DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTOCOP One Commune One Product Mỗi cộng đồng Một sản phẩm OTOP One Tambon One Product Mỗi xã một sản phẩm OVOP One Village One Product Mỗi làng xã Một sản phẩm UBN
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
-*** -ĐỀ ÁNCHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
One Commune One Product Yên Bái (OCOP-Yên Bái)
Yên Bái, tháng 2/2019
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
OCOP One Commune One Product (Mỗi cộng đồng Một sản phẩm) OTOP One Tambon One Product (Mỗi xã một sản phẩm)
OVOP One Village One Product (Mỗi làng xã Một sản phẩm)
UBND Ủy ban nhân dân
NSNN Ngân sách Nhà nước
MTQG Mục tiêu Quốc gia
NTM Nông thôn mới
KHCN Khoa học công nghệ
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CEO Chief Executive Officer (Giám đốc)
SMEs Small and Medium Enterprises (Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ) SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats (Điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ/ thách thức)
TNHH (Công ty) Trách nhiệm hữu hạn
SX-KD Sản xuất kinh doanh
CT NTM Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới
Trang 3THÔNG TIN CHUNG
1 Tên Đề án
Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2020,định hướng đến năm 2030 (OCOP-Yên Bái)
Tên tiếng Anh “One commune one product”, viết tắt là OCOP
2 Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3 Phạm vi và địa bàn thực hiện: Trong phạm vi tỉnh Yên Bái.
4 Giải nghĩa: “Mỗi xã một sản phẩm”
- Xã: Là một khái niệm mang tính ước lệ chỉ một cộng đồng dân cư cụ thểnào đó, không phân biệt theo địa giới hành chính, cũng như về qui mô Có thể một
xã, hoặc nhiều xã, liên xã, liên huyện sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm
- “Một sản phẩm”: Là một khái niệm mang tính ước lệ dùng để chỉ sản phẩmđặc trưng của một cộng đồng dân cư nào đó tạo ra Sản phẩm có thể là hàng hoáhoặc sản phẩm dịch vụ, nó mang những đặc điểm rất riêng biệt của nơi sản xuất ra
nó, khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhận ra nơi sản xuất giữa những sản phẩmcùng loại Đồng thời, sản phẩm cũng phải mang đầy đủ các yếu tố cấu thành của
nó bao gồm phần cốt lõi, bao bì, nhãn mác, tiêu chuẩn, chất lượng, chứng nhận,hướng dẫn sử dụng, chăm sóc khách hàng,
Khái niệm “Một sản phẩm” được sử dụng ở đây hết sức mềm dẻo và khả thi.Một làng/xã/phường, một cộng đồng dân cư có thể phát triển một hoặc nhiều sảnphẩm của mình, nhưng có khi hai hay nhiều “làng/xã/phường” có thể kết hợp vớinhau theo kiểu sản xuất dây chuyền (có “làng” chỉ sản xuất bán thành phẩm, làmnguyên liệu cho “làng” khác hoàn chỉnh sản phẩm) để tạo ra một loại sản phẩm,hàng hoá nào đó
Khái niệm “sản phẩm” đối với Chương trình OCOP được hiểu trên phạm vi
06 nhóm ngành/hàng, tạo ra các sản phẩm cụ thể đã qua chế biến, bao gói và đảmbảo các tiêu chuẩn theo quy định, các nhóm ngành/hàng trong Chương trìnhOCOP, cụ thể:
(1) Nhóm thực phẩm, tạo ra các sản phẩm trong chế biến đồ ăn (ví dụ: từrau, thịt, trứng, )
(2) Nhóm đồ uống, tạo ra các sản phẩm đồ uống có cồn (ví dụ: rượu, bia, )hoặc không cồn (ví dụ: nước khoáng, nước ép hoa quả, )
(3) Nhóm dược liệu, tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu dược(ví dụ: cao dược liệu, nước tắm, các loại trà thảo mộc, )
(4) Nhóm vải, may mặc, tạo ra các sản phẩm từ bông, sợi sử dụng may, dệt(5) Nhóm Lưu niệm - Nội thất - trang trí, tạo ra các dòng sản phẩm đồ trangsức, lưu niệm, đồ gia dụng, hoa văn trang trí,
(6) Nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn, tạo ra các sản phẩm du lịch, khám phá(ví dụ: cảnh quan thiên nhiên, tâm linh, văn hóa truyền thống, )
Trang 4MỞ ĐẦU
I SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và nguồn lực quantrọng để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững, giữ vững ổn định chính trị,bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệmôi trường sinh thái Vì vậy, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chínhsách quan trọng để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng caođời sống vật chất, tinh thần của nông dân
Trong 10 năm (2008-2018) thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 7 (khóa X),
8 năm (2010-2018) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xâydựng nông thôn mới (NTM), 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạonên một khu vực nông thôn (KVNT) với nhiều đổi thay rõ nét, kết cấu hạ tầng pháttriển mạnh mẽ Hơn 20 nghìn mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mớicho phát triển kinh tế KVNT, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng vàchuyển biến, đời sống của đại đa số nông dân được nâng cao , Tuy nhiên, bêncạnh những thành tựu đạt được, kết quả xây dựng NTM và giảm nghèo bền vữnggiữa các vùng còn có sự chênh lệch lớn; kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể chưađược thúc đẩy tích cực; lợi thế địa phương về sản vật, cảnh quan, văn hóa, chưađược khai thác hết, sự chuyển biến phát triển kinh tế KVNT nhìn chung còn chậm.Một trong những nguyên nhân cơ bản do các địa phương chưa xác định được cácdòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; công tác xúc tiến thương mại cònhạn chế, sản xuất kinh tế hộ chiếm tỷ lệ rất cao, mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến(doanh nghiệp, HTX) thiếu cả số lượng và chất lượng; tỷ lệ lao động nông thônqua đào tạo (theo đúng chuyên môn sản xuất sản phẩm lợi thế) và năng suất laođộng KVNT đạt thấp; quản lý chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúngmức, quản lý nhà nước còn yếu và bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơchế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường Chất lượng đội ngũ cán bộvẫn còn tư tưởng làm cho, làm thay, thiếu các hoạt động mang tính chất kiến tạocho sự phát triển,
Để giải quyết vấn đề nông thôn các quốc gia trên thế giới đã có nhiều giảipháp, chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn này, điển hình là Phong trào “Mỗilàng một sản phẩm” (OVOP) của Nhật Bản từ cuối những năm 1970, Chương trình
"Mỗi cộng đồng một sản phẩm" (OTOP) của Thái Lan từ những năm 2000 Ởnước ta đề án “mỗi làng một nghề” cũng được triển khai thực hiện từ 2005 đếnnay
Trang 5“Mỗi xã một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt làOCOP) là mô hình được học tập, vận dụng kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi làng mộtsản phẩm của Nhật Bản” (tiếng Anh là One village, one product- viết tắt là OVOP) từthập niên 70 của thế kỷ trước Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuấtvới chế biến, tiêu thụ tạo ra nhiều việc làm, nâng cao giá trị gia tăng trong các sảnphẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn,đến nay đã có hơn 40 nước học tập và triển khai thành công mô hình này.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế khuvực nông thôn, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các giátrị văn hóa truyền thống, danh thắng có lợi thế của các địa phương
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núiphía Bắc, có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số
180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùngcao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồngbào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cảnước
Bên cạnh lợi thế về giao thông, Yên Bái còn có nhiều lợi thế về các sản phẩmnông nghiệp, phi nông nghiệp, du lịch và dịch vụ nông thôn Các sản phẩm chưađược phát triển một cách bài bản, toàn diện để tạo dựng sản phẩm đặc trưng, có tínhcạnh tranh cao và gia nhập được thị trường trong nước, quốc tế Vì vậy cần có mộtchương trình để định hướng, phát triển các sản phẩm theo đúng quy trình, đảm bảocác điều kiện về sản xuất, truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sảnphẩm, tính đại diện của địa phương nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thếcủa tỉnh
Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình phát triển kinh tế khu vựcnông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụtrong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Trọng tâm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm là phát triển sản phẩm nôngnghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, docác thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thựchiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng
để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyềnthống văn hóa, danh thắng có lợi thế của các địa phương Gắn kết các hoạt độngsản xuất với chế biến, tiêu thụ tạo ra nhiều việc làm, nâng cao giá trị gia tăng trongcác sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó làm tăng thu nhập cho người dânnông thôn
Trang 6Từ những thực tiễn nêu trên, việc nâng cao giá trị sản phẩm, tạo chuỗi liên kếttrong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn nói chung vàtriển khai thực hiện xây dựng Đề án Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩmgiai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái là thực sự cầnthiết.
II CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1 Văn bản của Trung ương
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2006 của Chính phủ về nông nghiệp,nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban hànhChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyếtđịnh số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đếnnăm 2020";
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tưởng chính phủ phêduyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mạiQuốc gia;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Chính phủ về một sốchính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trongnông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững;
- Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng chính phủ vềviệc điều chỉnh bổ sung QĐ số 1600/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướngChính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn2016-2020;
Trang 7- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Banhành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH ngày 23/11/2016 của Quốchội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xâydựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị “Phát triển Mỗi
xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại sản xuất nôngnghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Quảng Ninh phối hợp
tổ chức ngày 2/3/2017 tại thành phố Hạ Long;
- Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPCP ngày 05/06/2017 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc giamỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng 2030 & bộ công cụ điềutra, khảo sát;
- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình “mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
2 Văn bản của tỉnh Yên Bái
- Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnhYên Bái về một số nội dung chủ yếu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xâydựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020;
- Nghị quyết 14/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dântỉnh Yên Bái Ban hành Quy định một số chính sách thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020;
- Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhândân tỉnh Yên Bái về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩmtrên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020
- Kế hoạch 258/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhândân tỉnh Yên Bái về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 vàphương hướng nhiệm vụ năm 2019
Trang 8PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH YÊN BÁI
I THÔNG TIN CHUNG VỀ TỈNH YÊN BÁI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG
1 Thông tin chung tỉnh Yên Bái
1.1 Vị trí địa lý
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung duBắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông vàĐông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh PhúThọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đấtđai
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải,Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xãNghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trongnhững tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Yên Bái - Hà Nội - Hải Phòng,
có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi đểYên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xãhội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước
mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam củaTrung Quốc và các nước trong khối ASEAN
1.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần
từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạyTây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữasông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng vàsông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô Địahình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp.Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh.Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khảnăng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội Vùng thấp có độ cao dưới 600 m,chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tựnhiên toàn tỉnh
- Khí hậu: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trungbình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37-390C, thấp nhất từ 2-40C); lượng mưa trung bình
Trang 91.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triểnnông – lâm nghiệp Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5tiểu vùng khí hậu Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độtrung bình 18 – 20 độ C, có khi xuống dưới 0 độ C về mùa đông, thích hợp pháttriển các loại động, thực vật vùng ôn đới Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn,
độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 20 độ C, phía Bắc là tiểu vùngmưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động,thực vật á nhiệt đới, ôn đới Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 –
400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 32 độ C, thích hợp phát triển các loại cây lươngthực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp Tiểuvùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70
m, nhiệt độ trung bình 23 – 24 độ C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điềukiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ănquả Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trungbình 20 – 23độ C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050
ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồngthuỷ sản, có tiềm năng du lịch
1.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.886,28 km2 Trong đó diện tíchnhóm đất nông nghiệp là 5.850,9 km2, chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên, diệntích nhóm đất phi nông nghiệp 537,11 km2 chiếm 7,80%, diện tích đất chưa sửdụng là 498,28 km2 chiếm 7,24% Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%,đứng thứ 2 trong cả nước
Tỉnh Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây mầu, câycông nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồngrừng kinh tế tập trung vào các loại đất điển hình sau: Đất phù sa, chiếm 1,33%diện tích tự nhiên của tỉnh; đất xám, chiếm 82,57%; đất đỏ, chiếm 1,76%; đất mùnalít, chiếm 8,1%
Yên Bái là tỉnh có thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sảnphẩm từ lâm nghiệp với diện tích rừng tự nhiên có 231.563,7 ha, diện tích rừngtrồng 174.667,1 ha, sản lượng có thể khai thác đạt gần 200.000 m3 gỗ các loại nhưkeo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa
Tổng diện tích cây chè của toàn tỉnh là 11.450 ha, sản lượng chè búp tươi đạtkhoảng 90.812 tấn với vùng chè tập trung ở các huyện Văn Chấn 4.170 ha, TrấnYên 1.954 ha, Yên Bình 1.925 ha Yên Bái có diện tích quế lớn nhất nước và chấtlượng quế thuộc vào loại tốt nhất, với diện tích 30.000 ha, trồng tập trung ở các
Trang 10huyện Văn Yên (16.000 ha), huyện Trấn Yên (6.600 ha), huyện Văn Chấn (5.000ha) Sản lượng hàng năm thu hoạch từ 2.000 - 3.000 tấn vỏ quế khô/năm Diện tíchsắn tại tỉnh hiện có khoảng trên 15.000 ha, sản lượng đạt gần 300.000 tấn/năm, tậptrung tại các huyện Văn Yên (trên 6.400 ha), Yên Bình (trên 3.300 ha).
Với trên 2.000 ha đồng cỏ và có thể tận dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng làlợi thế lớn trong phát triển chăn nuôi các loại trâu, bò, dê và các loại gia cầm
- Tài nguyên nước:
Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suối NậmKim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2 Hệ thống chilưu phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh Do đặc điểm sông, suối đều bắtnguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thuỷ điện và cung cấpnước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Sông Hồng chảy qua địa phận Yên Bái dài 100 km, với 48 ngòi suối phụ lưu(trong đó có 4 ngòi lớn: Ngòi Thia, Ngòi Hút, Ngòi Lâu và Ngòi Lao), diện tíchlưu vực 2.700 km2 Sông Chảy chảy qua địa phận Yên Bái dài 95 km, với 32 chilưu, diện tích lưu vực 2.200 km2 Do có độ dốc lớn nên phần hạ lưu đã xây dựngNhà máy thuỷ điện Thác Bà là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam SuốiNậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là chi nhánh hệ thống sông Đà, có độdốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện
Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, trong đó hồ Thác Bà có diện tích trên19.000 ha là tiềm năng để phát triển các ngành du lịch và nuôi trồng thuỷ sản
- Tài nguyên rừng
