoạt động, quy trình giải quyết hồ sơ được trực tiếp theo dõi

là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cườnggiám sát, đóng góp ý kiến đối với quy định trong các TTHC, góp ý về tinhthần, thái độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Bướcđầu Trung tâm đã tạo hình ảnh, ấn tượng tốt, gần gũi, thân thiện khi côngdân, tổ chức đến thực hiện các thủ tục giao dịch hành chính với các cơ quanNhà nước Mô hình Trung tâm hành chính công có nhiều nét mới và mangtính đột phá hơn mô hình một cửa điện tử, một cửa liên thông hiện naynhiều nơi đã và đang triển khai rộng rãi trên cả nước Đây là mô hình rấtđáng học tập, nhất là hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

80 về áp dụng cơ chế thuê dịch vụ CNTT, nên bài toán về nguồn vốn đầu tưkhông phải còn là chuyện lớn

Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT tại các địa phươngphải đáp ứng yêu cầu khung về kiến trúc Chính quyền điện tử; đảm bảo tínhbảo mật, an toàn thông tin và kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tincủa địa phương với các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia sẽ là đối tượngđược hỗ trợ, trong đó ưu tiên các địa phương khó khăn, chưa cân đối đượcvốn Theo danh sách có 49/63 tỉnh được hỗ trợ vốn của Trung ương cộngvới vốn đối ứng của địa phương (tối thiểu 30%) để triển khai các dự án đầu

tư xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu khung về kiến trúcChính quyền điện tử

Hiện nay, rất nhiều tỉnh/thành phố đã hoàn thành báo cáo dự án đầu tưtrình Bộ kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến và thông qua Hội đồng nhân dântỉnh/thành phố để xem xét, phê duyệt bố trí vốn đầu tư đối ứng Trong Dự ánnhiệm vụ đầu tiên là xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và xây dựng trụctích hợp dịch vụ (ESB) để đảm bảo kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu vàcung cấp dịch vụ công cho địa phương Việc xây dựng trục tích hợp dịch vụ(ESB) sẽ giải quyết được bài toán chia sẻ thông tin đối với các dự án ứngdụng CNTT đã đầu tư trước bằng nhiều công nghệ, nền tảng khác nhau màkhông phải bỏ đi làm mới hoàn toàn, nên rất tiết kiệm được kinh phí đầu tư

và phù hợp với những địa phương có nguồn ngân sách hạn chế, không thểcùng một lúc đầu tư đồng bộ hàng nghìn tỷ (Quảng Ninh, Đà Nẵng ) đểxây dựng mới đồng bộ toàn bộ hệ thống ứng dụng

Trang 26

III Tác động của chính quyền điện tử tới việc phát triển kinh tế - xã hội

1 Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy.

Chính quyền điện tử là ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong côngtác quản lý Nhà nước để đưa chính quyền đến gần người dân hơn Để ngườidân có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công bất kỳ thời điểmnào (24/7) và tại đâu là một mục tiêu quan trọng mà chính quyền hướng đếntrong giai đoạn 2016-2020 để phục vụ người dân, doanh nghiệp và tổ chứcđược tốt hơn

Đối với cải cách hành chính, tuy đã đạt được những bước đột phánhưng còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế như tổchức bộ máy ở một số đơn vị còn cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả; thủtục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà; một bộ phận cán bộ chưa tíchcực cải cách phương thức, lề lối làm việc, còn có biểu hiện gây phiền hà,sách nhiễu gây ảnh hưởng đến tiến trình cải cách hành chính, xây dựngchính quyền điện tử

Nền hành chính của Việt Nam thực hiện 2 chức năng cùng 1 lúc baogồm chức năng quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công Nó làm ảnhhưởng đến công tác quản lý điều hành, cũng giải quyết các vấn đề liên quanđến thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp Do đó để xây dựngchính quyền điện tử, cải cách hành chính có cơ chế hệ thống, đặc biệt phảitách được hai chức năng này

2 Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc đẩymạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thể hiện qua nhiều vănbản quan trọng như: Nghị quyết 36 – NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, pháttriển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của Bộchính trị; Quyết định 109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thànhlập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT Tất cả sự quan tâm này đều nhằmtới mục đích phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lựccạnh tranh quốc gia, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước một cách bền vững

CNTT là động lực thúc đẩy quá trình cải cách hành chính vừa là điềukiện để cải cách hành chính thành công Phát triển Chính quyền điện tử sẽgiúp đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tăngcường năng lực quản lý của chính quyền, giúp nắm bắt thông tin kịp thời,chính xác và đầy đủ để đưa ra các quyết định hành chính phù hợp, nâng cao

Trang 27

hiệu lực pháp luật, giúp quản lý nhà nước hiệu quả, minh bạch hơn; cungcấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức vàtạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư.

3 Tác động của chính quyền điện tử tới việc giải quyết các vấn đề

xã hội

- Tạo môi trường thông thoáng cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhântrong việc tiếp cận với dịch vụ công của chính phủ

- Nâng cao cấp độ kết nối giữa các cơ quan cũng như các cá nhân trong

cơ quan, chất lượng và tốc độ làm việc sẽ tăng lên nhanh chóng

- Hỗ trợ thu thập, phân tích thông tin cho quá trình phân tích, ra quyếtđịnh của chính quyền nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp để ra được cácchính sách công tốt hơn

- Nâng cao mặt bằng tri thức của xã hội

- Nền kinh tế phát triển nhanh sẽ giúp cải thiện mức sống của ngườidân Sức khỏe cộng đồng cũng tốt hơn do họ được sử dụng các dịch vụ y tế

IV Phương án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị

thông minh của tỉnh Ninh Bình

1 Đánh giá hiện trạng

Thực hiện khảo sát để đánh giá hiện trạng,thách thức, khó khăn và nhu cầu của thànhphố, người dân, doanh nghiệp

2 Xây dựng tầm nhìn

Xây dựng tầm nhìn tổng thể và cụ thể hóatầm nhìn về đô thị thông minh của thành phốtheo từng lĩnh vực Đảm bảo tầm nhìn đượcđồng thuận giữa chính quyền, người dân vàdoanh nghiệp

3 Xác định các mục Xác định mục tiêu, nguyên tắc để đảm bảo

Trang 28

STT Nội dung Mô Tả

tiêu, nguyên tắc và

tiêu chí xây dựng

chính quyền điện tử

và đô thị thông minh

các giải pháp đưa ra luôn bám sát mục tiêu

và nguyên tắc đặt raXác định các tiêu chí đánh giá cho các lĩnhvực tham gia trong quá trình phát triển chínhquyền điện tử và đô thị thông minh

4 Xây dựng mô hình,

lộ trình triển khai

Xác định mô hình chính quyền điện tử kếthợp với đô thị thông minh và lộ trình, kếhoạch triển khai chính quyền điện tử và đôthị thông minh tỉnh Ninh Bình

Trang 29

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI NINH BÌNH

I Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình

Mặc dù tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình vẫn có những bước tăng trưởng khá Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ộn định và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt 7,95%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất công nghiệp tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp vượt qua khó khăn do bão lũ, giữ vững tốc độ tăng trưởng; phong trào xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh; công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả tốt; dịch

vụ, du lịch phát triển khá Vãn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên; tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, công tác đối ngoại được mở rộng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực Đã có 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra Cụ thể:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.745,5 tỷ đồng, đạt 146,1% dự toán HĐND tỉnh, tăng 3% so với năm 2016.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2017 đạt 23,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2016 và vượt kế hoạch đề ra Trong đó: vốn ừái phiếu Chính Phủ tăng 9,4%, vốn ngoài nhà nước tăng 8,7%; vốn FDI tăng 46,5% Tập trung vào các công trình trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng nông thôn nhất là ưu tiên đầu tư tu bổ để khắc phục thiệt hại sau đợt lũ lụt

do áp thấp nhiệt đói gây ra nhằm phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 40,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25,05% so với năm 2016 Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá như: xe ô tô gấp hơn 2,0 lần kế hoạch và gấp gần 2,4 lần so với năm 2016; modul camera tăng 43,1%; phân đạm tăng 88%; kính nổi tăng 30,2%, linh kiện điện tử tăng 35,2% Phát triển tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các cụm công nghiệp tiếp tục ổn định theo Quy hoạch đã được phê duyệt; trong đó phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đặc biệt là chế