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh Với hệ thống thực vậtrất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâm sảnquý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu Theo sốliệu thống kê đất đai đến năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có466.858,69 ha, chiếm 68,78% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất rừng sản xuất có 291.732,03 ha, chiếm 42,36% diện tích tự nhiên;tậptrung ở vùng sản xuất nguyên liệu giấy (gồm các huyện Yên Bình, Trấn Yên, LụcYên, vùng thấp Văn Yên, vùng ngoài Văn Chấn) và vùng trồng cây đặc sản quế(gồm các huyện Văn Yên, Trấn Yên và phân bố rải rác ở các huyện khác: VănChấn, thành phố Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên)
- Đất rừng phòng hộ có 138.949,34 ha, chiếm 20,17% diện tích tự nhiên; phân
bố chủ yếu ở 3 khu vực: khu vực rừng phòng hộ sông Đà (gồm các huyện MùCang Chải, Trạm Tấu và một phần Văn Chấn), khu vực rừng phòng hộ sông Hồng(gồm các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái) và khu vựcrừng phòng hộ sông Chảy (gồm các huyện Yên Bình, Lục Yên)
Trang 11- Đất rừng đặc dụng có 36.147,32 ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên phân bốtại huyện Mù Cang Chải và huyện Văn Yên.
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng, phong phú vềchủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng,khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng … Tỉnh Yên Bái có trữ lượng
đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng khoảng 200 triệu tấn,quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh … Khoáng sản vật liệuxây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá
ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thôngthường trên 450 triệu tấn; trữ lượng Kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn
2 Các chương trình, Dự án khu vực nông thôn tỉnh Yên Bái gần đây và đến năm2020
Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi
Đề án hỗ trợp hát triển nuôi trồng thủy sản
Đề án phát triển cây ăn quả có múi: cam, quýt, bưởi (Hỗ trợ 20 triệu
Đề án hỗ trợ phát triển Sơn Tra
Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm
Đề án hỗ trợ nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản
3 Tiềm năng phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương ở Yên Bái
3.1 Tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Yên Bái có lợi thế đặc biệt trong phát triển công nghiệp khai thác khoángsản Với nguồn nguyên liệu đá vôi trắng với độ trắng cao trên 90%, trữ lượngkhoảng 1 tỷ m3, phục vụ cho lĩnh vực làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ và chế biến làm đáhạt, đá bột siêu mịn (CaCO3) Cao lanh có trữ lượng 1,5 triệu tấn, sản lượng khaithác từ 18.000 - 20.000 tấn/năm, làm nguyên liệu cho chế biến sản phẩm sứ cáchđiện, sứ dân dụng Quặng Feldspar có trữ lượng trên 2 triệu tấn, dùng làm nguyênliệu trong công nghiệp gốm sứ và thuỷ tinh Quặng sắt có 29 điểm mỏ, trong đó 15điểm mỏ đã được đánh giá trữ lượng cấp C1+C2+P là 188,8 triệu tấn Đá quý, đá
Trang 12bán quý ruby, saphia tại huyện Lục Yên, Yên Bình để phát triển công nghệ chế tác
đá quý và nghề làm tranh đá quý
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả những tiềm năng, tỉnhYên Bái đã quy hoạch đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2010 –
2015 và định hướng đến 2020 gồm có 4 khu công nghiệp do tỉnh quản lý với tổngdiện tích là 1.182 ha và 19 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các huyện
và thành phố với tổng diện tích là 1.100 ha Tính đến hết năm 2008, tỉnh Yên Bái
có các khu, cụm công nghiệp đang được triển khai xây dựng như: Khu công nghiệpPhía Nam tỉnh Yên Bái (thành phố Yên Bái), Khu công nghiệp Bắc Văn Yên(huyện Văn Yên) và cụm công nghiệp Đầm Hồng (thành phố Yên Bái) Hiện nay,Khu công nghiệp Phía Nam tỉnh Yên Bái đã được phê duyệt là khu công nghiệpquốc gia với diện tích 137 ha, đang đầu tư giai đoạn II mở rộng lên 207,8 ha vàonăm 2020 Tại Khu công nghiệp này đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh về cơ sở
hạ tầng như đường, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấpđiện 35Kv, hệ thống thông tin liên lạc Hiện đã có 10 dự án đầu tư vào khu côngnghiệp; tỷ lệ lấp đầy đạt 73% Một số khu, cụm công nghiêp cũng đã được Uỷ bannhân dân tỉnh Yên Bái quy hoạch xây dựng như khu công nghiệp Âu Lâu, khucông nghiệp Minh Quân, khu công nghiệp Mông Sơn Đồng thời, tỉnh Yên Báiđang tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
3.2 Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Yên Bái đã có những chuyểnbiến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 4 - 5%/năm Giá trị sản xuấtnông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng 8,9% so với năm 2015, tăng 36% sovới năm 2010 Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọngngành trồng trọt từ 75,3% xuống 67,3%; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 23% lên31,5%; các ngành lâm nghiệp, thủy sản đều tăng
Tỉnh Yên Bái đã dần hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa quy
mô lớn, giá trị cao như: vựa lúa đặc sản 3.000ha, vùng ngô hàng hóa 15.000ha,vùng trồng dâu nuôi năm 450ha, vùng cây ăn quả 7.000ha, vùng chè 8.000ha, vùngquế 70.000ha, vùng măng tre Bát độ trên 3.600ha, vùng sơn tra 6.000 ha, vùng gỗnguyên liệu 180.000ha Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng được một số sản phẩm nôngnghiệp đặc sản, đặc trưng, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến vàtiêu thụ như: quế Văn Yên, cam Văn Chấn, cam Lục Yên, bưởi Đại Minh, chè SuốiGiàng, gạo nếp Tú Lệ, gạo Mường Lò, cá hồ Thác Bà
Ngoài ra với tiềm năng rất lớn về phát triển nông lâm nghiệp với diện tíchrừng tự nhiên có 229.430 ha, rừng trồng 145.630 ha, sản lượng có thể khai tháctrên 200.000 m3 gỗ các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 150.000 tấn tre,
Trang 13vầu, nứa Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy,ván dăm
3.3 Tiềm năng thương mại
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởngGRDP của ngành thương mại (theo giá hiện hành) bình quân đạt 12,66%/năm.GRDP ngành thương mại đến năm 2020 đạt 2.900 tỷ đồng và phấn đấu đến đếnnăm 2030 GRDP ngành thương mại đạt 5.800 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hoáđến năm 2020 là 19.000 tỷ đồng Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt14,47%/năm và tổng mức bán lẻ hàng hoá đến năm 2030 đạt 40.000 tỷ đồng Tốc
độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7,73%/ năm; Phấn đấu kim ngạchxuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 200 triệu USD và đến năm 2030 đạt 700 triệuUSD
Tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển các sản phẩmđặc trưng, như: chế biến nông lâm sản, thực phẩm; khai thác, chế biến khoáng sản;sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển thủy điện; hàng thủ công mỹ nghệ; các sảnphẩm từ nông nghiệp Tiêu biểu là những sản phẩm về gỗ, giấy, ván ghép thanh,ván ép, gỗ xẻ thanh, bao bì được xuất khẩu ra các nước Trung Quốc, Hàn Quốc,Nhật Bản Vùng chè có diện tích lớn thứ 2 cả nước, mỗi năm sản xuất chế biếnđược 26 ngìn tấn chè khô các loại Đặc biệt, Yên Bái còn có vùng chè shan cổ thụ
có tuổi đời tới 400 năm; vùng quế với diện tích trên 50.000 ha, đến nay có rấtnhiều sản phẩm từ quế như tinh dầu, quế vỏ xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới
để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa
- xã hội Sẵn lợi thế về vị trí địa lý, lại có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môitrường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Yên Bái đã vàđang là điểm đến hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả bạn bè quốc tế
Nhắc đến Yên Bái, phải kể đến danh thắng hồ Thác Bà - hồ nhân tạo có diệntích trên 19.000 ha với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ, được ví như “Hạ Long trênnúi”; cánh đồng Mường Lò - cánh đồng lớn thứ hai vùng Tây Bắc cùng hàng loạt
Trang 14danh lam, thắng cảnh và những điểm du lịch độc đáo như: Suối Giàng, Phình Hồ nơi có chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi Đặc biệt, nơi đây còn có ruộngbậc thang Mù Cang Chải, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là
-Di tích Danh thắng quốc gia
Lợi thế du lịch mạo hiểm, phiêu lưu với đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải) nơi
tổ chức bay dù lượn; hay đỉnh Tà Chì Nhù (Trạm Tấu) Khu bảo tồn thiên nhiên
Nà Hẩu, huyện Văn Yên; đầm Vân Hội, huyện Trấn Yên; Khu bảo tồn loài và sinhcảnh xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải lại vô cùng phù hợp với những ngườithích du lịch sinh thái
Vốn là là mảnh đất quần tụ sinh sống của 30 dân tộc anh em, Yên Bái còn cónhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử lâu đời phục vụ nhu cầu tâm linh của nhândân, đồng thời là tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh Nhiều văn hóa phi vậtthể đặc sắc hiếm nơi nào có được như múa xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thểquốc gia, Hạn Khuống, múa khèn Mông cùng nền văn hóa ẩm thực độc đáo đãđem lại những nét đặc trưng riêng biệt cho hoạt động du lịch của mảnh đất vùngcao này