Trang 30

biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ tiếp tục được các ngành và các địa phương trong tỉnh chú trọng quan tâm

Hoạt động xuất khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,154 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016 và đạt 105%

kế hoạch năm Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: Camera và linh kiện điện thoại, may mặc, giầy dép Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 821,6 triệu USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 670 doanh nghiệp (tăng 16,7% so vói cùng kỳ năm 2016) với tổng số vốn đăng ký đạt 4.808 tỷ đồng; số doanh nghiệp giải thể là 45 doanh nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp được chú trọng, tổng giá trị sản xuất đạt 8,43 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2016 và đạt 100% kế hoạch Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt trên 105,3 nghìn ha, tăng 592 ha so với năm

2016 Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không có dịch bệnh xảy ra Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với kế hoạch đề ra Nuôi trồng thủy sản được tập trung chỉ đạo Tổng diện tích đạt trên 12,8 nghìn ha, vượt 5,3%

kế hoạch và tăng 8,7% so với năm 2016; tổng sản lượng đạt gần 49,6 nghìn tấn, vượt kế hoạch 6,2% và tăng 12,2% so với năm 2016.

Công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão được quan chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi để sửa chữa kịp thời; đồng thời tích cực, chủ động trong các khâu phòng chống lụt bão nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành phong trào thiết thực, rộng khắp trên địa bàn tỉnh Năm 2017, công nhận thêm 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 01 thành phố (Tam Điệp) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 80 xã, chiếm 67,2% tổng số xã.

Dịch vụ, du lịch: Trong năm, lượng khách đến các điểm thăm quan du lịch toàn tỉnh đạt trên 7 triệu lượt khách, tăng 8,8% so với năm 2016, vượt 4,6% kế

vượt 38,3% kế hoạch năm% Dịch vụ vận tải hành khách đạt trên 18,9 triệu lượt, tăng 0,5%, đạt doanh thu trên 5.811 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2016.

Văn hóa xã hội: Công tác giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm

2017, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh đạt 98,86%, xếp thứ 3 toàn quốc về điểm trung bình các môn thi Tiếp tục củng cố, duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng phổ

1

Trang 31

cập giáo dục, xóa mù chữ 2 Cơ sở vật chất được tăng cường, tỷ lệ kiên cố hóa toàn tỉnh đạt 85,9% Trong năm, có 27 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia các mức độ, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 396 trường, đạt 83,7% Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ

cả 2 lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh, không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn tỉnh.

An sinh xã hội được đảm bảo, đạt nhiều tiến bộ: Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công và các đối tượng chính sách khác Thành lập Ban chỉ đạo “Quỹ đền ơn đáp nghĩa và An sinh xã hội”, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ, kết quả đã vận động ủng hộ trên 51,3 tỷ đồng Trong dịp Tết Mậu Tuất, toàn tỉnh đã tổ chức thăm, tặng gần 173 nghìn suất quà, với tổng số kinh phí đạt trên 53,8 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, người có công, người cao tuổi, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các gia đình có quân nhân đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo, gia đình quân nhân và thanh niên nhập ngũ có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có Tốt Công tác xây dựng chính quyền: Tập trung vào việc sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính, sự nghiệp, lao động đảm bảo đúng quy định; thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế; đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Cải cách hành chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực Tiếp tục duy trì cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Ninh Bình