Từ sản phẩm du lịch cộng đồng đầu tiên năm 2005 tại thôn Ngòi Tu, xã VũLinh, huyện Yên Bình với 10 hộ tham gia, đến nay, du lịch cộng đồng đã phát triểnrộng khắp các địa phương có tiềm năng về cảnh quan và giá trị văn hóa trên địabàn tỉnh với gần 120 hộ làm du lịch cộng đồng Trong đó, thị xã Nghĩa Lộ có 28 cơ
sở, huyện Mù Cang Chải có 30 cơ sở, huyện Yên Bình có 23 cơ sở, còn lại là các
cơ sở ở huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Yên Một số điểm du lịch cộngđồng đã trở thành những điểm du lịch cộng đồng chất lượng được nhiều địaphương trong khu vực đến tham quan và học tập, như: bản Đêu, bản Sà Rèn, thị xãNghĩa Lộ…
II TÌNH HÌNH NÔNG THÔN YÊN BÁI VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1 Các vấn đề cơ bản khu vực nông thôn Yên Bái đến năm 2018
Trên địa bàn 09 huyện, thành phố thuộc tỉnh Yên Bái, theo thống kê cókhoảng 56 sản phẩm lợi thế có chủ thể theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “mỗi xã một sảnphẩm giai đoạn 2018 - 2020; thống kê 06 nhóm sản phẩm khu vực nông thôn theoChương trình OCOP, gồm nhóm Thực phẩm có 38 sản phẩm; nhóm Đồ uống có 4sản phẩm; nhóm Thảo dược có 6 sản phẩm; nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí có
3 sản phẩm; nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn có 5 sản phẩm
Bảng 1 Thống kê sơ bộ sản phẩm Nông nghiệp toàn tỉnh Yên Bái
TT Tên sản phẩm Địa điểm (xã, phường, thị trấn)
Trang 15HUYỆN TRẤN YÊN
1
Kén tằm
Tổ hợp tác xã Tân Đồng; THT xã Báo Đáp; THT xã Việt Thành; THT xã Hòa Cuông
2 Tinh dầu quế HTX 6/12 xã Đào Thịnh
6
Chè CLC
HTX sản xuất chè CLC Bảo Hưng; Tổ SX chế biến chè Khe Năm xã Hưng Khánh; HTX sản xuất chè Nga Quán
8 Rau an toàn THX sản xuất rau an toàn xã Minh Tiến
10
Nước tinh khiết
Công ty TNHH sản xuất nước tinh khiết Hồng Yến xã Việt Hồng
11 Rượu táo mèo Công ty CPTP đồ uống Fansi
12 Rượu tứ khoái Công ty CPTP đồ uống Fansi
1 Bưởi Đại Minh Xã: Hán Đà, Đại Minh
2 Cá Thác bà HTX DVTH Vĩnh Kiên, HTX Hoàng Kim
HUYỆN LỤC YÊN
5 Du lịch sinh thái HTX Đại An
Trang 16Chè
DNTN Phú Thịnh xã Đồng Khê; Công ty chè Văn Tiên chi nhánh Nậm Búng; Công tychè Gia Phú Nậm Búng
7 Tinh dầu quế Nhà máy chiết suất tinh dầu quế Văn Chấn
8 Dược liệu: Bảo cốt Linh
Thế Gia, Dưỡng Thần
Minh Thế Gia, Bổ Can
Linh Thế Gia, Dầu trị liệu
cổ truyền Thiên Y 50g,
Dầu thảo dược Thiên Y
16g, Dầu thảo dược Thiên
Công ty TNHH sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia
Trang 17Y 100ml,
10 Gạo Hương chiêm HTX An Sơn xã Hạnh Sơn
HTX SX rau an toàn Tuy Lộc; HTX SX rau
an toàn xã Âu Lâu; HTX DVNN và SX rau
4 Chanh tứ thời HTX trồng cây ăn quả và DVTH Văn Tiến
HUYỆN VĂN YÊN
1 Gạo Hương chiêm HTX sản xuất nông lâm nghiệp Đại Phác
4 Mật ong hoa nhãn THT xã Lâm Giang
Trang 18Bảng 2: Số lượng sản phẩm lợi thế phân theo nhóm ngành hàng vùng nông thôn
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát và Báo cáo của các huyện/thành phố)
Bảng 3: Số lượng sản phẩm lợi thế phân theo huyện/thành phố
ngành/hàng
Tổng hợp
Huyện/thành phố Tp
YB
Văn chấn
Mù căng chải
Trấn Yên
Văn Yên
Trạm Tấu
TX Nghĩa Lộ
Yên Bình
Lục Yên
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát và Báo cáo của các huyện/thành phố)
Các sản phẩm trên được sản xuất bởi các tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnhYên Bái, trong đó có Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ hợp tácliên kết hộ sản xuất kinh doanh
Sản phẩm tại cộng đồng đa dạng, song phần lớn khó tiêu thụ hoặc chưađược thương mại hóa trong và ngoài tỉnh, số lượng sản phẩm đạt chứng nhận đủtiêu chuẩn còn hạn chế (đã có một số sản phẩm có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chấtlượng, sản phẩm đăng ký nhãn hiệu, còn lại chưa có đăng ký)
Các lý do trực tiếp dẫn đến điều này là:
- Bộ máy tổ chức (SMEs, HTX, THT, ): Cơ cấu tổ chức thực hiện đúngtheo các quy định hiện hành (luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, ) Tuy nhiên,
Trang 19cách thức tổ chức và quản trị của các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn còn yếu,đặc biệt các HTX, THT phần lớn chưa xây dựng được bộ máy tổ chức hoạt độngchính quy (phần lớn đến HTX làm việc theo vụ việc, không có cơ chế trả lương,không có nội quy, quy chế hoạt động, vv…), chưa xây dựng được cơ sở sản xuất,chế biến sản phẩm chuyên biệt (phần lớn cơ sở sản xuất tách rời và gắn với từng hộgia đình hoặc có cơ sở sản xuất tập trung nhưng gắn liền với chủ hộ), chưa tạođược liên kết sản xuất giữa các thành viên, giữa thành viên với HTX và giữa HTXvới tổ chức kinh tế khác, do vậy chưa mở rộng được hoạt động sản xuất kinhdoanh hoặc hoạt động ở mức cầm chừng;
- Sản xuất: (1) Phần lớn phát triển theo dạng kinh tế hộ hoặc nhóm hộ, sảnxuất theo phong trào hoặc tự phát, ít hiểu biết về thị trường, đặc biệt chưa chútrọng khai thác các lợi thế ở vùng nông thôn (2) Khả năng sáng tạo, quản lý vàtrình độ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế (công nghệ,máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản, ), dẫn đến quy mô sảnxuất nhỏ, sản lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, giá thành sảnxuất cao, (3) Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm hiện nay vẫn còn mang tínhthụ động, chỉ sản xuất những sản phẩm trong khả năng mình có hoặc sản xuất vớiquy trình, công nghệ truyền thống, lạc hậu, chưa nắm bắt theo xu hướng thịtrường, sản xuất quy mô nhỏ, tính bền vững không cao, giá trị gia tăng thấp dochưa biết tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu và phát triển sản phẩm theo chuỗigiá trị;
- Sản phẩm: Hầu hết ở dạng vật phẩm có sẵn hoặc sản phẩm được làm vớicông nghệ thô sơ, đơn giản, tính hoàn thiện sản phẩm (mẫu mã, bao bì, nhãnmác, ) chưa đi đôi với chất lượng và quản lý chất lượng nên khả năng cạnh tranhvới các sản phẩm cùng loại trên thị trường còn yếu Một số sản phẩm tiềm năng vàsản phẩm đặc sản chưa phát triển với quy mô rộng và chưa có đăng ký chất lượngsản phẩm Một số sản phẩm đã thương mại hoá cần được bảo vệ, giữ gìn thươnghiệu, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái;
- Xúc tiến thương mại: Các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khaitrên phạm vi cấp vùng và tỉnh, tham gia hội chợ ở các tỉnh, thành phố khác (HàNội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, ) đã thu hút sự tham gia của các tổ chứckinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, các chủ thểnày hầu hết chưa quen với nền kinh tế thị trường và hội nhập, chưa chủ động tiếpcận thị trường và tìm kiếm khách hàng Tâm lý trông chờ, e dè, ngại đột phá của
Trang 20người dân là điểm yếu cản trở sự phát triển và gia tăng giá trị hàng hóa ở vùngnông thôn
2 Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2018
- Sau gần 8 năm thực hiện Chương trình, tính đến 30/6/2018 trên địa bàntỉnh Yên Bái đã có 37 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ23,56%, trong đó:
+ Giai đoạn 2011-2015 có 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới,gồm: (1) huyện Trấn Yên có 03 xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành; (2) thành phốYên Bái có 01 xã: Tuy Lộc; (3) huyện Lục Yên có 01 xã: Liễu Đô; (4) huyện VănYên có 01 xã: Đại Phác
2 Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2018
- Sau gần 8 năm thực hiện Chương trình, tính đến 30/6/2018 trên địa bàntỉnh Yên Bái đã có 37 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ23,56%, trong đó:
+ Giai đoạn 2011-2015 có 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới,gồm: (1) huyện Trấn Yên có 03 xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành; (2) thành phốYên Bái có 01 xã: Tuy Lộc; (3) huyện Lục Yên có 01 xã: Liễu Đô; (4) huyện VănYên có 01 xã: Đại Phác
+ Giai đoạn 2016-2018, tính đến hết năm 2018 đã có 46 xã được công nhậnđạt chuẩn nông thôn mới, gồm: (1) huyện Trấn Yên, có 15 xã; (2) huyện Yên Bình
có 07 xã; (3) huyện Văn Yên có 08 xã; (4) huyện Văn Chấn có 07 xã; (5) thànhphố Yên Bái có 05 xã; (7) huyện Lục Yên có 02 xã: Trúc Lâu; (8) Thị xã Nghĩa Lộ
có 02 xã
- Số xã hoàn thành 19 tiêu chí là: 48 xã, chiếm 30,57% Cụ thể:
+ Đạt 19 tiêu chí (hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới) là 46 xã.
- Số xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí là: 07 xã, chiếm 4,46%;
- Số xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí là: 25 xã, chiếm 15,92%;
- Số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí là: 77 xã, chiếm 49,05%;
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí
- Kết quả thực hiện một số tiêu chí cơ bản:
+ Về thu nhập bình quân khu vực nông thôn: Năm 2016 đạt 17,81 triệuđồng/người/năm, năm 2017 đạt 18,99 triệu đồng/người/năm, ước đến hết năm
2018 đạt 20,42 triệu đồng/người/năm
+ Về tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều): Năm 2016 ở mức 26,97%, năm
2017 giảm còn 21,97%, dự kiến đến hết năm 2018 là 18,23%
Trang 21+ Về tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: Tỷ lệ người dân tham giaBHYT năm 2016 là 88,7%, dự kiến đến hết năm 2018 là 95%.
+ Về tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia: Năm
2016 là 86%, dự kiến đến hết năm 2018 là 88,86%
3 Yêu cầu nâng cao thu nhập nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Với tinh thần, chủ trương Quốc gia khởi nghiệp theo phát động của Thủtướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cần có sự tham gia khởi nghiệp của cả độingũ nông dân đông đảo hiện nay, nhưng cần tổ chức khoa học, bài bản Nhà nướcđóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để người dân tự đứng trong tổ chức kinh tế của chính
họ (là các doanh nghiệp, các hợp tác xã) để nông dân thực sự làm chủ, phát huytính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế từ những lợi thế của mỗi địaphương trong tỉnh
Ngày 02/03/2017, tại Hội nghị “Phát triển Mỗi xã một sản phẩm trong xâydựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” tổ chức tại tỉnhQuảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có chỉ đạo triển khaichương trình Mỗi xã một sản phẩm trong phạm vi toàn quốc nhằm phát triển kinh
tế khu vực nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện hiệuquả mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Từ những thực tiễn nêu trên cho thấy sự cần thiết phải có một hình thức tổchức, một giải pháp giúp Yên Bái tận dụng được tối đa những lợi thế riêng, biếnnhững giá trị tiềm năng trở thành lợi thế, một động lực tạo sự đột phá trong pháttriển kinh tế khu vực nông thôn, miền núi Đặc biệt trong bối cảnh thế giới bướcvào cuộc cách mạng 4.0, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Yên Bái cónhững đột phá, phá vỡ các rào cản về không gian, những giới hạn về địa lý, vềtrình độ để phát triển một cách hài hòa, bền vững, mang lại cuộc sống ấm no chongười dân
PHẦN THỨ HAI KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VỀ TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
Trang 22I KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC NÔNG THÔN
1 Phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" (OVOP) của Nhật Bản
1.1 Xuất xứ của phong trào
Cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ 20, Nhật Bản về cơ bản đã thực hiệnxong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các ngành công nghiệpđược hình thành và phát triển mạnh mẽ ở khu vực thành phố thu hút người laođộng từ các vùng nông thôn Mặc dù, các khu vực này chỉ chiếm khoảng 20% diệntích đất tự nhiên nhưng lại tập trung đến trên 80% dân số của cả nước đến học tập,sinh sống và làm việc Thế hệ trẻ sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳnghoặc dạy nghề đều không muốn trở về vùng nông thôn nơi mình đã sinh ra và lớnlên mà trụ lại tìm việc làm ở các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn
Điều này dẫn đến tình trạng hoang tàn của khu vực nông thôn Dân số sụtgiảm, các căn nhà bị bỏ không do không có người ở, nông nghiệp bị đình đốn dothiếu người làm… Nhiều vùng nông thôn chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ, một sốvùng quê đã tiến sát đến bờ vực của sự biến mất Người nông dân bị mất phươnghướng sản xuất phần vì nguồn lao động bị thiếu hụt, phần vì không nắm được nhucầu tiêu dùng của “người Thành phố” Cuộc sống của người dân nông thôn vì thế
mà ngày càng trở nên nghèo khổ hơn, trong khi những cơ hội tìm kiếm việc làm ởkhu vực thành phố cứ hẹp dần lại theo thời gian Hơn thế nữa, việc tận dụng nhữnglợi thế và nguồn tài nguyên thiên nhiên của cả khu vực nông thôn rộng lớn phục vụcho quá trình phát triển kinh tế đất nước cũng bị hạn chế do thiếu lao động Điềuquan trọng hơn là người dân đã dần đánh mất đi niềm tự hào về truyền thống tốtđẹp, lâu đời, cũng như những cơ hội để phát triển mảnh đất quê hương
Để giải quyết những khó khăn này cùng với vấn đề cấp bách khi đó là phải cảithiện đời sống của cư dân nông thôn trong điều kiện khó khăn về kinh phí trợ cấpcủa chính quyền trung ương, đồng thời tổng kết thực tiễn phát triển nông thôn ởmột số địa bàn trong tỉnh, ngài Morihiko Hiramatsu đã đề xuất thực hiện Phongtrào “Mỗi làng, một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Mục tiêu ban đầu của Phong tràonày là khuyến khích người dân nông thôn làm sống lại các giá trị tốt đẹp của quêhương mình, qua đó làm tăng thu nhập và cải thiện bộ mặt nông thôn Tuy nhiên,mục tiêu sâu xa hơn chính là thông qua các hoạt động này, tạo sức quyến rũ củakhu vực nông thôn, hạn chế sự di dân tự do ra các thành phố và khu công nghiệplớn trong cả nước, xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh thực hiện công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn trong tương lai, đồng thời tạo ra sựchuyển dịch để đạt đến sự cân bằng về kinh tế cũng như về xã hội giữa vùng nông
Trang 23thôn của địa phương với các thành phố lớn, giảm sự phụ thuộc về kinh tế và ngânsách vào chính quyền trung ương.
1.2 Nội dung của Phong trào
Mỗi địa phương (làng, xã, huyện), mỗi làng tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnhlịch sử của mình lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưngcủa địa phương để phát triển Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm tiêudùng cụ thể như rau, quả, đồ gỗ… nhưng cũng có thể là các sản phẩm văn hoá,dịch vụ du lịch… Điều quan trọng là chúng phải mang nét đặc trưng, kết hợp đượccác yếu tố địa lý, văn hoá, truyền thống,… của địa phương đó và phải được thịtrường Nhật Bản và thế giới chấp nhận
Để thực hiện nội dung này, hàng loạt vấn đề được đề cập và giải quyết mộtcách triệt để như xây dựng các nguyên tắc hoạt động của phong trào, tổ chức sảnxuất sản phẩm, tổ chức mạng lưới quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, phân phối lợiích,… Song song với đó là việc tái tạo và làm sống lại các giá trị văn hoá, lịch sử,truyền thống của địa phương Đưa các giá trị này vào giáo dục trong các trườnghọc để nâng cao lòng tự hào đối với quê hương của lớp trẻ
Điều quan trọng được nhấn mạnh là người dân địa phương tham gia một cách
tự nguyện vào Phong trào này với tư cách là chủ nhân của các hoạt động Chínhquyền địa phương chỉ đóng vai trò trợ giúp cho những nỗ lực, cố gắng của ngườidân chứ không phải là hướng dẫn hoặc ra mệnh lệnh cho họ Đây chính là động lựclàm nên những thành công vang dội của Phong trào này
1.3 Thành công và tính lan tỏa của phong trào
Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chếbiến nông sản, tạo ra nhiều công ăn, việc làm, tăng giá trị gia tăng trong các sảnphẩm, tăng khả năng cạnh tranh của chúng, từ đó làm tăng thu nhập cho người dânnông thôn Ở một quận, số lượng sản phẩm được làm và bán ra tăng từ 143 loại sảnphẩm, thu nhập 35,9 tỷ yên khi phong trào mới bắt đầu lên 336 loại sản phẩm vàcho thu nhập 141 tỷ yên vào năm 2001 Nhiều nghề truyền thống tưởng như đã bịmai một được khôi phục lại, nhiều nghề mới được phát triển Nhiều hoạt động ở
địa phương đã được tổ chức để tôn vinh “giá trị của làng” và tiêu thụ sản phẩm như hoạt động “Mỗi làng, Một hội chợ”, “Mỗi cửa hàng, Một báu vật”… Các mặt
hàng nông sản phổ biến của địa phương từ chỗ ít được biết đến ngay trên thị
trường nội địa như nấm khô, rượu cất sochu từ Lúa mạch, Cam, Chanh… đã trở
lên phổ biến và có giá bán khá cao Người phụ nữ Nhật ở vùng này từ chỗ chỉ quenvới công việc nội trợ, sống phụ thuộc vào chồng, đến nay đã rất quen với công việcchế biến nông sản Doanh thu từ các loại sản phẩm của Phong trào OVOP tăng dẫnđến thu nhập bình quân đầu người của người dân tăng Xã hội chuyển biến từ trạng
Trang 24thái sản xuất chung (Gross production), trạng thái muốn tăng thu nhập cho mọingười sang trạng thái thoả mãn chung (Gross satisfaction), trạng thái xã hội màmọi người dân đều cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình.
Trải qua hơn 20 năm phát triển, Phong trào OVOP đã đạt được những thànhcông vang dội trong quá trình phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nôngthôn và thành thị cả về kinh tế, văn hoá và lối sống Thành công lớn nhất củaPhong trào là tạo ra niềm tin cho lớp trẻ - những người vốn đã có mặc cảm về sựyếu kém kinh tế của địa phương, về sự phát triển của kinh tế nông thôn nơi họ đãsinh ra và lớn lên Từ đó, chính họ lại là người tìm ra những giải pháp khả thi đểphát triển quê hương, tạo ra tinh thần thi đua trong khu vực nông thôn, làm đổi mớinền công nghiệp địa phương dựa trên chính nền kinh tế và nguồn nhân lực của địaphương đó Làm sâu sắc thêm quá trình phát triển cộng đồng và mô hình “Pháttriển nội sinh ở nông thôn” cũng như các hoạt động sáng tạo ở các địa phươngkhác nhau trên toàn nước Nhật
Do có nhiều tương đồng giữa Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” của tỉnhOita với chính sách phát triển nông thôn của các quốc gia, đã có rất nhiều nhà lãnhđạo cao cấp của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhất là các nước trongkhu vực Đông Nam á quan tâm, tìm hiểu Phong trào này Hầu hết các nguyên thủquốc gia của các nước trong khu vực Đông Nam Á và lãnh đạo của một số nước vàvùng lãnh thổ trên thế giới đã đến thăm hoặc mời Ngài Morihiko Hiramatsu- cha
đẻ của Phong trào OVOP, đến thăm và làm việc tại nước mình để học tập kinhnghiệm và áp dụng mô hình của Phong trào OVOP của tỉnh Oita cho nước mình.Trước tình hình như vậy, từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2006, Chính phủ NhậtBản đã triển khai chiến dịch “Mỗi làng, một sản phẩm” như là một trong nhữnggiải pháp trợ giúp cho những nước kém phát triển nhất ở châu Á, châu Phi và
những vùng khác trên thế giới Đây là một phần trong “Sáng kiến thương mại” mà
Thủ tướng Koizumi đã tuyên bố vào tháng 9/2005 trước Hội nghị Bộ trưởngthương mại của WTO được tổ chức tại Hồng Kông Trong Chiến dịch này cácnước kém phát triển nhất sẽ được tạo cơ hội tổ chức triển lãm, giới thiệu các sảnphẩm của mình với người tiêu dùng của thị trường Nhật Bản Qua đó, họ có thểhọc được những kinh nghiệm về phát triển sản phẩm của các địa phương đến các
thị trường quốc tế - một trong những bài học thành công từ Phong trào “Mỗi làng,
một sản phẩm” tại Oita Cũng trong năm này, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một
Chương trình kéo dài 3 năm nhằm trợ giúp kỹ thuật cho các nước nói trên để triển
khai các hoạt động liên quan đến Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” Tổng kinh