1 Hoạt động giao tiếp điện tử nói chung

1.1 Hệ thống quản lý văn bản và điều hành

Phần mềm QLVB&ĐH (VNPT-iOffice) được đưa vào triển khai thựchiện từ tháng 9/2016 Trong 6 tháng đầu năm 2018, BCĐ tiếp tục chỉ đạoquyết liệt các cơ quan, đơn vị tăng cường sử dụng phần mềm Đến nay,100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 145 đơn vị cấp xã trong tỉnh

đã thực hiện xong việc chuyển đổi và chính thức đưa phần mềm vào hoạtđộng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của UBNDtỉnh và công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính từ tỉnh đến

cơ sở Bên cạnh đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã đượcliên thông với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Văn phòng Chính

2Ninh Bình là tình thứ 2 trong toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Trang 32

phủ, tiến tới phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địaphương thông qua môi trường mạng.

Đến ngày 20/7/2018, trên hệ thống đã có tổng số trên 1,4 triệu văn

bản được trao đổi, xử lý Một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện có hiệu quảviệc chuyển - nhận văn bản trên hệ thống phần mềm với tỷ lệ văn bản đi/đếntrên hệ thống đạt trên 85%

1.2 Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh

Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh đã được triển khai đồng bộ đến 18

sở, ban, ngành, 8 UBND cấp huyện và đang được triển khai đến 145 xã,phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với tổng số 2.283 thủ tục (trong đó, mức

độ 1, 2: 1.590 thủ tục, mức độ 3: 478 thủ tục, mức độ 4: 215 thủ tục)3.

Việc đưa hệ thống Một cửa điện tử vào hoạt động đã phát huy đượchiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các tổ chức, cánhân trong và ngoài tỉnh, bước đầu hình thành nhận thức và thói quen ứngdụng CNTT trong thực hiện CCHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và

cá nhân khi thực hiện các TTHC với cơ quan nhà nước và nâng cao chỉ sốCCHC của tỉnh Nếu năm 2016, toàn tỉnh mới chỉ có 58 hồ sơ trên hệ thốngcung cấp dịch vụ công trực tuyến của các sở, ban, ngành thì đến nay, tổng số

hồ sơ được tiếp nhận trên hệ thống Một cửa của tỉnh đã là 53.716 hồ sơ.

Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 củaThủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục

hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, đã có 15.450 hồ sơ được trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, doanh thu đạt 356 triệu đồng.

Trong đó một số đơn vị thực hiện tốt như: Sở Giao thông Vận tải, Sở Tưpháp, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường

1.3 Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị

Hiện nay, Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp,cung cấp đầy đủ các tính năng của cổng và cung cấp tương đối đầy đủ cácthông tin chỉ đạo điều hành theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CPngày 13/6/2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trựctuyến trên Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Có 27/27 cơ quan nhà nước đã xây dựng được trang thông tin điện tử(TTĐT), trong đó, 05 đơn vị có trang TTĐT tổng hợp Hầu hết các trangTTĐT của các đơn vị đã triển khai cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy

3 Một số đơn vị thực hiện tốt: Sở Công thương, Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Nho Quan, UBND huyện Kim Sơn, UBND TP Ninh Bình Một số đơn vị thực hiện chưa hiệu quả như: UBND huyện Yên Mô, UBND huyện Yên Khánh, Sở Xây dựng, Ban quản lý các KCN.

Trang 33

định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP , nhất là cung cấp một số thông tinnhằm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp4

2 Hạ tầng công nghệ thông tin

Hạ tầng CNTT tại các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã đượcquan tâm đầu tư, nâng cấp Trong đó, một số đơn vị đã mua sắm, đầu tư cácthiết bị đảm bảo an toàn thông tin Vì vậy, hạ tầng CNTT tại các cơ quannhà nước trên địa bàn tỉnh hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khaiứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động của các đơnvị:

- 100% đơn vị có mạng nội bộ LAN, tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức toàn tỉnh đạt 95%; Tổng số máy chủ tại các cơ quan nhà nước là

62 máy; Tổng số máy trạm là 2.228 máy

- 100% đơn vị được kết nối Internet băng thông rộng và sử dụng mạngtruyền số liệu chuyên dùng để phục vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản

lý, chỉ đạo điều hành và chạy các phần mềm nghiệp vụ; Hệ thống mạng

truyền dẫn hiện đã kết nối và lắp đặt thiết bị đầu cuối cho tất cả các cơ quan

nhà nước trong tỉnh bằng đường truyền cáp quang

3 Ứng dụng công nghệ thông tin và CSDL

Hiện nay, trên toàn tỉnh có 62 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đượctriển khai từ các Bộ, ngành Trung ương và một số đơn vị tự triển khai.Trong đó có 57 HTTT/CSDL các Bộ triển khai tại địa phương, 05HTTT/CSDL địa phương tự triển khai Việc ứng dụng các hệ thống thôngtin, cơ sở dữ liệu vào công tác quản lý chuyên ngành của các đơn vị đãmang lại lợi ích nhất định giảm thiểu đáng kể chi phí đi lại, in ấn tài liệu,thông tin được công khai minh bạch, việc lưu trữ, kiết xuất thông tin nhanhchóng, dễ dàng và thuận tiện

Các HTTT, CSDL chuyên ngành đã được triển khai và đưa vào sửdụng tại các Sở, ban, ngành như: CSDL Quản lý cấp phát Ngân sách tại SởTài chính; CSDL Cán bộ công chức tại Sở Nội vụ; CSDL đất đai, địa chínhtại Sở Tài nguyên và Môi trường; CSDL về giáo dục đào tạo tại Sở Giáo dục

và Đào tạo; CSDL liệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, lễ hội

và du lịch tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; CSDL khu công nghiệp,cụm công nghiệp và làng nghề tại Ban quản lý các khu công nghiệp và ngoài

ra còn có một số CSDL hoạt động chuyên môn nghiệp vụ riêng của các Sở,Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố như tài chính, kế toán, tổ chức

4 Một số đơn vị đã khai thác và sử dụng có hiệu quả trang TTĐT như: Sở Giáo dục

và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ , Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương Một số đơn vị triển khai chưa tốt: Sở Xây dựng, Thanh tra tỉnh, UBND huyện Yên Mô và UBND huyện Gia Viễn.

Trang 34

cán bộ, quản lý nhân sự ngành Hầu hết các CSDL được cập nhật dữ liệuthường xuyên theo yêu cầu đặt ra của các đơn vị Tuy nhiên, việc quản lý,khai thác và sử dụng CSDL mang tính cá nhân hoặc tính cục bộ của các đơn

vị, không được tổ chức theo chuẩn thông tin thống nhất, không có trung tâmtích hợp, vì vậy việc sử dụng CSDL phụ thuộc vào người quản lý dữ liệu vàqui chế của từng đơn vị, chưa có sự chia sẻ gắn kết dữ liệu trên toàn tỉnh.Một số phần mềm ứng dụng tiêu biểu đã triển khai trong tỉnh: Quản lývăn bản và điều hành trên môi trường mạng; Ứng dụng chữ ký số; Quản lýnhân sự; Quản lý khoa học - công nghệ; Quản lý kế toán - tài chính; Quản lýtài sản; Quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo; Thư điện tử chính thức của cơquan; Tin học hóa việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa; và cácứng dụng chuyên ngành khác Trong đó, Phần mềm quản lý văn bản và Phầnmềm quản lý tài sản được triển khai đồng bộ trên toàn địa phương, có khảnăng kết nối chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan khi có sử dụng chungphần mềm

Các ứng dụng, phần mềm đang sử dụng trên Mạng truyền số liệuchuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước

4 Nhân lực công nghệ thông tin tỉnh

4.1 Tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh

- Số CBCCVC tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh: Sở Thông tin vàTruyền thông tỉnh Ninh Bình: 22 người (4 công chức – 18 viên chức)

- Số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại đơn vị chuyên trách CNTTcủa tỉnh: 77 người (Công chức và viên chức)