phí trợ giúp lên đến 10 tỷ USD và số người được tham dự vào các khoá đào tạo,
Trang 25học tập kinh nghiệm của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” có thể lên đến
10.000 người
Đến nay, đã có hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng OVOP
ở châu Á, Châu Mỹ và châu Phi
2 Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OTOP) của Thái Lan
2.1 Nội dung của chương trình
- OTOP là Chương trình khuyến khích phát triển kinh tế địa phương do cựuThủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra khởi xướng và tổ chức Chương trìnhOTOP được triển khai dựa trên kinh nghiệm triển khai phong trào OVOP tại NhậtBản nhưng có điều chỉnh để phù hợp với tình hình của Thái Lan Chương trìnhkhuyến khích cộng đồng địa phương phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sảnphẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu đểcấp chứng nhận thương hiệu (cấp sao cho sản phẩm thông qua các cuộc thi/đánhgiá), từ đó hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước và xuất khẩu
- Các sản phẩm OTOP của các địa phương và được phân thành 6 nhóm gồm:
Đồ ăn lương thực, thực phẩm; Đồ uống; May mặc; Đồ gia dụng - trang trí; Lưuniệm và thủ công mỹ nghệ; Thuốc từ cây cỏ - dược liệu - hương liệu không ănđược Để định hướng cộng đồng chọn sản phẩm, tiêu chí đối với các sản phẩmOTOP đã được xây dựng và áp dụng Cơ chế thúc đẩy và hỗ trợ phát triển các sảnphẩm OTOP là phát triển sản xuất Bên cạnh việc thúc đẩy hình thành và phát triểncác tổ chức kinh tế, hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đượcthực hiện thường xuyên và tăng dần sau các năm
- Các cuộc thi, đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện liên tục trongcác năm, nhằm tôn vinh các sản phẩm chất lượng, nâng cao uy tín, thương hiệu chocác sản phẩm Người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng các sản phẩm đượcđánh giá Các sản phẩm OTOP có thứ hạng cao được hỗ trợ xúc tiến trong hệthống xúc tiến của Chương trình như: Hội chợ OTOP cấp tỉnh; Hội chợ OTOP cấpvùng; Thành phố OTOP; Hội chợ quốc tế OTOP; Trung tâm trưng bày các sảnphẩm OTOP; Trung tâm phân phối các sản phẩm OTOP,
- Hệ thống tổ chức Chương trình OTOP gồm: Uỷ ban Điều hành OTOP Quốcgia chịu trách nhiệm theo dõi các tiêu chuẩn sản phẩm, hỗ trợ mỗi cộng đồng hiểubiết về sản phẩm và quảng bá chúng trên quy mô đầy đủ (bao gồm lưu trữ dữ liệuthống kê các sản phẩm) Cục Xúc tiến xuất khẩu tổ chức Hội chợ trong nước đểthu hút sự chú ý của công chúng, tổ chức triển lãm ở nước ngoài
- Chương trình OTOP đã được triển khai liên tục từ năm 2000 đến nay (đãđược 16 năm) Ngoài hệ thống tổ chức OTOP từ trung ương đến địa phương, tổ
Trang 26chức thi đánh giá và phân hạng sản phẩm hằng năm (đã được vận dụng trong giaiđoạn 2013 – 2016 của Chương trình OCOP Quảng Ninh), mỗi năm Chương trìnhOTOP có một điểm nhấn nhằm đưa Chương trình phát triển về chất từ thấp đếncao, như kết nối các ngành cùng thực hiện ngay từ những năm đầu tiên, đến nghiêncứu tìm kiếm các sản phẩm OTOP tiềm năng, thi sản phẩm quán quân,…và hướngđến hội nhập các nền kinh tế Asean (AEC) ngay từ năm 2012, khi AEC còn đangđược đàm phán (Bảng 1).
Bảng 1: Các chủ đề trong 13 năm thực hiện lộ trình OTOP
(từ 2001 đến 2013) tại Thái Lan
- Năm 2001: Liên kết các ngành
- Năm 2002: Tìm kiếm sản phẩm OTOP
- Năm 2003: Quán quân sản phẩm OTOP
- Năm 2004: Chiến dịch về tiêu chuẩn sản phẩm OTOP
- Năm 2005: Xúc tiến tiếp thị OTOP
- Năm 2006: Tìm kiếm sản phẩm OTOP xuất sắc
- Năm 2007: Sản phẩm OTOP dựa trên kiến thức
- Năm 2008: Xúc tiến Doanh nhân
- Năm 2009: Làng Du lịch OTOP
- Năm 2010: Xúc tiến mạng lưới OTOP
- Năm 2011: Tạo giá trị OTOP cho nền kinh tế sáng tạo
- Năm 2012- nay: Thương mại OTOP đến AEC
2.2 Thành công
Đặc điểm nổi bật của OTOP là nó đã được chuyển từ một phong trào ở NhậtBản thành một chương trình ở Thái Lan Theo đó, nhà nước là người tổ chức, vớinguồn lực đầy đủ, cả về con người và ngân sách Điểm đặc biệt là Chu trình OTOPthường niên, theo đó người dân là người khởi xướng quá trình phát triển, sản xuất
và thương mại hóa sản phẩm bằng cách đăng ký sản phẩm sẽ phát triển với nhànước Dựa trên đăng ký của người dân, toàn bộ hệ thống vào cuộc để hỗ trợ Cácsản phẩm đã đăng ký phải được đánh giá và phân hạng
II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN OCOP TẠI VIỆT NAM
1 Tình hình triển khai OVOP ở Việt Nam
Ngay từ cuối những năm 1990, một số nhà khoa học, nhà quản lý ngành ở ViệtNam đã cố gắng tìm hiểu và vận dụng OVOP vào Việt Nam, đặc biệt là trong ngànhnông nghiệp Điển hình là Đề án “mỗi làng một nghề” với điểm nhấn là các làngnghề ở Việt Nam Một số địa phương ở Việt Nam đã cố gắng triển khai Mỗi làngmột nghề, như Thừa Thiên - Huế, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long Tuynhiên, đến nay việc triển khai đề án gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do khác nhau
Trang 27- Thiếu các hiểu biết cặn kẽ về OVOP: bản chất của OVOP, cách triển khaiOVOP, các cách áp dụng OVOP ở các quốc gia khác nhau, các bài học thành công,thất bại.
- Rộng, bao trùm nhưng mất phương hướng: Với việc tập trung vào “nghề”,điểm mấu chốt là sản phẩm bị coi nhẹ Điều này dẫn đến sản phẩm, yếu tố quantrọng nhất để tạo ra doanh thu và nuôi sống người dân, bị đặt xuống vị trí thứ yếu
- Theo hướng “từ trên xuống”: Các nội dung, nghề đã được định sẵn từ trênxuống, các chủ thể tham gia là người dân không được tham gia ngay từ đầu và dẫnđến tham gia một cách thụ động
- Thiếu các hiểu biết cặn kẽ về thực tiễn một cách tổng thể: Các nội dungđược thiết kế trên các hiểu biết chung chung về các làng nghề, nông thôn ViệtNam, thiếu các hiểu biết về hiện trạng các sản phẩm, xu hướng, các sản phẩm tiềmnăng, trình độ tổ chức của cộng đồng, khả năng hấp thụ vốn, khoa học công nghệ,các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội tác động
- Thiếu đội ngũ các chuyên gia tham gia hỗ trợ cộng đồng và nhà quản lý
- Chủ yếu mới là vấn đề của các ban ngành (chủ yếu là nông nghiệp), chưa có
sự tham gia/vào cuộc của chính quyền
Từ thực tiễn trên, gần đây người ta bắt đầu nói đến “Mỗi làng một nghề, sảnphẩm” tại các diễn đàn, hội thảo, theo cách chắp thuật ngữ Điều này dẫn đến kháiniệm lại càng rộng, thiếu tập trung Một số nơi đã bắt đầu thu gom các sản phẩmđịa phương thành hệ thống các sản phẩm OVOP ở Việt Nam Điều này lại dẫnđến hệ thống chính quyền bị đặt ra ngoài cuộc, do đó chưa sử dụng được cácnguồn lực sẵn có của hệ thống chính quyền các cấp
Một số nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức đã cố gắng triển khai OVOP “theohướng từ dưới lên”, như thương mại hóa thuốc tắm người Dao đỏ ở Tả Phìn (Sa Pa)theo hướng nâng cấp sản phẩm, hình thành doanh nghiệp cộng đồng, hình thànhchuỗi giá trị (với sự hỗ trợ của Trường ĐH Dược Hà Nội và DKPharma); HTX bánhtráng Phú Hòa Đông, Vĩnh Long theo hướng xây dựng và bảo đảm tiêu chuẩn chấtlượng, xúc tiến (với sự hỗ trợ của Trung tâm Năng suất Việt Nam) Tuy nhiên, cáchoạt động này được thực hiện đơn lẻ, sự tham gia của chính quyền mới dừng lại ởmức “ủng hộ” mà chưa có sự vào cuộc thực sự
2 Kết quả và bài học kinh nghiệm thực tiễn từ Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm từ tỉnh Quảng Ninh
Năm 2012 Công ty DKpharma đã đề xuất Chương trình OCOP (Mỗi xã,phường Một sản phẩm) tại tỉnh Quảng Ninh và nhanh chóng nhận được sự đồngthuận của lãnh đạo Đảng, chính quyền của tỉnh So với Đề án Mỗi làng một nghề,Chương trình OCOP Quảng Ninh có sự khác biệt quan trọng là: Lần đầu tiên triển
Trang 28khai có hệ thống, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị với trọng tâm là Chutrình OCOP thường niên; trung tâm là sản phẩm, không chỉ giới hạn ở thủ công mỹnghệ mà được mở rộng thành 05 ngành hàng sản phẩm và dịch vụ Sau 4 năm triểnkhai, Chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng
(1) Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Chương trình OCOP
- Cấp tỉnh: Ban Điều hành OCOP cấp Tỉnh (Trưởng Ban là Phó Chủ tịchThường trực UBND Tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ngành liênquan); cơ quan thường trực là Ban Xây dựng nông thôn mới; có Phòng Nghiệp vụOCOP chuyên trách (04 cán bộ); có 04 tiểu ban: Phát triển sản phẩm, Xúc tiếnthương mại, Đào tạo - Truyền thông, Hành chính - Tổng hợp (hoạt động theo chế
độ kiêm nhiệm)
- Cấp huyện: Ban Điều hành hành OCOP cấp huyện (Trưởng Ban là PhóChủ tịch UBND, các thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các phòng ban); cơ quanthường trực là Phòng Kinh tế/Nông nghiệp và PTNT, có bộ phận OCOP (01- 02cán bộ);
- Cấp xã: Lồng ghép trong Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới, do Chủtịch UBND xã phụ trách
(2) Hình thành bộ công cụ quản lý chương trình
- Chu trình chuẩn thực hiện chương trình OCOP theo 06 bước, trên cơ sởnguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm” (đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo nhu cầu
và khả năng từ hộ sản xuất, đến SMEs, HTX) Trong đó quan trọng là bước thiđánh giá chất lượng và phân hạng sản phẩm
- Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm theo thang điểm 100, baogồm: Tổ chức sản xuất 35% điểm; khả năng tiếp thị (sức sống của sản phẩm) 20%điểm và tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm 45% điểm) Nội hàm là sản phẩm lợi thếcủa địa phương, do cộng đồng sản xuất và đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước
(3) Hình thành hệ thống tư vấn, hỗ trợ SMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ),
HTX và sản phẩm OCOP
- Xây dựng hệ thống đối tác OCOP để hỗ trợ: Các nhà tư vấn về phát triển,quản trị doanh nghiệp; Tư vấn phát triển sản phẩm (nghiên cứu đa dạng hoá sảnphẩm, chất lượng tiêu chuẩn, thiết kế kiểu dáng công nghiệp bao bì, ); Các nhàkhoa học (các Viện nghiên cứu, các trường đại học, ); Các ngân hàng thương mại;Các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, vật tư, thương mại; Các cơ quan truyềnthông, nhà báo
- Hiện thực hóa mô hình liên kết 05 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhàdoanh nghiệp - nhà nông - nhà tư vấn), đặc biệt là liên kết giữa các nhà khoa học -
Trang 29nhà doanh nghiệp và nhà nông với nhà tư vấn đã góp phần tạo nên sự thành côngcủa chương trình.