4.2 Tại các CQNN của tỉnh

- Số CQNN cấp tỉnh có CBCCVC chuyên trách về CNTT: 19 cơ quan

- Số UBND cấp huyện có CBCCVC chuyên trách về CNTT: 8 cơ quan

- Tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại CQNN cấp tỉnh: 66người

- Tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại UBND cấp huyện: 11người

4.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách về CNTT

- Thạc sỹ: 16 người

- Đại học: 48 người

- Cao đẳng: 13 người

Trang 35

5 Quản lý chỉ đạo nhà nước về công nghệ thông tin

UBND tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các chủ trương định hướng,chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnhứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụthể các văn bản đã được xây dựng, ban hành:

đoạn 5 năm - Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh

Ninh Bình, giai đoạn 2016-2020

- Số hiệu văn bản: 18/QĐ-UBND ngày 04/02/2016

năm báo cáo

- Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông tin năm 2017

- Số hiệu văn bản: 1024/BC-STTTT của Sở Thông Tin Truyền Thông

quyền điện tử của Tỉnh

- Quyết định phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh NInh Bình, phiên bản 1.0

- Số: 968/QĐ-UBND ngày 21/07/2017 của UBND tỉnh NInh Bình

thông tin trong hoạt động ứng

dụng CNTT

- Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi

Trang 36

TT Nội dung Thông tin chi tiết

quản lý của UBND tỉnh Ninh Bình.

- Số hiệu văn bản: 15/2016/QĐ-UBND ngày 06/7/2016

xử lý văn bản điện tử trong

hoạt động của cơ quan nhà

nước

- Ban hành Quy định trao đổi, xử lý, lưu trữ Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Ninh Bình.

- Số hiệu văn bản: 24/2016/QĐ-UBND ngày 27/09/2016

- Tăng cường triển khai ứng dụng chữ ký số trên địa bàn tỉnh.

- Số hiệu văn bản: 419/UBND-VP6 ngày 21/11/2014

bản, tài liệu trao đổi chính thức

bằng văn bản điện tử, không sử

dụng văn bản giấy

- Ban hành Quy định trao đổi, xử lý, lưu trữ Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Ninh Bình.

- Số hiệu văn bản: 24/2016/QĐ-UBND ngày 27/09/2016

- Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký sốchuyên dùng trong việc gửi, nhận và sửdụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhànước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

16/7/2018

chứng thư số và chữ ký số

- Quyết định về việc uỷ quyền cho Giám đốc

Sở Thông tin và Truyền thông quản lý thuê bao dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

- Số hiệu văn bản: 379/QĐ-UBND Ngày 17/07/2014

- Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký sốchuyên dùng trong việc gửi, nhận và sửdụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhànước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

16/7/2018

Trang 37

TT Nội dung Thông tin chi tiết

10 Quy chế quản lý và sử dụng hệ

thống thư điện tử công vụ - Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Hệthống thư điện tử trong hoạt động của các cơ

quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

- Số hiệu văn bản: 10/2013/QĐ-UBND ngày 10/7//2013

13 Ban hành văn bản quy định về

tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải

- Số hiệu văn bản: 337/QĐ-UBND Ngày 21/06/2017

- Số hiệu văn bản: 927/QĐ-UBND ngày 17/7/2018

- Số hiệu văn bản: 16/KH-VPUBND Ngày 10/06/2016

- Triển khai ứng dụng và kết nối, liên thông phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; một cửa điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

- Số hiệu văn bản: 12/UBND-VP6 Ngày 10/01/2017

16 Thực hiện việc gửi các báo cáo

về ứng dụng CNTT và phát - Đẩy mạnh triển khai thực hiện và hoàn thànhcác mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNTT, xây

Trang 38

TT Nội dung Thông tin chi tiết

- Số hiệu văn bản: 139/UBND-VP6 Ngày 16/4/2018

17 Các văn bản khác liên quan

15/12/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạchỨng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tinmạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

- Công văn số 84/UBND-VP6 ngày15/3/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình vềviệc liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệthống thông tin một cửa điện tử trên địabàn tỉnh

- Công văn số 133/STTTT-CNTT ngày23/02/2018 của Sở Thông tin và Truyềnthông về việc hướng dẫn các nguyên tắcđịnh hướng về công nghệ thông tin vàtruyền thông trong xây dựng đô thị thôngminh

6 An toàn thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh

Trong thời gian qua, các đơn vị trên địa bàn đã quan tâm chỉ đạo, triểnkhai thực hiện tốt các biện pháp nhằm khắc phục, phòng tránh các phươngthức tấn công khai thác hệ; Rà soát và cập nhật các bản vá lỗi đối với Hệthống sử dụng Hệ điều hành; Cập nhật phiên bản mới nhất của chương trìnhdiệt virus; Thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ, bảo vệ dữ liệu an toàn; máytính nên được bảo vệ đằng sau Router hoặc Firewalls

Một số đơn vị đã đầu tư, trang bị hạ tầng, thiết bị đảm bảo an toànthông tin như: Router, firewall (UBND thành phố Ninh Bình, Sở Kế hoạch

và Đầu tư, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh…) và Sở Thông tin và Truyềnthông đã trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phần mềm bảnquyền diệt virus (BKAV antivirus)

Trong tháng 4 năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh NinhBình đã phối hợp với Cục an toàn thông tin tổ chức Hội nghị tập huấn vềbảo đảm an toàn thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử và Chínhquyền điện tử các cấp khu vực Đồng bằng Sông Hồng

Trang 39

7 Hiện trạng tin học hóa các quy trình, nghiệp vụ liên thông

Việc triển khai ứng dụng phần mềm phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý

và điều hành được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện thường xuyên, đãtiếp nhận, xử lý trên hệ thống phần mềm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh

và hệ thống phần mềm quản lý văn bản của tỉnh Từ đầu năm 2016, đã có26/26 đơn vị chuyển đổi sử dụng phần mềm QLVB eOffice của Công ty CPBKAV sang sử dụng phần mềm VNPT-iOfffice của Viễn thông Ninh Bìnhcung cấp và thực hiện gửi/nhận các văn bản chỉ đạo, điều hành xuống cácđơn vị trực thuộc với số lượng văn bản lớn Đã thực hiện kết nối liên thông

hệ thống phần mềm quản lý văn bản 4 cấp cho 26/26 Sở, ban, ngành, UBNDcác huyện, thành phố và 30 đơn vị khác trên địa bàn tỉnh với hệ thốngQLVB của UBND tỉnh, việc liên thông phần mềm quản lý văn bản đượcthực hiện tại địa chỉ: www.lienthong.ninhbinh.gov.vn, việc gửi/nhận vănbản của các đơn vị được thực hiện thông suốt phục vụ từ UBND tỉnh đếncác đơn vị trong tỉnh và từ UBND các huyện, thành phố đến các xã, phường,thị trấn

Hiện tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông của một số Sở, UBNDcác huyện, thành phố đã được đầu tư thiết bị, hạ tầng CNTT đáp ứng cácyêu cầu triển khai các ứng dụng CNTT vào hoạt động tại bộ phận UBNDcác huyện, thành phố đã triển khai sử dụng phần mềm Một cửa điện tử trongcông tác quản lý, tiếp nhận hồ sơ của bộ phận một cửa Tuy nhiên, phầnmềm chưa có chia sẻ, tích hợp giữa phần mềm Một cửa điện tử này với các

hệ thống phần mềm chuyên ngành của các đơn vị trong việc xử lý thủ tụchành chính

Đối với các CSDL dùng chung hiện tại còn thiếu và hoàn toàn chưađược kết nối, chia sẻ giữa các cơ quan trong tỉnh Định hướng của tỉnh là sẽkết nối với 06 cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp dữ liệu đểtruy cập và lấy dữ liệu về các hệ thống thông tin của tỉnh Ninh Bình