(4) Kết quả phát triển tổ chức kinh tế, sản phẩm OCOP
- Phát triển tổ chức kinh tế: Có 180 tổ chức kinh tế, hộ sản xuất (Có đăng kýkinh doanh), trong đó thành lập mới: 12 DN, 29 HTX, 11 Tổ hợp tác (mục tiêu đề
ra là có 20 - 30 tổ chức kinh tế tham gia, trong đó thành lập mới 10-15 tổ chứckinh tế;
- Phát triển sản phẩm: Có 198 sản phẩm, trong đó có 99 sản phẩm đạt từ 03sao trở lên (mục tiêu đề ra là phát triển 40 - 60 sản phẩm), tổng doanh số bán hàngtrong 03 năm đạt 672.296 triệu đồng (Đề án đề ra 200.000 triệu đồng);
Trên cơ sở phát triển sản phẩm, đã xây dựng quy hoạch 17 vùng sản xuất tậptrung cấp tỉnh và trên 50 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã, đưa tiềm năng, lợithế của mỗi địa phương (làng, xã) được đầu tư, khai thác có hệ thống
(5) Hoạt động xúc tiến thương mại
- Đã và đang xây dựng hệ thống trung tâm, điểm bán hàng OCOP tại các khu
du lịch, khu đông dân cư trên địa bàn toàn tỉnh Hiện đã có 06 trung tâm cấp tỉnh
và huyện Đang triển khai kêu gọi đầu tư các điểm bán hàng tại Hà Nội và tỉnhngoài;
- Tổ chức hội chợ OCOP cấp tỉnh 02 kỳ/năm (được đánh giá thành công),tham gia 09 cuộc tổ chức triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước;
- Đang thực hiện xuất khẩu sản phẩm OCOP sang thị trường Trung Quốc;
- Đang xây dựng kế hoạch triển khai thương mại điện tử cho chương trình
(6) Công tác truyền thông, quảng bá
- Tổ chức 03 hội thảo quan trọng cấp tỉnh và 32 hội nghị triển khai cấphuyện về chương trình OCOP cho các đối tượng là cán bộ quản lý, chủ DN, HTX,
III KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH YÊN BÁI
1 Bài học kinh nghiệm trong nước
Phong trào OVOP (mỗi làng một sản phẩm) đã được nhiều tỉnh thành tiếpcận từ năm 1997, đã có nhiều hội thảo trong nước và quốc tế về OVOP nhằm đẩy
Trang 30mạnh áp dụng OVOP tại các địa phương, góp phần tìm hướng đi phù hợp cho sựphát triển làng nghề tại các tỉnh thành trong cả nước
Năm 2012, Câu lạc bộ (CLB) OVOP Hà Nội được thành lập nhằm thúc đẩyphát triển sản phẩm thủ công - mỹ nghệ tại các làng nghề CLB đã khảo sát thựctrạng các làng nghề, cùng với Sở Công Thương đề xuất giải pháp hỗ trợ cho làngnghề như: Đào tạo (thiết kế, xây dựng thương hiệu,…), xúc tiến thương mại (thamgia hội chợ, kết nối phân phối),… một số nhà sản xuất làng nghề đã tạo ra nhiềudòng sản phẩm mới (gốm, mây tre đan, sơm mài,…)
Năm 2008, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ Việt Namtriển khai mô hình OVOP gắn với chương trình Mỗi làng một nghề, triển khai tại 8tỉnh, thành trên cả nước (Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam, Bắc Ninh, An Giang,Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) Chương trình đã tạo ra một số sản phẩm cótriển vọng như Thổ cẩm tại bản Na Sang II (xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnhĐiện Biên), ấp Srây Skốt (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đúcđồng tại xã Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), thị trấn Lâm (huyện Ý Yên,Nam Định), điêu khắc đá, gỗ tại các làng ở xã Hiền Giang (Thường Tín, Hà Nội), tạo ra những sản phẩm sơn mài, chạm khắc gỗ, đá, đúc đồng với mẫu mã cải tiến.Nhiều sản phẩm được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao, phục vụ tốt cho nhiềuthị trường trong nước và quốc tế, đồng thời, trở thành nơi thu hút khách du lịch đếntham quan và mua đồ lưu niệm
Tuy nhiên, kết quả từ chương trình OVOP tại các địa phương còn nhiều hạnchế, mới chủ yếu tập trung vào nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tạicác làng nghề, chưa thúc đẩy trở thành phong trào có sức ảnh hưởng lan tỏa đếncộng đồng dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn
2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái
Một số bài học kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP Yên Bái rút ra
từ kết quả và tồn tại, hạn chế trong việc triển khai chương trình OCOP trên thế giới
và tại một số tỉnh thành, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
- Được thực hiện một cách có hệ thống, thông qua "Chu trình OCOP thườngniên", với sự tham gia của cả hệ thống chính trị
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thôngtin đại chúng, các chương trình, dự án nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức, hội,đoàn thể, các hội nghị, hội thảo các cấp về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP.Công tác tuyên truyền hướng đến các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh
để nâng cao nhận thức về chương trình OCOP về các nội dung, cách thức và lợi íchkhi tham gia chương trình OCOP
Trang 31- Nhận thức sớm, đúng đắn và vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền,trước hết là người đứng đầu cấp uỷ (bí thư tỉnh ủy, huyện ủy, xã), từ đó đưa vàocác nghị quyết của các cấp ủy Đảng.
- Vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong chỉ đạo, điều hành Xây dựngđược tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ triển khai thực hiện được trao nhiệm vụ,quyền hạn phù hợp để thực hiện Người đứng đầu phải trong Bộ máy Nhà nước có
đủ thẩm quyền để điều hành và quyết định công việc
- Công tác lãnh đạo chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên theo chủtrương của tỉnh Trong công tác chỉ đạo cần có tính đồng bộ, quyết liệt, liên tục,kiên trì, bền bỉ, có trọng tâm trọng điểm, không nóng vội Công tác lãnh đạo, chỉđạo cần bám sát tình hình thực tiễn, xác định các vấn đề trọng tâm để tập trung chỉđạo, triển khai thực hiện
- Xây dựng được hệ thống quản lý, công cụ triển khai khoa học Kế hoạchthực hiện được ban hành sớm để có sự chuẩn bị đối với các cơ quan thực hiện Kếhoạch cần chi tiết, cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho tập thể, cá nhân trongquá trình triển khai thực hiện, gắn kết quả thực hiện với việc đánh giá, nhận xétmức độ hoàn thành nhiệm vụ các các tập thể, cá nhân được phân công
- Hình thành, xây dựng hệ thống sản xuất tách biệt, công nghệ và quy môphù hợp (là các SMEs, HTX) thông qua đó thúc đẩy liên kết sản xuất do chínhngười dân làm chủ quản lý, chủ nhân công nghệ, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và tổchức sản xuất theo chuỗi giá trị
- Đẩy mạnh cải tiến công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng các loại máy móc,thiết bị thay thế cho việc làm bằng tay chân để dần cơ giới hóa công nghệ sản xuấttruyền thống nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm Đẩymạnh nâng cấp bao bì, nhãn mác, nâng cao tính thẩm mỹ và tiện lợi của sản phẩmsao cho phù hợp với thị trường của Yên Bái gắn liền với du lịch đang phát triểnmãnh mẽ
- Tích cực đào tạo, tập huấn, hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng,tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất đã được quy định trong các văn bảnquy phạm của nhà nước Từ tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào, con người, cơ sở sảnxuất đến sản phẩm cuối cùng đưa ra thị thường đều phải được chuẩn hóa, có tiêuchuẩn chất lượng và được chứng nhận Đây là yếu tố quan trọng giúp sản phẩmmang lại niềm tin cho khách hàng là khách du lịch đến với Yên Bái, là cơ hội vươn
ra thị trường trong nước và quốc tế
- Tích cực thực hiện khâu xúc tiến thương mại và thực hiện bảo hộ sở hữu trítuệ chung cho cả chương trình Quảng bá rộng rãi chương trình OCOP, tiêu chí củacác sản phẩm OCOP đến rộng rãi người tiêu dùng trên địa bàn Xây dựng thương
Trang 32hiệu OCOP với các sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh, số lượng sảnphẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Phát huy mô hình 5 nhà (theo mô hình Israel): Ngoài 4 nhà thường đượcnhắc tới là Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học, nhà thứ 5 lànhà tư vấn, cần có vai trò bám sát cộng đồng trong suốt quá trình và kết nối với cácnhà khác
Một số kinh nghiệm ở cấp huyện, xã trong quá trình triển khai thực hiệnChương trình OCOP: (1) Công tác lãnh đạo chỉ đạo phải được thực hiện thườngxuyên theo chủ trương của tỉnh Trong công tác chỉ đạo cần đồng bộ, quyết liệt,liên tục, kiên trì, bền bỉ, có trọng tâm trọng điểm, không nóng vội; (2) Công táclãnh đạo, chỉ đạo cần bám sát tình hình thực tiễn, xác định các vấn đề trọng tâm đểtập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện; (3) Chương trình OCOP không phải là ý chí
áp đặt của cơ quan chính quyền, nó phải xuất phát từ nhu cầu của các tổ chức, cánhân sản xuất kinh doanh có sản phẩm tham gia Cơ quan nhà nước không thểđóng vai trò làm thay cho người sản xuất, phải là các tổ chức kinh tế, người laođộng tự làm, tự quyết định sản phẩm của mình, cơ quan nhà nước chỉ đóng vai tròhướng dẫn, giúp đỡ (vì thực tế người dân cần nguồn vốn hỗ trợ nhưng lại rất ngại
Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, thách thức trong việc triển
khai Chương trình OCOP tại Yên Bái được trình bày ở Khung 1
Khung 1: Phân tích SWOT triển khai Chương trình OCOP Yên Bái ĐIỂM MẠNH
1 Yên Bái Là "cửa ngõ phên dậu" vùng
Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực
Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền
văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền
văn minh sông Hồng rực rỡ Thiên phú
và sự sáng tạo lao động của cộng đồng
các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một
vùng đất nhiều tiềm năng.
Địa hình phong phú, với cả vùng khí
hậu á nhiệt đới và nhiệt đới, thuận lợi
cho phát triển các loại cây, con và tạo
ĐIỂM YẾU
1 Hiểu biết về sản phẩm, năng lựcnghiên cứu và phát triển còn yếu Cácsản phẩm truyền thống còn thô sơ, chưahấp dẫn (hình thức, thiết kế bao bì,nhãn mác, ), phần lớn chưa có tiêuchuẩn chất lượng rõ ràng
2 Kiến thức và kỹ năng về thị trường,năng lực xúc tiến thương mại, quảng básản phẩm của địa phương, doanhnghiệp nội sinh còn yếu, thường chỉbán dạng vật phẩm tại chỗ,
Trang 33nên nhiều sản vật địa phương đặc trưng,
đa dạng, nổi bật được nhiều người biết
đến như: Cá hồi, cá tầm, chè shan, mật
ong, gạo séng cù
2 Giao thông ở Yên Bái có hệ thống
đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, quốc
lộ 32, 37 và 70 chạy qua tỉnh Thông
thương từ Yên Bái đến các tỉnh lân cận
của miền Tây Bắc và Việt Bắc ngày
càng phát triển nhất là khi hệ thống
đường bộ đang tiếp tục được hoàn thiện,
tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Yên
Bái nối liền tới Côn Minh, Trung
Quốc được nâng cấp.
3 Tài nguyên du lịch nổi bật:
- Danh lam thắng cảnh: Dốc Yên
Ngựa,Thung lũng Hồng Ca Trấn Yên;
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Chợ
đá quý Lục Yên; Cánh đồng Mường Lò;
Điểm du lịch Hồ Thác Bà; Suối khoáng
Bản Bon, Bản Hốc; Suối Giàng
- Văn hóa truyền thống: Hiện nay, toàn
tỉnh có 800.100 người (năm 2016), gồm
30 dân tộc chung sống Các dân tộc ở
Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp
các địa phương trên địa bàn của tỉnh,
với những bản sắc văn hoá đậm nét dân
4 Tâm lý trông chờ nguồn hỗ trợ từNhà nước của cộng đồng Ngại thayđổi, bằng lòng với quy mô, năng lựchiện tại
5 Thói quen phát triển thụ động “từtrên xuống” (theo hướng phát triểnnông thôn ngoại sinh), đầu tư từ Nhànước, đầu tư từ doanh nghiệp nướcngoài,
6 Tập quán sản xuất lạc hậu, phụ thuộcnhiều vào tài nguyên thiên nhiên
7 Điều kiện đi lại khó khăn dẫn đếnchi phí sản xuất, giá thành sản phẩmtăng cao, khó cạnh tranh với các mặthàng tương tự
8 Thiếu mạng lưới hỗ trợ phát triển sảnxuất nông nghiệp (đầu vào và đầu ra),nguồn hỗ trợ chỉ dừng lại sản xuất tạo
ra sản phẩm chưa chú trọng xúc tiếnthương mại
9 Chất lượng nguồn lao động còn thấp,chủ yếu là lao động thủ công, đơn giản
10 Tình trạng đeo bám, bán hàng ronglàm mất hình ảnh, môi trường và cảnhquan du lịch
- Nhận thức và trình độ văn hóa củađồng bào dân tộc còn hạn chế, nhất lànhận thức về phát triển và kinh doanhsản phẩm gắn với du lịch
Trang 34nghiệp - du lịch - dược liệu đồng bộ
đến năm 2020 tầm nhìn 2030
5 Người dân đã quen dần với các hoạt
động thương mại và du lịch
CƠ HỘI
1 Nhu cầu về các sản phẩm truyền
thống, đặc sản của người tiêu dùng tăng
cao
2 Tâm lý e ngại các sản phẩm giá rẻ,
không rõ nguồn gốc xuất xứ, độc hại,…
của người tiêu dùng
3 Hệ thống giao thông tiếp tục được
đầu tư phát triển mạnh, đặc biệt là sân
bay và đường cao tốc Yên Bái - Sa Pa
4 Việc thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng NTM quyết liệt, rõ ràng: Phân
bổ ngân sách Nhà nước, thu hút các
nguồn lực (ODA) vào phát triển vùng
nông thôn miền núi
5 Cách mạng công nghệ 4.0 và các tiến
bộ khoa học công nghệ tạo nền kinh tế
mở, không giới hạn về không gian; tạo
nhiều cơ hội, điều kiện thúc đẩy hiện đại
hóa, thương mại hóa các sản phẩm
truyền thống
NGUY CƠ VÀ THÁCH THỨC
1 Cạnh tranh hàng hoá từ Trung Quốcbán với số lượng lớn, mẫu mã, hìnhthức đẹp, giá rẻ
2 Khách hàng không tin vào các sảnphẩm khu vực nông thôn, đặc biệt làcác vấn đề về nguy cơ không đạtVSATTP (với nhóm thực phẩm, đồuống)
3 Khách hàng chưa nhận biết, phânbiệt được sản phẩm thật, giả, sản phẩmnhập ngoại hay sản phẩm trong nướcdẫn đến tâm lý hoang mang
4 Làm hàng nhái, hàng giả do tuân thủpháp luật của cộng đồng và hệ thốnghành pháp còn hạn chế
5 Lợi ích nhóm, địa phương, gia đìnhtrong quá trình triển khai và đầu tư
6 Thiếu các nguồn lực phục vụ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm:Nhân lực, các dịch vụ thiết kế, in ấn,bao bì, nguyên, nhiên vật liệu,
7 Điều kiện khắc nghiệt do thiên nhiên(tuyết, sương muối, )
8 Phát triển đô thị nhanh làm phá vỡkết cấu hạ tầng nông thôn (đất đai, vănhóa, )
2 Chiến lược triển khai Chương trình OCOP dựa trên phân tích SWOT
2.1 Tận dụng cơ hội
(1) Dùng điểm mạnh:
- Gắn kết chặt chẽ các hoạt động du lịch với phát triển nông thôn như lễ hội,
du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm,… nhằm tối ưu hóa cáchoạt động quảng bá và bán sản phẩm địa phương