8 Hiện trạng phát triển các dịch vụ đô thị thông minh

Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã tích cực tham mưuUBND tỉnh chủ trương thuê dịch vụ CNTT với sự tham gia cung cấp dịch

vụ của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh như:

- VNPT Ninh Bình đang cung cấp hệ thống phần mềm Cổng dịch vụcông tỉnh NB; hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh (VNPT-Ioffice); phối hợp cung cấp Cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh;các phần mềm: Quản lý khám chữa bệnh; Du lịch thông minh, quản lýnghiệp vụ HĐND, quản lý khám chữa bệnh và y tế cơ sở

- Chi nhánh Viettel Ninh Bình đang phối hợp, hỗ trợ tư vấn xây dựngphương án triển khai Hệ thống hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến xã Đồng thời,triển khai các phần mềm ứng dụng dưới hình thức cho thuê hoặc cung cấpmiễn phí cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh như: Phần mềm bệnh

Trang 40

viện cho 4/8 huyện; Phần mềm tiêm chủng và tin nhắn tiêm chủng cho 145đơn vị trạm y tế xã; Triển khai đường truyền, cung cấp máy tính, phần mềmgiám định bảo hiểm y tế cho 145 phường/xã; lắp đặt miễn phí hệ thốngCamera Quan sát cho 68 trường mầm non đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh; Triểnkhai Sổ liên lạc điện tử cho các trường Cấp 1,2,3; Triển khai Mạng xã hộihọc tập cho các trường học…

9 Đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh

* Từ năm 2017, công tác kiểm tra tình hình ứng dụng, phát triển côngnghệ thông tin và xây dựng Chính quyền điện tử tại các cơ quan hành chínhnhà nước trên địa bàn tỉnh được Sở chú trọng và triển khai thực hiện có hiệuquả

- Năm 2017, đã tiến hành 02 đợt kiểm tra về công tác ứng dụng CNTTcủa các cơ quan, đơn vị Qua kiểm tra, đã kịp thời đôn đốc, đề nghị các đơn

vị tăng cường đầu tư, ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành

- Năm 2018, Sở đã thành lập Đoàn công tác đánh giá, xếp loại mức độứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bìnhnăm 2017 đảm bảo chính xác khách quan, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu,các tồn tại, hạn chế của các cơ quan, đơn vị để các đơn vị khắc phục

* Về công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT

- Năm 2017, Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ mở 04 lớp bồi dưỡng quảntrị mạng, quản trị hệ thống thông tin phục vụ công việc, 02 lớp hướng dẫnkhắc phục, xử lý các vấn đề, sự cố về lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin

- Năm 2018, đã phối hợp với Cục An toàn thông tin tổ chức 02 lớp bảođảm an toàn thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử; 02 lớp đào tạochuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản và 04 lớp bồi dưỡng quản trị mạng,quản trị hệ thống thông tin phục vụ công việc, 04 lớp hướng dẫn khắc phục,

xử lý các vấn đề, sự cố về lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin

10.Đánh giá

10.1 Đánh giá chung

Hiện trạng hạ tầng CNTT của tỉnh Ninh Bình mới đáp ứng được cơ bảncác yêu cầu về công tác đảm bảo an toàn vận hành hệ thống thông tin, liênthông và kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn tỉnh nhằm hướng tớimột nền tảng chính quyền điện tử Với số lượng và cấu hình các thiết bịmạng, bảo mật, máy chủ hiện có tại tỉnh Ninh Bình, cho thấy qui mô hạ tầngCNTT của tỉnh Ninh Bình hiện còn hạn chế; nhiều hạng mục chưa được đầu

tư đáp ứng theo tiêu chuẩn; công năng phục vụ hiện tại đã tới hạn vì vậy qui

mô hạ tầng CNTT của tỉnh sẽ gặp không ít khó khăn để đáp ứng nhu cầucho triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh trong thời gian tới

Ngày đăng: 19/03/2019, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w